You are on page 1of 2

Giảng viên: TS.

Nguyễn Thanh Hải


SDT: 0982828245
Email: hailyluanchinhtri@gmail.com
Điểm quá trình: 100%
1.Chuyên cần: 10%
2.Bài kiểm tra (4-5 bài): 50%
3.Tích cực phát biểu, thảo luận: 40%

Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC


I. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học:
1. Khái lược về triết học:
a. Khái niệm triết học:
-Trung Quốc: 哲
-Ấn Độ: Dar’sana
-Phương Tây: philosophia

Là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người


về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế
giới.
*Sự khác nhau giữa Triết học
với các khoa học cụ thể:
-Tính đặc thù của hệ thống tri thức khoa học: mang tính khái quát cao dựa trên sự trừu tượng
hóa sâu sắc về thế giới, bản chất cuộc sống con người.
-Phương pháp nghiên cứu: xem xét thế giới như 1 chỉnh thể, xây dựng nên một hệ thống các
quan niệm về chỉnh thể đó.

b. Nguồn gốc:
-Nhận thức: khi khả năng tư duy trừu tượng, năng lực khái quát của con người đạt đến 1
trình độ nhất định.
-Xã hội: khi quá trình phân công lao động xã hội phát triển => hình thành tầng lớp tri thức.

c. Đối tượng của triết học trong lịch sử:


-Cổ đại: Bao hàm tri thức về tất cả các lĩnh vực (Triết học tự nhiên)
-Trung cổ (thế kỉ 5-15 “đêm trường” – tối tăm ngu muội): Chứng minh, luận giải kinh thánh
(Triết học kinh viện)
-Phục hưng, cận đại (cuối thế kỉ 15- đầu 17, thế kỉ 18 trở đi): Nghiên cứu các vấn đề cụ thể:
bản thể luận, vũ trụ luận, tri thức luận…
-Triết học Mác (thế kỉ 19) : Nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy
d. Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan.:
*Thế giới quan:
Là hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng… về thế giới, về bản thân
con người, về cuộc sống và về vị trí của con người trong thế giới.
-Thành phần chủ yếu của thế giới quan: TRI THỨC => NIỀM TIN => LÝ TƯỞNG (yếu tố
quan trọng nhất cấu thành nên thế giới quan của con người)

*Quan hệ giữa thế giới quan và nhân sinh quan:


-Nhân sinh quan: Quan niệm của con người về đời sống với các nguyên tắc, thái độ và định
hướng giá trị của hoạt động người.

*Vai trò của thế giới quan:


-Là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp lý và nhân sinh quan tích cực.
-Quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn
của con người.
-Là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân, của từng cộng đồng xã hội
nhất định.
Thế giới quan => Nhân sinh quan => Phương pháp luận => Kết quả cuộc sống

*Các loại hình TGQ:


-TGQ huyền thoại: yếu tố tri thức + cảm xúc, lý trí + tín ngưỡng, hiện thực + tưởng tượng,
cái thật + cái ảo, cái thần + cái người…
-TGQ tôn giáo: niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu, tín ngưỡng cao hơn lý trí, ảo lẫn thực,
cái thần vượt trội cái người…
-TGQ triết học: hệ thống lý luận bao gồm những quan điểm chung nhất về thế giới như 1
chỉnh thể…
-TGQ khoa học, thông thường, kinh nghiệm; TGQ thời đại, dân tộc…

You might also like