You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA VIỆT NAM HỌC

BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM


Học kỳ 1 năm học 2022-2023

Tên chủ đề: ………………………….….


HÀ NỘI-2023

Số phách (để trống):


Số phách (để trống):……………
…………………

TÊN HỌC PHẦN: Thông tin cá nhân sinh viên:

=====CẮT PHÁCH =========== CẮT PHÁCH=====


Các tộc người ở Việt Nam
Điểm bài thi sau thống nhất: Họ tên sinh viên:

Ngày sinh:
Bằng số:…………………………
Mã sinh viên:
Bằng chữ: ..……………………..
……………………………

Lớp tín chỉ:

SBD:
Cán bộ chấm thi 1
…………………………………….
(ký ghi rõ họ tên)
Chủ đề số: …………..
……………………
……………………………………..

Cán bộ chấm thi 2


(ký ghi rõ họ tên)

……………………………………

MỤC LỤC (NẾU CÓ)
A. Giới thiệu chung
1. Khái quát về tộc người H’Mông
Người H’Mông còn được gọi là người Hmông, người Miêu (ở Trung
Quốc), người Mèo( ở Việt Nam), người Mẹo ( ở Lào) là một dân tộc ở châu Á
nói tiếng H’Mông. Người H’Mông còn có các tên gọi khác như Mèo Hoa, Mèo
Đỏ, Mèo Xanh, Mán Trắng, Ná Mẻo. Nhóm H’mông thuộc ngữ hệ Nam Á,
H’Mông Dao có 3 ngôn ngữ: Hmông, Dao, Pà Thẻn.
Căn cứ vào đặc điểm dân tộc học và ngôn ngữ học, các màu áo, người ta chia
dân tộc H’Mông ra các nhóm: H’mông Hoa, H’mông xanh, H’mông Trắng,
H’mông Đen, H’mông Đỏ, Na Miểu.
Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019, dân số người H’Mông đã
là 1.393.547 người, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người H’Mông
chủ yếu cư trú tập trung ở các tỉnh như Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai,
Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bắc Kạn, Tuyên
Quang, Thanh Hoá.
2. Lí do chọn đề tài
Từ ngàn xưa đến nay, đám cưới luôn là một sự kiện quan trọng, thiêng
liêng nhất của mỗi con người.Nó không chỉ là minh chứng cho tình yêu của 2
người, mà còn là nơi để lưu lại minh chứng cho một sự hạnh phúc, một tương
lai gắn kết sắp tới trước sự chứng kiến của gia đình dòng họ, những người thân
thiết. Chính vì quan trọng như vậy, nên ở mỗi nơi sẽ có những phong tục, ững
nghi lễ độc đáo khác nhau. Thế nên, đối với mỗi tộc người, hôn lễ diễn ra còn
phản ánh nét đặc trưng văn hoá của tộc người đó. Vậy nên những phong tục
trong hôn lễ đã trở thành một trong những tiêu chí để phân biệt giữa tộc người
này với tộc người khác.
Trong những công trình nghiên cứu về các tộc người ở Việt Nam, hôn nhân
cũng là điểm được khai thác nhiều và khái quát theo những khía cạnh như các
nghi lễ, giá trị,... Kế thừa những nghiên cứu đó, tôi đã chọn đề tài “ Đám cưới
của tộc người H’Mông” để tiếp tục và bổ sung những thiếu sót nghiên cứu trước
đó, góp phần vào khai thác giá trị văn hoá của các tộc người trên lãnh thổ Việt
Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Thông qua nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống về đặc điểm đặc
trưung trong phong tục đám cưới của người H’Mông, phác hoạ một cách
chi tiết về bức tranh văn hoá của tộc người này.
- Trong bối cảnh hiện nay, nêu lên hiện trạng bảo tồn giá trị văn hoá truyền
thống của người H’Mông, đồng thời chỉ ra những ưu điểm, tồn tại trong
cách bảo tồn văn hoá của tộc người này
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là người H’Mông. Trong đó, nội dung
tập trung phân tích và lý giải sâu về các điểm nổi bật trong phong tục cưới hỏi
của người H’ Mông và cách bảo tồn văn hoá truyền thống của họ
- Phạm vi: ở huyện Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tình Sơn La
5. Bố cục bài nghiên cứu
1) Khái quát về người H’Mông ở Tà Xùa, Bắc Yên, Sơn La
2) Điểm nổi bật trong phong tục cưới hỏi
3) Thực trạng bảo tồn văn hoá
4) Những ưu điểm, tồn tại bảo tồn văn hoá truyền thống của người
B. Nội dung
I. Khái quát về người H’Mông ở huyện Tà Xùa, Bắc Yên, Sơn La
1. Tự nhiên
Tà Xùa là xã vùng cao, thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Ở phía bắc
huyện, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1.500- 2.000m. Tọa độ địa lý
điểm trung tâm từ 21º19'37" độ vĩ bắc đến 104º29'25" độ kinh đông. Tứ cận:
Phía bắc, đông bắc, tây bắc giáp xã Háng Đồng; phía nam giáp xã Phiêng Ban;
phía tây giáp xã Làng Chếu; phía tây bắc giáp xã Xím Vàng; phía đông và đông
nam giáp xã Suối Tọ (huyện Phù Yên). Từ huyện lỵ đến Uỷ ban nhân dân xã đi
theo tỉnh lộ 112 dài 14,5 km.
Tổng diện tích tự nhiên 4496,6 ha, trong đó đất nông nghiệp 2.437,87 ha (đất
SX nông nghiệp 977,19 ha, đất lâm nghiệp 1.460,68 ha), đất phi nông nghiệp
82,73ha (đất chuyên dùng 51,54ha, đất ở 16,22ha và một số loại đất khác 14,97
ha), đất chưa sử dụng 1.976 ha[1]. Đất đai phù hợp với sản xuất nông-lâm
nghiệp, như khai hoang ruộng bậc thang, trồng cây lương thực (lúa, ngô, sắn),
rừng sinh thái, trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, nuôi ong lấy mật. Nhiệt
độ trung bình hàng năm 16-180C. Thường nóng nhiều vào các tháng 5, 6, 7, 8.
Thường lạnh nhiều vào các tháng 11, 12 đến tháng 3 năm sau. Thường nắng
nhiều vào các tháng 4, 5, 6, 7. Thường mưa nhiều vào các tháng 7, 8, 9. Lượng
mưa trung bình hàng năm 1.300-1.500 mm.
Xã có suối Bẹ chảy giữa 2 bản Chung Trinh xã Tà Xùa và bản Háng Bla xã
Háng Đồng, chảy qua địa phận các bản Tà Xùa A, Tà Xùa C, Bản Bẹ rồi lưu
hợp với suối Háng Đồng xuống suối Sập, chiều dài 25km, lưu lượng nước trung
bình, tốc độ dòng chảy mạnh. Có hồ thủy điện Tà Xùa. Suối, hồ là nguồn nước
tự nhiên cho sản xuất và đời sống nhưng cũng tiềm ẩn những thiên tai như lũ
quét, sạt lở đất, hạn hán như năm 2008, 2010 làm thiệt hại 20% diện tích cây
lương thực. Xã có dốc Tà Xùa - Làng Chếu dài 2 km, dốc Tà Xùa đi bản Chung
Trinh dài 3 km, dốc từ bản Trò B xuống thủy điện Tà Xùa thuộc Công ty Xuân
Thiện dài 5 km. Đồi Trạm thông tin Quân khu II cao 1.700m, các núi Tà Xùa A
cao 1.600 m, Tà Xùa C cao 1.500 m, Bản Chung Trinh cao 1.640 m, Bản Khe
Cải cao 1.500 m, Bản Mống Vàng cao 1.570 m, Bản Bẹ cao 1.420 m, Bản Trò
A cao 1.400 m, Bản Trò B cao 1.410 m so với mặt nước biển. Có mỏ Uran,
Kaolin ở bản Trò A.
Diện tích rừng tái sinh 625,78 ha. Diện tích rừng trồng 308,5 ha, rừng khoanh
nuôi bảo vệ 526,4 ha. Độ che phủ của rừng 40% tổng diện tích tự nhiên. Có
những loài thực vật quý hiếm như mộc nhĩ, nấm hương và một số loại cây dược
liệu như hà thủ ô, đẳng sâm... Có những loài động vật quý hiếm như hoãng, lợn
rừng, sơn dương, gà rừng, chim...
2. Người H’Mông ở huyện Tà Xùa, Bắc Yên, Sơn La
Người H’Mông ở Việt Nam có nhiều nhóm khác nhau, trong nhóm người
H’Mông ở Tà Xùa thuộc nhóm H’Mông đen có tên tự gọi là H’Mông Đu.
Người H’Mông di cư đến Tà Xùa hơi muộn nên họ sống thành từng nhóm nhỏ.
Hiện nay, dân số H’Mông đen đã lớn dần và mở rộng quy mô hơn trước, họ
đang sống lẫn với người H’Mông Hoa và đã bắt đầu tham gia vào các hoạt động
du lịch của làng, xã.

Người Mông ở Tà Xùa


Đời sống kinh tế:
Lao động chính của người H’Mông ở Tà Xùa chủ yếu xoay quanh trồng trọt,
chăn nuôi, khai thác các nguồn từ tự nhiên. Họ trồng ngô, khoai, sắn trên
nương. Các giống lúa người H’Mông dùng là các giống địa phương, năng suất
thấp chủ yếu dùng phục vụ cho nhu cầu ăn uống và các dịp lễ của gia đình dòng
họ.

II. Đặc điểm nổi bật trong đám cưới của người H’Mông
Lễ cưới của người Mông thường được tổ chức vào mùa xuân, khi lộc non
tràn đầy nhựa sống, sắc xuân tưng bừng về khắp trên các thửa ruộng bậc thang.
Lễ cưới của người Mông cũng bao gồm các lễ nghi như dạm hỏi, ăn hỏi và lễ
đón dâu. Ngoài ra lễ cưới của họ còn có những nét đặc trưng nổi bật khác với
các tộc người khác như:
Trước khi tổ chức đám cưới thì có nghi lễ như:
Kéo vợ- trong tiếng H

You might also like