You are on page 1of 12

CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG

ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC


1. Khái lược về triết học
a) Nguồn gốc của Triết học
- Ra đời vào khoảng thế kỉ 8 - 5 TCN, tại các trung tâm văn minh lớn (Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp),
từ thời điểm chế độ phong kiến được hình thành, sau công xã nguyên thủy.
- Ý thức triết học không xuất hiện ngẫu nhiên, mà có nguồn gốc thực tế từ tồn tại xã hội với một
trình độ nhất định của sự phát triển văn minh, văn hóa và khoa học
- Sự khác biệt giữa loài người và phần còn lại:
+ Con vật: Chỉ quan tâm đến bản năng, cuộc đời trở thành một vòng lặp khép kín
+ Con người:
 Biết cách đặt câu hỏi ⇒ Tạo ra động lực đi tìm câu trả lời ⇒ Nhiều thông tin nhận
được hơn so với việc chấp nhận
 Từ việc đặt câu hỏi ⇒ Tạo ra thế giới quan của con người (hệ thống nhận thức cơ bản
của con người)
 Có tư duy, cái nhìn bao quát, có khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa, mới có
thể hiểu về vấn đề => Mở đường cho con người tìm ra những mối liên hệ, không chỉ
hiểu về thế giới bên ngoài, mà còn là bản chất, nguyên lý của các sự vật, sự việc
 Khi đạt đến một trình độ chín muồi về nhận thức => Phát minh ra triết học
- Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng
- Ba hình thức của tư duy trừu - Quy luật lý tính của Aristotle
tượng: + Đồng nhất: "A là A", nhất quán từ đầu đến
+ Khái niệm cuối
+ Phán đoán + Phi mâu thuẫn: "A đúng" => "Không A là
+ Suy luận sai"
+ Triệt tam: Không tồn tại A vừa đúng vừa
sai
+ Lý do đầy đủ: Khi đưa ra kết luận phải đảm
bảo có đủ lý do

*Nguồn gốc nhận thức


+ Trước khi triết học xuất hiện, thế giới quan thần thoại chi phối hoạt động nhận thức của
con người
PAGE \* MERGEFORMAT 12

+ Triết học là hình thức tư duy lý luận đầu tiên và thể hiện khả năng tư duy trừu tượng,
năng lực khái quát của con người để giải quyết tất cả các vấn đề nhận thức chung về tự nhiên, xã
hội, tư duy
+ Sự phát triển của tư duy trừu tượng và năng lực khái quát trong quá trình nhận thức sẽ đến
lúc làm cho các quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới và về vai trò của con người trong thế
giới hình thành – đó là lúc triết học xuất hiện với tư cách là một loại hình tư duy lý luận đối lập
với các giáo lý tôn giáo và triết lý huyền thoại
*Nguồn gốc xã hội
+ Xã hội loài người đạt đến trình độ tương đối cao. Phân công lao động xã hội dẫn đến sự
phân chia lao động, loài người xuất hiện giai cấp là nguồn gốc dẫn đến chế độ tư hữu
+ Trí thức xuất hiện với tư cách là một tầng lớp xã hội, có vị thế xác định. Các nhà triết học
xuất thân là tầng lớp quý tộc, được đi học đầy đủ và có sử dụng triết học như vũ khí tinh thần để bảo
vệ lợi ích của mình => Có đủ thời gian, tâm trí, tiền bạc, động lực
+ Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, triết học ra đời, bản thân nó đã mang "tính đảng"
(nhiệm vụ của nó là luận chứng và bảo vệ lợi ích của một giai cấp xác định)
b) Khái niệm Triết học
- Các nhà thông thái đã nắm được lẽ sống, khi các ngành khoa học chưa xuất hiện => Triết học là
ngành khoa học duy nhất
+ Trung Quốc: Sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, thường là con người, xã hội,
vũ trụ và tư tưởng tinh thần
+ Ấn Độ: Nghĩa gốc là "chiêm ngưỡng". Con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến
với lẽ phải, thấu đạt được chân lý về vũ trụ và nhân sinh
+ Phương Tây: Nghĩa gốc là "yêu mến sự thông thái". Vừa mang nghĩa là giải thích vũ trụ,
định hướng nhận thức và hành vi, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người
=> Ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần bậc cao, là loại hình nhận thức có trình độ
trừu tượng hóa và khái quát hóa rất cao
=> Phương Đông hướng nội và sâu sắc hơn, phương Tây hướng ngoại và đa dạng hơn
- Đặc thù của triết học: Hệ thống khái quát nhất về xã hội, quan niệm và tư duy
+ Sử dụng các công cụ lý tính, các tiêu chuẩn lôgíc và những kinh nghiệm khám phá
thực tại của con người để diễn tả thế giới và khái quát thế giới quan bằng lý luận. Tri thức phải đạt
đến tầm lý luận
+ Triết học khác với các khoa học khác ở tính đặc thù của hệ thống tri thức khoa học và
phương pháp nghiên cứu
*Tức sử dụng các nguyên lý, quy luật của từng ngành khoa học => Khái quát thành một
định lý chung nhất cho tất cả => Định hướng cho các ngành khoa học khác trong quá trình nghiên
cứu
PAGE \* MERGEFORMAT 12

=> Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế
giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và
tư duy.
c) Vấn đề đối tượng của triết học trong lịch sử
- Hy Lạp cổ đại: Triết học tự nhiên bao gồm tất cả những tri thức mà con người có được, trước hết
là các tri thức thuộc khoa học tự nhiên sau này như toán học, vật lý học, thiên văn học
- Trung cổ: Triết học kinh viện, triết học mang tính tôn giáo. Thế giới quan duy tâm hướng đến tôn
giáo
- Phục hưng, cận đại: Triết học tách ra thành các môn khoa học, thoát khỏi sự bao trùm của tôn
giáo, hồi phục lại các tư liệu đã bị thất lạc từ thời Hy lạp cổ
- Cổ điển Đức: Đỉnh cao của quan niệm "Triết học là khoa học của mọi khoa học" ở Hê-ghen
- Mác: Trên lập trường duy vật biện chứng để nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự
nhiên, xã hội và tư duy
=> Gắn liền chặt chẽ với điều kiện chính trị, xã hội, kinh tế mỗi thời đại
d) Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan
- Thế giới quan:
+ Là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng
xác định về thế giới và về vị trí của con người (bao gồm cá nhân, xã hội và cả nhân loại) trong thế
giới đó
+ Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và
hoạt động thực tiễn của con người
- Nhân sinh quan: Hệ thống quan niệm của con người về đời sống với các nguyên tắc, thái độ và
định hướng giá trị của hoạt động con người => Ý nghĩa và mục đích sống của con người
- Quan hệ giữa thế giới quan và nhân sinh quan:
+ Nhân sinh quan nằm trong thế giới quan, nhân sinh quan là bộ phận quan trọng của thế
giới quan, thế giới quan quyết định nhân sinh quan. Ví dụ: Tuy trong đại dịch COVID-19, nhưng
với các nước thế giới quan duy tâm (Ấn Độ), xem trọng tôn giáo vẫn tin rằng thần linh có thể phù hộ
và giải quyết
+ Nhân sinh quan và thế giới quan có sự tác động qua lại
- Các loại hình thế giới quan:
+ Huyền thoại:
 Rời rạc chưa có sự thống nhất, chưa có sự logic.
 Cơ bản giải quyết nhu cầu hiểu biết của con người dù cách giải thích còn nhiều mâu
thuẫn
PAGE \* MERGEFORMAT 12

+ Tôn giáo:
 So với huyền thoại thì đã có cấu trúc hệ thống rõ ràng, chặt chẽ => Bước đầu có tri
thức lý luận
 Những câu chuyện bắt đầu có tính thực tế hơn; có hệ thống giáo lý, nghi thức để răn
dạy con người => Gần gũi, tác động mạnh mẽ đến đời sống con người
 Độ tin cậy về khoa học chưa cao, chưa đưa ra được những bằng chứng; chưa hoàn
toàn thống nhất được ngôn ngữ của các tôn giáo; tước đi khả năng phản biện của con
người (vì tập trung tôn vinh đấng của mỗi người)
+ Triết học:
 Dựa trên các nghiên cứu vào từng sự vật, hiện tượng => Nguồn gốc của mỗi sự vật,
hiện tượng khác
=> Huyền thoại và tôn giáo là lập trường duy tâm; triết học là lập trường duy vật
*Hạt nhân lý luận của thế giới quan:
- Bản thân triết học chính là thế giới quan
- Trong số các loại thế giới quan phân chia theo các cơ sở khác nhau thì thế giới quan triết học bao
giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi
- Triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối các thế giới quan khác như: thế giới quan tôn
giáo, thế giới quan kinh nghiệm, thế giới quan thông thường (những gì độc lạ cần phải được cúng
bái),…
- Thế giới quan triết học quy định mọi khái niệm khác nhau của con người
=> Thế giới quan duy vật biện chứng là đỉnh cao của thế giới quan do nó dựa trên quan niệm
duy vật vầ vật chất và ý thức; trên các nguyên lý, quy luật của biện chứng
- Vai trò của thế giới quan:
+ Tất cả những vấn đề được triết học đặt và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc
thế giới quan
+ Thế giới quan là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp lý và nhân sinh
quan tích cực; là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của mỗi các nhân cũng như của từng
cộng đồng xã hội nhất định
=> Triết học với tính cách là hạt nhân lý luận chi phối mọi thế giới quan
2. Vấn đề cơ bản của triết học
a) Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
- Trước khi giải thích các vấn đề cụt hể của mình, nó buộc phải giải quyết một vấn đề có ý nghĩa nền
tảng và là điểm xuất phát để giải quyết tất cả những vấn đề còn lạiVấn đề cơ bản của Triết học là
nghiên cứu về mối quan hệ giữa
+ Ý thức và vật chất
PAGE \* MERGEFORMAT 12

+ Tư duy và tồn tại


+ Tinh thần và giới tự nhiên
+ Ba mối quan hệ có sự tương đồng, nhưng thống nhất sử dụng mối quan hệ "ý thức và vật
chất"
=> Vấn đề mang tính căn bản và nền tảng, liên quan đến hai đối tượng chính là con người và thế
giới. Khi phân tích được thì sẽ trở thành xuất phát điểm để giải quyết mọi vấn đề còn lại của triết
học

- Mặt thứ nhất: Bản thể luận


+ Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?
=> Cái nào có tính thứ nhất (có trước)
+ Khuynh hướng nhất nguyên luận: Chỉ thừa nhận một trong hai thực thể (vật chất hoặc
tinh thần) làm bản nguyên, tức nguồn gốc của thế giới, quyết định sự vận động của thế giới
 Chủ nghĩa duy tâm: Thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần
 Chủ nghĩa duy vật: Thừa nhận tính thứ nhất của vật chất
+ Khuynh hướng nhị nguyên luận: Giải thích thế giới bằng cả hai bản nguyên vật chất và
tinh thần, xem cả hai bản nguyên có thể cùng quyết định nguồn gốc và sự vận động của thế giới.
Không có cái nào quyết định cái nào
 "I think, therefore I am" – Đề-các: Mặc dù tư duy và tồn tại vẫn thông qua nhau, tuy
nhiên "think" có trước => Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người
 Những người thường ở thời điểm nhất định là người duy vật; nhưng vào thời điểm
khác và khi giải quyết một vấn đề khác lại là người duy tâm
 Xét đến cùng, nhị nguyên luận thuộc về chủ nghĩa duy tâm
- Mặt thứ hai: Nhận thức luận
+ Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
+ Phân loại:
PAGE \* MERGEFORMAT 12

 Thuyết khả tri luận


 Thuyết bất khả tri luận.
 Hoài nghi luận
b) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Chủ nghĩa duy vật:
+ Nguồn gốc:
 Khoa học và thực tiễn
 Gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ, cách mạng => Vũ khí về tinh thần,
chống lại chủ nghĩa duy tâm thịnh hành do giới cầm quyền
+ Phân loại:
 Chủ nghĩa duy vật chất phác:
o Thừa nhận tính thứ nhất của vật chất nhưng lại đồng nhất vật chất với một hay
một số chất cụt hể của vật chất và đưa ra những kết luận mà về sau người ta
thấy mang nặng tính trực quan, còn ngây thơ và chất phác.
o Chỉ dựa vào giác quan của con người => Thông tin nhận được còn nhiều thiếu
sót
o Cơ bản là đúng vì đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích cho thế giới,
không viện đến thần linh, thượng đế hay các thế lục siêu nhiên
 Chủ nghĩa duy vật siêu hình
o Phát triển mạnh mẽ vào thời kì cận đại
o Phương pháp tư duy siêu hình - nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà
mỗi bộ phận tạo nên thế giới như một cỗ máy khổng lồ, mà mỗi bộ phận về
cơ bản ở trạng thái cô lập và tĩnh tại
o Góp phần đẩy lùi thế giới quan duy tâm và tôn giáo, đặc biệt ở thời kỳ chuyển
tiếp từ "đêm trường trung cổ" sang thời phục hưng => Cùng với nghiên cứu
khoa học, khôi phục lại thành tựu của văn minh Hy Lạp – La Mã
 Chủ nghĩa duy vật biện chứng
o Do Mác và Ăng-ghen xây dựng vào những năm 40 thế kỷ 19
o Khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ
nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy
vật
o Không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là
một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện
thực ấy
=> Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật
- Chủ nghĩa duy tâm:
+ Nguồn gốc:
 Nhận thức: Tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính của quá trình nhận
PAGE \* MERGEFORMAT 12

thức
o Quá trình: Bắt đầu từ giác quan (hình thành thuộc tính căn bản) => Tri giác
(liên kết các giác quan) => Biểu tượng (liên kết tri giác để tạo nên hình ảnh
trọn vẹn về biểu tượng) => Nhận thức lý tính => Khái niệm => Phán đoán =>
Kết luận
o Như vậy, con người đã quên mất "đầu vào", tuyệt đối hóa "đầu ra" (kết luận)
 Xã hội: Có mối quan hệ với tôn giáo, thường gắn với lợi ích của giai cấp thống trị
+ Phân loại:
 Chủ nghĩa duy tâm chủ quan:
o Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người
o Khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác. Quá
đề cao khả năng sáng tạo của con người
o George Berkerly: Tồn tại nghĩa là được nhận thức bằng tri giác => Chỉ
khi nhìn thấy sự vật hiện tượng thì nó mới tồn tại; "Người buồn cảnh có
vui đâu bao giờ"
o Lợi ích: Tuy nhiên, nhờ vậy có thể giúp con người dám nghĩ lớn, dám làm
những điều điên rồ
 Chủ nghĩa duy tâm khách quan:
o Cũng thừ nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng coi đó là thứ tinh thần khách
quan có trước và tồn tại độc lập với con người
o Thực thể tinh thần khách quan này được gọi bằng những cái tên khác nhau
như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới
o Biểu hiện: Tôn giáo thờ đấng sáng thế/đấng cứu thế
o "Cha mẹ sinh con trời sinh tính"
o Lợi ích: Phục vụ nhu cầu mãi mãi của con người, đến khi nào con người còn
tồn tại
=> Khi khoa học phát triển, mặc dù con người càng cảm thấy rằng có thể chinh phục tự
nhiên, thế giới càng đặt ra nhiều vấn đề mang tinh toàn cầu, số phận con người càng mong manh
hơn. Tôn giáo vẫn trở thành chỗ dựa
c) Thuyết có thể biết (Khả tri luận) và thuyết không thể biết (Bất khả tri luận)
- Khả tri luận: Khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật; những cái
mà con người biết về nguyên tắc là phù hợp với bản thân sự vật
- Bất khả tri luận:
+ Con người không thể hiểu được bản chất thật sự của đối tượng. Các hiểu biết của con
người về tính chất, đặc điểm của đối tượng mà, dù có tính xác thực, cũng không cho phép con người
đồng nhất chúng với đối tượng vì nó không đáng tin cậy
+ Không tuyệt đối phủ nhận thực tại siêu nhân hay thực tại được cảm giác của con người,
nhưng vẫn khẳng định ý thức con người không thể đạt tới thực tại tuyệt đối hay thực tại như nó vốn
có => Phủ nhận khả năng vô hạn của nhận thức
PAGE \* MERGEFORMAT 12

+ Kant: Lý thuyết về "vật tự nó"


Những người theo khả tri luận tin rằng, nhận thức là quá trình không ngừng đi
sâu khám phá bản chất sự vật. Với quá trình đó, vật tự nó sẽ buộc phải thành
"vật cho ta"
- Hoài nghi luận:
+ Ít nhiều liên quan đến thuyết bất khả tri
+ Nghi ngờ trong việc đánh giá tri thức đã được và cho rằng con người không thể đạt đến
chân lý khách quan
+ Tuy cực đoan về nhận thức, nhưng giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống hệ tư
tưởng và quyền uy của Giáo hội thời trung cổ

3. Biện chứng và siêu hình


a) Khái niệm biện chứng và siêu hình trong lịch sử
Phương pháp siêu hình Phương pháp biện chứng
- Nhận thức đối tượng trong trạng thái tĩnh - Nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ
tại, cô lập, tách rời phổ biến; vận động, phát triển
- Là phương pháp được đưa từ toán học và vật - Là phương pháp giúp con người không chỉ
lý học cổ điển vào các khoa học thực nghiệm thấy sự tồn tại của các sực vật mà còn thấy cả
và triết học sự sinh thành, phát triển và tiêu vong của
chúng
- Có cai trò to lớn trong việc giải quyết các - Phương pháp tư duy biện chứng trở thành
vấn đề của cơ học, nhưng hạn chế khi giải công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức
quyết các vấn đề về vận động, liên hệ và cải tạo thế giới
Cô lập, ngưng đọng, bất biến, tĩnh tại => Liên hệ, vận động, biến đổi, phát triển =>
Phiến diện, cứng nhắc, máy móc ("hoặc Toàn diện, mềm dẻo, linh hoạt ("vừa là…")
là…")

b) Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử


- Phép biện chứng chất phát:
+ Các nhà biện chứng phương Đông và phương Tây thời cổ đại đã thấy được các sự vật, hiện
tượng của vũ trụ vận động trong sự sinh thành, biến hóa vô cùng vô tận
+ Ứng dụng:
 Triết học Trung Quốc cổ đại: Âm dương đối lập, ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ)
=> Đối lập trong sự hài hòa, liên kết chặt chẽ
 Triết học Ấn Độ cổ đại: Sự vô thường => Sự vô ngã, vấn đề triết học về sự thay đổi
 Triết học Hy Lạp cổ đại: "Mặt Trời luôn mới mỗi ngày", "Không ai có thể tắm hai lần
trên cùng một dòng sông" – Hercules
PAGE \* MERGEFORMAT 12

+ Hạn chế:
 Chỉ là trực kiến, chưa có kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học minh
chứng
 Quan niệm vẫn còn chung chung, chưa thể đi vào chi tiết (chưa nói được nguồn gốc,
khuynh hướng của sự biển đối,…)
=> Trực quan, tự phát
- Phép biện chứng duy tâm (cổ điển Đức)
+ Sự vận động, biến đổi bắt đầu từ ý niệm. Thế giới hiện thực chỉ là sự phản ánh biện chứng
của ý niệm, thế giới chỉ là bản sao của ý niệm.
+ Tuy nhiên đã chỉ ra được những nguyên lý, phạm trù => Nói được nguyên lý, nguồn gốc
của sự vận động phát triển
+ Nhận định của Mác với phép biện chứng của Hegel: Phép biện chứng bị lộn ngược đầu, đi
từ chủ quan đến khách quan
=> Thế giới quan duy tâm, phương pháp luận biện chứng
- Phép biện chứng duy vật
=> Thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng
Cổ đại Duy tâm Duy vật
Khái quát Vũ trụ vận động Biến chứng của ý niệm Học thuyết về mối liên hệ
Biến hóa => Biện chứng của sự vật phổ biến và phát triển
Thế giới quan Duy tâm Duy vật
Trực quan, tự phát
Phương pháp luận Biện chứng Biện chứng

II. TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
- Bối cảnh ra đời:
+ Thời gian: Những năm 40 của thế kỷ 19
+ Dưới tác động của cuộc cách mạng KH-KT, phương thức sản xuất tư bản phát triển
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lênin
a) Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
*Nhân tố khách quan trong sự hình thành triết học Mác
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách
mạng công nghiệp.
+ Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính trị - xã
hội độc lập
PAGE \* MERGEFORMAT 12

+ Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời của triết học
Mác (thiếu đường lối, học thuyết dẫn đường)
- Nguồn gốc lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên
+ Nguồn gốc lý luận:
 Kế thừa toàn bộ giá trị tư tưởng nhân loại, trực tiếp nhất là từ triết học cổ điển Đức
(Hege, Feuerbach), kinh tế - chính trị học Anh (Adam Smith, David Ricardo) và Chủ
nghĩa Xã hội không tưởng Pháp (Saint Ximon, Charles Fourier)
 Trực tiếp nhất: Kế thừa phép biện chứng hạt nhân của Hegel, chủ nghĩa duy vật triết
học của Feuerbach
+ Tiền đề khoa học tự nhiên
Sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thể kỷ 18 – đầu thế kỷ 19, đặc biệt là 3 phát
minh:
 Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra và mất đi
 Học thuyết tiến hóa của Darwin: Mọi sinh vật đều xuất hiện và phát triển dựa trên
chọn lọc tự nhiên
 Học thuyết tế bào: Tính thống nhất trong đa dạng của sinh giới
=> Tất cả đều là những điều kiện bên ngoài mang tính khách quan với học thuyết của C. Mác và
Ăn-ghen
*Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học Mác
- Xuất thân từ tầng lớp trên, nhưng Mác và Ăng-ghen đều tích cực tham gia hoạt động thực tiễn
- Hiểu sâu sắc cuộc sống khốn khổ của giai cấp công nhân trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nên
đã đứng trên lập trường lợi ích của giai cấp này
- Xây dựng hệ thống lý luận để cung cấp cho giai cấp công nhân một công cụ sắc bén để nhận thức
và cải tạo thế giới
- Đề cập thêm: Tình bạn đã vượt xa tất cả những gì là cảm động nhất trong những truyền thuyết của
đời xưa về tình bạn của con người
- Điều kiện quyết định là nhân tố khách quan: "Thời thế tạo anh hùng". Khi điều kiện khách quan
đã chín muồi, sẽ có nhân vân đứng lên xây dựng học thuyết dẫn đường
b) Ba thời kỳ chủ yếu trong hình thành và phát triển của triết học Mác (Giai
đoạn Mác và Ăng-ghen)
- 1841 – 1844: Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước chuyển từ chủ nghĩa duy tâm và dân
chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và lập trường giai cấp vô sản
- 1844 – 1848: Thời kỳ đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- 1848 – 1895: Thời kỳ Mác và Ăng-ghen bổ sung và phát triển toàn diện lí luận triết học
c) Thực chất và ý nghĩa cuốc cách mạng trong triết học do Mác và Ăng-ghen
PAGE \* MERGEFORMAT 12

thực hiện
- Khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ và khắc phục tính chất duy tâm,
thần bí của phép biện chứng duy tâm Đức, sáng tạo ra một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị là chủ
nghĩa duy vật biện chứng
- Vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo ra chủ
nghĩa duy vật lịch sử - nội dung chủ yếu của bước ngoặt cách mạng trong triết học
- Sáng tạo ra một triển học chân chính khoa học, với những đặc tính mới của triết học duy vật biện
chứng
d) Giai đoạn Lênin trong sự phát triển của triết học Mác
- Hoàn cảnh lịch sử của V.I.Lê-nin phát triển Triết học Mác:
+ Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20: Chủ nghĩa tư bản phát triển cao sinh ra Chủ nghĩa đế quốc,
xuất hiện những mâu thuẫn mới, đặc biệt giữa gia cấp tư sản và giai cấp vô sản
+ Trung tâm cách mạng thế giới chuyển sang nước Nga và xuất hiện phong trào giải phóng
dân tộc tại các nước thuộc địa cần hệ thống lý luận mới soi đường
+ Những phát minh mới trong khoa học tự nhiên (vật lý học) dẫn đến khủng hoảng về thế
giới quan. Chủ nghĩa duy tâm lợi dụng những phát minh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức
và hoạt động cách mạng, nở rộ các loại chủ nghĩa duy tâm khoa học tự nhiên
+ Các nhà tư tưởng tư sản tấn công nhằm xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa Mác
- V.I.Lenin trở thành người kế tục trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghãi Mác và triết
học Mác trong thời đại mới – thời đại đế quốc chủ nghãi và cách mạng xã hội chủ nghĩa
+ 1893 – 1907: Lê-nin bảo vệ và phát triển triết học Mác và chuẩn bị thành lập đảng Marxist
ở Nga hướng tới cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất
+ 1907 – 1917: Thời kỷ Lê-nin phát triển toàn diện triết học Mác và lãnh đạo phong trào
công nhân Nga, chuẩn bị và thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới
+ 1917 – 1924: Thời kỷ Lê-nin tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng, bổ sung, hoàn
thiện triết học Mác, gắn liền với việc nghiên cứu các vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ 1924 đến nay: Triết học Mác – Lê-nin tiếp tục được các Đảng Cộng sản và công nhân bổ
sung, phát triển
2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin
a) Khái niệm triết học Mác – Lênin
Triết học Mác – Lê-nin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy; là
thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng giúp giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và các lực lượng xã hội tiến bộ nhận thức đúng đắn và cải tạo hiệu quả thế giới
b) Đối tượng của triết học Mác – Lênin
- Triết học Mác – Lê-nin giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện
PAGE \* MERGEFORMAT 12

chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
- Triết học Mác – Lê-nin phân biệt rõ ràng đối tượng của triết học và đối tượng của các khoa học cụ
thể
- Triết học Mác – Lê-nin có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khoa học cụ thể
c) Chức năng của triết học Mác – Lênin
- Giúp con người nhận thức đúng đắn thế giới và bản thân để từ đó nhận thức đúng bản chất của tự
nhiên và xã hội giúp con người hình thành quan điểm khoa học, xác định thái độ và cách thức hoạt
động của bản thân
- Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người
- Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế giới
quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học
3. Vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay
- Triết học Mác – Lê-nin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người
trong nhận thức và thực tiễn
- Triết học Mác – Lên-nin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để
phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại phát triển mạnh mẽ
- Triết học Mác – Lê-nin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng CNXH trên thế giới và
sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN ở Việt Nam
Các Mác: "Các nhà khoa học trước đây đã giải thích thế giới theo nhiều cách khác nhau, song
vấn đề là cải tạo thế giới"

You might also like