You are on page 1of 2

Đạo Phật là một trong những thành tựu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ và có tầm ảnh

hưởng lớn đến các nước trên thế giới.


Vào giữa thiên kỉ I TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện một số dòng tư tưởng chống đạo
Bàlamôn. Đạo Phật là một trong những dòng tư tưởng ấy. Theo truyền thuyết, người
sáng lập đạo Phật là Xitđácta Gôtama, sau khi thành Phật được đệ tử tôn xưng là
Xakia Muni (Thích Ca Mâu Ni), con vua Sutđôđana nước Capilavaxtu ở chân núi
Himalaya, miền đất bao gồm một phần miền Nam nước Nêpan và một phần của Ấn
Độ ngày nay. Năm 29 tuổi, hoàng tử Xitđácta xuất gia đi tu để tìm kiếm con đường
cứu vớt những nỗi khổ của loài người. Đến năm 35 tuổi, Xitđácta đã nghĩ ra được
cách giải thích bản chất của tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ đau, do đó cho rằng đã tìm
được con đường cứu vớt. Từ đó, ông được gọi là Buddha (Phật hoặc Bụt), nghĩa là
“người đã giác ngộ”. Về niên đại của Phật, hiện nay đang có những ý kiến khác nhau.
Có một số người cho rằng Phật sinh năm 563 và mất năm 483 TCN; một số người
khác thì cho rằng Phật sinh năm 624 và mất năm 544 TCN. Tín đồ Phật giáo lấy năm
544 TCN là năm mở đầu kỉ nguyên Phật giáo.
Nội dung cơ bản của triết lý đạo Phật:
Về thế giới quan: Nội dung cơ bản là thuyết “duyên khởi” nghĩa là các pháp đều do
nhân duyên mà ra. Pháp là quy luật phát triển của sự vật, đồng thời cũng là bản thân
sự vật. Mọi vật có liên quan mật thiết với nhau, không có một thực thể nào tồn tại
riêng biệt. Sự hiện hữu của tất cả mọi sự việc có điều kiện trong vũ trụ đều chỉ là kết
quả của sự tương tác giữa nhiều nguyên do (nhân) và điều kiện (duyên). Từ quan niệm
sự vật trong vũ trụ là do nhân duyên tạo thành, đạo Phật chủ trương Vô tạo giả: Đạo
Phật cho rằng thế giới do các loại vật chất tạo thành. Mọi sự vật trong vũ trụ gọi là vạn
pháp không do bất kỳ một thần linh nào tạo ra bằng những phép màu mà là do những
phần tử vật chất nhỏ bé nhất (“bản thể” hay “thực tướng”) tạo nên. Đây được xem như
là nội dung cơ bản nhất và khác tất cả các tôn giáo khác. Đạo Phật còn đề ra thuyết Vô
thường và Vô ngã: Vô thường là sự vật luôn biến chuyển không ngừng, vì thế không
có gì là thường trụ, bất biến. Vô ngã đó là không có cái “ta”. Tất cả sự vật, hiện tượng
cũng như chính bản thân ta là không có thực. Thế giới (nhất là thế giới hữu hình - con
người) là do sự hợp lại của các yếu tố vật chất (Sắc) và tinh thần (Danh ). Đó là 5 yếu
tố (ngũ uẩn): Sắc (vật chất ), Thụ (cảm giác), Tưởng (ấn tượng ), Hành (Tư duy nói
chung ), Thức (ý thức ). Thuyết Vô thường và Vô ngã là hai thuyết quan trọng của đạo
Phật, dựa trên hai thuyết này, đạo Phật đã xây dựng một phương thức sống, công lý
sống lý tưởng cho người theo đạo Phật.
Về nhân sinh quan: Trọng tâm của đạo Phật là học thuyết Tứ Diệu Đế: Khổ đế (chân
lý về các nỗi khổ); Tập đế (chân lý về nguyên nhân của các nỗi khổ); Diệt để (chân lý
về sự chấm dứt các nỗi khổ) và Đạo đế (chân lý về con đường diệt khổ. Con đường đó
gọi là “bát chính đạo” gồm: Chính kiến: Chính tư duy, Chính ngữ. Chính nghiệp;
Chính mệnh: Chính tịnh tiến; Chính niệm; Chính định. Chung quy “bát chính đạo” là
suy nghĩ, nói năng và hành động đúng đắn).
Về giới luật, tín đồ Phật giáo chủ yếu phải kiêng 5 thứ (ngũ giới): Không sát sinh;
Không trộm cắp: Không tà dâm: Không nói dối; Không uống rượu.
Về mặt xã hội: Quan niệm về triết lý và giới luật của đạo Phật chống lại đạo Bàlamôn,
chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội. Vì vậy những tư tưởng cơ bản của triết lý
Phật giáo mang nhiều yếu tố duy vật sơ khai tiến bộ gắn bó với cuộc sống của con
người. Từ quan niệm trên, đạo Phật không thừa nhận xã hội có đẳng cấp.
Sau khi ra đời đạo Phật nhanh chóng được truyền bá ở miến Bắc Ấn Độ. Để soạn thảo
giáo lý, quy chế và chấn chỉnh về tổ chức từ thế kỷ thứ V-III TCN đạo Phật đã triệu
tập 3 cuộc Đại hội từ đó đạo Phật được truyền sang Srilanka, rồi đến các nước khác
như Myanmar, Thái Lan, Indonesia… Khoảng năm 100 sau CN đạo Phật triệu tập đại
hội lần 4 ở Cusan, Đại hội đã thông qua giáo lý của đạo Phật cải cách, xuất hiện phái
phật giáo mới gọi là phái Đại thừa để phân biệt với phật giáo cũ là phái Tiểu thừa. Sau
Đại hội lần 4 ở Cusan các nhà sư càng được khuyến khích ra nước ngoài truyền Đạo,
do đó đạo Phật càng được truyền bá mạnh mẽ sang các nước Trung Á, Trung Quốc.
Những thế kỷ tiếp sau đó Phật giáo suy dần ở Ấn Độ song lại phát triển mạnh ở các
nước và nó đã trở thành quốc giáo của một số nước: Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia,
Lào…

You might also like