You are on page 1of 9

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

KỶ YẾU HỘI THẢO


TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỜI SỐNG
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Phạm Thị Thu Hà 

Phạm Ngọc Hòa 

Đ
ồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà
Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng, Kiên
Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Đồng bằng
sông Cửu Long có diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, với hơn 18 triệu dân sinh
sống, chiếm 19,8% dân số cả nước. Cùng với các dân tộc khác, cộng đồng
người Khmer ở ĐBSCL có khoảng 1.201.691 người, chiếm tỷ lệ 10,66 % so với
dân số chung của 9 tỉnh, thành phố và chiếm tỷ lệ 6,93% so với dân số 13 tỉnh,
thành phố. Cộng đồng người Khmer vùng ĐBSCL tập trung đông ở các tỉnh
như: Sóc Trăng 397.014 người, Trà Vinh có 318.288 người, Kiên Giang
213.310 người, An Giang 91.018 người. Mặc dù là vùng kinh tế trọng điểm, có
vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhưng hiện nay
vùng ĐBSCL đang đối mặt với tình trạng BĐKH, nó đã gây nên những xáo trộn
lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng người Khmer nơi đây. Do đó,
việc tìm ra một giải pháp thích hợp để hạn chế tác động của BĐKH đến đời
sống cộng đồng người Khmer vùng ĐBSCL đang đặt ra một cách cấp thiết hơn
bao giờ hết.

1. Quá trình hình thành cộng đồng người Khmer vùng đồng bằng
sông Cửu Long
Cộng đồng người Khmer có mặt ở vùng đất ĐBSCL từ rất sớm. Thời sơ
sử của người Khmer ở ĐBSCL vẫn chưa được làm sáng tỏ lắm, do thiếu sự sưu
tầm nghiên cứu và thiếu nhiều cứ liệu, nhưng dẫu sao người ta cũng có thể hiểu
được sự tồn tại của người Khmer đã từng sống ở đây lâu đời, qua các hiện vật


Trường Đại học Đồng Tháp.

Học viện Chính trị khu vực IV.

169
khảo cổ đã khai quật được ở Óc Eo và rải rác ở các tỉnh ĐBSCL. Ngoài ra, các
nhà khảo cổ học còn phát hiện ngôi đền cổ ở ấp Lưu Cừ, xã Lưu Nghiệp Anh,
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; ngôi chùa cổ ở ấp Trà Kháo, xã Hòa Ân, Cầu Kè,
Trà Vinh; Linh Sơn Tự ở xã Vọng Thê có tượng Shiva bằng đá cao 5m và hai
bia có chữ viết bằng ngôn ngữ Khmer có niên đại khoảng 1.800 năm. Các hiện
vật phát hiện được ở các nơi trên bao gồm nhiều dạng và được làm bằng sắt,
đồng, đất sét, xương thú hoặc đá như: búa, đục, bàn nạo, dao, đá mài, khuôn
đúc, lưỡi hái, con thoi, vòng đeo tai, đồ trang sức, mũi tên, lưỡi câu, kim,
chuỗi, miễng nồi, hủ, chén có hoa văn trang trí... Do tìm thấy những hiện vật
ấy, cho nên người ta có cơ sở để nhận định về đời sống của người Khmer thời
sơ sử, là sống định cư thành từng phum, sóc rải rác trên khắp vùng đất ĐBSCL.
Có thể nói vùng ĐBSCL xưa kia, có nhiều kênh rạch, cù lao, rừng rậm
với muỗi mòng, kiến, mọt, rắn rết, đỉa, vắt tha hồ sinh sôi nảy nở 1... Trước khi
người Việt và người Hoa đến khai thác, nơi đây vẫn còn là một vùng thiên
nhiên hoang sơ đầy bí ẩn, với các bộ tộc người Khmer sống rải rác tự cung tự
cấp trên những giồng đất cao bên cạnh các ngôi chùa. Khi người Việt và người
Hoa đến, cùng với người Khmer bản địa là những người đầu tiên khẩn hoang
rừng rậm, đào kênh thoát nước, vượt qua thử thách khắc nghiệt đẩy lùi thiên
nhiên hoang dã, đối phó với thú dữ, dịch bệnh... Đây là quá trình mở rộng đất
đai, xây dựng thôn ấp, phân chia địa phận và phân chiếm ruộng đất. Chính quá
trình lao động chinh phục thiên nhiên đã tạo ra sự đồng cảm gắn bó giữa bốn
tộc người Việt, Khmer, Hoa và Chăm với nhau, hình thành một tình cảm ruột
thịt, tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
Khi nghiên cứu về vùng môi sinh của các cư dân ở ĐBSCL, các nhà
nghiên cứu đã chia vùng ĐBSCL thành 3 vùng môi sinh: vùng nội địa, vùng
ven biển và vùng đồi núi Tây Nam. Thứ nhất, vùng nội địa chính là vùng cư trú
và khai phá đầu tiên của những lớp cư dân Khmer di cư đến ĐBSCL vào trước
thế kỷ XVII, tức là trước khi có sự xuất hiện của các lớp cư dân người Việt 2.
Những làng Khmer ở vùng nội địa thường xây dựng trên những giồng đất mà
độ cao cách mặt đất ruộng không quá 5 mét. Trong thời gian đầu, khi khai phá
ruộng lúa và lập nên những xóm làng đầu tiên gọi là Phum. Các phum phát
triển và trở thành những Sóc. Thứ hai, vùng ven biển của người Khmer chủ yếu

1
Sơn Nam (1997), Cá tính miền Nam, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.11.
2
Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hóa cư dân đồng bằng sông
Cửu Long, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.218.

170
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
KỶ YẾU HỘI THẢO
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

là những nhóm nông dân có đời sống thấp nhất vùng ĐBSCL. Vùng ven biển
bao gồm vùng Trà Cú (Trà Vinh), vòng qua Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Thứ
ba, vùng đồi núi Tây Nam bao gồm vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bảy Núi
và các vùng dân cư dọc biên giới nước bạn Campuchia thuộc hai tỉnh An Giang
và Kiên Giang. Tại đây, các Phum, Sóc của người Khmer được xây dựng trên
những sườn đồi núi. Lịch sử tổ chức vùng đồi núi Tây Nam có độ dày thời gian
ít hơn vùng Khmer nội địa và vùng Khmer ven biển. Họ là những di dân từ đất
nước Campuchia đã đến sinh sống ở vùng này.
Qua nghiên cứu cũng cho thấy, lịch sử hình thành người Khmer ĐBSCL
và người Khmer ở Campuchia là hai tộc người hoàn toàn khác nhau. Tiến sĩ Lý
Theam Têng, nhà sử học và văn hóa Campuchia đã khẳng định điều đó trong
quyển “Văn minh Ăngkor” xuất bản lần đầu ở Phnôm Pênh (Campuchia) vào
năm 1960, và in lại lần thứ hai vào năm 1969 dưới triều đại vua Norodom
Sihanuh. Theo sách đã dẫn thì tộc người Văhnum, Phnom hoặc Bnam (người
Khmer ở ĐBSCL) lập ra quốc gia Núi (Phù Nam) vào những năm 40 sau Công
nguyên. Còn tộc người Khmer ở Campuchia thì lập quốc ở địa bàn Trung Hạ
Lào (Chân Lạp) cũng có cùng niên đại tương đương. Vì vậy, cả hai tộc người
này không có quan hệ huyết thống, không có cùng chung bộ tộc. Sự phân biệt
này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với đồng bào Khmer ở ĐBSCL.
Vì, từ thế kỷ VII đến nay, Chân Lạp đã chiếm đoạt toàn bộ mọi thành quả về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà Vương quốc Phù Nam đã dày công xây
dựng trong vòng 7 thế kỷ trước đó. Chính họ đã đồng hóa tộc người Văhnum -
chủ thể của quốc gia Phù Nam, bắt phải xưng danh là Khmer. Thực vậy, việc
nhận thức đúng lịch sử sẽ giúp cho cộng đồng người Khmer hiểu được cội
nguồn của dân tộc mình, tránh được sự ngộ nhận về đất nước Campuchia - cho
đó là Tổ quốc của mình, từ đó mà thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết giữa các dân
tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

2. Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống cộng đồng người
Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long
Thứ nhất, BĐKH gây ra nhiều thiệt hại cho đời sống kinh tế của cộng
đồng Khmer nơi đây, đó là hiện tượng ngập lụt, hạn mặn, cạn kiệt tài nguyên,
sa mạc hóa đất nông nghiệp. Theo kết quả khảo sát năm 2016, tình trạng này có
xu hướng tăng trong 5 năm trở lại đây và ngày càng mở rộng ra các tỉnh trong

171
vùng ĐBSCL, trong đó 4 tỉnh chịu thiệt hại năng nề nhất là Cà Mau, Kiên
Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh (Xem bảng 1). Biến đổi khí hậu làm cho triều
cường, mực nước biển dâng cao, gây ra hiện tượng sạt lở bờ biển, gây ngập lụt,
nhiễm mặn nguồn nước. Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của
nhiều cư dân nơi đây. Tổng diện tích thiệt hại là 126.798 ha; trong đó, 78.137
ha thiệt hại trên 70% năng suất (chiếm 62%), 45.740 ha thiệt hại từ 30%-70%
năng suất (chiếm 36%), 2.921 ha thiệt hại dưới 30% năng suất (chiếm 2%) 1.
Bảng 1: Sự gia tăng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở một số
tỉnh vùng ĐBSCL trong 5 năm trở lại đây
Địa bàn Rất Thường Rất hiếm Không Tổng
khảo thường xuyên xảy khi xảy xảy ra cộng
sát xuyên ra ra
xảy ra
Cà Mau Số lượng 11 30 6 1 48
Tỷ lệ % 12.4% 34.5% 30.0% 33.3% 24.1%
Kiên Số lượng 39 0 2 2 43
Giang Tỷ lệ % 43.8% 0% 10.0% 66.7% 21.6%
Sóc Số lượng 29 19 1 0 49
Trăng Tỷ lệ % 32.6% 21.8% 5.0% 0% 24.6%
Trà Số lượng 10 38 11 0 59
Vinh Tỷ lệ % 11.2% 43.7% 55.0% 0% 29.6%
Tổng cộng 89 87 20 3 199
100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Nguồn: Số liệu do nhóm tác giả khảo sát trong tháng 9.2016
Thứ hai, BĐKH đã làm mất cân bằng về mặt tự nhiên – sinh học giữa con
người và môi trường, tác động bất lợi tới sức khỏe của cộng đồng người
Khmer, trong đó là sự gia tăng của các bệnh về hô hấp (Xem bảng 2). Nếu nhìn
vào bảng khảo sát ta thấy, trong số 198 người được hỏi về những tác động của
BĐKH đến sức khỏe con người, đa phần đều cho rằng có sự gia tăng trong 5
năm trở lại đây, trong đó có 41 người ở Cà Mau (chiếm tỷ lệ 34,5%), 33 người
ở Kiên Giang (27,7%), 31 người ở Sóc Trăng (26,1%) và 14 người ở Trà Vinh
(chiếm tỷ lệ 11,8%). Có rất ít người trả lời là không có người mắc bệnh này.

1
Phong Vân, “Miền Tây trong thiên tai lịch sử”, Tạp chí Cộng sản (Hồ sơ sự kiện), Số 324,
ngày 10-4-2016, tr. 16-17.

172
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
KỶ YẾU HỘI THẢO
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

Bảng 2: Tác động của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng Khmer vùng
ĐBSCL trong 5 năm trở lại đây

Địa bàn khảo sát Nhiều Có một số Không có Tổng


người mắc người mắc người mắc cộng
bệnh này bệnh này bệnh này
Cà Mau Số lượng 41 6 0 47
Tỷ lệ % 34.5% 8.0% .0% 23.7%
Kiên Số lượng 33 7 3 43
Giang Tỷ lệ % 27.7% 9.3% 75.0% 21.7%
Sóc Trăng Số lượng 31 18 0 49
Tỷ lệ % 26.1% 24.0% .0% 24.7%
Trà Vinh Số lượng 14 44 1 59
Tỷ lệ % 11.8% 58.7% 25.0% 29.8%
Tổng Số lượng 119 75 4 198
cộng Tỷ lệ % 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
Nguồn: Số liệu do nhóm tác giả khảo sát trong tháng 9.2016.
Như vậy, so với số liệu 5 năm trở về trước, thì số người mắc bệnh liên
quan đến hô hấp đã liên tục tăng trong 5 năm trở lại đây. Nhìn vào số liệu ở
bảng 3 ta thấy, từ 5 năm trở về trước số người mắc bệnh này chỉ là 13 người,
trong đó có 4 ý kiến ở Cà Mau cho rằng có nhiều người mắc bệnh này và 162 ý
kiến cho rằng có một số người mắc bệnh này, trong đó có 53 người ở Trà Vinh
(chiếm tỷ lệ 32,7%), có 42 người ở Kiên Giang (chiếm tỷ lệ 25,9%), có 36
người ở Cà Mau (chiếm tỷ lệ 22,2%) và 31 người ở Sóc Trăng (chiếm tỷ lệ
19,1%). Ngoài ra, BĐKH còn làm gia tăng các bệnh lây truyền do muỗi. Hiện
tượng nóng lên toàn cầu đã thúc đẩy sự phát triển của các loài muỗi, làm tăng
nguy cơ bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,… Ngoài ra còn có mối nghi ngờ rằng biến
đổi khí hậu khiến các dạng bệnh như dị ứng, lao có chiều hướng phát triển mới,
sinh ra biến thể mới 1.
Bảng 3: Tác động của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng Khmer vùng ĐBSCL
trong 5 năm trở về trước
Địa bàn Nhiều Có một số Không có Tổng
khảo sát người mắc người mắc người mắc cộng
bệnh này bệnh này bệnh này
Cà Mau Số 4 36 0 40

1
Hồng Nhung, Ngọc Đông (2016), Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người, Báo Tuổi trẻ, Số
183/2016, ngày 9-7-2016, tr.13.

173
lượng
Tỷ lệ % 30.8% 22.2% .0% 21.2%
Kiên Giang Số 0 42 1 43
lượng
Tỷ lệ % 0% 25.9% 7.1% 22.8%
Sóc Trăng Số 9 31 9 49
lượng
Tỷ lệ % 69.2% 19.1% 64.3% 25.9%
Trà Vinh Số 0 53 4 57
lượng
Tỷ lệ % 0% 32.7% 28.6% 30.2%
Tổng cộng 13 162 14 189
100% 100% 100% 100%

Nguồn: Số liệu do nhóm tác giả khảo sát trong tháng 9.2016.
Thứ ba, BĐKH gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội của cộng
đồng Khmer, làm mất sinh kế của người dân và đang để lại di chứng xã hội ở
nông thôn ĐBSCL. Đó là sự biến đổi trong phân bố dân cư, đô thị và các trung
tâm dẫn đến sự dịch chuyển dân cư trong nội vùng và ra ngoài vùng ĐBSCL.
Theo kết quả khảo sát cũng cho thấy, ĐBSCL là một trong những vùng có tỉ
suất di cư cao và xu hướng tăng dần, trong đó, số người Khmer di cư chiếm tỷ
lệ cao nhất. Cụ thể trong tổng số 194 người được hỏi thì có đến 57 ý kiến cho
rằng có một số hộ phải di dời chỗ ở do tác động của BĐKH (Xem bảng 4).
Trong khi số người nhập cư ở ĐBSCL giai đoạn 2009-2014 là 97.000 người thì
số người di dân từ ĐBSCL đến các vùng khác là 544.909 người 1. Đây thực sự
là một vấn đề đáng lo ngại.
Bảng 4: Tác động của BĐKH đến đời sống xã hội con người vùng ĐBSCL

Địa bàn Cà Kiên Sóc Trà Tổng


khảo sát Mau Giang Trăng Vinh cộng
Không có hộ phải di Số lượng 21 28 27 51 127
dời Tỷ lệ % 16.5% 22.0% 21.3% 40.2% 100%
Có một số hộ phải di Số lượng 20 15 22 0 57
dời Tỷ lệ % 35.1% 26.3% 38.6% 0% 100%
Có nhiều hộ phải di dời Số lượng 4 0 0 5 9
Tỷ lệ % 44.4% 0% 0% 55.6% 100%
Đáp án khác Số lượng 0 0 0 1 1

1
Nhóm tác giả (2017), “Miền Tây trong cơn lốc di dân”, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, Số 2-2017,
ngày 8-1-2017, tr. 9.

174
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
KỶ YẾU HỘI THẢO
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

Tỷ lệ % 0% 0% 0% 100% 100%
Tổng cộng 45 43 49 57 194
100% 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Số liệu do nhóm tác giả khảo sát trong tháng 9.2016.
Có thể nói, trước tác động của BĐKH ở ĐBSCL, cuộc sống của hàng
triệu người Khmer gặp nhiều xáo trộn, gây khó khăn lớn cho đời sống của cá
nhân và hộ gia đình. Việc di dân tự do trước các tác động tiêu cực không phải
đến bây giờ mới xảy ra. Mấy năm gần đây đã có bộ phận không nhỏ nông dân,
nhiều nhất là những người trẻ tuổi, bỏ ruộng đồng di cư lên thành thị mưu sinh.
Nó đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra trong mối quan hệ giữa các đô thị và khu vực
nông thôn trong vùng, giữa ĐBSCL - vùng nông nghiệp lớn nhất nước - với
TP.HCM và một số tỉnh miền Đông Nam bộ có tốc độ phát triển công nghiệp và
đô thị hóa nhanh 1. Song, vấn đề đáng lo ngại là tình trạng di cư bị động.

3. Một số giải pháp chủ yếu để cộng đồng người Khmer vùng ĐBSCL
ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu
Trước hết, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần quán triệt, vận dụng một
cách sáng tạo quan điểm phát triển bền vững. Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa
mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường. Từ đó, chủ động
trong các chương trình, kế hoạch hành động, sáng tạo, quyết tâm trong nhận
thức và hành động nhằm hướng tới một vùng ĐBSCL phát triển bền vững, trù
phú. Trong đó, cần tập trung khai thác tốt các lợi thế và tiềm năng sẵn có của
vùng để đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực
và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nhanh, hiệu
quả và bền vững. Trên cơ sở đó tạo ra những sản phẩm mũi nhọn có khả năng
cạnh tranh với thị trường trong nước, cũng như trên thế giới. Đặc biệt, đẩy
mạnh xúc tiến tiêu thụ các mặt hàng mà vùng có lợi thế cạnh tranh như lúa gạo,
thủy sản, cây ăn trái...
Hai là, cần tạo cơ chế, chính sách để phát triển bền vững vùng ĐBSCL.
Có thể nói, BĐKH đang và sẽ trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với sinh kế và
sự tồn tại của cộng đồng Khmer vùng ĐBSCL. Do vậy, cùng với những kế
hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia đã được phê duyệt cho nội dung ứng phó
với BĐKH tại vùng ĐBSCL, vấn đề đặt ra là Chính phủ, các bộ, ngành, địa

1
Trần Hữu Hiệp (2016) Di chứng hạn mặn, Báo Tuổi trẻ, ngày 6-5-2016, tr. 2.

175
phương cần có cơ chế phù hợp để thực hiện các nội dung ứng phó, trọng tâm là
giảm thiểu, thích ứng với BĐKH, bao gồm: cơ chế, chính sách về tài chính,
chính sách đất đai, chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách kêu gọi đầu
tư, hợp tác từ quốc tế,… trong đó, đặc biệt là thực hiện tốt các chính sách về
dân tộc, trong đó ưu tiên cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Ba là, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần ứng phó kịp thời với BĐKH. Các
tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần đẩy mạnh tuyên truyền về BĐKH đến từng phum,
sóc của cộng đồng người Khmer, phân tích các vấn đề phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương trước những tác động của BĐKH để có những ứng phó phù
hợp, đưa nội dung ứng phó với BĐKH lồng ghép vào tất cả các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… Một mặt, cần thực hiện nghiêm túc
các chương trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH của Trung ương, của vùng, mặt
khác cần có những kiến nghị, đề xuất với Trung ương có những biện pháp phù
hợp với địa phương trong ứng phó với BĐKH. Đặc biệt, trong phạm vi quản lý
của địa phương, cần có những biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực
của BĐKH đến cuộc sống của cộng đồng. Trong thực hiện các chính sách về
ứng phó với BĐKH, các tỉnh, thành cần có những bước đi cụ thể trong phân bố
lại các khu vực dân cư chịu nhiều thiệt hại, cũng như xây dựng các mô hình
ứng phó cho cộng đồng Khmer.
Bốn là, nâng cao nhận thức và ứng xử của cộng đồng Khmer về tác động
của BĐKH. Theo tất cả các kịch bản về BĐKH, có thể thấy, tình trạng hạn hán,
xâm nhập mặn ở ĐBSCL là xu thế khó có thể đảo ngược. Trong bối cảnh việc
thu xếp các nguồn vốn để thực hiện các công trình thủy lợi dự kiến lên đến
hàng tỷ USD là rất khó khăn, do đó, cộng đồng người Khmer cần chủ động
sống chung với hạn mặn. Muốn vậy, chung ta cần phải thay đổi tư duy và ứng
xử của cộng đồng Khmer vùng ĐBSCL nhằm biến thách thức thành cơ hội phát
triển. Có thể nói, trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình xâm nhập
mặn tại nhiều nơi trong vùng, đòi hỏi các cấp quản lý, các cơ quan quy hoạch,
các nhà khoa học cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng để điều chỉnh quy hoạch
vùng sản xuất, tránh xung đột lợi ích giữa các địa phương và lợi ích của cộng
đồng các dân tộc nơi đây.
Năm là, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực Tiểu vùng sông
Mêkông và cộng đồng quốc tế để ứng phó với BĐKH. Một mặt, cần tăng cường
hợp tác trao đổi với các quốc gia trong Ủy hội sông Mê Kông và Trung Quốc
trong việc chia sẻ thông tin, khai thác nguồn nước của sông Mê Kông. Mặt

176
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
KỶ YẾU HỘI THẢO
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

khác, cần tăng cường hợp tác với các quốc gia có kinh nghiệm trong việc ứng
phó với BĐKH, nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán như Vương quốc Hà
Lan, Ixraen, Ôxtrâylia nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia, tổ chức
quốc tế trong việc ứng phó với BĐKH cho cộng đồng Khmer vùng ĐBSCL.
Việc tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế sẽ giúp cho cộng đồng giải
quyết vấn đề thích ứng với BĐKH.
Như vậy, BĐKH đã ảnh hưởng ngày càng rõ rệt và to lớn đối với cộng
đồng Khmer vùng ĐBSCL. Trước ảnh hưởng của BĐKH, vùng ĐBSCL không
còn là miền đất trù phú mang lại sinh kế lâu dài, thuận lợi cho cộng đồng
Khmer như bao đời. Vì vậy, chính quyền các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần thay
đổi tư duy phát triển, chúng ta không thể dựa vào sự ưu đãi của thiên nhiên ban
tặng mà cần dựa vào trí tuệ, tri thức và công nghệ để phát triển bền vững. Biến
thách thức do BĐKH để ĐBSCL phát triển bền vững và lâu dài. Thực vậy, để
ứng phó với BĐKH, cộng đồng chỉ có thể thích nghi, thích ứng và giảm nhẹ
ảnh hưởng của BĐKH bằng cách khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một
cách thông minh, tiết kiệm, hiệu quả và giới hạn chất thải ra môi trường. Với
những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự năng động, sáng tạo vốn
có của người dân đồng bằng, tin rằng trong tương lai ĐBSCL tiếp tục sẽ có
bước phát triển vượt bậc, mang lại thịnh vượng cho vùng và cả nước./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hóa cư dân
đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990.
2. Hồng Nhung, Ngọc Đông (2016), “Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người”,
Báo Tuổi trẻ, Số 183/2016, ngày 9-7-2016.
3. Trần Hữu Hiệp (2016), “Di chứng hạn mặn”, Báo Tuổi trẻ, ngày 6-5-2016.
4. Sơn Nam (1997), Cá tính miền Nam, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nhóm tác giả (2017), “Miền Tây trong cơn lốc di dân”, Báo Tuổi trẻ cuối
tuần, Số 2-2017, ngày 8-1-2017.
6. Phong Vân (2016), “Miền Tây trong thiên tai lịch sử”, Tạp chí Cộng sản
(Hồ sơ sự kiện), Số 324, ngày 10-4-2016.

177

You might also like