You are on page 1of 2

Câu 7.

Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình
không? Vì sao?
- Người như hoàn cảnh của ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình.
- Vì trong trường hợp này, ông Dòn đã đổi trâu từ ông Thi, người đã mua trâu mẹ
với giá 3.800.000 đồng, và đang quản lý trâu. Trâu là động sản không cần đăng ký nên
ông Dòn cũng không thể biết được nguồn gốc con trâu này là như thế nào và ông Dòn
“khẳng định trâu mẹ và nghé con là củaông.”. Vì thế, ông Dòn có căn cứ để tin rằng mình
có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu là trâu mẹ, không biết và không bắt buộc phải
biết con trâu đó có phải thật sự là của ông Thi hay không.
Căn cứ pháp lý: điều 180 BLDS 2015 : “ Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm
hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang
chiếm hữu.”
Câu 1.8. Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về
đòi
tài sản trong BLDS?
- Dựa vào tính chất đền bù mà hợp đồng dân sự được chia thành ba nhóm:
1) Nhóm các hợp đồng luôn không đền bù;
2) Nhóm các hợp đồng có thể đền bù hoặc không đèn bù;
3) Nhóm các hợp đồng luôn đền bù. Việc xếp mỗi hợp đồng thuộc nhóm
nào dựa trên các quy phạm định nghĩa được quy định trong Bộ luật dẫn sự.
* Nhóm thứ nhất - Các hợp đồng luôn không đền bù, bao gồm hợp đồng tặng cho
tài sản (Điều 465, Điều 470 BLDS năm 2005) và hợp đồng mượn tài sản (Điều 512
BLDS năm 2005).
- Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích do bên kia chuyển
giao nhưng không phải chuyển giao lại bất kỳ lợi ích nào.
* Nhóm thứ hai - Các hợp đồng có thế đền bù hoặc không đền bù. Đó là: hợp đồng
vay tài sản (Điều 471 BLDS năm 2005), hợp đồng ủy quyền (Điều 581 BLDS năm 2005)
và hợp đồng gửi giữ tài sản (Điều 559 BLDS năm 2005).
* Nhóm thứ ba, và cũng là nhóm phổ biến nhất - Các hợp đồng luôn đền bù. Đó là:
hợp đồng mua bán tài sản (Điều 428 BLDS năm 2005), hợp đồng trao đổi tài sản (Điều
463 BLDS năm 2005), hợp đồng thuê tài sản (Điều 480 BLDS năm 2005), hợp đồng dịch
vụ (Điều 518 BLDS năm 2005), hợp đồng gia công (Điều 547 BLDS năm 2005), hợp
đồng bảo hiểm (Điều 527 BLDS năm 2005), hợp đồng vệ chuyển (Điều 535 BLDS năm
2005).
- Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích từ bên kia chuyển
giao thì phải chuyển giao lại cho bên kia một lợi ích tương ứng.
Câu 1.9. Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không
có đền bù? Vì sao?
Ông Dòn có được trâu do đối với ông Thi lấy con trâu cái sối là giao dịch dân sự
có đền bù. Vì như khái niệm đã đưa ra ở trên thì hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà mỗi
bên tham gia hợp đồng đó phải nhận được lợi ích tương xứng đối với phần của mình đã
bỏ ra cho bên kia. Ông Thơ đã bán con trâu cái cho ông Thi với giá 3.800.000 đồng, sau
đó ông Thi đổi cho ông Dòn lấy con trâu cái sổi. Đây là một giao dịch dân sự thông qua
sự trao đổi giữa hai vật ngang giá với nhau – do hai bên thoả thuận.

You might also like