You are on page 1of 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI KHMER

Người Khmer tại Việt Nam (hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ,
Khơ-me dưới) là bộ phận dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Danh
từ này có thời gọi là người Việt gốc Miên.
Người Khmer là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.
Khmer là từ được viết theo phiên âm tiếng Pháp. Tiếng Việt phiên âm thành Khơ-me trong
khi các thư tịch cũ của người Việt dùng danh từ Cao Miên (高棉) hay Cao Man. Trước năm
1975 còn có các tên gọi khác như Cul, Cur, Việt gốc Miên, Thổ...
Phần lớn người Khmer sống tập trung ở Campuchia.
Ở Việt Nam thì người Khmer sống chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam thuộc
các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần
Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre được gọi là Khmer Crộm.
(Crộm là phiên âm tiếng Việt của tiếng Khmer, có nghĩa là Dưới).
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer ở Việt Nam có dân số
1.260.600 người, có mặt tại nhiều tỉnh ở Nam Bộ.
Sau đây là danh sách các tỉnh có nhiều người Khmer nhất:
1. Sóc Trăng (397.014 người, chiếm 30,7 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người
Khmer tại Việt Nam).
2. Trà Vinh (317.203 người, chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người
Khmer tại Việt Nam).
3. Kiên Giang (210.899 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số
người Khmer tại Việt Nam),
4. An Giang (90.271 người),
5. Bạc Liêu (70.667 người),
6. Cà Mau (29.845 người),
7. Thành phố Hồ Chí Minh (24.268 người),
8. Vĩnh Long (21.820 người),
9. Cần Thơ (21.414 người),
10. Hậu Giang (21.169 người),
11. Bình Phước (15.578 người),
12. Bình Dương (15.435 người)
Tham khảo:
1) Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 (Thông cáo báo
chí). Tổng cục Thống kê. 4 tháng 1 năm 2009.
2) Phiên âm, đọc tên dân tộc Khmer, Ủy ban dân tộc, Bộ văn hóa Việt Nam.
3) Người Khmer (Việt Nam), Wikipedia.

You might also like