You are on page 1of 2

1 Nguồn gốc Đạo giáo

Nguồn gốc hình thành:


-Đạo giáo khởi nguồn từ Trung Quốc vào khoảng thế kỉ II-III sau công nguyên.
-Đạo giáo là một tôn giáo phức tạp được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau,
song cần nhấn mạnh chiến tranh là nguồn gốc chính hình thành nên đạo giáo.
-Vào khoảng cuối thời Đông Hán (cuối thế kỉ II SCN) có nhiều cuộc khởi nghĩa
nông dân thường được phát động dưới ngọn cờ tôn giáo. Năm 141 xuất hiện Ngũ
đấu mễ đạo của Trương Lãng và năm 184 xuất hiện Thái bình đạo của Trương
Giác. Hai tổ chức này được xem là hình thức tổ chức đầu tiên của Đạo giáo.
-Đạo giáo thời kỳ đầu bắt nguồn từ triết học Lão Trang thời Tiên Tần, học thuyết
Đạo gia thời Tần Hán và tư tưởng âm dương ngũ hành.
Giáo lí:
- Đạo giáo thờ “Đạo” và tôn Lão Tử làm giáo tử, gọi là “Thái Thượng Lão Quân”, coi
ông là hóa thân của “Đạo” giáng sinh xuống cõi trần.
-Theo Lão Tử, “Đạo” được hiểu như một nguyên lý cơ sở của thế gian, xuyên suốt
vạn vật, là đơn vị tối sơ, nguyên lý của vũ trụ và là cái tuyệt đối. Vạn vật xuất phát từ
Đạo, nghĩa là cả vũ trụ và như vậy, trật tự vũ trụ cũng từ Đạo mà ra.
-Hệ thống tư tưởng của Đạo Giáo được Lão Tử gói gọn trong cuốn Đạo Đức Kinh,
tư tưởng nhìn chung nhấn mạnh chủ trương "vô vi".
-Về chủ trương “vô vi”, Lão Tử nói: "Vô vi nhi vô bất vi”. Tạm dịch là: Không làm
gì mà không gì là không làm. Hiểu một cách nôm na là, nếu bạn không làm gì mà
thấy không việc gì thì không nên làm. Thiên nhiên trời đất vốn đã vận hành thành
chu kỳ tự nhiên, nếu chúng ta tác động vào một yếu tố nào đó thì cũng là làm đảo
lộn chu trình trên. Nếu chúng ta không làm gì cả thì tức là đảm bảo được chu trình
trên vẫn hoạt động bình thường.
Giáo luật:
Mục đích của việc tu theo Đạo giáo là sống lâu. Đạo giáo có hai phái: Đạo giáo phù
thủy dùng các pháp thuật trừ tà trị bệnh, chủ yếu giúp cho dân thường khỏe mạnh;
Đạo giáo thần tiên dạy tu luyện, luyện đan, dành cho các quý tộc cầu trường sinh
bất tử.

Kinh điển của Đạo giáo gọi là Đạo tạng kinh; ngoài sách về nghi lễ, giáo lý, Đạo
tạng còn bao gồm cả các sách thuốc, dưỡng sinh bói toán, tướng số, coi đất, thơ
văn, bút ký tổng cộng lên đến trên 50 vạn quyển.
Đạo giáo thần tiên hướng tới việc tu luyện thành thần tiên trường sinh bất tử. Tu
tiên có hai cách: nội tu và ngoại dưỡng. Ngoại dưỡng là dùng thuốc trường sinh,
gọi là kim đan (hay linh đan, thu được trong lò bằng cách luyện từ một số khoáng
chất như thần sa, hùng hoàng, từ thạch, vàng).

Nội tu là rèn luyện thân thể, dùng các phép tịch cốc (nhịn ăn), dưỡng sinh, khí công
lấy thân mình làm lò luyện, luyện tinh thành khí, luyện khí thành thần, luyện thần
trở về hư vô (Đạo). Con người cũng như vạn vật là từ "Đạo" mà sinh ra; cho nên tu
luyện là trở về với "Đạo".

You might also like