You are on page 1of 77

Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

BỘ CÂU HỎI LÝ THUYẾT THI VẤN ĐÁP

MÔN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ

Học kỳ 2, năm học 2019 – 2020

Mục lục

C1: Nêu và phân tích khái niệm thương mại dịch vụ quốc tế theo quy định của GATS.
Cho 01 ví dụ.........................................................................................................................1

C2: Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về các loại nguồn điều chỉnh thương mại
dịch vụ quốc tế.....................................................................................................................2

C3: Cá nhân - Chủ thể của quan hệ thương mại dịch vụ quốc tế.......................................2

C4: Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của GATS.................................................2

C5: Trình bày phạm vi áp dụng của GATS........................................................................4

C6: Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “cung ứng dịch vụ qua biên giới”
theo quy định của GATS. Cho 01 ví dụ...............................................................................6

C7: Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài”
theo quy định của GATS. Cho 01 ví dụ...............................................................................6

C8: Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “hiện diện thương mại” theo quy
định của GATS. Cho 01 ví dụ.............................................................................................7

C9: Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “hiện diện thể nhân” theo quy
định của GATS. Cho 01 ví dụ.............................................................................................7

1
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

C10:So sánh phương thức “cung ứng dịch vụ qua biên giới” và phương thức “tiêu dùng
dịch vụ ở nước ngoài” theo quy định của GATS.................................................................7

C11:So sánh phương thức “hiện diện thương mại” và phương thức “hiện diện thể nhân”
theo quy định của GATS.....................................................................................................8

C12:Trình bày nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong lĩnh vực thương
mại dịch vụ theo quy định của GATS.................................................................................8

C13:Trình bày nội dung nguyên tắc minh bạch trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo
quy định của GATS.............................................................................................................9

C14:Trình bày nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường (MA) trong lĩnh vực thương mại
dịch vụ theo quy định của GATS......................................................................................10

C15:Trình bày nội dung nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ theo quy định của GATS..............................................................................................11

C16:Trình bày cấu trúc một Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Schedules of
specific commitments) trong khuôn khổ GATS/WTO......................................................11

C17:Trình bày cấu trúc Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong
khuôn khổ WTO.................................................................................................................11

C18:Liệt kê các ngành dịch vụ được đưa vào Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ
của Việt Nam trong khuôn khổ WTO. Lấy ví dụ đối với một loại dịch vụ không được đưa
vào Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam........................................11

C19:Trình bày nội dung cơ bản các cam kết chung trong Biểu cam kết cụ thể về thương
mại dịch vụ của Việt Nam tại WTO...................................................................................11

2
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

C20:Phân tích các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường quy định tại điểm a, b, c Khoản
2 Điều XVI GATS. Cho mỗi loại biện pháp 01 ví dụ minh họa từ Biểu cam kết cụ thể về
thương mại dịch vụ (Schedules of specific commitments) của Việt Nam trong khuôn khổ
WTO..................................................................................................................................12

C21:Phân tích các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường quy định tại điểm d, e, f Khoản 2
Điều XVI GATS. Cho mỗi loại biện pháp 01 ví dụ minh họa từ Biểu cam kết cụ thể về
thương mại dịch vụ (Schedules of specific commitments) của Việt Nam trong khuôn khổ
WTO..................................................................................................................................12

C22:Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới theo quy định của
CPTPP................................................................................................................................12

C23:Trình bày phạm vi áp dụng của Chương 10 - Thương mại dịch vụ xuyên biên giới
của CPTPP.........................................................................................................................12

C24:Trình bày nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường theo quy định của CPTPP..........13

C25:Trình bày nội dung cơ bản của các quy định về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ
AFTA.................................................................................................................................13

C26:Trình bày cấu trúc và nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về thương mại
dịch vụ trong khuôn khổ AFTA.........................................................................................14

C27:Trình bày nội dung cơ bản các quy định về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ
EVFTA..............................................................................................................................16

C28:Trình bày phạm vi điều chỉnh của Chương 8 - Thương mại dịch vụ của VKFTA.. .17

C29:Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ pháp lý. Cho 01 ví dụ.......................................17

3
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

C30:Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Cho
mỗi phương thức 01 ví dụ..................................................................................................18

C31:Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại trong lĩnh
vực dịch vụ pháp lý............................................................................................................18

C32:Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ pháp lý trong
khuôn khổ WTO................................................................................................................19

C33:Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ giáo dục. Cho 01 ví dụ.....................................19

C34:Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục. Cho
mỗi phương thức 01 ví dụ..................................................................................................19

C35:Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại trong lĩnh
vực dịch vụ giáo dục..........................................................................................................19

C36:Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục trong khuôn
khổ WTO............................................................................................................................20

C37:Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ phân phối. Cho 01 ví dụ...................................21

C38:Trình bày về các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ phân phối.
Cho mỗi phương thức 01 ví dụ..........................................................................................22

C39:Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại trong lĩnh
vực dịch vụ phân phối........................................................................................................22

C40: Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ phân phối trong
khuôn khổ WTO.................................................................................................................23

4
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

C1: Nêu và phân tích khái niệm thương mại dịch vụ quốc tế theo quy định của
GATS. Cho 01 ví dụ.

GATS không có định nghĩa về dịch vụ. Để xác định hành vi hoặc hoạt động nào là
dịch vụ, các nước phải tuân theo quy định của Liên hợp quốc về dịch vụ, đặc biệt là phải
tuân theo quy định tại Bảng phân loại các dịch vụ cơ bản của LHQ (PCPC/CPC). Bất cứ
hành vi hoặc hoạt động nào được mô tả và được mã hóa trong bảng CPC thì nó được thừa
nhận là dịch vụ trong giao dịch tmqt.

Nhưng GATS lại có định nghĩa rõ ràng về thương mại dịch vụ.

Theo khoản 2 điều I GATS thì thương mại dịch vụ là việc cung cấp dịch vụ:

(1) Từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của thành viên khác (Cung ứng dịch
vụ qua biên giới)

(2) Trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của thành viên khác
(Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài)

(3) Thông qua hiện diện thương mại (bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành
viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào
khác)

(4) Thông qua hiện diện thể nhân (bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành
viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào
khác)

Ví dụ:

(1) Cung ứng dịch vụ qua biên giới

5
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

Ví dụ: một kiến trúc sư hay một luật sư ở nước A cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của
người tiêu dùng ở nước B, theo đó họ cung ứng một bản báo cáo nghiên cứu pháp luật
(legal memorandum), hoặc một bản kế hoạch cho khách hàng, mà không phải rời khỏi
văn phòng của mình.

Ví dụ 2: một trung tâm điện thoại đặt tại nước A cung ứng sự hỗ trợ qua điện thoại cho
khách hàng ở các nước khác. Trong cả hai ví dụ trên, khách hàng và nhà cung ứng dịch
vụ đều không phải dịch chuyển, trong khi dịch vụ vẫn được cung ứng qua biên giới.

Ví dụ 3: việc cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến (e-learning), học viên có thể ngồi tại
nhà để học, giáo viên nước ngoài cũng không cần di chuyển đến tận nơi người học để
giảng dạy, việc cung ứng dịch vụ được thông qua internet, điện thoại… Hoặc đối với việc
cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư có thể tư vấn cho khách hàng nước ngoài của mình qua
điện thoại, mail…mà không cần gặp gỡ trực tiếp.

(2) Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài

Ví dụ: một khách du lịch dịch chuyển từ nước của họ sang một khách sạn hoặc một khu
nghỉ dưỡng đặt tại một nước khác.

Ví dụ 2: Khách du lịch phải mua sim nội địa – sử dụng dịch vụ internet, viễn thông ở
nước ngoài.

(3) Thông qua hiện diện thương mại

Ví dụ: Một ngân hàng hoặc công ty viễn thông di chuyển từ nước A đến nước B, nơi mà
họ sẽ thành lập chi nhánh hoặc công ty con. Trong trường hợp này, người tiêu dùng
không dịch chuyển mà nhà cung ứng dịch vụ phải dịch chuyển.

Ví dụ 2: Ngân hàng shinhan bank thành lập chi nhánh ở hà nội. Đây là cung ứng dịch vụ
ngân hàng thông qua hiện diện thương mại.

6
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

(4) Thông qua hiện diện thể nhân

Ví dụ: một bác sĩ hoặc một y tá dịch chuyển đến một nước khác để cung ứng dịch vụ y tế
chuyên môn.

Ví dụ 2: nghệ sĩ việt nam sang nước ngoài tổ chức concert, fan meeting, cung cấp dịch vụ
âm nhạc? Hoặc nghệ sĩ hàn quốc sang việt nam biểu diễn

C2: Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về các loại nguồn điều chỉnh thương
mại dịch vụ quốc tế.

Trọng tâm về điều ước quốc tế

Các nguồn cơ bản: plqg, đưqt, án lệ, tập quán (không rõ)

Tập trung vào những loại nguồn mà môn học đề cập: đưqt, án lệ (làm rõ điều hiệp định k
quy định,

C3: Cá nhân - Chủ thể của quan hệ thương mại dịch vụ quốc tế.

Kinh nghiệm bằng cấp

Phương thức 4 có 5 nhóm

7
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

C4: Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của GATS.

GATS – ra đời trong vòng đàm phán Uruguay từ năm 1986 đến năm 1994

GATS điều chỉnh các vấn đề về thương mại dịch vụ giữa các thành viên WTO. Lúc
đó thương mại dịch vụ chưa được định hình rõ rệt, cho đến những năm 80-90 của thế kỉ
XX, khi các chuyên gia kinh tế và các nhà hoạch định chính sách bắt đầu phải điều chỉnh
một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động kinh tế. Ngày nay các ngành
kinh tế dịch vụ chiếm 70-80% GDP trong các nền kinh tế phát triển và trên dưới 40%
GDP ở các DCs. Do việc thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác nhau trong nền kinh
tế, dịch vụ được coi như phương tiện thật sự của tăng trưởng kinh tế.

Trước tiên, dịch vụ cung ứng đầu vào cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Ví dụ,
nếu không có dịch vụ tài chính, viễn thông, vận tải hay năng lượng, thì sẽ không thể có
hệ thống các ngành kinh tế hiệu quả và vững mạnh. Như vậy, một lĩnh vực dịch vụ không
hiệu quả cũng sẽ giống như một mức thuế nội địa cao, vì nó sẽ làm tăng giá cuối cùng
của sản phẩm.

Dịch vụ cũng thực hiện những chức năng quan trọng là phục vụ cộng đồng. Ví dụ:
ngành giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, năng lượng đã thực hiện chức năng cần thiết phục vụ
cộng đồng. Các học thuyết kinh tế đã chứng minh rằng, ở đâu lợi thế so sánh của một
nước được coi là hợp pháp, thì ở đó các ngành dịch vụ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
cũng ngay lập tức các bên thấy rõ rằng không thể coi dịch vụ giống như các lĩnh vực
thương mại khác.

Khó khăn thực chất để tạo ra cơ sở pháp luật cho thương mại dịch vụ và những đặc
trưng của việc điều chỉnh đối với một số lĩnh vực dịch vụ đã thách thức các nhà đàm
phán và các nhà hoạch định chính sách hơn một thập kỉ. Ngày ...năm 1995, cuối cùng
GATS đã phát sinh hiệu lực như một phụ lục độc lập của Hiệp định Marrakesh về thành

8
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

lập WTO, và là một phần của ‘Gói cam kết’. Điều này có nghĩa các thành viên khi gia
nhập WTO phải có nghĩa vụ tuân thủ GATS.

GATS là văn bản cung cấp một khuôn khổ pháp luật toàn diện cho giao dịch dịch
vụ. Hiệp định được cấu trúc thành 6 phần.

 Phần I (bao gồm Điều I) định nghĩa phạm vi áp dụng của Hiệp định và cung cấp
khái niệm chung về các phương thức cung ứng dịch vụ.

 Phần II (bao gồm các điều từ Điều II đến Điều XV), còn gọi là ‘các nghĩa vụ và
nguyên tắc chung’, bao gồm 14 điều được áp dụng cho tất cả các ngành dịch vụ.

 Phần III (bao gồm các điều từ Điều XVI đến Điều XVIII) - ‘các cam kết cụ thể’
bao gồm 3 điều, trái lại, chỉ áp dụng cho các ngành dịch vụ cụ thể và những phương
thức cung ứng mà các thành viên cam kết. Điều này có nghĩa là: trong khi các điều
khoản của Phần II được áp dụng cho bất kì ngành dịch vụ nào, thì cho dù thành viên đã
đưa ra cam kết cho ngành đó, cam kết này cũng vẫn không nằm trong nghĩa vụ của
Phần III - phần chỉ được áp dụng nếu thành viên chấp thuận cam kết các nghĩa vụ.

 Phần IV (bao gồm các điều từ Điều XIX đến Điều XXI); và Phần V (bao gồm các
điều từ Điều XXII đến Điều XXVI) bao gồm các điều khoản liên quan đến phương
thức đàm phán và ‘Những quy định về thể chế’.

 Phần VI - ‘Điều khoản cuối cùng’, liên quan đến khước từ quyền lợi, các định
nghĩa và các phụ lục.

GATS được bổ sung 8 phụ lục, các phụ lục chia thành 3 nhóm chính tùy thuộc vào
quan hệ pháp lí của mỗi nhóm. Tất cả phụ lục tạo thành bộ phận không thể tách rời của
GATS. Phụ lục 1 bao gồm các nguyên tắc và quy định về điều kiện áp dụng ngoại lệ của
Điều II (liên quan đến MFN). Nhóm Phụ lục 2 bao gồm những phụ lục điều chỉnh và làm

9
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

rõ các định nghĩa về các ngành dịch vụ cụ thể. Trong nhóm này có Phụ lục về di chuyển
thể nhân; Phụ lục về các dịch vụ tài chính; Phụ lục về vận tải hàng không; và Phụ lục về
dịch vụ viễn thông. Nhóm 3 bao gồm Phụ lục 2 về dịch vụ tài chính; Phụ lục về dịch vụ
viễn thông cơ bản; và Phụ lục về vận tải hàng hải. Không giống những phụ lục khác,
những văn bản này chỉ cung cấp các hướng dẫn và phương thức đàm phán, mà không
chứa đựng bất kì điều khoản nào điều chỉnh về nội dung. Tương tự như GATT, trong
GATS, các thành viên có nghĩa vụ đưa ra các cam kết, tạo thành bộ phận không thể tách
rời của Hiệp định.

C5: Trình bày phạm vi áp dụng của GATS.

Cơ sở pháp lý: Theo khoản 1 Điều 1 GATS về phạm vi áp dụng thì

Điều 1: Phạm vi và định nghĩa


1. Hiệp định này áp dụng đối với các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ của các
Thành viên.

Nó tác động đến TMDV thì sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS. Khi thực hiện các
nghĩa vụ và cam kết theo Hiệp định này, mỗi Thành viên phải thực hiện những biện pháp
hợp lý có thể để đảm bảo việc tuân thủ của chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền
khu vực, địa phương và các cơ quan phi chính phủ trên lãnh thổ của mình;

3. Theo Hiệp định này:


a) “biện pháp của các Thành viên” là các biện pháp được áp dụng bởi:
i. chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền trung ương, khu vực hoặc địa
phương;
ii. các cơ quan phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn được chính
quyền trung ương, khu vực hoặc địa phương ủy quyền.
b) "dịch vụ " bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả cáclĩnh vực, trừ các dịch vụ
được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ;

10
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

c) " Các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ" là bất kỳ dịch
vụ nào được cung cấp không trên cơ sở thương mại, và cũng không trên cơ sở
cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ

Điểm a Khoản 3 điều 1 loại trừ phạm vi áp dụng những dịch vụ “được cung ứng
để… của chính phủ”. Khi đó, nó loại trừ tất cả những dịch vụ công mà chính phủ cung
cấp nhằm thực hiện chức năng công, đó là các dịch vụ ‘được cung ứng không trên cơ sở
thương mại và cũng không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung ứng dịch
vụ’, như dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, viễn thông hay năng lượng.

C6: Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “cung ứng dịch vụ qua biên
giới” theo quy định của GATS. Cho 01 ví dụ.

1. Cơ sở pháp lý

Điểm a khoản 2 Điều 1 GATS:

“Điều 1: Phạm vi và định nghĩa

2. Theo Hiệp định này, thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ:

(a) từ lãnh thổ của một Thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một Thành viên nào khác;”

2. Đặc điểm

Đây là dịch vụ được cung ứng từ lãnh thổ của một thành viên vào lãnh thổ một thành
viên khác. Phương thức cung ứng này là việc cung ứng những dịch vụ không đòi hỏi sự
dịch chuyển vật lí của cả người tiêu dùng và người cung ứng dịch vụ.

3. Ví dụ

Ví dụ: một kiến trúc sư hay một luật sư ở nước A cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của

11
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

người tiêu dùng ở nước B, theo đó họ cung ứng một bản báo cáo nghiên cứu pháp luật
(legal memorandum), hoặc một bản kế hoạch cho khách hàng, mà không phải rời khỏi
văn phòng của mình.

Ví dụ 2: một trung tâm điện thoại đặt tại nước A cung ứng sự hỗ trợ qua điện thoại cho
khách hàng ở các nước khác. Trong cả hai ví dụ trên, khách hàng và nhà cung ứng dịch
vụ đều không phải dịch chuyển, trong khi dịch vụ vẫn được cung ứng qua biên giới.

Ví dụ 3: việc cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến (e-learning), học viên có thể ngồi tại
nhà để học, giáo viên nước ngoài cũng không cần di chuyển đến tận nơi người học để
giảng dạy, việc cung ứng dịch vụ được thông qua internet, điện thoại…

C7: Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “tiêu dùng dịch vụ ở nước
ngoài” theo quy định của GATS. Cho 01 ví dụ.

1. Cơ sở pháp lý:

Điểm b khoản 2 Điều 1 GATS:

“Điều 1: Phạm vi và định nghĩa

2. Theo Hiệp định này, thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ:

(b) trên lãnh thổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ Thành viên
nào khác;”

2. Đặc điểm

Đây là dịch vụ được cung ứng trên lãnh thổ một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ
của bất kì thành viên nào khác. Phương thức cung ứng này là đặc trưng của một số ngành
dịch vụ, như dịch vụ du lịch, hay dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Trong phương thức cung

12
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

ứng này, nhà cung ứng dịch vụ vẫn ở tại nước của mình và họ cung ứng dịch vụ cho
người tiêu dùng đã dịch chuyển đến nước của người cung ứng dịch vụ để nhận dịch vụ.
Vì vậy, trong ‘tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài’, người tiêu dùng dịch vụ phải dịch chuyển
để nhận một dịch vụ.

3. Ví dụ

Ví dụ: một khách du lịch dịch chuyển từ nước của họ sang một khách sạn hoặc một khu
nghỉ dưỡng đặt tại một nước khác.

Ví dụ 2: Khách du lịch phải mua sim nội địa – sử dụng dịch vụ internet, viễn thông ở
nước ngoài.

C8: Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “hiện diện thương mại”
theo quy định của GATS. Cho 01 ví dụ.

1. Cơ sở pháp lý

Điểm c khoản 2 Điều 1 GATS:

“Điều 1: Phạm vi và định nghĩa

2. Theo Hiệp định này, thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ:

(c) bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên, thông qua sự hiện diện thương
mại trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác;”

2. Đặc điểm

Đây là phương thức cung ứng dịch vụ, theo đó dịch vụ được cung ứng bởi một nhà cung
ứng dịch vụ của một thành viên, thông qua việc thành lập một hiện diện thương mại ở
lãnh thổ một thành viên khác. Phương thức cung ứng này là hoạt động đầu tư và nó tạo
thành phần cốt yếu của thương mại dịch vụ. Trong phương thức này, một công ty dịch

13
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

chuyển đến một nước khác để cung ứng dịch vụ thông qua việc thành lập một hiện diện
thương mại.

Ví dụ: Một ngân hàng hoặc công ty viễn thông di chuyển từ nước A đến nước B, nơi mà
họ sẽ thành lập chi nhánh hoặc công ty con. Trong trường hợp này, người tiêu dùng
không dịch chuyển mà nhà cung ứng dịch vụ phải dịch chuyển.

Ví dụ 2: Ngân hàng shinhan bank thành lập chi nhánh ở hà nội. Đây là cung ứng dịch vụ
ngân hàng thông qua hiện diện thương mại.

C9: Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “hiện diện thể nhân” theo
quy định của GATS. Cho 01 ví dụ.

1. Cơ sở pháp lý

Điểm d khoản 2 Điều 1 GATS

“Điều 1: Phạm vi và định nghĩa

2. Theo Hiệp định này, thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ:

(d) bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân
trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác;”

2. Đặc điểm

Đây là phương thức cung ứng dịch vụ, theo đó dịch vụ được cung ứng bởi nhà cung ứng
của một thành viên, thông qua hiện diện của nhà cung ứng này ở lãnh thổ một thành viên
khác. Trong phương thức cung ứng này, nhà cung ứng dịch vụ không phải là một doanh
nghiệp, mà là một thể nhân. Giống như trường hợp trước, người tiêu dùng vẫn ở tại lãnh

14
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

thổ của mình, chỉ có người cung ứng dịch vụ dịch chuyển đến với người tiêu dùng để
cung ứng dịch vụ.

Ví dụ: một bác sĩ hoặc một y tá dịch chuyển đến một nước khác để cung ứng dịch vụ y tế
chuyên môn.

Ví dụ 2: nghệ sĩ việt nam sang nước ngoài tổ chức concert, fan meeting, cung cấp dịch
vụ âm nhạc? Hoặc nghệ sĩ hàn quốc sang việt nam biểu diễn

C10: So sánh phương thức “cung ứng dịch vụ qua biên giới” và phương thức “tiêu
dùng dịch vụ ở nước ngoài” theo quy định của GATS.

Tiêu chí Cung ứng dịch vụ qua biên Tiêu dùng dịch vụ ở nước
giới ngoài

Cơ sở pháp lý Điểm a khoản 2 Điều I GATS Điểm b khoản 2 Điều I GATS

Đối tượng di chuyển Dịch vụ Người sử dụng dịch vụ

Nơi được cung cấp Lãnh thổ của một Thành viên Lãnh thổ của bên Thành viên có
dịch vụ khác người cung ứng dịch vụ

Biện pháp hạn chế - Hạn chế tiếp cận thị trường - Hầu hết các quốc gia đều
không hạn chế
Điều 16 GATS

b) hạn chế tổng trị giá các giao


dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới
hình thức hạn ngạch theo số

15
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

lượng, hoặc yêu cầu phải đáp


ứng nhu cầu kinh tế;

(c) hạn chế tổng số các hoạt


động dịch vụ hoặc tổng số lượng
dịch vụ đầu ra tính theo số lượng
đơn vị dưới hình thức hạn ngạch
hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế

C11: So sánh phương thức “hiện diện thương mại” và phương thức “hiện diện thể
nhân” theo quy định của GATS.

Tiêu chí hiện diện thương mại hiện diện thể nhân

Cơ sở pháp lý Điểm c khoản 2 Điều I GATS Điểm d khoản 2 Điều 1 GATS

Đối tượng dịch nhà cung ứng dịch vụ


chuyển

Quy chế pháp lý pháp nhân thể nhân


của nhà cung ứng
dịch vụ

Thành lập Phải có hiện diện thông qua các Không cần thành lập công ty hay
hình thức của công ty, chi các chi nhanh, văn phòng,...

16
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

nhánh, văn phòng đại diện

Nhân danh Có thể nhân danh chính mình Phải nhân danh bên cung ứng để
để cung cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ

Biện pháp hạn chế Hạn chế về loại pháp nhân Visa và giấy phép làm việc chậm
trễ
Hạn chế về số lượng nhà cung
cấp Yêu cầu cấp phép/ chứng nhận

Hạn chế về sự tham gia của vốn Hạn chế việc làm vợ chồng
nước ngoài
Mục nhập hạn chế hơn đối với một
Hạn chế về thuế phân biệt đối số loại ngành nghề nhất định
xử
Thử nghiệm nhu cầu kinh tế và thử
Hạn chế về chuyển tiền, chuyển nghiệm thị trường lao động
vốn và chuyển đổi tiền tệ

C12: Trình bày nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) (cam kết chung)
trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quy định của GATS.

1. Cơ sở pháp lý:

Điều II:1 GATS: “Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định
này, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà
cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự

17
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất
kỳ nước nào khác.”

2. Hiệp định quy định gì

Điều khoản này chủ yếu quy định nghĩa vụ của thành viên nhằm thống nhất sự đối
xử giống nhau dành cho các nhà cung ứng dịch vụ tương tự của bất kì thành viên nào
khác. Nguyên tắc này có nghĩa là tất cả các đối tác thương mại được đối xử công bằng,
theo đúng nguyên tắc không phân biệt đối xử. Nếu một nước mở cửa một lĩnh vực cho
cạnh tranh nước ngoài thì nước đó sẽ phải dành cơ hội đồng đều cho các nhà cung ứng
dịch vụ của tất cả các nước thành viên WTO.

Tương tự GATT, MFN trong GATS cấm sự phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch của
các nhà cung ứng dịch vụ. Theo quy định này, một thành viên sẽ không được chỉ cho
phép các công ty đến từ một nước cụ thể thành lập văn phòng, hoặc chỉ từ chối các lao
động nước ngoài đến từ một nước cụ thể.

3. Các ngoại lệ

Khoản 2 Điều II: “Các Thành viên có thể duy trì biện pháp không phù hợp với quy định
tại khoản 1 của Điều này, với điều kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và đáp ứng các
điều kiện của Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II.”

Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II

Không giống GATT, theo GATS, các thành viên được đưa vào biểu cam kết những
ngoại lệ nhằm phân biệt đối xử giữa các thành viên. Điều này được quy định tại Phụ lục
ngoại lệ của Điều II. Sự phân biệt này mang tính đơn phương, có nghĩa là các thành viên
không cần phải biện minh hay được chấp thuận bằng bất kì cam kết nào. Tuy nhiên,
ngoại lệ không được mở rộng đối với toàn bộ một ngành dịch vụ, mà phải cụ thể tới từng

18
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

biện pháp riêng biệt. Hơn nữa, Phụ lục của Điều II ghi rõ rằng sự hạn chế chỉ mang tính
tạm thời và nó phải được đưa ra tại thời điểm gia nhập.

Trước khi GATS có hiệu lực, một số nước đã kí với các đối tác thương mại những
hiệp định ưu đãi về dịch vụ, trong khuôn khổ song phương hoặc giữa một nhóm nước
nhất định. Các thành viên của GATS/WTO cho rằng cần duy trì các ưu đãi này trong một
khoảng thời gian nhất định. Vì vậy các nước tự dành quyền tiếp tục đối xử ưu đãi hơn đối
với một số nước nào đó trong một số lĩnh vực dịch vụ nhất định bằng cách liệt kê các
ngoại lệ đối với nghĩa vụ MFN” đồng thời với các cam kết ban đầu của mình. Để bảo vệ
nguyên tắc tối huệ quốc, các nước đã quyết định ngoại lệ chỉ được chấp nhận một lần duy
nhất và không được bổ sung thêm. Hiện nay, các ngoại lệ đang được xem xét lại như đã
quy định và về nguyên tắc, thời hạn của chúng là 10 năm.

C13: Trình bày nội dung nguyên tắc minh bạch (cam kết chung) trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ theo quy định của GATS.

1. Cơ sở pháp lý:

Điều III:1 GATS: “Các Thành viên phải nhanh chóng công bố mọi biện pháp có liên
quan hoặc tác động đến việc thi hành Hiệp định này, chậm nhất trước khi các biện pháp
đó có hiệu lực thi hành, trừ những trường hợp khẩn cấp. Những Hiệp định quốc tế có
liên quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia cũng phải
được công bố.”

2. Hiệp định quy định gì

Điều III GATS đặt ra nghĩa vụ cho các thành viên phải công bố ‘tất cả các biện pháp
chung được áp dụng chung, gắn liền hoặc có ảnh hưởng đến sự áp dụng của GATS’. Trừ
tình huống khẩn cấp,các thành viên có nghĩa vụ công bố tất cả các luật, quy định, văn bản
hướng dẫn hay thậm chí các thoả thuận quốc tế có ảnh hưởng đến hoạt động của GATS.

19
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

Vào thời điểm gia nhập, Chính phủ các nước phải công bố tất cả các luật, quy định phù
hợp và thiết lập các điểm thông tin trong các cơ quan hành chính của mình. Từ các điểm
thông tin này, các công ty và chính phủ nước ngoài có thể lấy thông tin liên quan đến các
quy định điều chỉnh ngành dịch vụ này hay ngành dịch vụ khác. Các nước thành viên
phải thông báo cho WTO tất cả những thay đổi về quy định điều chỉnh các ngành dịch vụ
là đối tượng của các cam kết cụ thể. Các quy định pháp luật trong nước phải khách quan
và hợp lí. Do quy định trong nước chính là công cụ tác động và kiểm soát đối với thương
mại dịch vụ nên các nước phải điều tiết các ngành dịch vụ một cách hợp lí, khách quan và
công bằng. Khi đưa ra một quyết định hành chính tác động đến dịch vụ thì chính phủ
cũng phải lập cơ chế công minh cho phép xem xét lại quyết định này (như thông qua tòa
án).

Nghĩa vụ minh bạch mang tầm quan trọng lâu dài trong quá trình tự do hoá thương
mại dịch vụ. Không giống như thương mại hàng hoá, rào cản cơ bản của dịch vụ bao gồm
các quy định có thể xuất hiện ở tất cả các cấp độ lập pháp. Vì vậy, một sự thay đổi trong
lập pháp có thể hủy hoại nghiêm trọng các nhượng bộ thương mại về NT và MA. Vì vậy,
các thành viên cần thường xuyên cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền của các
thành viên khác biết về quá trình điều chỉnh chính sách, nhằm ngăn chặn việc những biện
pháp trong nước có thể hủy hoại các nhượng bộ thương mại.

3. Ngoại lệ

Đối với một số ngành dịch vụ giữ vị trí quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc gia,
các thành viên có thể không có nghĩa vụ công bố các thông tin:

(i) Cản trở việc thi hành pháp luật;

(ii) Chống lại lợi ích cộng đồng; hoặc

(iii) Xâm hại lợi ích chính đáng của một doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà

20
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

nước cụ thể.

GATS không buộc các nước phải dỡ bỏ mọi quy định trong bất cứ ngành dịch vụ nào.
Các cam kết tự do hóa không làm phương hại đến quyền của các nước được ấn định
những chuẩn mực về chất lượng, độ an toàn hay giá cả cũng như quyền được đưa ra cá
quy định nhằm theo đuổi bất cứ mục tiêu chung nào mà họ cho là phù hợp. Chẳng hạn,
cam kết về đối xử quốc gia chỉ có nghĩa là các quy định được áp dụng như nhau cho các
nhà cung ứng trong nước và nước ngoài. Đương nhiên là các nước vẫn có quyền đưa ra
các quy định về trình độ chuyên môn của các bác sĩ hay luật sư và ấn định các chuẩn mực
nhằm đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho người tiêu dùng.

C14: Trình bày nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường (MA) (cam kết cụ thể) trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quy định của GATS.

1. Cơ sở pháp lý:

- Điều VI (Pháp luật trong nước), Điều VII (Công nhận), Điều XVI (MA), Điều
XVII (NT)

Điều XVI GATS: “1. Đối với việc tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp
dịch vụ nêu tại Điều I, mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch
vụ của các Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự sự đối xử theo những
điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết
cụ thể.”

- Nội dung nguyên tắc:


+ Các thành viên dựa trên cam kết của mình để thực hiện giảm dần và tiến tới tới xóa bỏ
các rào cản thương mại để tăng cơ hội tiếp cận thị trường trong nước cho dịch vụ và nhà
cung ứng dịch vụ trong nước và nước ngoài.
+ Có 4 rào cản liên quan đến 4 điều trên

21
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

+ Mở cửa có thể thích hợp với các phương thức cung ứng dịch vụ cụ thể với những
ngành, phân ngành cụ thể
- Phương pháp:
+ Tự mở cửa thị trường, tự loại bỏ các rào cản
+ Tham gia điều ước quốc tế về thương mại dịch vụ đàm phán để loại bỏ các rào cản.
- Tiếp cận thị trường.
+ Đây chính là các rào cản hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các nhà cung ứng
dịch vụ hoặc các sản phẩm dịch vụ nước ngoài.
+ Dành sự đối xử như quy định tại Danh mục cam kết cụ thể
+ Không được hạn chế:
(i) Tổng giá trị giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản
(ii) Tổng số hoạt động hoặc lượng dịch vụ
(iii) số lượng nhà cung ứng dịch vụ
(iv) Hình thức pháp nhân cụ thể
(v) Tỉ lệ vốn góp hoặc tổng giá trị đầu tư
(vi) Tổng số thể nhân

2. Hiệp định quy định gì

Cùng với nguyên tắc NT quy định tại Điều XVII, quy định về MA là nền tảng của
GATS. Bởi vì theo Điều XVI, các nhà cung ứng dịch vụ của các thành viên được trao
quyền tiếp cận vào thị trường nội địa, dựa trên các cam kết trong Biểu cam kết đã được
các thành viên đàm phán. Các nguyên tắc và quy định tại Điều XVI chỉ áp dụng trong
phạm vi mà một thành viên đã ghi các cam kết cụ thể vào cột Tiếp cận thị trường.

Đối với một ngành dịch vụ có đưa ra các cam kết về MA, thành viên có nghĩa vụ:
‘Dành cho dịch vụ hoặc người cung ứng dịch vụ của các thành viên khác sự đối xử không
kém thuận lợi hơn sự đối xử theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thoả

22
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụ thể’.

Nghĩa vụ đảm bảo MA không chỉ không bắt buộc đối với các thành viên, mà còn có
thể thích hợp với các phương thức cung ứng cụ thể bất kì một dịch vụ nào. Điều này có
nghĩa rằng: nếu các thành viên muốn mở cửa thị trường đối với các dịch vụ ngân hàng,
thì có thể chọn lựa tự do hoá thị trường giới hạn chỉ ở phương thức 1 (Cung ứng dịch vụ
qua biên giới), hoặc chỉ ở phương thức 3 (Hiện diện thương mại), và đóng cửa các
phương thức cung ứng khác nhằm hạn chế cạnh tranh nước ngoài. Trong phạm vi tự do
hóa một ngành dịch vụ, các thành viên không được ban hành bất kì biện pháp nào có thể
hủy hoại các nhượng bộ về MA. Không giống thương mại hàng hoá, các hạn chế về MA
không dễ nhận dạng và có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Khoản 2 Điều XVI
đưa ra danh sách các biện pháp, về nguyên tắc, không được áp dụng:

a) Hạn chế số lượng nhà cung ứng dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số
lượng, độc quyền, đặc quyền cung ứng dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;

b) Hạn chế tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn
ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế;

c) Hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính
theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;

d) Hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một ngành dịch vụ cụ
thể, hoặc một nhà cung ứng dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp
liên quan tới việc cung ứng một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu
cầu về nhu cầu kinh tế;

e) Các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên
doanh, thông qua đó nhà cung ứng dịch vụ có thể cung ứng dịch vụ;

23
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

f) Hạn chế về tỉ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy định tỉ lệ phần trăm tối
đa cổ phần của bên nước ngoài, hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn lẻ hoặc
tính gộp.

Có một vài điểm cần lưu ý khi giải thích các yêu cầu trên.

- Thứ nhất, các yêu cầu đặt ra cho các thành viên có ý nghĩa như những yêu cầu tối
thiểu. Do đó, không hạn chế một thành viên đưa ra các đối xử ưu đãi hơn, nếu
thành viên đó mong muốn. Ví dụ, mặc dù Danh mục cam kết chỉ cho phép tối đa 3
nhà cung ứng dịch vụ tham gia khai thác thị trường, nhưng thành viên đó vẫn luôn
luôn được tự do cho phép 5 hay nhiều hơn nữa các nhà cung ứng dịch vụ tham gia.

- Thứ hai, các quy định tại Khoản 2 khá thấu đáo, theo đó một thành viên được
phép đưa ra hạn chế MA, nếu nó không thuộc phạm vi 6 hạn chế nêu trên. Ví dụ:
một thành viên có thể được phép đưa ra chế độ thuế cao đối một ngành dịch vụ nào
đó, mà thực tế có thể dẫn đến việc ngăn cản hoặc không khuyến khích gia nhập thị
trường. Trong trường hợp này, biện pháp thuế có thể phù hợp với Điều XVI. Tuy
nhiên, như đã giải thích, quy định tại Điều VI (về quy định pháp luật trong nước)
đóng vai trò như một nghĩa vụ bao quát đảm bảo rằng, mặc dù không có các cam
kết cụ thể, thì việc áp dụng một biện pháp cũng không được nhằm tạo ra một rào
cản thương mại phiền toái không cần thiết.

Lưu ý: gắn với BCK của thành viên WTO

C15: Trình bày nội dung nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) (cam kết cụ thể) trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quy định của GATS.

1. Cơ sở pháp lý:

Điều XVII GATS: “Trong những lĩnh vực được nêu trong Danh mục cam kết, và tùy

24
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

thuộc vào các điều kiện và tiêu chuẩn được quy định trong Danh mục đó, liên quan tới
tất cả các biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi Thành viên phải dành
cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không
kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ
của mình.”

- Nội dung nguyên tắc:


+ Trong những lĩnh vực đã nêu trong Danh mục cam kết, phải dành sự đối xử không kém
thuận lợi hơn cho dịch vụ và nhà cung ứng dịch vụ của các thành viên khác
+ Đối xử tương tự về hình thức hoặc khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi
hơn nếu nó làm thay đổi điều kiện cạnh tranh
- Xác định vi phạm NT theo 4 tiêu chí sau đây:
+ một thành viên có đưa ngành hoặc phân ngành dịch vụ đang gây tranh cãi vào danh
mục cam kết của mình hay không và theo các tiêu chuẩn hay điều kiện gì;
+ các biện pháp tác động đến việc cung cấp dịch vụ;
+ xác định dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự;
+ dành sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho dịch vụ và người cung
cấp dịch vụ trong nước.

2. Hiệp định quy định gi

NT là một trụ cột nữa của GATS, và tương tự như Điều XVI, chỉ được áp dụng đối
với các dịch vụ và phương thức cung ứng đã được thành viên đưa vào danh mục. Cũng
như Điều III GATT, Điều XVII GATS đưa ra nghĩa vụ cho các thành viên đảm bảo cho
các nhà cung ứng dịch vụ của một thành viên khác các điều kiện cạnh tranh bình đẳng
với các nhà cung ứng dịch vụ nội địa. Không giống Điều III GATT, chỉ áp dụng cho sản
phẩm, quy định này không chỉ áp dụng đối với nhà cung ứng dịch vụ, mà còn mở rộng tới
người tiêu dùng. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng thực sự của quy định này hạn chế hơn

25
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

GATT, do nó chỉ áp dụng với các biện pháp ‘gây tác động tới việc cung ứng dịch vụ’.
Các biện pháp nội địa mà thực chất không gây tác động tới việc cung ứng dịch vụ được
loại trừ khỏi phạm vi áp dụng của quy định này. Điều XVII được quy định cụ thể như
sau:

1. Trong những lĩnh vực được nêu trong Danh mục cam kết, tùy thuộc vào các điều kiện
và tiêu chuẩn được quy định trong Danh mục đó, liên quan tới tất cả các biện pháp có
tác động đến việc cung ứng dịch vụ, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và nhà
cung ứng dịch vụ của bất kì thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn
sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung ứng dịch vụ của mình.

2. Một thành viên có thể đáp ứng những yêu cầu quy định tại khoản 1 bằng cách dành
cho dịch vụ hoặc nhà cung ứng dịch vụ của bất kì một thành viên nào khác một sự đối
xử tương tự về hình thức hoặc sự đối xử khác biệt về hình thức mà thành viên đó
dành cho dịch vụ hoặc nhà cung ứng dịch vụ của mình.

3. Sự đối xử tương tự hoặc khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi hơn, nếu nó
làm thay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung ứng dịch vụ của
thành viên đó so với dịch vụ hoặc nhà cung ứng dịch vụ tương tự của bất kì thành
viên nào khác

3. Ngoại lệ

+ Các ngoại lệ chung (Điều XIV): đạo đức cộng đồng, duy trì trật tự công,…
+ Ngoại lệ về an ninh (Điều XIVbis): nhằm bảo vệ an ninh quốc gia
+ Các trường hợp khẩn cấp về kinh tế: tự vệ,…
+ Các hạn chế được cam kết tại biểu cam kết của các quốc gia

Lưu ý: gắn với BCK của thành viên WTO

26
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

C16: Trình bày cấu trúc một Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Schedules
of specific commitments) trong khuôn khổ GATS/WTO.

Cơ sở pháp lý: Phần 3 Cam kết cụ thể, từ Điều 16 - 18

Cột MA trong BCK cam kết đầy đủ với phương thức 1 -> không đưa ra hạn chế nào đối
với 6 biện pháp đưa ra tại khoản 2 điều 16 đối với dịch vụ cung cấp theo mode 1.

Biểu cam kết dịch vụ gồm 3 phần: phần cam kết chung, phần cam kết cụ thể và danh mục
các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (miễn trừ MFN).

Phần cam kết chung bao gồm các cam kết áp dụng cho tất cả các ngành dịch vụ xuất hiện
trong Biểu cam kết dịch vụ. Phần này chủ yếu đề cập tới các chính sách kinh tế - thương
mại tổng quát như các quy định về chế độ đầu tư, hình thức thành lập doanh nghiệp,
chính sách đất đai, các biện pháp về thuế, trợ cấp v.v… Do đây là các biện pháp ảnh
hưởng đồng loạt tới tất cả các ngành nên WTO gọi là "cam kết nền" (horizontal
commitments). Cụm từ này tương đối xa lạ với người Việt nên khi chuyển sang tiếng
Việt, các cơ quan đã thống nhất sử dụng cụm từ "cam kết chung" (general commitments)
cho dễ hiểu hơn.

Một biện pháp, nếu đã được bảo lưu trong phần cam kết chung thì về nguyên tắc không
cần phải xuất hiện lại trong phần cam kết cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế, thỉnh thoảng ta
vẫn thấy một số biện pháp xuất hiện cả trong phần cam kết chung và phần cam kết cụ thể
(thí dụ như tỷ lệ vốn tối đa mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam). Sở dĩ có hiện tượng đó là do các nhà đàm phán
muốn khẳng định thêm "sức nặng" của biện pháp bảo lưu mà thôi, không liên quan đến
kỹ thuật cam kết dịch vụ của WTO.

27
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

Phần cam kết cụ thể bao gồm các cam kết áp dụng cho từng dịch vụ đưa vào Biểu cam
kết dịch vụ. Với mỗi dịch vụ được liệt kê, đều có cam kết cụ thể đi kèm, chẳng hạn như
các cam kết về dịch vụ viễn thông, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng hoặc dịch vụ vận
tải. Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ cho các
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc liệt kê các biện pháp tuy vi phạm
nguyên tắc MFN của WTO nhưng được các thành viên WTO, thông qua đàm phán, cho
phép duy trì. Nguyên tắc MFN là nguyên tắc quan trọng bậc nhất của WTO, theo đó, các
thành viên không được phân biệt đối xử giữa dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của thành
viên này với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của thành viên khác. Tuy nhiên, GATS cho
phép một thành viên được vi phạm nguyên tắc MFN nếu thành viên này đưa biện pháp vi
phạm vào danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc và được các thành viên
khác chấp thuận.

Tên đầy đủ của danh mục là Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc. Tuy
nhiên, các nhà đàm phán có thể dùng nhiều từ khác nhau để chỉ danh mục này, thí dụ
"danh mục loại trừ MFN", "danh mục miễn trừ MFN" hay đơn giản hơn nữa là "ngoại lệ
MFN".

Biểu cam kết dịch vụ gồm 4 cột: i) cột mô tả ngành/phân ngành; ii) cột liệt kê các biện
pháp về tiếp cận thị trường; iii) cột liệt kê các biện pháp về đối xử quốc gia và iv) cột liệt
kê các cam kết bổ sung.

Cột mô tả ngành/phân ngành thể hiện tên và mã số của dịch vụ cụ thể được đưa vào cam
kết.

Theo phân loại của WTO (tài liệu MTN.GNS/W/120), lĩnh vực dịch vụ được chia thành
11 ngành chính (sector), mỗi ngành chính lại phân tiếp thành nhiều ngành nhỏ hơn được

28
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

gọi là phân ngành (sub-sector), tổng cộng bao gồm 155 phân ngành. Do tài liệu của
W/120 của WTO chỉ liệt kê tên ngành/phân ngành, không giải thích nội dung cụ thể nên
để thống nhất cách hiểu cho từng ngành/phân ngành, người ta phải viện dẫn đến Hệ thống
phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời (Provisional Central Product Classification -
PCPC) của Liên hợp quốc. Vì vậy, mỗi ngành/phân ngành dịch vụ đưa vào Biểu cam kết
đều có một mã số PCPC mà trong đàm phán, để thuận tiện, người ta thường ghi ngắn gọn
là CPC. Việc ghi ngắn gọn như vậy đôi khi đã gây lầm lẫn giữa 2 tài liệu PCPC (được sử
dụng để đàm phán) và CPC (được sử dụng cho mục đích thống kê), đều do Liên hợp quốc
ban hành.

Vì vậy, trong khuôn khổ đàm phán dịch vụ tại WTO, ký hiệu CPC phải được hiểu đầy đủ
là PCPC.

Giả sử một thành viên muốn đưa ra bản chào hoặc cam kết đối với ngành bảo hiểm nhân
thọ. Trong tài liệu W/120 của WTO, dịch vụ này thuộc phần có tiêu đề "dịch vụ bảo
hiểm", thuộc ngành "dịch vụ tài chính". Thông qua tham chiếu đến PCPC, dịch vụ bảo
hiểm nhân thọ có mã số PCPC tương ứng là 8129. Vì vậy, trong bản chào hoặc biểu cam
kết của mình, thành viên có liên quan sẽ ghi tại cột mô tả ngành dòng chữ "dịch vụ bảo
hiểm nhân thọ (CPC 8129)".

Cột hạn chế tiếp cận thị trường liệt kê các biện pháp hạn chế mà thành viên đưa ra cam
kết muốn áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. GATS quy định 6 loại biện
pháp hạn chế bao gồm: 1) hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ; 2) hạn chế về tổng
giá trị của các giao dịch hoặc tài sản; 3) hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số
lượng dịch vụ cung cấp; 4) hạn chế về số lượng lao động; 5) hạn chế hình thức thành lập
doanh nghiệp; và 6) hạn chế vốn góp của nước ngoài. Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều
biện pháp hạn chế thì mức độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài càng chặt chẽ.

29
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

Cột hạn chế đối xử quốc gia liệt kê các biện pháp mà thành viên đưa ra cam kết muốn
duy trì để phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước với nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài. Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp trong cột này thì sự phân
biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước với các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài càng lớn.

Cột cam kết bổ sung liệt kê các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và tiêu
dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế về đối xử
quốc gia. Thí dụ, cột này có thể đưa ra các quy định liên quan đến trình độ, tiêu chuẩn kỹ
thuật, các yêu cầu về thủ tục cấp phép v.v… Nhìn chung, dù đã có nhiều nỗ lực trong
việc thống nhất mục đích sử dụng của cột này, các thành viên WTO vẫn sử dụng cột này
khá tùy tiện.

C17: Trình bày cấu trúc Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam
trong khuôn khổ WTO.

Việt Nam cam kết mở cửa 11 ngành và 110 phân ngành

- Cam kết chung: bao gồm các cam kết AD cho tất cả các ngành DV xuất hiện trong biểu
cam kết DV. Phần này chủ yếu đề cập tới các chính sách KT- ™ tổng quát như các quy
định về chế độ đầu tư, hình thức thành lập DN… Một biện pháp nếu đã dc bảo lưu trong
phần cam kết chung thì về nguyên tắc ko cần phải xuất hiện lại trong phần cam kết cụ
thể. Tuy nhiên, nếu các nhà đàm phán muốn khẳng định thêm sức nặng của biện pháp
bảo lưu thì có thể đưa biện pháp đó xuất hiện cả trong phần cam kết cụ thể

- Cam kết cụ thể: bao gồm các cam kết AD cho từng DV đưa vào biểu cam kết DV. Với
mỗi DV dc liệt kê, đều có cam kết cụ thể đi kèm. ND cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị
trường đối vs từng DV cho các nhà cung cấp DV nước ngoài

30
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

- Danh mục miễn trừ MFN: Liệt kê các biện pháp tuy vi phạm nguyên tắc MFN của
WTO nhưng dc các tv WTO thông qua, đàm phán cho phép duy trì

Biểu cam kết dịch vụ gồm 4 cột: i) cột mô tả ngành/phân ngành; ii) cột hạn chế về tiếp
cận thị trường; iii) cột hạn chế về đối xử quốc gia và iv) cột cam kết bổ sung.

Cột mô tả ngành/phân ngành thể hiện tên và mã số của dịch vụ cụ thể được đưa vào cam
kết. VN đưa vào biểu cam kết 11 ngành DV và 110 phân ngành. Mỗi ngành hoặc phân
ngành trong danh mục phân loại được xác định tương ứng với mã số của Bảng phân loại
sản phẩm trung tâm (CPC). Kiểu xác định này cũng tương tự như xác định mã phân loại
hàng hoá (HS) trong biểu thuế xuất nhập khẩu.

Cột hạn chế về tiếp cận thị trường liệt kê các biện pháp duy trì đối với các nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài. GATS quy định 6 loại biện pháp hạn chế bao gồm: 1) hạn chế về số
lượng nhà cung cấp dịch vụ; 2) hạn chế về tổng giá trị của các giao dịch hoặc tài sản; 3)
hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ cung cấp; 4) hạn chế về số
lượng lao động; 5) hạn chế hình thức thành lập doanh nghiệp; 6) hạn chế góp vốn của
nước ngoài. Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp nói trên thì mức độ mở cửa thị
trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng hẹp.

Cột hạn chế về đối xử quốc gia liệt kê các biện pháp nhằm duy trì sự phân biệt đối xử
giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Biểu cam kết
nào liệt kê càng nhiều biện pháp trong cột hạn chế về đối xử quốc gia thì sự phân biệt đối
xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
càng lớn.

Cột cam kết bổ sung liệt kê các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và tiêu
dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế về đối xử

31
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

quốc gia. Cột này mô tả những quy định liên quan đến trình độ, tiêu chuẩn kỹ thuật, các
yêu cầu hoặc thủ tục về việc cấp phép v.v...

Đối vs DV quảng cáo (CPC 871) thì VN cam kết bổ sung đối với việc quảng cáo rượu
theo đó việc QC rượu phải tuân thủ các quy định của Nhà nước VN dc AD trên cơ sở ko
phân biệt đối xử, còn những ngành DV khác thì chưa có cam kết bổ sung

- Mức độ cam kết

Do các điều kiện được sử dụng trong Biểu cam kết của mỗi Thành viên sẽ tạo ra các cam
kết có tính ràng buộc pháp lý nên cần chính xác trong việc thể hiện có hay không có các
hạn chế về tiếp cận thị trường và về đối xử quốc gia. Phụ thuộc vào mức độ hạn chế mà
mỗi Thành viên có thể đưa ra, thường có bốn trường hợp sau:

- Cam kết toàn bộ

Các Thành viên không đưa ra bất cứ hạn chế nào về tiếp cận thị trường hay đối xử
quốc gia đối với một hoặc nhiều dịch vụ hay đối với một hoặc nhiều phương thức cung
cấp dịch vụ. Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết của mình cụm từ
“Không hạn chế” vào các cột và phương thức cung cấp dịch vụ thích hợp. Tuy vậy, các
hạn chế được liệt kê trong phần cam kết chung vẫn được áp dụng.

VD: đối với ngành DV pháp lý ( CPC 861), VN ko hạn chế đối với DV này dc cung ứng
qua phương thức 1( cung ứng DV qua biên giới)

- Cam kết kèm theo những hạn chế

Các Thành viên chấp nhận mở cửa thị trường cho một hoặc nhiều ngành dịch vụ
nhưng liệt kê tại các cột tương ứng của Biểu cam kết các biện pháp hạn chế áp dụng cho
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết
của mình các cụm từ như “Không hạn chế, ngoại trừ ….” hoặc “Chưa cam kết, ngoại

32
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

trừ….”. Xuất phát từ nguyên tắc chọn - bỏ, nếu chỉ liệt kê biện pháp mà không kèm theo
một trong hai cụm từ trên thì đương nhiên hiểu là "Không hạn chế, ngoại trừ ..".

VD: đối với các DV chuyển phát ( CPC 7512), VN cam kết ko hạn chế đối với DV này
dc cung ứng qua phương thức 3( hiện diện ™) ngoại trừ tỉ lệ vốn góp của phía nước
ngoài trong liên doanh có thể bị hạn chế ở mức 51% trong vòng 5 năm sau khi gia nhập.
5 năm sau khi gia nhập, cho phép thành lập cty 100% vốn đầu tư nước ngoài

- Chưa cam kết

Các Thành viên có thể duy trì khả năng đưa ra mọi biện pháp hạn chế tiếp cận thị
trường và đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều phương thức cung cấp dịch vụ cụ thể.
Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết cụm từ “Chưa cam kết”. Trong
trường hợp này, các cam kết liệt kê trong phần cam kết chung vẫn được áp dụng.

VD: đối với DV sản xuất phim ( CPC 96112, trừ băng hình), VN chưa cam kết đối với
DV này mà dc cung ứng theo phương thức 2( tiêu dùng nước ngoài)

C18: Liệt kê các ngành dịch vụ được đưa vào Biểu cam kết cụ thể về thương mại
dịch vụ của Việt Nam trong khuôn khổ WTO. Lấy ví dụ đối với một loại dịch vụ
không được đưa vào Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam.

a) Dịch vụ pháp lý (CPC 861)


1. Dịch vụ kinh A. Dịch vụ chuyên
b) Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán (CPC 862)
doanh môn
c) Dịch vụ thuế (CPC 863)
d) Dịch vụ kiến trúc (CPC 8671)
e) Dịch vụ tư vấn kỹ thuật (CPC 8672)
f) Dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ (CPC 8673)
g) Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan
đô thị (CPC 8674)

33
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

h) Dịch vụ thú y (CPC 932)

B. Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan (CPC 841-845, CPC 849)
C. Dịch vụ nghiên a) Dịch vụ nghiên cứu và phát triển đối với khoa học
cứu và phát triển tự nhiên (CPC 851)
D. Dịch vụ cho a) Dịch vụ cho thuê máy bay (CPC 83104)
thuê không kèm b) Dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác (CPC 83109)
người điều khiển
E. Dịch vụ kinh a) Dịch vụ quảng cáo (CPC 871)
b) Dịch vụ nghiên cứu thị trường (CPC 864)
doanh khác
c) Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý (CPC 865)
d) Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý (CPC 866)
e) Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (CPC 8676)
f) Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và
lâm nghiệp (CPC 881)
g) Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ (CPC 883)
h) Dịch vụ liên quan đến sản xuất (CPC 884 và 885)
i) Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật (CPC
8675)
j) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị (CPC 633)

2. Dịch vụ A.Các dịch vụ chuyển phát (CPC 7512)

thông tin B. Dịch vụ viễn thông (CPC 7521 – 7523 + 7529, 843)

C.Dịch vụ nghe a) Dịch vụ sản xuất phim (CPC 96112)


nhìn b) Dịch vụ chiếu phim (CPC 96121)
c) Dịch vụ ghi âm (k có mã)

3. Dịch vụ xây A. Thi công xây dựng nhà cao tầng (CPC 512)

dựng và các B. Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng (CPC 513)
dịch vụ kỹ C. Công tác lắp dựng và lắp đặt (CPC 514, 516)
thuật liên quan
D. Công tác hoàn thiện công trình nhà cao tầng (CPC 517)

34
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

E. Các công tác thi công khác (CPC 511, 515, 518)

4. Dịch vụ phân A. Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 621, 61111, 6113, 6121)
phối B. Dịch vụ bán buôn (CPC 622, 61111, 6113, 6121)

C. Dịch vụ bán lẻ (CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6121)

D. Dịch vụ nhượng quyền thương mại (CPC 8929)

5. Dịch vụ giáo A. Dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở (CPC 922)

dục B. Giáo dục bậc cao (CPC 923)

C. Giáo dục cho người lớn (CPC 924)

D. B.Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929)

6. Dịch vụ môi A. Dịch vụ xử lý nước thải (CPC 9401)

trường B. Dịch vụ xử lý rác thải (CPC 9402)

C. Dịch vụ khác a) Dịch vụ làm sạch khí thải (CPC 94040)


b) Dịch vụ xử lý tiếng ồn (CPC 94050)
c) Dịch vụ đánh giá tác động môi trường (CPC
94090*)

7. Dịch vụ tài A. Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm
chính B. Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác
C. Chứng khoán

8. Dịch vụ y tế A. Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311)


và xã hội
B. Các dịch vụ nha khoa và khám bệnh (CPC 9312)

9. Dịch vụ du A. Khách sạn và a) Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn (CPC 64110)
nhà hàng bao

35
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

lịch và dịch vụ gồm b) Dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC 642) và đồ uống
(CPC 643)
liên quan
B. Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471)

10. Dịch vụ giải A. Dịch vụ giải trí (bao gồm nhà hát, nhạc sống và xiếc) (CPC 9619)

trí, văn hoá và B. Dịch vụ khác Kinh doanh trò chơi điện tử (CPC 964**)
thể thao

11. Dịch vụ vận A. Dịch vụ vận a) Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa
tải biển (CPC 7211)
tải
b) Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC
7212)

B. Dịch vụ vận a) Dịch vụ vận tải hành khách (CPC 7221)


tải đường
b) Dịch vụ vận tải hàng hóa (CPC 7222)
thủy nội địa

C. Dịch vụ vận a) Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không
tải hàng b) Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính
không c) Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay (CPC
8868)

D. Dịch vụ vận a) Dịch vụ vận tải hành khách (CPC 7111)


tải đường sắt b) Dịch vụ vận tải hàng hóa (CPC 7112)

E. Dịch vụ vận a) Dịch vụ vận tải hành khách (CPC 7121+7122)


tải đường bộ b) Dịch vụ vận tải hàng hóa (CPC 7123)

F. Dịch vụ hỗ trợ a) Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ, trừ dịch vụ cung cấp


mọi phương tại các sân bay (một phần của CPC 7411)

thức vận tải b) Dịch vụ kho bãi (CPC 742)


c) Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748)

36
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

d) Các dịch vụ khác (một phần của CPC 749)

C19: Trình bày nội dung cơ bản các cam kết chung trong Biểu cam kết cụ thể về
thương mại dịch vụ của Việt Nam tại WTO.

- Phạm vi:

Phần cam kết chung bao gồm các cam kết được áp dụng chung cho tất cả các ngành và
phân ngành dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Phần này chủ yếu đề cập tới những
vấn đề kinh tế - thương mại tổng quát như các quy định về chế độ đầu tư, hình thức thành
lập doanh nghiệp, thuê đất, các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước
v.v... Nghĩa là BCK điều chỉnh tất cả những biện pháp trong các lĩnh vực này.

Về cơ bản, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ có thể được tóm tắt như sau:

Cam kết nền (tức là những cam kết được áp dụng chung cho tất cả các ngành, phân ngành
dịch vụ trong Biểu cam kết):

Các công ty nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ
phi điều đó được cho phép theo cam kết trong từng ngành cụ thể. Các công ty nước ngoài
cũng được phép mua cổ phần trong các DN Việt Nam, nhưng mức mua trong từng ngành
sẽ phải phù hợp với hạn chế về phần vốn thuộc sở hữu nước ngoài quy định trong Biểu
cam kết (riêng ngành ngân hàng, phía nước ngoài chỉ được phép mua tối đa 30% cổ
phần).

Các công ty nước ngoài cũng được phép đưa cán bộ quản lý vào Việt Nam làm việc,
nhưng tối thiểu 20% số cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam.

Về cơ bản, các cam kết nền trong WTO là gần giống với cam kết của nước ta trong BTA.

37
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

- Vấn đề cung cấp dịch vụ qua biên giới (Mode 1) và tiêu dùng ngoài lãnh thổ
(Mode 2)
Khác với phần cam kết cụ thể của Biểu cam kết, cột hạn chế tiếp cận thị trường và cột
hạn chế đối xử quốc gia của phần cam kết chung không đề cập tới phương thức cung cấp
dịch vụ qua biên giới (Mode 1) và phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Mode 2). Việc
thiếu vắng hai phương thức 1 và 2 tại phần cam kết chung không có nghĩa là Biểu cam
kết đã bỏ sót 2 phương thức này. Nó chỉ hàm ý rằng Việt Nam hiện không duy trì các quy
định hoặc biện pháp hạn chế áp dụng chung cho Phương thức 1 và Phương thức 2. Các
biện pháp hạn chế, nếu có, sẽ được nêu tại các ngành và phân ngành dịch vụ cụ thể ở
phần sau của Biểu cam kết.

C20: Phân tích các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường quy định tại điểm a, b, c
Khoản 2 Điều XVI GATS. Cho mỗi loại biện pháp 01 ví dụ minh họa từ Biểu cam
kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Schedules of specific commitments) của Việt Nam
trong khuôn khổ WTO.

Điều 16: Tiếp cận thị trường

2. Trong những lĩnh vực đã cam kết mở cửa thị trường, các Thành viên không được duy
trì hoặc ban hành những biện pháp sau đây, dù là ở quy mô vùng hoặc trên toàn lãnh
thổ, trừ trường hợp có quy định khác trong Danh mục cam kết:

(a) hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng,
độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;

38
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

(b) hạn chế tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch
theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế;

VD: Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác. Mode 3: “(b) Trong vòng 5 năm kể
từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng
nước ngoài được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân
hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh phù
hợp với lộ trình sau:

- Ngày 1 tháng 1 năm 2007: 650% vốn pháp định được cấp;
- Ngày 1 tháng 1 năm 2008: 800% vốn pháp định được cấp;
- Ngày 1 tháng 1 năm 2009: 900% vốn pháp định được cấp;
- Ngày 1 tháng 1 năm 2010: 1000% vốn pháp định được cấp;
- Ngày 1 tháng 1 năm 2011: Đối xử quốc gia đầy đủ.

(c) hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số
lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế

VD: Dịch vụ vận tải biển. Mode 3: “...ngay sau khi gia nhập, các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động từ (1) – (5) như mô tả dưới đây:

1. Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết
giá tới lập chứng từ;
2. Đại diện cho chủ hàng;
3. Cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu;
4. Chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan hoặc các ch
ứng từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển; và
5. Cung cấp dịch vụ vận tải biển bao gồm cả dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ
Việt Nam trong trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp...”

39
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

C21: Phân tích các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường quy định tại điểm d, e, f
Khoản 2 Điều XVI GATS. Cho mỗi loại biện pháp 01 ví dụ minh họa từ Biểu cam
kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Schedules of specific commitments) của Việt Nam
trong khuôn khổ WTO.

Điều 16: Tiếp cận thị trường

2. Trong những lĩnh vực đã cam kết mở cửa thị trường, các Thành viên không được duy
trì hoặc ban hành những biện pháp sau đây, dù là ở quy mô vùng hoặc trên toàn lãnh
thổ, trừ trường hợp có quy định khác trong Danh mục cam kết:

(d) hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể
hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan
tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu
kinh tế; 

(e) các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh
thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ;

Panel trong vụ EU – Energy Package nhấn mạnh rằng Điều XVI:2(e) bao gồm cả những
biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức của một thể nhân thông qua đó một người
cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ. Panel cũng chú ý rằng những biện pháp đó
không hạn chế cụ thể các hành động mà thể nhân có thể làm hoặc không làm.

Ví dụ: Dịch vụ pháp lý. ở mode 3 quy định tổ chức luật sư nước ngoài được phép thành
lập hiện diện thương mại tại VN dưới các hình thức: chi nhánh của tổ chức luật sư nước

40
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

ngoài, công ty con của tổ chức lsu nước ngoài, cty luật nước ngoài, cty hợp danh giữa tổ
chức lsu nước ngoài và cty luật hợp danh vn.

Vd2: Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý. Mode 3: “ sau 3 năm gia nhập, cho phép
thành lập chi nhánh. Đối với dv CPC 866, trừ CPC 86602: trong vòng 1 năm kể từ ngày
gia nhập, chỉ được phép hiện diện dưới hình thức liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh
doanh...”

(f) hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy định tỷ lệ phần trăm tối đa
cổ phần của bên nước ngoài hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp.

Ví dụ: Dịch vụ quảng cáo. Mode 3: “...Kể từ ngày gia nhập, cho phép thành lập liên
doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn pháp
định của liên doanh...”

VD2: Dịch vụ y tế & xã hội. Mode 3: “... vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20tr
đô la mỹ, bệnh xá đa khoa (policlinic) là 2tr đô la mỹ và cơ sở điều trị chuyên khoa là 2k
đô la mỹ.”

C22: Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới theo quy định
của CPTPP.

1. Khái niệm

Theo Điều 10.1: Định nghĩa, chương 10 thương mại dv xuyên biên giới, CPTPP:

Điều 10.1: Thương mại dịch vụ xuyên biên giới hay cung cấp dịch vụ xuyên biên giới
là việc cung cấp dịch vụ:

a) từ lãnh thổ của một Bên đến lãnh thổ của một Bên khác; (mode 1)

b) trên lãnh thổ của một Bên cho một thể nhân của một Bên khác; (2)

41
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

c) bởi một công dân của một Bên trên lãnh thổ của một Bên khác; (4)

nhưng không bao gồm việc cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ của một Bên từ một khoản
đầu tư;

Như vậy, các cam kết trong Chương Dịch vụ sẽ không áp dụng cho các dịch vụ được
cung cấp trên lãnh thổ của một thành viên bởi một khoản đầu tư của nhà đầu tư một nước
thành viên khác (mode 3) (trừ các nguyên tắc về Tiếp cận thị trường, Pháp luật nội địa và
Minh bạch vẫn được áp dụng cho các khoản đầu tư này). Các trường hợp này sẽ tuân thủ
các quy định tại Chương Đầu tư và các nguyên tắc nói trên của Chương Dịch vụ.

Chương Dịch vụ qua biên giới không áp dụng cho các trường hợp sau đây:

- Các dịch vụ tài chính (các dịch vụ tài chính được quy định trong một chương riêng
của TPP là Chương 11-Dịch vụ tài chính), (trừ trường hợp đặc biệt được nêu trong
Hiệp định);
- Mua sắm công;
- Dịch vụ công;
- Các khoản tài trợ hay trợ cấp của một một nước thành viên, bao gồm các khoản
vay, bảo lãnh và bảo hiểm hỗ trợ bởi nhà nước;
- Bất kỳ biện pháp nào của một nước Thành viên liên quan đến việc tiếp cận thị lao
động của người lao động nước Thành viên khác;
- Các dịch vụ hàng không, bao gồm các dịch vụ vận chuyển hàng không trong nước
và quốc tế, và các dịch vụ hỗ trợ liên quan, trừ một số dịch vụ như vận hành, bán
hàng và tiếp thị, sửa chữa và bảo trì...như quy định cụ thể trong Hiệp định;
- Các trường hợp nhà cung cấp dịch vụ có quốc tịch của một nước TPP khác nhưng
thuộc quyền kiểm soát của chủ thể mang quốc tịch ngoài TPP; hoặc của chủ thể
mang quốc tịch của chính nước TPP liên quan và không có bất kỳ hoạt động kinh
doanh nào đáng kể ngoài lãnh thổ của nước này

42
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

C23: Trình bày phạm vi áp dụng của Chương 10 - Thương mại dịch vụ xuyên biên
giới của CPTPP.

Điều 10.2: Phạm vi điều chỉnh

1. Chương này áp dụng cho các biện pháp được áp dụng hoặc duy trì bởi một Bên có
ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ xuyên biên giới bởi các nhà cung cấp dịch vụ của
một Bên khác.

Các biện pháp này bao gồm các biện pháp có ảnh hưởng đến:

a) việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán, hoặc giao một dịch vụ;

b) việc mua hoặc sử dụng, hoặc thanh toán cho một dịch vụ;

c) việc tiếp cận và sử dụng việc phân phối, vận chuyển, hoặc các mạng lưới viễn
thông và các dịch vụ gắn liền với việc cung cấp một dịch vụ;

d) hiện diện trên lãnh thổ Bên đó của một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên khác; và

e) việc cung cấp trái phiếu hoặc các hình thức chứng khoán khác làm điều kiện để
cung cấp một dịch vụ

- Phạm vi các dịch vụ qua biên giới bị điều chỉnh bởi CPTPP

43
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

Trừ các trường hợp ngoại lệ hoặc bảo lưu, Chương Dịch vụ qua biên giới trong CPTPP
áp dụng đối với tất cả các dịch vụ được cung cấp qua biên giới giữa các nước thành viên
CPTPP, bao gồm các dịch vụ được cung cấp:

+ Từ lãnh thổ của một nước Thành viên qua lãnh thổ của nước Thành viên khác

+ Tại lãnh thổ của một nước Thành viên cho cá nhân, tổ chức của nước Thành viên
khác, hoặc

+ Bởi một cá nhân, tổ chức mang quốc tịch của một nước Thành viên trên lãnh thổ của
một nước Thành viên khác.

Như vậy, các cam kết trong Chương Dịch vụ sẽ không áp dụng cho các dịch vụ được
cung cấp trên lãnh thổ của một thành viên bởi một khoản đầu tư của nhà đầu tư của một
nước thành viên khác (trừ các nguyên tắc về Tiếp cận thị trường, Pháp luật nội địa và
Minh bạch vẫn được áp dụng cho các khoản đầu tư này). Các trường hợp như vậy sẽ tuân
thủ các quy định tại Chương Đầu tư và các nguyên tắc nói trên của Chương Dịch vụ.

Chú ý, để tránh tình trạng lạm dụng, CPTPP cho phép các nước thành viên được từ chối
không áp dung các cam kết tại Chương Dịch vụ qua biên giới trong các trường hợp:

+ Dịch vụ của nhà cung cấp có quốc tịch của một nước CPTPP khác nhưng thuộc
quyền kiểm soát của chủ thể mang quốc tịch ngoài CPTPP;

+ Dịch vụ của chủ thể mang quốc tịch của chính nước CPTPP liên quan và không có
bất kỳ hoạt động kinh doanh nào đáng kể ngoài lãnh thổ của nước này.

Ngoài ra, Chương này cũng không áp dụng đối với một số lĩnh vực loại trừ sau đây (gọi
là các loại trừ chung):

44
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

+ Các dịch vụ tài chính (các dịch vụ tài chính được quy định trong một chương riêng
của CPTPP là Chương 11-Dịch vụ tài chính), (trừ trường hợp đặc biệt được nêu trong
Hiệp định);

+ Mua sắm công;

+ Dịch vụ công;

+ Các khoản tài trợ hay trợ cấp của một một nước Thành viên, bao gồm các khoản vay,
bảo lãnh và bảo hiểm hỗ trợ bởi Nhà nước;

+ Bất kỳ biện pháp nào của một nước Thành viên liên quan đến việc tiếp cận thị trường
lao động của người lao động nước Thành viên khác;

+ Các dịch vụ hàng không, bao gồm các dịch vụ vận chuyển hàng không trong nước và
quốc tế, và các dịch vụ hỗ trợ liên quan, trừ một số dịch vụ như vận hành, bán hàng và
tiếp thị, sửa chữa và bảo trì…như quy định cụ thể trong Hiệp định.

Điều khoản tương tự của Chương 10 đã chỉ rõ rằng việc cung ứng dịch vụ trên lãnh
thổ của một bên từ một hoạt động đầu tư không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương
10. Chương quy định tất cả các biện pháp được một bên áp dụng hoặc duy trì và thương
mại dịch vụ qua biên giới được tiến hành bởi nhà cung ứng dịch vụ của một Bên khác
bao gồm (nhưng không giới hạn) các biện pháp ảnh hưởng tới sản xuất, phân phối, tiếp
thị, bán hàng hoặc dịch vụ giao hàng, ảnh hưởng tới việc mua bán và sử dụng, hoặc thanh
toán dịch vụ, hoặc ảnh hưởng hoạt động bảo lãnh hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính
khác để thỏa mãn điều kiện đối với việc cung ứng dịch vụ (Điều 10.2).

Mỗi Bên có nghĩa vụ áp dụng đối với các dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ đối
xử quốc gia khác và đối xử tối huệ quốc khác (theo Điều 10.3 và 10.4). Nghĩa vụ cụ thể
liên quan đến các biện pháp hạn chế hoặc hạn chế tiếp cận thị trường (Điều 10.5). Các

45
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

quy tắc đặc biệt áp dụng đối với các dịch vụ nghề nghiệp (Phụ lục 10-A), dịch vụ chuyển
phát nhanh (Phụ lục 10-B) và cơ chế ngăn chặn các biện pháp không phù hợp (Phụ lục
10-C).

C24: Trình bày nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường theo quy định của CPTPP.

Điều 10.5: Tiếp cận thị trường:

1. Không Bên nào, dù là ở quy mô vùng hay trên toàn lãnh thổ, được áp dụng hoặc duy
trì các biện pháp:

a) áp đặt hạn chế về:

(i) số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc
quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;

(ii) tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch theo
số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế;

(iii) tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số
lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế 3 ; hoặc

(iv) tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc
một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên
quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu
về nhu cầu kinh tế; hoặc

b) hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó
người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ.

46
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

Nguyên tắc về tiếp cận thị trường (Market Access): Nguyên tắc này yêu cầu các
nước thành viên TPP không áp đặt các hạn chế về số lượng dịch vụ (ví dụ như hạn chế về
số lượng các nhà cung cấp dịch vụ hay số lượng các giao dịch được thực hiện) hoặc yêu
cầu nhà cung cấp dịch vụ phải thành lập một hình thức pháp lý nhất định để cung cấp
dịch vụ.1

Mở cửa thị trường dịch vụ Trong CPTPP, các Thành viên cam kết mở cửa thị trường dịch
vụ theo phương thức chọn-bỏ (khác với phương thức mở cửa kiểu chọn cho trong WTO).
Theo Chương 10 này, các Thành viên cam kết sẽ mở cửa toàn bộ thị trường các dịch vụ
theo đúng các nguyên tắc nêu tại Chương 10 (NA, MFN, MA, LP) ngoại trừ các hạn chế
đối với các lĩnh vực dịch vụ nêu tại các Danh mục các biện pháp không tương thích, quy
định tại Phụ lục I và Phụ lục II của CPTPP (mỗi nước sẽ có 01 Danh mục riêng). Các
Danh mục này thực chất là các ngoại lệ/bảo lưu cho phép các nước CPTPP không phải
tuân thủ một số các nghĩa vụ trong Chương Dịch vụ qua biên giới và Chương Đầu tư
trong CPTPP. Mỗi Danh mục có cơ chế/nguyên tắc áp dụng riêng.

Phụ lục I: bao gồm các biện pháp không tương thích đang áp dụng tại thời điểm CPTPP
có hiệu lực mà mỗi nước CPTPP sẽ được tiếp tục áp dụng; trường hợp có sửa đổi thì việc
sửa đổi phải đáp ứng được hai nguyên tắc sau:

- Sửa đổi theo hướng không kém thuận lợi hơn so với biện pháp đó tại thời điểm Hiệp
định có hiệu lực (nguyên tắc giữ nguyên trạng - “standtill”)
- Một khi đã sửa đổi lên một mức mới thuận lợi hơn, thì những sửa đổi sau đó sẽ không
được kém thuận lợi hơn mức mới này (nguyên tắc chỉ tiến không lùi - “ratchet”).

Tuy nhiên, riêng với Việt Nam, đối với nguyên tắc “rachet” về dịch vụ này được bảo lưu
chỉ phải tuân thủ sau 3 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực.

1
http://trungtamwto.vn/upload/files/fta/174-da-ky-ket/175-cptpp-tpp11/177-noi-dung-hiep-inh/TPP_Chuong%2010.pdf

47
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

Phụ lục II: bao gồm các biện pháp không tương thích mà nước Thành viên CPTPP được
phép áp dụng mà không có hạn chế gì về thời gian (hiện tại hay tương lai) và cách thức
(thuận lợi hơn hay khó khăn hơn).

C25: Trình bày nội dung cơ bản của các quy định về thương mại dịch vụ trong
khuôn khổ AFTA.

1. AFAS

Tổng quan:

Ngày 15/12/1995: Các nước ASEAN ký Hiệp định Khung về dịch vụ của ASEAN
(AFAS). Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự GATS làm tiền đề cho các vòng
đàm phán từng bước tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN.

1996 – 2015: Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 gói cam kết về dịch
vụ, 6 gói cam kết về dịch vụ tài chính và 8 gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không

Mục tiêu:

Mục tiêu tự do hóa trong khuôn khổ AFAS đã được nêu trong Kế hoạch tổng thể xây
dựng AEC (AEC Blueprint). AEC Blueprint đặt ra các yêu cầu về tự do hóa đối với cả 4
phương thức cung cấp dịch vụ là: Phương thức 1 – Cung cấp dịch vụ qua biên giới,
Phương thức 2 – Tiêu dùng ở nước ngoài, Phương thức 3 – Hiện diện thương mại, và
Phương thức 4 – Hiện diện thể nhân. Tuy nhiên, các Gói cam kết trong khuôn khổ Hiệp
định AFAS chỉ đề cập đến 3 Phương thức 1, 2, 3 còn Phương thức 4 được tách ra đàm
phán riêng trong Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP) vào năm 2012.

Đối với 3 Phương thức cung cấp dịch vụ 1, 2, 3, AEC Blueprint đặt ra mục tiêu:

48
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

+ Đối với Phương thức 1 và 2: Không có hạn chế nào, ngoại trừ các trường hợp có lý do
hợp lý (như bảo vệ cộng đồng) và được sự đồng ý của tất cả các Thành viên ASEAN
trong từng trường hợp cụ thể.

+ Đối với Phương thức 3: Cho phép tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài thuộc
khu vực ASEAN trong các doanh nghiệp lên tới 70% vào năm 2015 đối với tất cả các
lĩnh vực và từng bước loại bỏ các rào cản khác.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm 31/12/2015 thì các nước ASEAN vẫn chưa đạt được đầy đủ
các mục tiêu kể trên.

Nguyên tắc, phạm vi và hình thức đàm phán

Nguyên tắc đàm phán: Đàm phán dịch vụ trong khuôn khổ AFAS được thực hiện theo
hình thức chọn – cho giống WTO, tức là tất cả các ngành/ lĩnh vực có cam kết mở cửa thì
sẽ được đưa vào trong các gói cam kết, còn trường hợp không đưa vào là không có cam
kết gì.

Phạm vi cam kết: Các gói cam kết về mở cửa dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định AFAS
không bao gồm phương thức cung cấp dịch vụ 4 – hiện diện thể nhân, mà chỉ bao gồm 3
phương thức cung cấp dịch vụ 1 – cung cấp dịch vụ qua biên giới, 2 – tiêu dùng ở nước
ngoài và 3 – hiện diện thương mại. Các cam kết về hiện diện thể nhân hay còn gọi là di
chuyển thể nhân được đàm phán riêng trong Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN
năm 2012.

2. ATISA

ATISA được coi là bước đi mới trong tiến trình hội nhập về dịch vụ của ASEAN. Khi có
hiệu lực, Hiệp định này sẽ thay thế Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ năm 1995, với
nhiều nội dung mới theo hướng mở cửa, tự do hóa hơn về dịch vụ. ATISA được hi vọng

49
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

sẽ đặt nền tảng mới cho việc thúc đẩy thương mại dịch vụ trong khu vực và nâng cao sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ trong ASEAN.

Về quy tắc, ATISA thiết lập các khuôn khổ thực thi những cam kết tự do hóa từ AFAS,
giảm bớt các rào cản quy định phân biệt đối xử với những nhà cung cấp dịch vụ, đồng
thời đưa ra nền tảng pháp luật vững chắc và cơ chế minh bạch hơn cho thị trường dịch vụ
trong khu vực.

Về mở cửa thị trường dịch vụ, ATISA áp dụng phương pháp tiếp cận mới – mở cửa theo
kiểu “chọn – bỏ”. Cụ thể, các bên cam kết mở cửa tất cả các ngành dịch vụ ngoại trừ các
ngành/ phân ngành được liệt kê trong Danh sách các biện pháp không tương thích (Danh
sách thiết lập riêng theo cam kết của từng nước thành viên ASEAN). Đây là cách tiếp cận
mới trái với phương pháp chọn – cho của AFAS, vốn chỉ cho phép mở cửa những ngành
dịch vụ đã được liệt kê rõ ràng trong Hiệp định.

C26: Trình bày cấu trúc và nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về thương
mại dịch vụ trong khuôn khổ AFTA.

1. AFAS

Mức độ cam kết của Việt Nam:

+ Trong các 9 Gói cam kết trên, các Gói cam kết 1-7 của Việt Nam có mức độ mở cửa
dịch vụ chỉ thấp hơn hoặc bằng so với mức độ mở cửa dịch vụ của Việt Nam trong WTO.
Nhưng bắt đầu từ Gói thứ 8 trở đi, một số cam kết của Việt Nam trong một số phân
ngành đã bắt đầu cao hơn mức độ mở cửa trong WTO và bổ sung thêm cam kết cho một
số phân ngành mới.

50
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

+ Gói cam kết thứ 9 về dịch vụ trong AFAS có nhiều lĩnh vực Việt Nam cam kết cao
hơn và mở rộng thêm một số cam kết so với WTO. Hiện tại Việt Nam đã hoàn thành phê
chuẩn Gói cam kết thứ 9 của AFAS và sẽ thực hiện khi Gói này khi có hiệu lực. Theo
quy định của Nghị định thư thực thi Gói cam kết thứ 9 thì sau 180 ngày kể từ ngày ký
Nghị định thư (27/11/2015) thì Gói này sẽ có hiệu lực.

- Đối với ngành Y tế, Việt Nam xóa bỏ yêu cầu vốn pháp định để thành lập cơ sở
cung cấp dịch vụ bệnh viện, nha khoa và khám bệnh tại Việt Nam.

- Trong ngành công nghệ thông tin, Việt Nam cho phép góp vốn nước ngoài (FDI) lên
tới 70% trong liên doanh để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng không có hạ tầng
mạng.

- Đối với dịch vụ đại lý lữ hành, điều hành tour nội địa, mặc dù đặt ra yêu cầu doanh
nghiệp FDI phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước để cung cấp dịch vụ nhưng
không hạn chế số vốn góp của nước ngoài. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này
chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch tại Việt Nam và cung cấp
thêm dịch vụ lữ hành nội địa nếu dịch vụ này nằm trong gói dịch vụ du lịch Việt
Nam. Việt Nam chưa cho phép doanh nghiệp FDI đưa khách ra du lịch nước ngoài.
Ngoài ra, trong gói cam kết thứ 9 của AFAS. Việt Nam cho phép các nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ công viên giải trí (theme
park) nhưng phần vốn góp FDI không vượt quá 70%.

- Vận tải hàng không: Việt Nam cam kết mở cửa dịch vụ bán và tiếp thị vận tải hàng
không, không có yêu cầu bắt buộc phải có đại lý hoặc văn phòng bán lẻ tại Việt
Nam. Doanh nghiệp FDI cũng không bị hạn chế khi cung cấp dịch vụ cho thuê máy
bay kèm/không kèm đội bay, dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển theo đường
hàng không, dịch vụ bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ đặt chỗ, giữ
chỗ bằng máy tính, dịch vụ cung cấp bữa ăn trên máy bay.

51
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

- Về dịch vụ tài chính: Do lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực khá nhạy cảm, nên các
cam kết mở cửa lĩnh vực tài chính còn khá hạn chế, đối với Việt Nam các cam kết
mở trong AFAS là tương đương với các cam kết trong WTO.

2. Trong ATIGA

Trong ATIGA ( Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN ), các mặt hàng của Việt Nam
được chia thành 2 nhóm chính
- Nhóm các mặt hàng cắt giảm và xoá bỏ thuế quan: chiếm hầu hết các mặt hàng, có
lộ trình giảm thuế từ năm 1996, giảm thuế suất xuống mức 0-5% vào năm 2006 và
xoá bỏ thuế quan vào năm 2015, với một số mặt hàng được linh hoạt đến 2018.
Ngoài ra, các mặt hàng công nghệ thông tin (phù hợp với diện mặt hàng của WTO)
sẽ được xoá bỏ thuế quan trong 3 năm: 2008-2010. Đồng thời các mặt hàng thuộc
lĩnh vực ưu tiên hội nhập (12 lĩnh vực) sẽ được xoá bỏ sớm hơn là vào năm 2012
(thay vì 2015), trong đó có 9 lĩnh vực hàng hoá gồm: gỗ và sản phẩm gỗ, ôtô, cao
su, dệt may, sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản, điện tử, công nghệ thông tin, y tế
(thiết bị, thuốc men).
- Nhóm hàng nông sản nhạy cảm: gồm 89 dòng thuế là các mặt hàng nông sản chưa
chế biến, gồm một số loại gạo, hoa quả, thực phẩm, đường. Những mặt hàng này
không phải xoá bỏ thuế quan, có lộ trình giảm thuế từ năm 2004 xuống mức thuế
suất cao nhất là 5% vào năm 2013 (trừ mặt hàng đường là 2010).

C27: Trình bày nội dung cơ bản các quy định về thương mại dịch vụ trong khuôn
khổ EVFTA.

Trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, hai bên cam kết, trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp
định có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín

52
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng
thương mại cổ phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 04 ngân
hàng thương mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank,
Vietcombank và Agribank.

Đối với lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm, Việt Nam cam kết cho phép nhượng tái bảo hiểm qua
biên giới, cam kết dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện theo luật Việt Nam. Riêng đối với yêu
cầu cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm, Việt Nam chỉ cho phép sau một
giai đoạn quá độ.

Về dịch vụ viễn thông, Việt Nam chấp nhận mức cam kết tương đương trong Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đặc biệt, đối với dịch
vụ viễn thông giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, Việt Nam cho phép EU được lập
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau một giai đoạn quá độ.

Trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, Việt Nam đồng ý bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế
sau 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tuy nhiên Việt Nam bảo lưu quyền thực hiện
quy hoạch hệ thống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử. Việt Nam cũng đồng ý
không phân biệt đối xử trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, cho phép các doanh
nghiệp EU được bảo lưu điều kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành và chỉ cần một
giấy phép để thực hiện các hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ.

Chương 8 gộp chung vấn đề đầu tư, tmdv và tm điện tử.

 Cam kết của EU cho Việt Nam: Cao hơn cam kết của EU trong WTO và tương
đương với mức cao nhất của EU trong các FTA gần đây của EU.
 Cam kết của Việt Nam cho EU: Cao hơn cam kết của Việt Nam trong WTO và ít
nhất là ngang bằng với mức mở cửa cao nhất mà Việt Nam cho các đối tác khác
trong các đàm phán FTA hiện tại của Việt Nam (bao gồm cả CPTPP)

53
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

Những ngành, phân ngành VN chưa cam kết trong EVFTA:

 DV kinh doanh (trưng cầu ý kiến công chúng, điều tra và an ninh ngoại trừ DV hệ
thống an ninh; trọng tài và hoà giải trừ đối với tranh chấp TM giữa các DN; cung
ứng nhân sự; Liên quan tới đánh bắt cá trừ DV tư vấn chuyên biệt; DV điều tra,
đánh giá và khai thác rừng tự nhiện, DV chụp ảnh hàng không; thăm dò khoáng
sản; …)
 DV thông tin (phân phối băng đĩa hình; …)
 DV phân phối (chợ truyền thống; sàn giao dịch hàng hoá)
 DV y tế (hạ tầng y tế cho dân cư không phải là bệnh viện)
 Vận tải đường sắt, đường bộ nội địa; vận tải thuỷ nội địa; …

MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG

 Tương tự WTO: Dịch vụ nghĩa là bất kỳ dịch vụ trong bất kỳ ngành nào ngoại trừ
dịch vụ cung cấp nhằm thực thi quyền lực nhà nước = Dịch vụ được cung cấp hoặc
các hoạt động được thực hiện không dựa trên cơ sở thương mại, không cạnh tranh
với một hoặc nhiều chủ thế khác.
 Hợp đồng dịch vụ phải tuân thủ yêu cầu của pháp luật của bên nơi hợp đồng được
thực hiện
 CPC là Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm, quy định tại Tài liệu thống kê của
Liên hiệp quốc, nhóm M, số 77, CPC prov 1991.

C28: Trình bày phạm vi điều chỉnh của Chương 8 - Thương mại dịch vụ của
VKFTA.

Phạm vi điều chỉnh của Chương 8 về thương mại dịch vụ của VKFTA được quy định tại
Điều 8.1:

54
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

Điều 8.1: Phạm vi

1. Chương này áp dụng đối với các biện pháp của một Bên ảnh hưởng đến thương
mại dịch vụ. Các biện pháp này bao gồm các biện pháp liên quan đến:

a) Việc mua, sử dụng hoặc thanh toán cho dịch vụ;

b) Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ, gắn liền với việc cung cấp dịch vụ, mà
một Bên được yêu cầu phải đưa ra phục vụ công chúng một cách phổ biến; và

c) Sự hiện diện, bao gồm cả hiện diện thương mại, trong lãnh thổ của mình, của
nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia.

- Đối với Chương này, các biện pháp của một Bên nghĩa là các biện pháp được thực hiện
bởi
(a) chính quyền hoặc các cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương, địa phương; và
(b) các cơ quan phi chính phủ thực hiện các quyền do chính quyền hoặc các cơ quan
- Chương này không áp dụng đối với:
a) dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ trong lãnh thổ mỗi
Bên;
b) các biện pháp ảnh hưởng đến thương quyền vận tải hàng không, cho dù có được
cấp; hoặc các biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi thương quyền vận tải
hàng không, trừ các biện pháp ảnh hưởng đến:
i) dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay;
ii) việc bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không; và
iii) dịch vụ đặt vé qua hệ thống máy tính
c) dịch vụ vận tải biển nội địa;
d) trợ cấp hoặc tài trợ của một Bên, hoặc bất kỳ điều kiện nào liên quan đến việc nhận
hoặc tiếp tục nhận trợ cấp và tài trợ, ngoại trừ quy định tại Điều 8.16; hoặc

55
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

e) các biện pháp ảnh hưởng tới thể nhân đang tiếp cận thị trường việc làm của một
Bên và các biện pháp liên quan tới quyền công dân, việc thường trú dài hạn hay
việc làm dài hạn.

Chương về Dịch vụ trong VKFTA được chia làm 02 phần:

 Cam kết về nguyên tắc: bao gồm các định nghĩa, các quy định chung về nghĩa vụ:
Đối xử quốc gia, Đối xử tối huệ quốc…, và 03 Phụ lục về Tài chính, Viễn thông,
Di chuyển thể nhân.

 Cam kết về mở cửa thị trường : là 01 Phụ lục riêng bao gồm 02 Danh mục mở cửa
của Việt Nam và Hàn Quốc về từng lĩnh vực dịch vụ.

2.1. Cam kết về nguyên tắc

2.2. Cam kết về mở cửa thị thường

So với các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam và Hàn Quốc trong WTO và
AKFTA thì trong VKFTA, hai Bên cam kết rộng hơn, sâu hơn:

Việt Nam mở cửa hơn cho Hàn Quốc trong 02 phân ngành:

+ Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị;


+ Dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác không kèm người điều khiển.
Hàn Quốc mở cửa hơn cho Việt Nam trong 05 phân ngành:
+ Dịch vụ pháp lý;

56
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

+ Dịch vụ chuyển phát;


+ Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa đường sắt;
+ Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ vận tải đường sắt;
+ Dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học tự nhiên.

C29: Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ pháp lý. Cho 01 ví dụ.

- Khái niệm dịch vụ pháp lý

Dịch vụ pháp lý có thể được định nghĩa là tổng thể các dịch vụ tư vấn pháp luật và dịch
vụ đại diện pháp lý được định lập và thực hiện theo quy định pháp luật của nước nơi các
dịch vụ đó được định lập và có thể được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật nội dung
và thủ tục tố tụng khác nhau của hệ thống pháp luật quốc gia.

- Dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam

Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau,
chưa có sự thống nhất về quan niệm, cũng như bản chất của dịch vụ pháp lý.

Điều 1 Pháp lệnh Luật sư năm 2001 quy định về dịch vụ pháp lý bao gồm hoạt động tố
tụng, tư vấn pháp lý và dịch vụ pháp lý khác. Theo Điều 14 Pháp lệnh Luật sư năm 2001,
dịch vụ pháp lý có thể chia thành các lĩnh vực sau đây:

 Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng tư pháp;

 Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng trọng tài;

 Tư vấn pháp luật;

 Đại diện theo uỷ quyền về các vấn đề có liên quan đến pháp luật; - Các dịch vụ
pháp lý khác.

- Dịch vụ pháp lý theo quy định của GATS/WTO

GATS: Loại trừ các DV pháp lý có tính chất công

57
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

“Danh mục Phân loại ngành dịch vụ” của WTO - DV pháp lý (CPC 861) là:

 Một phân ngành của DV kinh doanh.


 Và là DV chuyên môn.

 Gồm:

 CPC 86111: DV tư vấn pháp lý và đại diện liên quan đến luật hình sự.
 CPC 86119: DV tư vấn pháp lý và đại diện liên quan đến các lĩnh vực pháp luật
khác.
 CPC 86120: DV tư vấn pháp lý và đại diện trong các thủ tục tố tụng trước hội
đồng, ban mang tính tòa án, …
 CPC 86130: Các DV chứng nhận và chứng thực giấy tờ.
 CPC 86190: Các DV tư vấn pháp lý và thông tin khác

Dịch vụ pháp lý được cam kết theo phạm vi cung cấp DV:

(1) luật của nước tiếp nhận dịch vụ (tư vấn/đại diện);

(2) luật của nước cung cấp dịch vụ và/hoặc luật của nước thứ ba (tư vấn/đại diên);

(3) luật quốc tế (tư vấn/đại diện);

(4) các dịch vụ chứng từ pháp lý và chứng nhận

(5) các dịch vụ tư vấn và thông tin khác.

C30: Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý.
Cho mỗi phương thức 01 ví dụ.

Dịch vụ pháp lý có thể được cung cấp qua 4 phương thức: (1) cung cấp dịch vụ qua biên
giới, (2) tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, (3) hiện diện thương mại, (4) hiện diện thể nhân.

58
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

- Phương thức 1 – Cung ứng dịch vụ qua biên giới : Cung ứng dịch vụ qua biên giới
được hiểu là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất
kỳ một thành viên nào khác.

Ví dụ: Công ty A của Mỹ cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng B ở Việt Nam qua
mail, fax, điện thoại,...

- Mode 2 - “tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài” là phương thức mà DV dc cung ứng trên
lãnh thổ của 1 nước tv cho ng tiêu dùng DV của bất kỳ nước tv nào khác. bản thân
người tiêu dùng DV di chuyển tới nước nơi DV dc cung ứng để sử dụng DV ( ng cung
ứng DV ko di chuyển)

Ví dụ: Khách hàng C từ Việt Nam qua Mỹ để nhờ công ty D tư vấn về vấn đề pháp lý
liên quan đến việc xin visa, hộ chiếu thất lạc,...

- Mode 3 - Hiện diện thương mại : Đây là phương thức cung cấp dịch vụ bởi một nhà
cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ
của một thành viên khác.

Ví dụ: Công ty luật baker mc.kenzie mở chi nhánh tại việt nam và cung cấp dịch vụ
pháp lý cho các khách hàng việt nam.

C31: Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại
trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý.

Hầu hết các hoạt động thương mại dịch vụ được thực hiện theo phương thức 1 (cung cấp
dịch vụ qua biên giới) hoặc phương thức 4 (hiện diện của thể nhân) hoặc với tư cách
người làm thuê/thành viên của công ti luật nước ngoài. Phương thức 3 (hiện diện thương
mại) tương đối khó thực hiện, do chi phí khá cao so với việc cung cấp dịch vụ theo

59
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

phương thức. Bởi vậy, các rào cản TMDV đối với dịch vụ pháp lý chủ yếu là rào cản đối
với phương thức 1 và phương thức 4.

Các rào cản đối với Tiếp cận thị trường

(1) Hạn chế về quốc tịch: dựa trên “chức năng công cộng” (“public function”): thẩm
phán, công chứng viên, đại diện tố tụng trước tòa.

Lĩnh vực thường phải đáp ứng điều kiện về quốc tịch là dịch vụ công chứng, dịch vụ
tranh tụng (trong tất cả các lĩnh vực pháp luật). Lĩnh vực ít phải đáp ứng điều kiện về
quốc tịch hơn là hoạt động thực hành luật trong nước. Bởi vì luật sư tranh tụng hoặc công
chứng viên (ở một số nước, công chứng viên là công chức) thực hiện “chức năng công”,
do đó điều kiện về quốc tịch được áp đặt trong các hoạt động nói trên.

(2) Hạn chế sự di chuyển của các nhà quản lý, chuyên gia (liên quan đến chính sách
nhập cư).

Rào cản về chính sách nhập cư hạn chế sự đi lại của các luật sư, nhà quản lí, nhân viên kĩ
thuật nước ngoài: Rào cản này có thể áp dụng đối với thể nhân muốn cư trú lâu dài hoặc
thường trú hoặc các cá nhân đi lại vì mục đích kinh doanh trong thời gian ngắn. Trên thực
tế, một số thành viên WTO có cam kết mở cửa cho cung cấp dịch vụ pháp luật theo
phương thức 4 (hiện diện của thể nhân) nhưng lại đưa ra các điều kiện rất nghiêm ngặt về
nhập cảnh như: giới hạn về số lượng nhà cung cấp dịch vụ, chọn lọc các nhà cung cấp
dịch vụ theo các tiêu chuẩn chặt chẽ v.v..

(3) Hạn chế hình thức pháp lý.

Rào cản về hình thức pháp luật của dịch vụ pháp luật: : Ở nhiều nước, trong đó có 8
thành viên của OECD quy định cấm thành lập công ti luật theo kiểu công ti trách nhiệm
hữu hạn

60
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

(4) Hạn chế phần vốn góp.

Các rào cản áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia.

Đó là các rào cản sau đây: Hạn chế việc thành lập công ti hợp danh với luật sư trong
nước; hạn chế việc thuê luật sư trong nước làm việc; điều kiện về văn bằng; hạn chế việc
sử dụng tên của công ti luật nước ngoài và quốc tế; điều kiện về nơi cư trú; phân biệt đối
xử trong việc cấp phép.

Các rào cản trên cơ sở pháp luật trong nước: Đa số là các yêu cầu về chuyên môn và
cấp phép.

 Công nhận là luật sư hay không


 Quy định được hành nghề sau khi đã được đào tạo ở nước sở tại
 Yêu cầu nhà tư vấn luật nước ngoài phải đăng ký với đoàn luật sư ở địa phương
 Phải qua kỳ thi sát hạch chuyên môn.
 Yêu cầu nhà tư vấn luật nước ngoài phải có một số năm kinh nghiệm tại nước xuất
xứ.
Điều kiện về văn bằng: Ở hầu hết các nước, điều kiện về văn bằng luật đòi hỏi rằng người
có văn bằng phải đạt trình độ đại học với thời gian học từ 3 đến 5 năm và một thời gian
thực tập. Ở một số nước, đào tạo đại học được bổ sung bằng thời gian đào tạo sau đại học
hoặc đào tạo nghề từ 1 đến 3 năm. Một số ít nước cho phép luật sư hành nghề ngay sau
khi kết thúc thời gian đào tạo luật mà không cần phải qua kì sát hạch chuyên môn nào,…
Điều kiện về cấp phép: các công ty luật thường phải tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp của
nước tiếp nhận dịch vụ và không được cung cấp dịch vụ trong những lĩnh vực pháp luật

61
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

mà họ không có văn bằng; phải đăng kí tại đoàn luật sư địa phương và/hoặc phải qua
kiểm tra chuyên môn. Kiểm tra chuyên môn dành cho FLC và luật sư trong nước thường
khác nhau về phạm vi,…

C32: Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ pháp lý trong
khuôn khổ WTO.

Việt Nam loại trừ hoạt động tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại diện
cho khách hàng của mình trước Tòa án Việt Nam; và dịch vụ giấy tờ pháp lý và công
chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam. Nghĩa là Việt Nam không cho phép các hoạt
động này được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

1. Đối với hạn chế tiếp cận thị trường

Mode 1 2 không hạn chế, có nghĩa là Việt Nam không đưa ra rào cản nào đối với 2
phương thức cung cấp dịch vụ này.

Mode 3 Việt Nam quy định về các hình thức thành lập hiện diện thương mại, thu hẹp
trong phạm vi những hình thức sau:

- Chi nhánh của tổ chúc luật sư nước ngoài


- Công ty con của tổ chức luật sư nước ngoài
- Công ty luật nước ngoài
- Công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt
Nam
Như vậy là những hình thức thành lập hiện diện thương mại khác sẽ không được phép
cung cấp dịch vụ pháp lý.
Mode 4 chưa cam kết nghĩa là chưa mở cửa cho việc cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua
phương thức này.

62
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

2. Đối với hạn chế đối xử quốc gia

Việt Nam không đưa ra bất cứ hạn chế về đối xử quốc gia nào đối với mode 1 2 3, nghĩa
là tất cả các nước thành viên WTO đều có quyền cung cấp dịch vụ pháp lý cho VN ngang
nhau và bằng 3 phương thức đó, k bị hạn chế. Mode 4 chưa cam kết nghĩa là Việt Nam
chưa mở cửa đối với phương thúc này.

C33: Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ giáo dục. Cho 01 ví dụ.

1. Khái niệm

Theo “Danh mục Phân loại ngành dịch vụ” của WTO - Tài liệu MTN.GNS/W/120.
DVGD là nhóm thứ 5:

5. EDUCATIONAL SERVICES

5A. Dịch vụ giáo dục tiểu học (CPC 921) Primary education services (CPC 921)

1. Giáo dục tiền học đường (CPC 92110)

2. Dịch vụ giáo dục tiểu học khác (CPC 92190). Không bao gồm (i) dịch vụ giữ trẻ
(CPC 93321); (ii) dịch vụ xóa mù chữ cho người lớn (là 1 phần của DVGD cho
người lớn – CPC 92400)

5B. Dịch vụ giáo dục trung học (CPC 922) Secondary education services (CPC 922)

1. DVDG trung học phổ thông (CPC 92210)

2. DVGD trung cấp (CPC 92220)

3. DVGD trung học kỹ thuật và dạy nghề (CPC 92230)

4. DVGD trung cấp kỹ thuật và dạy nghề cho sinh viên tật nguyền (CPC 92240)

63
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

5C. Dịch vụ giáo dục nâng cao (CPC 923) Higher education services (CPC 923)

1. 92310 Các dịch vụ giáo dục mang tính kỹ thuật và hướng nghiệp sau trung học

Các dịch vụ giáo dục mang tính kỹ thuật và hướng nghiệp sau trung học, bằng
không chính thức. Các dịch vụ giáo dục này bao gồm nhiều các chương trình vấn
đề môn học. Các chương trình học này tập trung đào tạo các kỹ năng thực tiễn như
cũng bao gồm Dịch vụ hướng dẫn lý thuyết cơ bản cần biết.

2. 92390 Các dịch vụ giáo dục nâng cao khác (GD ở trình độ đại học và tương
đương)

Các dịch vụ giáo dục tiến đến bằng cấp đại học hoặc tương đương. Các dịch vụ
giáo dục này do các trường đại học và chuyên nghiệp cung cấp. Các chương trình
học không chỉ tập trung vào hướng dẫn lý thuyết mà còn vào Dịch vụ đào tạo
nghiên cứu nhằm chuẩn bị cho sinh viên tham gia vào Công việc.

5D. Dịch vụ giáo dục người lớn (CPC 924) Adult education (CPC 924): Ngoài hệ
thống giáo dục chính quy.

5E. Dịch vụ giáo dục khác (CPC 929) Other education services (CPC 929): Không
gồm dịch vụ giáo dục liên quan đến vui chơi, giải trí, ví dụ như DVGD cho các
trường thể thao.

Trong khuôn khổ WTO, đã có 62 thành viên đưa ra cam kết về dịch vụ giáo dục, trong đó
phân ngành được cam kết nhiều nhất là dịch vụ giáo dục trung học, dịch vụ giáo dục nâng
cao và DVGD người lớn. Trên thực tế, một số nước thành viên WTO đã bổ sung một số
định nghĩa để xác định mức độ, phạm vi trong các cam kết của họ. Ví dụ như: định nghĩa
về giáo dục công/tư (Australia, Bulgaria, Czech Republic, New Zealand, Poland,
Slovakia, Switzerland); Giáo dục có cấp bằng/không cấp bằng - qua các kỳ thi được quốc

64
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

gia công nhận (Norway); GD bắt buộc và không bắt buộc (Switzerland, Liechtenstein);
GD tại các trường trong nước và quốc tế (Thailand);…

Ví dụ:

C34: Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục.
Cho mỗi phương thức 01 ví dụ.

Thương mại dịch vụ giáo dục

- Cung ứng DV theo 4 phương thức.


- Chủ yếu thông qua sự di chuyển của sinh viên qua biên giới (phương thức 2) →
chính sách thu hút sinh viên nước ngoài (lý do kinh tế, văn hóa)
- Thành lập các cơ sở đào tạo ở nước ngoài (phương thức 3) cũng ngày càng tăng.

(1) Số lượng thành viên đưa ra CK: 62 thành viên

(2) Thống kê theo từng phân ngành: 5A: 43 thành viên; 5B: 50 thành viên; 5C: 53
thành viên; 5D: 52 thành viên; 5E: 35 thành viên.

(3) Việt Nam cam kết với 4 phân ngành 5B 5C 5D 5E

Ví dụ:

(1) Phương thức 1 (Cung ứng DV xuyên biên giới - Cross border) : Là phương thức
theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một nước thành viên này sang lãnh
thổ của một nước thành viên khác. Đặc điểm của phương thức này là không yêu
cầu sự dịch chuyển vật lý của cả người cung cấp lẫn người tiêu dùng dịch vụ.

65
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

Với dịch vụ giáo dục chủ yếu là cung cấp các dịch vụ giáo dục từ xa như giáo dục
trực tuyến (e-learning, online learning) xuyên quốc gia, hoặc cung cấp các ứng
dụng giáo dục điện tử cho người sử dụng.

VD: Các trường đại học nước ngoài mở DVGD trực tuyến có cấp bằng, hssv toàn
thế giới có thể đăng ký học. Các ứng dụng giáo dục điện tử: Duolingo,
EngBreaking, IELTS ONLINE TEST.

Theo đó, các dịch vụ giáo dục từ xa kể trên đều có trụ sở nhà cung cấp không cần
đặt tại lãnh thổ của nước nhận cung ứng dịch vụ (Việt Nam) mà cung cấp qua
internet xuyên quốc gia.

(2) Phương thức 2 (Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài - Consumption abroad): Là việc
cung ứng dịch vụ trên lãnh thổ của một nước thành viên cho người tiêu dùng dịch
vụ của bất kỳ nước thành viên nào khác. Đặc điểm của pth này là bản thân người
tiêu dùng dịch vụ di chuyển tới nước nơi dịch vụ được cung ứng để sử dụng dịch
vụ.

Với dịch vụ giáo dục chủ yếu là cung ứng dịch vụ giáo dục trong nhà trường cho
các sinh viên quốc tế (du học).

VD: Học sinh, sinh viên VN du học sang các nước Mỹ, Anh, Pháp để sử dụng
DVGD bên các nước đó, hoặc hssv từ các nước khác đến VN học.

(3) Phương thức 3 (Hiện diện thương mại - Commercial presence): dịch vụ được cung
cấp bởi 1 nhà cung ứng dịch vụ của 1 nước thành viên, thông qua phương thức
hiện diện thương mại ở lãnh thổ 1 nước thành viên khác. Các hình thức hiện diện
thương mại gồm: văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty con, công ty liên doanh,
góp vốn trong công ty cổ phần. Đặc điểm của pth này là nhà cung cấp dịch vụ phải
dịch chuyển sang nước khác để cung cấp dịch vụ.

66
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

VD: Trường đại học nước ngoài mở chi nhánh tại VN ví dụ như trường RMIT,
cung cấp dịch vụ giáo dục nâng cao.

(4) Phương thức 4 (Hiện diện thể nhân - Presence of natural persons) : dịch vụ được
cung ứng bởi 1 nhà cung ứng dịch vụ của nước thành viên thông qua sự hiện diện
của cá nhân nhà cung ứng này ở lãnh thổ 1 nước thành viên khác. Thể nhân cung
cấp dịch vụ được hiểu là người cung ứng dịch vụ của 1 nước thành viên hoặc
người được người cung ứng dịch vụ của 1 nước thành viên tuyển dụng; thể nhân
này phải nhân danh chính mình hoặc bởi 1 pháp nhân (trường hợp nhân danh thể
nhân trong 1 hiện diện thương mại). Đặc điểm của pth này là nhà cung ứng dịch vụ
(thể nhân) phải di chuyển sang nước khác để cung ứng dịch vụ.

Với giáo dục, chủ yếu sẽ được thực hiện thông qua di chuyển hoạt động giảng dạy,
đào tạo, nghiên cứu giữa các trường, viện, học viện, các cơ sở giáo dục và đào tạo,
các công ty giáo dục khác trong tất cả các nước thành viên.

VD: Giáo viên ngoại quốc ký hợp đồng dạy học với một trường/trung tâm ở VN và
dạy học tại VN

C35: Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại
trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục.

Với phương thức 1:

 Không công nhân bằng cấp


 Chặn các web, thiết bị giáo dục từ xa

Với phương thức 2:

 Rào cản trực tiếp: về xuất cảnh, nhập cư, ngoại hối
 Rào cản gián tiếp: Sinh viên phải chuyển đổi/ xin công nhận bằng cấp ở nước ngoài.

67
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

Với phương thức 3:

 Không được cấp chứng chỉ quốc gia


 Hạn chế mức vốn góp
 Yêu cầu về quốc tịch của nhà quản lý
 Kiểm tra nhu cầu kinh tế
 Hạn chế tuyển giáo viên nước ngoài
 Thuê/mua bất động sản
 Trợ cấp cao của nhà nước với cơ sở đào tạo trong nước
 Sinh viên những trường này không được hưởng các lợi ích (như vé phương tiện giao
thông hay hỗ trợ tài chính như các trường trong nước).

Với phương thức 4:

 Rào cản về nhập cư


 Công nhận bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm
 Điều kiện về quốc tịch với người quản lý

Các sáng kiến khuyến khích sự di chuyển của người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch
vụ:

(1) Chương trình trao đổi sinh viên


(2) Ký hiệp định giáo dục song phương: khuyến khích trao đổi sinh viên, hợp tác khoa
học và công nghệ
(3) Công nhận các nghiên cứu, chương trình, chứng chỉ, bằng cấp trong GD nâng cao.

C36: Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục trong
khuôn khổ WTO.

Phạm vi Dịch vụ mở cửa:

68
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

(1) Ngành/phân ngành dịch vụ:

B. Dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở (CPC 922)


C. Giáo dục bậc cao (CPC 923)
D. Giáo dục cho người lớn (CPC 924)
E. Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929), bao gồm đào tạo ngoại ngữ

(2) Lĩnh vực giáo dục:

 Kỹ thuật  Kinh tế học


 Khoa học tự nhiên và công nghệ  Kế toán
 Luật quốc tế
 Quản trị kinh doanh và khoa học kinh
 Đào tạo ngôn ngữ.
doanh

Cam kết chung về DVGD: Như các dịch vụ khác xuất hiện trong BCK của Việt Nam

Hạn chế mở cửa thị trường:

(4) Chưa cam kết, trừ các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các
thể nhân thuộc các nhóm sau:

(a) Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Các nhà quản lý, giám đốc điều hành và
chuyên gia

(b) Nhân sự khác: Các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia, như được định
nghĩa ở mục (a) trên đây, mà người Việt Nam không thể thay thế

(c) Người chào bán dịch vụ

(d) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại

Cam kết cụ thể về DVGD:

69
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

B. Dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở (CPC 922)

Hạn chế mở cửa thị trường (1) Chưa cam kết. (2) Không hạn chế. (3) Chưa cam
kết. (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.

Hạn chế đối xử quốc gia (1) Chưa cam kết. (2) Không hạn chế. (3) Chưa cam kết.
(4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.

C. CPC 923, 924, 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ: Chương trình đào tạo phải được
Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam phê chuẩn.

Hạn chế mở cửa thị trường (1) Chưa cam kết. (2) Không hạn chế. (3) Không hạn
chế, ngoại trừ: Kể từ ngày gia nhập, chỉ cho phép thành lập liên doanh. Cho phép
phía nước ngoài sở hữu đa số vốn trong liên doanh. Kể từ ngày 1/1/2009 sẽ cho
phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn đầu tư nước ngoài. Sau 3 năm kể từ ngày
gia nhập: không hạn chế. (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.

Hạn chế đối xử quốc gia (1) Chưa cam kết. (2) Không hạn chế. (3) Giáo viên
nước ngoài làm việc tại các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài phải có tối
thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt
Nam công nhận về chuyên môn. (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.

Nhận xét chung

(1) Không mở cửa với DVGD tiểu học và trung học cơ sở

(2) Mở cửa giới hạn trong một số lĩnh vực

(3) Chưa mở cửa với hình thức đào tạo từ xa

(4) Mở cửa với 4 phân ngành dịch vụ còn lại theo phương thức 2 (không hạn chế)

70
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

(5) Mở cửa theo phương thức 3 với DVGD CPC 923, 924, 929 bao gồm đào tạo
ngoại ngữ:

- Được thành lập các cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài;
- Được thuê giáo viên nước ngoài giảng dạy, với điều kiện 5 năm kinh nghiệm, được
Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam công nhận về mặt chuyên môn.

C37: Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ phân phối. Cho 01 ví dụ.

- The distribution sector provides the necessary link between producers and consumers,
within and across borders.

- The efficiency of the sector is crucial to ensuring that consumers have access to a wide
variety of goods at competitive prices.

WTO, Distribution services

Theo “Danh mục Phân loại ngành dịch vụ” của Ban thư ký WTO - Tài liệu
MTN.GNS/W/120

4.A. Dịch vụ đại lý hoa hồng (đại lý ủy quyền) (Commission agents’ services – CPC
621)

- Tiến hành giao dịch thay mặt cho người khác


- Bán hàng hóa thuộc sở hữu của người khác
- Bán hàng cho người bán buôn, bán lẻ hay cá nhân.

4.B. Dịch vụ bán buôn (Wholesale trade services – CPC 622, 61111, 6113, 6121)

- Bán cho người bán lẻ, các doanh nghiệp hoặc cho những người bán buôn khác.
- Số lượng lớn và giá cả thấp hơn giá bán lẻ.
- Không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hay sở hữu sản phẩm.

71
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

- Trung gian giữa nhà sản xuất đến người bán lẻ.

4.C. Dịch vụ bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp) (Retailing services –
CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6121)

- Bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Không phụ thuộc vào quy mô

Đặc điểm chung của phân ngành 4A, 4B, 4C? => (1) Đối tượng: hàng hóa, (2) “Tính
dịch vụ”

4.D. Dịch vụ nhượng quyền thương mại (Franchising – CPC 8929)

- Là hình thức một nhà phân phối này (người nhượng quyền) bán cho nhà phân phối khác
(người được nhượng quyền) một số đặc quyền và ưu đãi cụ thể. => Đối tượng: “quyền”

4.E. Dịch vụ phân phối khác.

C38: Trình bày về các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ phân
phối. Cho mỗi phương thức 01 ví dụ.

Dịch vụ phân phối có thể được cung cấp qua 4 phương thức: (1) cung cấp dịch vụ qua
biên giới, (2) tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, (3) hiện diện thương mại, (4) hiện diện thể
nhân.

(1) Phương thức 1: Là phương thức theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của
một nước thành viên này sang lãnh thổ của một nước thành viên khác

VD: Netflix: DV phân phối phim online

(2) Phương thức 2: Là phương thức theo đó người tiêu dùng của một nước thành viên

72
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

di chuyển sang lãnh thổ của một nước thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ

VD: Khách hàng tại VN muốn sử dụng nc hoa chính hãng của Chanel thì phải đến các cơ
sở tại Pháp,Ý,...để mua

(3) Phương thức 3: Là phương thức theo đó nhà cung cấp dịch vụ của một nước
thành viên thiết lập các hình thức hiện diện ™ trên lãnh thổ của một thành viên
khác để cung cấp dịch vụ.

VD: KFC nhượng quyền thương mại cho một công ty tại VN để thành lập các cửa hàng
của KFC tại VN

(4) Phương thức 4: Là phương thức theo đó thể nhân cung cấp dịch vụ của một
Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một nước thành viên khác để cung cấp
dịch vụ

VD: Hàng xách tay - ng nc ngoài mang hàng hóa sang cung ứng tại một QG khác.

C39: Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại
trong lĩnh vực dịch vụ phân phối.

GATS quy định 06 biện pháp

Đối với phương thức 2 (tiêu dùng ở nước ngoài): Biện pháp hạn chế: giới hạn về ngoại
tệ và lượng chi tiêu ở nước ngoài.

Đối với phương thức 3 (hiện diện thương mại):

 Các quốc gia cam kết nhiều nhất, đặc biệt là đối với phân ngành bán buôn.

 Các hạn chế phổ biến là:

 Hạn chế về hình thức

73
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

 Hạn chế về mức sở hữu vốn góp tối đa


 Hạn chế về quyền sở hữu đối với một số tài sản nhất định (ví dụ như đất đai);
 Hạn chế về phạm vi hoạt động (hạn chế về số lượng và địa điểm đặt các cửa hàng);
 Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)

Đối với phương thức 4 (hiện diện thể nhân): ít được các quốc gia cam kết.

 Biện pháp hạn chế về sự di chuyển của thể nhân, bao gồm:

 Yêu cầu về quốc tịch đối với nhân viên;


 Yêu cầu những người quản lý và giám đốc phải là người thường trú;
 Chính sách nhập cư;
 Hạn chế về visa;

C40: Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ phân phối trong
khuôn khổ WTO.

Đưa ra cam kết với 4 phân ngành:

1. Dịch vụ đại lý hoa hồng (đại lý ủy quyền) (Commission agents’ services – CPC
621);

2. Dịch vụ bán buôn (Wholesale trade services – CPC 622, 61111, 6113, 6121);

3. Dịch vụ bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp) (Retailing services – CPC
631 + 632, 61112, 6113, 6121);

4. Dịch vụ nhượng quyền thương mại (Franchising – CPC 8929);

Các sản phẩm bị loại trừ ra khỏi phạm vi cam kết:

74
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

- Thuốc lá và xì gà, - Thuốc nổ,

- Sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, - Dầu thô và dầu đã qua chế biến,

- Kim loại quý và đá quý, - Gạo,

- Dược phẩm, - Đường mía và đường củ cải.

Danh mục hàng hóa NĐTNN được phân phối theo lộ trình:

 Từ 01/1/2009: Máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy.


 Từ 01/1/2010: Rượu, xi-măng và clinke, phân bón, sắt thép, giấy, lốp xe, thiết bị nghe
nhìn.

Về hình thức đầu tư:

 Ngay khi gia nhập WTO: liên doanh, nhà đầu tư NN chiếm không quá 49% vốn điều lệ
 Từ 01/1/2008: không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư NN.
 Từ 01/1/2009: được đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư NN.

Về thành lập cơ sở bán lẻ:

 Quyền phân phối của NĐTNN gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất;
 Khi lập cơ sở bán lẻ thứ hai: được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế -
Economic Need Test – ENT (nghị định 09/2018/NĐ-CP)

Việt Nam cũng cam kết đảm bảo:

 Quy trình xem xét, cấp phép cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất được xây dựng và công
bố công khai; và

75
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

 Việc kiểm tra nhu cầu kinh tế và quyết định cấp phép dựa trên các tiêu chí khách
quan, bao gồm số lượng các nhà cung cấp dịch vụ (các cơ sở bán lẻ) đang hiện diện
trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.
 Cam kết hạn chế mở cửa thị trường
 Cam kết đối xử quốc gia
 Đọc trong BCK

Pháp luật Việt Nam về “kiểm tra nhu cầu kinh tế” - Economic Need Test – ENT

1. Cơ sở pháp lý?

Nghị định 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/1/2018 quy định chi tiết Luật thương
mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên
quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 15/1/2018.

2. 05 tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế khi mở cơ sở bán lẻ (Khoản 2 Điều 23 Nghị
định 09/2018/NĐ-CP)

a) Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;

b) Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;

c) Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của
các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;

d) Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy
chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;

e) Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu
vực thị trường địa lý, cụ thể:

- Tạo việc làm cho lao động trong nước;

76
Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế - ngày 09/12/2019

- Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường
địa lý;
- Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa
lý;
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp phải thực hiện ENT: Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất. Trừ
khi cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và
không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini (Khoản 1 Điều 23 Nghị định
09/2018/NĐ-CP).
4. Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Hội đồng ENT) (Điều 24 Nghị định
09/2018/NĐ-CP):
- Hội đồng ENT do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi lập cơ sở bán lẻ thành lập trên cơ sở
đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép (Sở Công thương).
- Hội đồng ENT gồm: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan được
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng ENT; đại diện Sở Công
Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan làm thành
viên hội đồng ENT. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ có vị trí tại khu vực địa lý
cấp phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác thì
Hội đồng ENT phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố tiếp giáp.

---HẾT---

77

You might also like