You are on page 1of 4

ÔN TẬP MÔN HỌC CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

--------o0o---------
 PHẦN A: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH

 Chương 1: Khái luận chung về Luật Quốc tế

- Luật quốc tế hình thành từ khi Liên hợp Quốc được thành lập.

- Luật quốc tế do các tổ chức quốc tế ban hành.


- Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc là cơ quan có thẩm quyền áp
dụng các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia vi phạm các điều
ước quốc tế.
- Không một hành vi sử dụng vũ lực nào giữa các quốc gia được
thừa nhận là phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Không một hành vi can thiệp nào vào lãnh thổ một quốc gia khác
được thừa nhận là phù hợp với luật quốc tế.

- Các điều ước quốc tế đã được các bên ký thì phải được tôn trọng
và thi hành theo nguyên tắc Pacta sunt servanda.

- Việc quốc gia ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế không ảnh
hưởng đến pháp luật của từng quốc gia vì đây là hai hệ thống
pháp luật khác nhau.

 Chương 2: Nguồn của Luật Quốc tế

- Văn bản do các cơ quan, tổ chức của các quốc gia ký kết với
nhau gọi là điều ước quốc tế.
- Điều ước quốc tế có hiệu lực ràng buộc chính thức đối với các
bên khi được đại diện của các bên ký.
- Nếu pháp luật quốc gia có quy định trái với điều ước quốc tế mà
quốc gia đó là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định
của pháp luật quốc gia đó.
- Nội luật hóa các điều ước quốc tế là cách thức bắt buộc để áp
dụng các điều ước quốc tế đối với các quốc gia thành viên của điều
ước quốc tế đó.

 Chương 3: Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong Luật Quốc tế
- Nội thủy và Lãnh hải là hai vùng biển thuộc chủ quyền của quốc
gia ven biển.
- Biên giới quốc gia trên biển chính là đường cơ sở (baseline) do
quốc gia ven biển xác định phù hợp với UNCLOS 1982.
- Vùng trời trên đất liền và trên các vùng biển từ bờ biển đến hết
vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển.
- Bất khả xâm phạm lãnh thổ và biên giới quốc gia là chế độ pháp
lý đặc trưng của lãnh thổ và biên giới quốc gia.

 Chương 4: Dân cư trong Luật Quốc tế

- Công dân sẽ bị mất quốc tịch gốc khi định cư ở nước ngoài.

- Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tước quốc tịch là một
hình phạt áp dụng đối với người phạm tội.

- Công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch duy nhất là quốc tịch
Việt Nam.
- Chỉ có các cơ quan đại diện nhà nước ở nước ngoài mới có thẩm
quyền tiến hành bảo hộ công dân.
- Bảo hộ công dân ở nước ngoài là hoạt động của nhà nước nhằm
giúp cho công dân của mình không bị xét xử ở nước ngoài.
- Quyền tị nạn chính trị ở nước ngoài thuộc về những cá nhân bị
truy nã vì hành động phạm tội của họ tại nước mà họ là công dân.

 Chương 5: Luật ngoại giao và lãnh sự

- Các cơ quan đại diện của nhà nước ở nước ngoài gọi là đại sứ
quán.

- Khi người đứng đầu cơ quan đại diện của nước ngoài bị nước
tiếp nhận tuyên bố là “người không được hoan nghênh” (persona
non grata) thì cơ quan đại diện đó bị chấm dứt hoạt động.

- Cơ quan đại diện ngoại giao có chức năng tương tự nhưng đầy
đủ hơn so với chức năng của cơ quan đại diện lãnh sự.

- Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các thành viên của một cơ
quan đại diện nước ngoài tại nước tiếp nhận là ngang bằng nhau.

- Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự được hưởng ngang
bằng nhau các quyền ưu đãi và miễn trừ tại nước tiếp nhận.

 Chương 6: Giải quyết tranh chấp quốc tế


- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình là
nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia.
- Thương lượng là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế được
áp dụng phổ biến nhất trong thực tiễn.
- Sau khi áp dụng biện pháp thương lượng mà không giải quyết
được tranh chấp thì tranh chấp đó sẽ do Tòa án Công lý Quốc tế
(ICJ) giải quyết.
- Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế.
- Điều kiện cần để Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) thụ lý một vụ
tranh chấp là phải được các bên tranh chấp chấp thuận thẩm
quyền của tòa án này.
--------------

You might also like