You are on page 1of 4

2.1 Bảng thống kê số liệu tình hình hôn nhân miền Tây.

Bảng 1. Tình trạng hôn nhân của dân số từ 15 tuổi trở lên theo cả nước và đồng
bằng sông Cửu Long (miền Tây).
Đơn vị: %
Tổng Theo tình trạng hôn nhân
số Độc Có Góa Ly Ly
thân vợ/chồn vợ/chồn hôn thân
g g
Toàn quốc 100 22,5 69,2 6,2 1,8 0,3
Thành thị 100 26,8 65,6 5,2 2,1 0,3
Nông thôn 100 20,1 71,1 6,9 1,6 0,3
Vùng kinh tế-xã hội
Trung du và 100 17 74,2 6,8 1,7 0,3
miền núi
phía Bắc.
Đồng bằng 100 20,1 71,5 6,6 1,5 0,3
sông hồng
Bắc Trung 100 22,1 68,9 7,5 1,3 0,2
Bộ và
Duyên hài
miền Trung
Tây nguyên 100 22,1 70,5 5,5 1,6 0,3
Đông Nam 100 30,2 62,9 4,4 2,2 0,3
Bộ
Đồng bằng 100 21,5 69,5 6,4 2,3 0,3
sông Cửu
Long
Bảng 2. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam và nữ chia theo vùng và nơi cư
trú.

Đơn vị: tuổi

Vùng và nơi cư tuổi kết hôn trung bình lần đầu


trú Nam Nữ
Toàn quốc 26,6 23,2
Thành thị 28,4 24,7
Nông thôn 25,9 22,6
Đồng bằng sông 26,3 22,5
Hồng
Đông Bắc 25,1 22,2
Tây Bắc 23,9 21,2
Bắc Trung bộ 26,5 23,4
Duyên hải Nam 27,8 24,0
Trung bộ
Tây Nguyên 26,0 22,6
Đông Nam bộ 28,2 24,7
Đồng bằng sông 26,4 23,2
Cửu Long
Bảng 3. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam và nữ của 13 tỉnh miền Tây.

Đơn vị: tuổi

Tỉnh/ Thành phố tuổi kết hôn trung bình lần đầu
Nam Nữ
Long An 26,4 22,8
Đồng Tháp 26,4 23,3
An Giang 25,6 22,6
Tiền Giang 25,9 22,0
Vĩnh Long 27,1 23,9
Bến Tre 26,6 22,1
Kiên Giang 26,1 22,9
Cần Thơ 27,5 24,2
Hậu Giang 26,2 23,6
Trà Vinh 26,0 23,1
Sóc Trăng 26,5 24,3
Bạc Liêu 26,6 23,9
Cà Mau 26,7 24,1

2.2 So Sánh số liệu

Theo số liệu thu thập được từ bảng thống kê, miền Tây nước ta có tỉ lệ người đã kết
hôn chiếm một phần không nhỏ trong tổng số lượng dân số đã qua hôn nhân. Tuy vậy,
lại có tỉ lệ ly hôn lớn nhất cả nước. Độ tuổi kết hôn lần đầu của người dân miền Tây
vào khoảng 26 tuổi, là đột tuổi hộp lý để kết hôn so với độ tuổi của các vùng kinh tế-
xã hội khác.

2.3 Cơ sở lý luận

Vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm ở tận cùng phía Nam của Việt Nam. Nơi đây
được phù sa sông Cửu Long bồi đắp nên được đặt tên là vùng đồng bằng sông Cửu
Long (người dân vẫn thường gọi nơi này là miền Tây Nam Bộ hay ngắn gọn hơn là
miền Tây). Miền Tây còn được biết đến với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc bao
phủ khắp cả khu vực.
Do được sông Cửu Long bồi đắp, lại có khí hậu cận xích đạo nên miền Tây nước ta có
điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lúa nước. Hơn nữa,
hệ thống sông ngòi dày đặc phủ kín tạo điều kiện cho ngành săn bắt và nuôi trồng thủy
sản có cơ hội phát triển.
Tuy có tiềm năng phát triển tốt, nhưng mảnh đất miền Tây vẫn còn tồn tại nhiều mặt
hạn chế. Miền Tây có mùa khô kéo dài gần nửa năm từ tháng 12 năm này đến tháng 4
năm sau. Điều đó tạo điều kiện cho nước biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền làm cho
đất bị nhiễm mặn, nhiễm chua nên không sử dụng được cho mục đích trồng trọt. Hơn
nữa, phần lớn diện tích đất ở nơi này là đất mặn và đất phèn, vì vậy, việc cải tạo và sử
dụng đất miền Tây để trồng trọt gặp nhiều khó khăn. Vùng đất miền Tây có nguồn tài
nguyên, khoáng sản rất hạn chế và điều đó khiến cho việc phát triển kinh tế ở nơi đây
gặp nhiều trở ngại.
Dù có nhiều cơ hội phát triển, nhưng miền Tây vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều bất
lợi. Đó là lí do vì sao một vài thành phần người dân “mười ba bến nước” vẫn phải
đương đầu với vấn đề nghèo đói. Trong đó có một số bộ phận phụ nữ miền Tây chọn
con đường kết hôn với người nước ngoài để thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn của mình.
2.4 Cơ sở thực tiễn
Việc kết hôn với người nước ngoài cũng không còn quá xa lạ đối với người dân Việt
Nam nữa. Điều này khá phổ biến và vẫn còn đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên đất
nước. Đặc biệt là ở phụ nữ miền Tây. Đa phần phụ nữ miền Tây kết hôn với người
nước ngoài là do mục đích kinh tế. 78% số phụ nữ kết hôn với người nước ngoài là có
hoàn cảnh gia đình nghèo khó, trình độ học vấn thấp và thất nghiệp, sống tại TPHCM
và các tỉnh ĐBSCL. Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong 10 năm, có tới
70.000 phụ nữ lấy chồng người nước ngoài.1
Với cuộc sống tương đối thoải mái, không phải lo nghĩ nhiều, phần lớn người dân
miền Tây không coi trọng việc học hành. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm
2014, tỷ lệ người dân tốt nghiệp THPT trở lên (bao gồm cả trung cấp, Cao đẳng và
Đai học) của ĐBSCL thấp nhất cả nước với 12% (cả nước là 23,1%). Mặt khác, năm
2015, toàn vùng có 10,4% người lao động được đào tạo, thua cả khu vực Tây nguyên
13,1% và bình quân chung cả nước là 19,9%.2 Cản trở trong tư tưởng về việc học tập
kết hợp với tình trạng nghèo khó đã thúc đẩy phụ nữ miền Tây lấy chồng nước ngoài.
Tuy vậy, Việc kết hôn với người nước ngoài đem lại nhiều thiệt hại hơn so với lợi ích
mong đợi. Có rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của những vụ bắt cóc, bán người.
Hơn nữa, phần lớn các cô dâu miền Tây Việt Nam còn bị chồng nước ngoài ngược đãi,
hành hạ. Trong tổng số phụ nữ kết hôn với người nước ngoài (NNN) cả nước, có 80%
ở TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ, trong đó khoảng 19% trở
thành nạn nhân mua bán người (MBN) và chịu nhiều hệ lụy khi hôn nhân đổ vỡ, bị
ngược đãi, xâm hại tình dục, lừa bán vào các động mại dâm...3
Như vậy, việc kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ miền Tây nhìn chung đa phần
đều không có kết cục tốt đẹp, và hầu hết đều có nguyên nhân chính bắt nguồn từ mục
đích kinh tế, với nguyện vọng đổi đời, thoát khỏi nghèo khó của phụ nữ miền Tây.
2.5 Ý nghĩa lý luận – thực tiễn của luận án.
Cơ sở lý luận đã biểu thị khái quát các đặc điểm địa lý của miền Tây, và lợi ích cũng
như hạn chế mà đặc điểm đó đem lại cho miền Tây. Từ đó, cho thấy những điều đó đã
tác động đến cuộc sống của người dân miền Tây như thế nào. Cơ sở thực tiễn đã khái
quát được tình hình hôn nhân với người nước ngoài của phụ nữ miền Tây. Cho thấy
được nguyên nhân phụ nữ miền Tây kết hôn với người nước ngoài và đồng thời thể
hiện hệ quả của việc kết hôn với người nước ngoài. Qua phần cơ sở lý luận- thực tiễn
của luận án, hi vọng các thầy, cô, bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn về vấn đề kết hôn với
người nước ngoài của phụ nữ miền Tây..

1
https://tphcm.chinhphu.vn/70-000-phu-nu-dbscl-lay-chong-nuoc-ngoai
2
http://haiduongtv.com.vn/xem-tin-tuc/vi-sao-thieu-nu-mien-tay-dua-nhau-lay-chong-ngoai-82304.html
3
https://nhandan.vn/doi-song-xa-hoi-hangthang/khi-vien-canh-tro-thanh-tham-canh-322884

You might also like