You are on page 1of 46

BỘ VĂN HÓA-THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI


___________________

BÀI BÁO CÁO


MÔN:VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN ANH CƯỜNG

Đề tài thảo luận của nhóm: TÌM HIỂU VỀ DÂN TỘC BANA

Lớp tín chỉ: DT6002(N05)


Nhóm: Người Bana
BẢNG TÊN THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

STT Họ và tên Mã sinh viên Phần đảm nhận

Khái quát chung về dân


1 Nguyễn Thị Vân Anh 63DHD11010 tộc Bana,in bản cứng

Văn hóa mưu sinh của


2 Nguyễn Thị Thúy Hà 63DHD11038 người Bana

Văn hóa vật thể của


3 Nguyễn Ngọc Bích 63DHD11020 người Bana ,chỉnh sửa
(nhóm trưởng) word

Văn hóa phi vật thể của


4 Phan Thị Khánh Huyền 63DHD11048 người Bana và thiết kế
Powerpoint
Văn hóa xã hội của
5 Hà Khánh Linh 63DHD11054 người Bana

Phong tục tập quán của


6 Đặng Minh Hảo 59DLH26021 người Bana
LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành, cho phép chúng em gửi lời cảm
ơn chân thành nhất tới thầy Nguyễn Anh Cường - người hướng dẫn và cũng là người
đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên nhóm em trong suốt quá
trình tìm hiểu, hoàn thành : “ Tìm hiểu về dân tộc Bana”
Tuy nhiên điều kiện cũng như về năng lực bản thân chúng em còn hạn chế, do đó,
bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của thầy về bài làm của chúng em để có thể hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!
A. Khái quát chung về dân tộc Bana
Với tổng số 286 910 người (2019), Ba na là dân tộc có dân số đông nhất trong các dân
tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ me ở Tây Nguyên và đông thứ hai trong các dân tộc nói
ngôn ngữ Môn - Khơ me ở Việt Nam. Do những lý do và đặc điểm riêng, dân tộc Ba na
không chỉ nổi tiếng về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, theo Đảng, theo
cách mạng, mà còn được biết đến như là một trong số ít dân tộc Tây Nguyên cho đến nay
còn bảo lưu đậm nét nhiều yếu tố văn hoá vừa gần gũi với văn hoá Đông Sơn - Việt Cổ,
vừa tiêu biểu cho văn hoá của các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ me Tây Nguyên nói
riêng và cả nước nói chung , với tổng số 286 910 người (2019) cư trú tai 51 trên /63 tỉnh
thành , địa bàn cư trú của người Ba Na tập trung tại các tỉnh Gia Lai , Kon Tum , Bình
Định ,Phú Yên
1.Môi trường cư trú
Giống như nhiều dàn tộc tại chỗ ở Tây Nguyên, người Ba na cư trú trên vùng lãnh thổ
tương đối khác biệt. Trên bản đổ hành chính, địa bàn sinh sống của người Ba na là vùng
cao nguyên và núi rừng rộng lớn, trải dài theo hướng bắc nam, nằm ở phần đông bắc Tây
Nguyên, diện tích ước khoảng trên 9.000 km, ứng với toạ độ 13'00 - 15°00 vĩ bắc,
107°40 - 109°00 kinh đông. bao gồm phần lớn khu vực phía đông của hai tỉnh Kon Tum,
Gia Lai và một phần Miền núi phía tây các tỉnh Bình Định, Phú Yên. Ranh giới tộc
người của người Ba na liền kể với người Xơ đăng ở phía Bắc, người Việt ở phía đông,
người Gia rai ở phía tây và phía nam.
Vùng người Ba na sinh sống có hai đường giao thông huyết mạch di qua là quốc lộ 19
và quốc lộ 14. Quốc lộ 19 chạy theo hướng đông tây, bắt đầu từ quốc lộ 1 và kết thúc ở
chỗ giao nhau với quốc lộ 14 tại thành phố Plei Ku, nối đồng bằng ven biển Nam Trung
Bộ với bắc Tây Nguyên.
2.Các nhóm dân cư
Là dân tộc có dân số đông. lại cư trú trên địa bàn rộng lớn. người Ba na bao gồm nhiều
nhóm địa phương khác nhau. Nếu căn cứ vào ý kiến của người dân, người Ba na có ít
nhất 8 nhóm địa phương chính như sau:
1. Nhóm Tơ lô. phàn bố tập trung ở 5 xã Sơ Ró. Đắc Song.Chơ Loong. Yang Nam. Đắc
Tơ Pang. huyện Kông Chro, một phần huyện An Khê, tinh Gia Lai:
2. Nhóm Krem, phán bố táp trung ở huyện Vĩnh Thạnh,bộ phận còn lại ở các huyện An
Lão, Hoài Ân và Tày Sơn,tỉnh Bình Định, một số ít sinh sống ở xã Sơn Lang. huyện
Kbang. tỉnh Gia Lai:
3. Nhóm Vân Canh. phàn bố tập trung ở 3 xã Canh Lièn,Canh Thuận, Canh Hoà, huyện
Vân Canh. tinh Bình Định;
4. Nhóm Thổ lổ. phàn bổ tập trung ở vùng cao huyện Đồng Xuân. tinh Phú Yên.
5. Nhóm Go Lar, phân bố chủ yếu ở ba huyen MangYang. Đắc Đoa và Chư Sê. tinh Gia
Lai, một phần ở quanh thị xã Kon Tum. Bộ phận sinh sống gån núi Hàm Rông
được gọi là Buhnar chảng h'drung (Ba na ở chân núi Hàm Rồng):
6. Nhóm Kon Tum. phân bố tập trung ở 4 phường và 9 xã của thị xã Kon Tum, tinh Kon
Tum:
7. Nhóm Jơ lơng. phân bố ở quanh thị xã Kon Tum và 3 xă Đắc Tơ Re. Đắc Ruong, Đắc
Pne. huyện Kon Rãy tỉnh Kon Tum:
8. Nhóm Ro ngao, hiện cư trú tại 29 làng, xen cư với nhóm Ba na Kon Tum ở 5 xã của
thi xã Kon Tum, với người Ba na và Xơ đăng ở 2 xã của huyện Đắc Hà và với người Xơ
đãng ở xã Pô Cô, huyện Đắc Tô. đểu thuộc tỉnh Kon Tum.
Tên gọi của các nhóm địa phương thường được đặt theo địa danh, hoặc phản ánh đặc
điểm điều kiện tự nhiên nơi cư trú
3.Lịch sử hình thành của người Bana
Lịch sử dân tộc Ba na gắn liền với lịch sử các dân tộc Tây Nguyên. Trước thế kỷ XV,
trong bia ký của người Chăm , người Ba na được gọi là Mađu, cư trú ở vùng đất có tên
gọi Ki ra ta. Từ đời vua Lê Thánh Tông (1471) đến hết nhà Tây Sơn, vùng người Ba na
thuộc địa bàn mà các triều đại phong kiến Việt Nam gọi là xứ Nam Bàn. Dưới thời nhà
Nguyễn, xứ Nam Bàn được gọi bằng các tên Trấn Man, Thuộc Quốc, Thuỷ Vương
Quốc, Hoả Vương Quốc.Từ đầu công nguyên đến nay, người Ba na đã trải qua những
thời kỳ lịch sử khác nhau. Từ thế kỷ X trở về trước,người Ba na sống trong vùng đất yên
tĩnh và đóng kín.
Trong hơn 300 năm , từ năm 1150 đến năm 1470, người Bana cùng các dân tộc Tây
Nguyên chịu sự thống trị của vương quốc Chăm Pa. Năm 1471, với thắng lợi của cuộc
nam tiến chinh phạt vương quốc Chăm Pa do vua Lê Thánh Tông tiến hành, người Ba
na mới thoát khỏi ách độ hộ của người Chăm. Trong mấy trăm năm tiếp theo, khu vực
này ít
nhiều chịu ảnh hưởng của các cuộc gây hấn lẫn nhau giữa Lào và Thái Lan, có thời kỳ
khá dài bị người Lào di thực.
Năm 1771, phong trào khởi nghĩa nông dân chống chế độ phong kiến nhà Nguyễn hà
khắc và thối nát do ba anh em Nguyên Nhạc. Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo nỗ ra ở
Tây Sơn, Binh Định. Vùng Tây Son Thượng dạo, địa bàn cư trú của dan tộc Ba na, bao
gồm phẩn đất các huyện An Khe, Kbang, Kông Chro ngày nay đã trở thành căn cứ địa
đầu tiên của nghĩa quân. Bằng chính sách mềm dẻo và khôn khéo, phong trào đã thu hút
được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp người dân Ba na trong vùng. Tình hữu nghị
Kinh Nguyên được xây dựng và vun đắp bắt đầu từ đây.Vào thập niên 1820. người Ba na
và một số dân tộc Tây Nguyên điêu đứng bởi sự xâm nhập của quân Xiêm La sau khi họ
chiếm Đông Bắc Campuchia năm 1814 và Hạ Lào năm 1817.
Vùng đất người Ba na cư trú về cơ bản yên bình ở phía dông và bị xáo trộn không lớn
ở phía tây. Ở Kon Tum hiện còn những khu ruộng mang tên na lao = ruộng Lào chính
Thượng ngày càng trở nên gắn bó ở Tây là một trong những dẫu vết còn lại của người
Lào thời kỳ này. Nửa đầu thế kỷ XIX . người Ba na cùng các dân tộc Tây Nguyên có
quan hệ hữu hảo với triều đình nhà Nguyễn. được nhà Nguyễn coi như thuộc quốc, có
trách nhiệm tiến cống định kỳ. Sử cũ có ghi triều đình nhà Nguyễn từng cử một tù
trưởng Ba na tên là Bok Kiom làm quan cai quản vùng Ba na An Khê. Từ cuối thể kỷ
XIX đến năm 1945. cùng với các dân tộc Tây Nguyên và cả nước người Ba na chịu sự
đô hộ của thực dân Pháp. Từ năm 1945 đến năm 1954, người Ba na theo Đảng tiến hành
cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp. Tấm gương quyết tâm đánh Pháp và đánh thắng
Pháp của anh hùng Núp sống mãi trong lòng người dân như là biểu tượng không phai mờ
của Tây Nguyên kiên trung bất khuất. một lòng, một dạ với Đảng, với cách mạng. Từ
1954 đến 1975. nhiều vùng người Ba na trở thành căn cứ địa cách mạng của cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều vùng Ba na từng là cần cứ địa trung kiên , bất
khuất của Đảng, của cách mạng.
Thảng lơi của chiến dịch Hô Chí Minh kết thúc cuộc kháng chiên chống Mỹ mùa xuân
năm 1975 khởi nguồn từ các chiến thảng tại bản Tây Nguyên, noi cư trú của nhiều dân
tộc, trong đó có dân tộc Ba na. Từ năm l975, người Ba nađược giải phóng. trở thành một
thành viên trong dại gia đình các dàn tộc Việt Nam thông nhất. Trong suối trường kỳ lịch
sử. người Ba na là một trong những cư dàn bản địa góp phàn xứng đáng cong súc vào
quá trình hình thành. phát triển Tây Nguyên, vào sự nghiệp dấu tranh bào vệ tổ quốc Việt
Nam.

B.Văn hóa mưu sinh

Văn hóa mưu sinh( nông nghiệp, chăn nuôi, các nghề thủ công, săn bắn và hái lượm,
trao đổi và mua bán hàng hóa) của dân tộc Bana

1.Nông nghiệp:
Trồng trọt: Do sinh sống ở các địa hình khác nhau, người Ba-na có nhiều loại hình
trồng trọt, phổ biến nhất là rẫy (mir) và ruộng (ôr). Hiện nay diện tích ruộng, nhất là
ruộng nước được mở rộng. Ruộng nước (ôr na) xuất hiện chưa lâu ở vùng Ba-na.
Việc trồng trọt tại đây được tiến hành theo một nông lịch khá chặt chẽ. Công việc đồng
áng bắt đầu khi cây gạo (blang) ra hoa. Đó là khi đổ những cơn mưa đầu mùa. Cũng là
khi chòm sao “mang cung” hay sao “lưỡi cày” (sơ rglông gút đắc hay hong long nác xet)
xuất hiện. Tập quán này giống như tập quán của người Việt ở Trung Bộ. Đồng bào bắt
đầu cuốc ruộng. Khi hoa gạo rụng hết, hoa drong bắt đầu nở, thì họ trỉa lúa. Tháng ba
hay tháng tư dương lịch khi ve kêu inh ỏi, là lúc mở đầu mùa sản xuất. Ở vùng Công
Tum (nay là Kon Tum), đồng bào thường trồng cây kmut (hay bơgang hmôi) như cây
nghệ để chữa bệnh đau bụng, đồng thời để xét thời tiết. Xuân sang, cây nhú mầm, báo
hiệu tháng nghỉ ngơi đã qua. Đến tháng thứ mười, cây bắt đầu lụi. Đó là lúc mùa màng
thu hoạch xong xuôi, thời gian nông nhàn. Như vậy, một năm chỉ chia làm hai thời kỳ:
thời kỳ sản xuất gồm mười tháng, gọi là khay pơ giang. Hai tháng cuối cùng là tháng
nghỉ ngơi (ning nong). Về sau, người Ba-na mới tính tháng như người Việt. Mỗi tháng
chia làm ba giai đoạn: trăng lên, trăng đứng, và trăng lặn. Chưa rõ vì sao, người Ba-na có
quan niệm chỉ bắt đầu trồng trỉa vào thời kỳ trăng tròn và trăng lên mới cho là tốt.

Công cụ sản xuất của họ không có gì đặc biệt so với các cư dân khác ở Bắc Tây
Nguyên. Những nơi làm ruộng nước, đồng bào dùng loại cày, bừa giống như cày bừa của
đồng bào Việt và Chăm ở Khu V cũ, với hai bò kéo. Đôi nơi, trước ngày giải phóng, còn
thấy sử dụng trâu quần Sama.
Có sự tiến bộ ở việc áp dụng kỹ thuật mới, nhất là tại vùng An Khê, Công Tum, Plây
Cu (Pleiku, tỉnh Gia Lai). Tuy nhiên, kỹ thuật cổ truyền vẫn còn được bảo lưu khá bền
vững.
Đồng bào thường dùng hình thức làm tập thể để tương trợ, nhất là các khâu phát, đốt,
trỉa và thu hoạch. Có hai hình thức đổi công (pchốc, ađrul, acâm): nhờ dòng họ hay nhờ
cả làng làm giúp sau khi chủ nhà bỏ rượu, lợn hay gà cúng thần linh.
Đồng bào lưu ý đến khâu làm cỏ đã từ lâu. Trước ngày trỉa lúa, do bắt đầu mưa, cỏ non
mọc, buộc phải xới đất lên rất kỹ. Từ khi lúa mọc cao đến khi lúa ra đòng, có nơi làm cỏ
hai, ba lần. Ở ruộng khô, và ruộng nước thường dùng lối gieo quải (như sạ giống ở vùng
Khơ-me, là phương pháp gieo thẳng lúa xuống ruộng, không qua khâu làm mạ cấy).
Ruộng mạ là phương pháp mới du nhập. Việc chăm sóc lúa, chống thú rừng, chim chóc
phá hoại được chú trọng.
Đồng bào rào rất kỹ, đặt các loại bẫy, ná, chông, thò chống thú rừng. Để xua đuổi chim
muông phá phách, ngoài hình thức treo các loại bù nhìn (bốc bul), người Ba-na còn tạo
nên những dàn nhạc rừng công phu và tài tình, bằng cách lợi dụng sức nước, gió, tạo nên
những âm thanh khi dồn dập, khi khoan thai, vừa vui tai, vừa làm cho chim, thú hoảng
sợ.
Việc thu hoạch kéo dài hai, ba tháng ròng do công cụ ít được cải tiến. Chiếc liềm chưa
thông dụng hệ chưa thông dụng trước ngày giải phóng. Biện pháp duy nhất vẫn là suốt
lúa bằng tay. Khi suốt, họ lựa chọn những bông tốt để riêng làm giống.
Người Ba-na ưa ăn lúa tẻ, mặc dầu họ cũng trồng lúa nếp, có lẽ do ảnh hưởng của cư
dân Lào, nhất là ở vùng Công Tum (Kon Tum).
Năng suất rẫy thường bấp bênh. Ở An Khê, Công Plông, năng suất cao hơn vùng Công
Tum, có khi hơn cả năng suất lúa ruộng nếu được mùa.
Vườn ở vùng Ba-na nằm ngay trên rẫy hay trong các đám ra ruộng khô, nơi đất màu
mỡ nhất. Một mảnh vườn có thể trồng trọt liên tục 30- 40 năm. Vườn rất thân thiết với
đồng bào, là nguồn cung ng cấp phần nhiều các nhu yếu phẩm của đời sống vật chất.
Trong đó, có các loại cây dùng để dệt và nhuộm như: bông, lanh, chàm; cây thuốc hút;
cây làm thức ăn: các loại rau, bầu, bí, đỗ, vừng, dưa, lạc; các loại cây ăn quả như: chuối,
đu đủ, mít, dứa; cây gia vị: ớt, hành, tỏi, kiệu; các loại rau thơm. Trên những mảnh vườn
đó còn được trồng mía, ngô, sắn, bo bo, kiều mạch, các loại kê, khoai sọ, khoai môn...
Cũng đã xuất hiện những mảnh vườn chuyên canh. Vườn gần nhà xưa kia chỉ trồng một
vài loại cây ăn quả, thuốc lá, mấy thứ rau và gia vị thường dùng. Ngày nay, do tiếp xúc
với đồng bào Việt ở dọc đường giao thông, người Ba-na đã tạo nên trong khuôn viên nhà
ở những mảnh vườn xanh tốt, trồng nhiều loại cây ăn quả, nhiều loại rau, và trồng hoa
khá đẹp mắt.

2.Lâm nghiệp:
Xưa kia, đồng bào Ba-na có ý thức không để cháy rừng vì rừng y rừng vì rừng rất thiết
thân với đời sống của họ. Lại thêm mật độ dân số thấp, diện tích rừng canh tác ít tăng và
rẫy quay vòng khép kín. Ngày nay, dân số đông, ý thức bảo vệ rừng lại kém, phương
thức canh tác rẫy đã trở nên lỗi thời, vì năng suất bị sút kém, rừng bị phá nhiều, thú rừng
ít đi, mất dần một nguồn lợi đáng kể, môi trường sống bị hủy hoại. Bởi vậy, hiện nay xu
thế ở vùng Ba-na là thu hẹp diện tích rẫy, mở rộng diện tích ruộng, chuyển rẫy thành
ruộng khô và khai phá ruộng nước.
3. Chăn nuôi:
Đàn gia súc, gia cầm của người Ba-na xưa kia cũng khá phong phú về số lượng và về
giống loài. Đồng bào nuôi nhiều chó với mục đích để đi săn. Lợn, dê hoặc gà, vịt, ngan,
chăn nuôi theo lối nửa chăn dắt, nửa thả rông. Dê được sử dụng nhiều trong lễ nghi tôn
giáo. Trâu, bò xưa kia nuôi theo phương pháp thả trong rừng. Trâu sống thành bầy, và
sinh sản thêm. Người chủ chỉ cần nhớ con đầu đàn là biết bầy trâu của mình. Ít khi họ
nuôi voi, nhưng lại thiện nghệ nuôi ngựa không kém cư dân Gia-rai láng giềng. Tiếc rằng
hiện nay đàn ngựa đã mất, chưa khôi phục lại được vì thiếu con giống. Sau 30 năm chiến
tranh, đàn gia súc của đồng bào bị giảm sút rất nhiều, nay mới bắt đầu được khôi phục.
4. Các nghề thủ công:
Trong các nghề phụ gia đình cổ truyền, đáng kể là nghề rèn. Ở đây, rèn là nghề độc
nhất có thể xem như một nghề thủ công, mặc dầu chưa được tổ chức thành phường hội.
Nghề rèn đã phát huy tác dụng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và
chống đế quốc Mỹ nhằm sản xuất, sửa chữa tại chỗ một số vũ khí và công cụ. Công cụ
rèn ở đây cũng giống như ở các tộc người khác tại Đông Dương. Nó bao gồm ống bễ
bằng tre hay bằng gỗ, đe bằng đá hoặc bằng sắt, búa bằng sắt. Mỗi làng xưa kia thường
chỉ có một lò rèn. Nhân dân hoặc đổi công, hoặc đổi hàng hóa để lấy sản phẩm rèn, như
lưỡi cày, rìu, cuốc,…

Nghề gốm tương đối phổ biến, mặc dầu kỹ thuật còn quá thô sơ, giống như gốm ở Đắc
Pét, Đắc Glây vùng người Gié.
Nghề dệt là công việc của đàn bà. Các gia đình đều trồng lấy bông. Công cụ cán, bật
bông, xe sợi tựa như ở đồng bằng, tuy có một vài chi tiết khác. Do chưa có khung cửi,
người Ba-na dệt rất chậm. Một tấm vải chừng hai sải phải dệt trong gần một tháng. Đan
lát là công việc của đàn ông. Họ thường tập trung tại nhà rộng để đan các loại dụng cụ từ
cái mủng, sọt, bồ, bịch, cho đến các loại gùi. Loại gùi brăng, hay tnong, để đựng quần áo,
kchéc hay dác, để suốt lúa; krô của đàn ông mang sau lưng, haká hay prong, để đựng lúa.
Họ còn đan lưới để đánh cá và làm vật trao đổi rất có giá trị.

Đàn ông Ba-na còn có nghề đan chiếu bằng lá pmắt, mơnal, giống như là dừa, nhưng
dài tới hai, ba mét. Lá chẻ thành năm, sáu dây rồi phơi khô trong năm, sáu ngày, sau đó
phơi sương hay ngâm qua nước cho mềm để đan những chiếc chiếu khổ 1,20 - 1,60m.
5. Săn bắn và hái lượm:
Phụ nữ và trẻ em hàng ngày kiếm củi, thường hái rau rừng. Việc đánh cá ở vùng Ba-na
tuy phát triển hơn một số vùng xung quanh, nhưng chưa trở thành một phương thức sinh
hoạt kinh tế ổn định. Họ chưa có 1 một thuật ngữ chung để chỉ hình thái này. Đánh cá chỉ
chiếm một vị trí thấp kém so với săn bắn. Tuy vậy, cũng đã có các hình thức: lặn mò
bằng tay, tát cạn, đuốc (krâu) bằng một số loại vỏ cây độc, như glơ, bārăm, hiam, pơm'...,
đơm đó,chài lưới.

Việc thu nhặt các lâm sản quý ở đây lại là việc của đàn ông. Vùng Ba-na có nhiều mật
ong. Đến tháng 6, sau mùa săn bắn và bắt ếch, đồng bào chuẩn bị đuốc, dao, ché, bùi
nhùi, hoặc có nơi còn chuẩn bị một thứ thuốc lấy từ rễ cây pơgang rồi nhai, phun vào tổ
ong để xua chúng đi lấy mật. Lại có nơi, lấy cặn thuốc lá trong các tấu bỏ vào tô ong cho
chúng sợ mà bỏ chạy. Mật ong là một thứ hàng hóa trao đổi được giá cao. Ngoài ra, còn
có các loại gỗ quý như trầm hương, dầu rái, nhựa thông, vỏ gió, củ nâu, và một số loại
thuốc nam.

6. Trao đổi và mua bán hàng hóa:


Từ khi có sự xâm nhập hàng hóa từ các thị trường bên ngoài, dưới tác động của chế độ
thực dân cũ và mới, các nghề phụ gia đình của người Ba-na vốn đã yếu kém trở nên hầu
như suy sụp. Trong những năm đầu sau ngày giải phóng, nó đã được hồi sinh, tuy còn
chậm chạp. Sự khôi phục một số nghề phụ gia đình có chọn lựa để kết hợp với việc phát
triển kinh tế địa phương. Sự chậm chạp đó một phần cũng còn do chưa thấy hết được
tiềm năng của kinh tế truyền thống tuy là ít ỏi, song nếu biết khai thác vẫn có thể bù đắp
ít nhiều khả năng chưa đầy đủ của cách mạng trong bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ
tiến lên chủ nghĩa xã hội và hậu quả sau 30 năm chiến tranh.
Cũng như mọi vùng khác ở Bắc Tây Nguyên, chợ và các thị trấn ra đời rất muộn. Hàng
hóa được trao đổi giữa các địa phương và các cư dân xung quanh.
Hàng năm, đến những tháng nghỉ sản xuất, sau vụ thu hoạch và trước mùa phát đốt,
làng Ba-na tổ chức các đoàn đi xuống đồng bằng, hoặc sang Lào, Campuchia, hay đón
những thương lái để trao đổi sản phẩm hoặc lâm thổ sản địa phương lấy các nhu yếu
phẩm không sản xuất được.
Ở vùng Ba-na cũng đã xuất hiện những người môi giới, nhưng chưa chuyên
nghiệp.Khác với vùng Xơ-đăng, bên cạnh ngựa thồ, thuyền là một phương tiện chuyên
chở phổ biến. Đến thời Pháp thuộc, sự hình thành các thị trấn Công Tum, Plây Cu đã đẩy
nhanh tốc độ mua bán, trao đổi.
Tuy nhiên, bên cạnh việc mua bán ở một số thị trấn, trong nhân dân vẫn duy trì việc
trao đổi hàng hóa theo lối cổ truyền: Vật ngang giá thường là trâu, bò, nồi đồng, chiêng,
cồng, ché. Các loại “tiền” này có khi lại đổi lấy tiền đồng, tiền bạc để làm đồ trang sức.
Giá trị của vật ngang giá thường thống nhất trong từng vùng, và xê xích ít nhiều theo các
vùng khác nhau. Nồi đồng gồm có nhiều loại, như nồi ba, nồi năm, nồi bảy. Giá trị của
nồi đồng cũng còn phụ thuộc vào niềm tin là có thần linh. Chiêng (chinh, chêng) có
nhiều loại. Loại chiêng Lào pha bạc rất tốt, có thể được đúc từ Miến Điện. Khi đánh
vang xa, đường kính 1,5m, có khi trị giá tới 30 con trâu hay 1 con voi. Ở vùng Ba-na, có
loại chiêng có núm, có loại chiêng bằng. Có bộ “chiêng bằng” gồm ba chiếc: đủ (cha),
khi (con cả) và dét (con thứ) hay puhu (mẹ), pông và pết (hai con); có bộ chiêng gồm
năm chiếc: đủ (cha) và các con. Những loại chiêng quý, phần do giá trị âm nhạc, phần do
quan niệm có thần ph được sử dụng nhiều n lần đắc dụng trong các lễ thức liên quan đến
chiến tranh, phù hộ vì đã mùa màng, sức khỏe, và sự may mắn của làng. Các bộ chiêng
thường được hòa âm với thanh la (hacam). Những bộ chiêng quý thường có tên như
bom, doanh hay doong duan.

Ché có rất nhiều loại. Giá trị của chúng hoàn toàn chưa phải do khả năng sử dụng, mà
do khan hiếm, và nhất là do quan niệm đấy là nơi cư ngụ của thần linh để phù hộ cho gia
chủ. Qua giấc mơ, người ta thường thấy thần báo mộng cần chiếc ché “thiêng”, hoặc
không được dùng chiếc ché nào đó, phải nhượng lại cho người khác. Bởi vậy, giá trị của
ché còn phụ thuộc vào người đáng bán và người cần mua. Có trường hợp người mua trả
giá 30 con trâu, gia chủ vẫn không bán, mà lại “chọn mặt gửi vàng”, nhượng cho người
khác với một giá thấp hơn nhiều.Ché quý của người Ba-na là loại stốc, đặc biệt là stốc
vênh hay stốc blá. Loại này phải mua tới 30, 40 con trâu, và phải cất riêng, làm nhà cho
ở, vì nếu để trong nhà thì gia chủ sẽ bị “chết”. Các loại ché bình thường chỉ giá bằng một
con trâu hay một con bò. Có loại nhỏ chỉ đáng giá một con lợn.
Vật ngang giá thông thường là lưỡi cuốc, cào cỏ (yếc) gọi là minh trăm. Mười minh
trăm là một bớc, giá trị bằng một con gà mái. Hai bớc là một gó, giá trị bằng một con lợn
nhỏ. Sáu gó là một ché thường. Mười hai gó là một gô bây (nồi bảy). Hai mươi nhăm gó
là một gơ bung, giá trị ngang một con trâu. Những đơn vị vật ngang giá này được quy ra
các hiện vật như tấm đồ giá trị bằng bao nhiêu gó, con lợn đó đáng một ché chưa, v.v...
Tiền chỉ mới được sử dụng ở các thị trấn, thị xã dưới thời Pháp thuộc. Sau ngày giải
phóng, tiền Ngân hàng Việt Nam mới được dùng rộng rãi trong toàn vùng.

C.Văn hóa vật thể của người Bana

1.Nhà ở của người Bana

Ðịa bàn cư trú của người Ba-na trải rộng trên các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và miền Tây
của Bình Ðịnh, Phú Yên và Khánh Hoà. Họ cư trú trên nhà sàn, cửa ra vào mở về phía
mái, trên hai đầu đốc đều có trang trí hình sừng, ở giữa làng được xây cất một ngôi nhà
công cộng - nhà làng, nhà rông với hai mái vồng và cao vút. Ðó còn được gọi là nhà
khách của làng, nơi diễn ra mọi sinh hoạt chung của cộng đồng làng như giáo dục thanh
thiếu niên, tổ chức nghi lễ, hội làng, xử án...
Nhà sàn là nét đặc trưng độc đáo của người Ba-na, tại đây không chỉ không gian sống
sinh hoạt của mỗi gia đình, mà đây còn là nơi diễn ra các hoạt động mang tính văn hóa
tâm linh , mang tính gia đình như: lễ thổi tai, lễ trưởng thành, lễ mừng lúa mới và nhiều
hoạt động văn hóa đặc trưng khác. Trong nhà thường chia làm 3 phần. Phần đầu hồi mé
Đông, được quan niệm là phía của sự sống, chỗ ở của vợ chồng chủ nhà. Tại đó, bên bếp
lửa, có đặt 1 hòn đá (hu đơm) được coi như một bảo vật, thần vản mệnh của gia đình. Đó
là tàn tích của hình thức thờ cúng thị tộc mẫu hệ. Gian giữa (ani, hnga, hngeo) là nơi tiếp
khách. Ở đó có một bếp lớn và là chỗ ngủ của những người đàn bà đến tuổi trưởng thành
trở lên. Xung quang bếp là nơi để những gia cụ: gùi, mẹt, khung dệt... và các ché rượu.
Mé Tây là gian của các cặp vợ chồng, con cái nhỏ và những con trai chưa đến tuổi tập
trung ra nhà rông.
Vật liệu để làm nhà sàn là những cây gỗ chắc chắn chịu được nắng mưa và có độ bền
cao qua thời gian. Theo phỏng vấn trong một chương trình truyền hình, người dân địa
phương cho biết vật liệu chính để làm nhà là cây cà chít , đây là một loại gỗ tốt rất được
bà con Ba-na rất ưa chuộng . Gỗ cà chít mềm, dễ đẽo đục khi tươi ít co giãn và lúc khô
gỗ cà chít bền, cứng hơn cả sắt thép . Người dân Ba-na làm nhà sàn cách mặt đất từ 1,4m
-1,8m và cầu thang lên xuống thường chỉ bằng một thân cây gỗ chính là để bà con tự
phòng chống lũ lụt và thú dữ. Trước đây để có một căn nhà sàn thì chủ nhà phải nhờ đến
sự giúp đỡ của họ hàng, cộng đồng để đi vào rừng chặt gỗ, xẻ gỗ, vận chuyển về để dựng
nhà. Để làm một căn nhà sàn vừa phải, cũng phải mất chi phí cho việc ăn uống, khánh
thành từ 5-6 con trâu, bò và hàng trăm công lao động.
Nguyên vật liệu chính để làm nhà sàn của người Ba-na gồm gỗ, nứa, lá, tre và dây mây
rừng. Trong đó các cột gỗ là quan trọng nhất, người dân Ba-na chọn cây cà chít hoặc cây
dầu để làm cột và tùy theo từng vị trí, tùy theo diện tích nhà rộng hay hẹp mà để làm cột
gỗ to hay nhỏ. Theo bà Anna H’Nhem – một người dân địa phương thuộc làng Plei Tơ
Nghia cho biết tùy vào khả năng của mỗi gia đình như những gia đình bình thường sẽ
làm nhà sàn 12 cột, đối với những gia đình đông con và khá giả hơn sẽ xây dựng 24 cột
để có nhiều không gian sinh hoạt.
Việc xây dựng nhà sàn sẽ không có những quy tắc bắt buộc mà tùy vào hệ thống lớn
nhỏ của cột gỗ từ đó mà người thợ ước lượng ra kích thước chiều dài, chiều rộng của căn
nhà. Trong đó chiều cao từ mặt đất lên đến sàn nhà thường là 1,5m-2m, chiều cao từ sàn
nhà lên đến mái là từ 2m-4m tùy theo vị trí, chiều rộng của nhà sàn từ 8m-20m, chiều dài
của nhà sàn từ 4m-8m. Đặc biệt trong quá trình xây dựng nhà sàn, người Ba-na không
dùng đinh để cố định cái mối ghép nối giữa cột, kèo, thay vào đó bà con nơi đây sẽ dùng
các mộng gỗ để cố định các khớp nối với nhau.
Nhà sàn của người Ba-na luôn được gọi bằng một tên gọi rất độc đáo: Nhà Dài. Một
phần quan trọng không thể thiếu trong ngôi nhà dài của người Ba-na chính là nhà chồ
hnam pra . Nhà chồ “hnam pra” cũng có hai mái lợp băng tranh hoặc ngói xưa kia gạch
ngói còn ít chưa đủ dùng bà con lợp bằng tranh, cách đánh tranh không dễ dàng. Cần
phải biết lựa chọn loại tranh tốt. Đó là tranh to, dài và dĩ nhiên phải là tranh già mới bền
chắc. Khi cắt tranh, tay phải khéo léo cắt cho bằng và chải sạch các cỏ rác rồi cẩn thận bó
thành từng bó nhỏ. Nhiều bó nhỏ lại thành bó to. Đánh tranh thành từng tấm dài khoảng
1m. Dùng hai cây le chẻ đôi kẹp lại và dùng dây lạt nềm buộc chặt rồi lợp lên phẳng
phiu, mượt mà. Khi chưa có đinh để đóng người ta dùng dây may hoặc các dây rừng
khác buộc vào cây rui mè và các cây khác. Sàn nhà chồ làm bằng gỗ ván to dày. Đó là
nơi phụ nữ giã giạo vào mỗi buổi sáng sáng hoặc buổi chiều tối sau khi đi làm về. Nhà
chồ cũng là nơi cả gia đình ngồi hóng mát trong những đêm hè nóng nực. Nhà chồ mát
mẻ là nhờ không có những vách như nhà chính. Vách nhà chính thường được đan bằng
nứa hoặc lồ ô. Sau này học tập người Kinh, có khi vách được trét bằng đất trộn với rơm,
thậm chí người ta còn tô cát và quét vôi.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có nhiều việc kiêng cữ lặt vặt mà buộc mọi người
phải ý thức tôn trọng. Người chủ nhà có quyền tuyệt đối trong việc từ chối hay chấp
nhận tiếp khách. Do vậy người ta phải hết sức dè dặt trong việc tiếp xúc với nhau. Nếu
có kiêng cữ thì chủ nhà chỉ có thể tiếp khách ở ngoài sân và có lời xin lỗi khách. Trường
hợp không có gì trở ngại thì chủ nhà sẽ niềm nở tiếp đón: “Mời anh (chị) lên nhà chơi”.

Bên cạnh những nét độc đáo về cách dưng nhà, các họa tiết trang trí ngôi nhà của người
Ba-na cũng rất đặc biệt. Ở các bức vách, cửa, cầu thang… Đều có những nét chạm khắc
của những người thợ bản địa. Họa tiết thường là các hình khối mang tính tượng hình thể
hiện cuộc sống của họ hàng ngày và tính cách của gia chủ. Trong những ngôi nhà dài, có
ba đến bốn đời người Ba-na sinh sống với nhau. Đó là sự gắn kết cộng đồng dân tộc.

Người Ba-na thường làm nhà mới vào mùa khô, khi công việc nương rẫy đã hoàn tất.
Trước khi dựng nhà ở khoảnh đất đã định, người chủ nhà phải đến đó nằm ngủ một đêm.
Nếu như mơ thấy lửa cháy, gặp con mang, ăn quả chua có nghĩa là mơ xấu, không được
làm nhà ở đất đó. Theo tín ngưỡng, nếu cố tình làm nhà sẽ bị cháy hoặc người nhà sẽ
luôn đau ốm. Nếu như chủ nhà không nằm mơ thấy gì hoặc mơ thấy lên núi, tắm nước
giọt, gặp đá to, gặp chim chóc là tốt, nếu làm nhà thì gia đình sẽ đông con cháu, chăn
nuôi phát triển. . Quá trình làm nhà thể hiện tính đoàn kết cộng đồng, từ việc cùng nhau
chuẩn bị nguyên vật liệu của gia đình và những người họ hàng gần đến việc mỗi nhà
trong làng cử một người đến làm đổi công trong khi làm nhà. Khi dựng nhà người ta
dựng cây cột đầu hồi phía trái cửa chính trước, vì đây là gian vợ chồng chủ nhà, gian
gốc của ngôi nhà. Sau đó người chủ gia đình làm lễ cúng xin các thần linh phù hộ cho
các thành viên trong nhà luôn luôn mạnh khoẻ. Người đàn bà chủ nhà là người được dội
nước vào hố chôn cột nhà. Tiếp đó, các bộ phận khác của ngôi nhà mới lần lượt được
dựng lên. Nhà làm xong, gia chủ làm cơm, rượi cúng thần linh và mời họ hàng, dân làng
đến mừng nhà mới. Lễ vật cũng thần là con gà và ghè rượi. Bếp lửa chính trong nhà
được đốt lên. Người đàn bà chủ lễ lấy máu gà đổ vào bếp lửa và cầu xin thần bếp lửa
Yang tơ nuk uynh phù hộ cho gia đình luôn mạnh khoẻ, may mắn và làm ăn thuận lợi.
Đầu gà được gói vào túi vải cùng với lá loong klo đem treo ở cây cột gian trái nhà. Sau lễ
cũng thần, các cặp vợ chồng thành viên lấy lửa ở bếp chính về nhen lửa ở bếp nhà mình.
Lễ cũng nhà mới được làm tại bếp lửa nên cũng được gọi là cúng thần bếp. Bà chủ nhà
đặt ba viên đá trong các bếp lửa. Nếu sau một thời gian ở nhà mới làm ăn không thuận
lợi, hay ốm đau bệnh tật, người Ba-na tin rằng do đất nhà ở xấu, phải mời thầy cúng làm
lễ cúng . Tùy theo điều kiện kinh tế mà người ta cúng lợn hay gà. Ghè rượi được cột vào
cây cột cúng. Thầy cúng lấy một nắm đất bỏ vào lá chuối cầm trên tay rồi nhỏ máu (lợn)
gà, rượi vào nắm đất, nói đại ý đất này là đất xấu, xin thần linh làm cho đất hết xấu và
phù hộ cho gia đình làm ăn may mắn. Cánh và đầu gà được giã nhỏ ăn tại chỗ cùng với
rượi cúng, phần mình gà được bổ đôi, nửa kia thuộc về người chủ nhà và một nửa còn lại
thì trả công cho thầy cúng. Nếu mà cúng heo thì thầy cúng được một đùi, phần còn lại
chia cho tất cả các gia đình trong làng.

Mặt bằng nhà sàn của người Ba-na hiện nay gồm có nhà ba gian và nhà năm gian:

- Nhà ba gian: được làm khá công phu. Cửa chính cũng như cửa sổ đều có khung bằng
gỗ, thanh ngang ở trên là thanh gỗ thẳng, nhưng thanh ở dưới, hai đầu thừa ra được làm
cong lên như hai cái sừng. Mặt trước nhà có sân sàn lộ thiên để đặt cối giã gạo (chày tay)
(CG), thang (T) là một khúc gỗ chặt khấc ghếch đầu lên sàn.

Trong nhà ba gian để thông nhau: gian hồi bên phải, giáp vách hậu là nơi để củi (CĐ),
gùi (G)... Giáp cửa sổ ở vách hồi đặt sa quay sợi (SS), về phía trước giáp vách tiền là nơi
dành cho vợ chồng con gái chủ nhà (khi có khách thì dành cho khách, họ chuyển qua
gian giữa). Gian giữa để trống, chủ yếu là để tiếp khách. Gian hồi bên trái, nửa phía
trước đặt bếp chính (BC). Bên trên bếp có dựa treo. Nửa phía sau dành cho vợ chồng chủ
nhà (GC).
Mặt bằng sinh hoạt nhà người Ba-na ở An Khê
-Nhà năm gian: quy mô không lớn hơn nhà vừa được giới thiệu là bao nhiêu vì chiều
ngang của các gian rất hẹp. Hình thức bên ngoài cũng giống như nhà ở làng Ha Le. Các
gian trong nhà cũng để thông nhau: gian hồi bên phải để trống trên có gác xép. Gian thứ
hai, giáp vách tiền có một cái sạp nhỏ, trên để các thứ vặt vãnh như gùi, vỏ bầu
khô...Khu vực ở giữa dành cho vợ chồng chủ nhà (GC). Lui về phía sau giáp vách hậu là
bếp phụ (BP). Gian chính giữa dành cho khách (GK). Gian thứ tư để trống, giáp vách
tiền để một hòm gỗ (HG), gùi (G), nồi đồng (NĐ). Gian hồi bên trái, ở góc nhà phía
trước đặt bếp chính (BC). Khu vực ở giữa là nơi dành cho con gái (GG) và mẹ chủ nhà
(GM). Giáp hồi để một số cồng chiêng (CC). Dọc theo chân vách hậu là một dãy dài ché
và ú rượu cần (CR).

Mặt bằng sinh hoạt nhà người Ba-na ở làng Đâng, Yang Trung
Có thể nói, nhà dài không chỉ là niềm tự hào của người Ba-na về những nét kiến trúc
ấn tượng mà cong là niềm từ hào về một dân tộc luôn mang đậm giá trị văn hóa truyền
thống cộng đồng.
2. Nhà Rông của người Bana
Trung tâm ngôi làng của người Bana là nhà rông-công trình kiến trúc độc đáo, là nơi
sinh hoạt văn hoá cộng đồng của đồng bào Bana, với nhà rông Xơ-đăng ở phần mái cao
được trang trí mỹ thuật.Đây không chỉ là nơi thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng,
thích ứng với môi trường thiên nhiên, mà còn là nơi tránh thiên tai thú dữ, bảo vệ sự
sống của các thành viên trong buôn làng và là nơi hội họp,trai làng tập trung,dân làng
đến vui chơi và tham gia các buổi họp làng,tổ chức các nghi lễ tôn giáo.Đó cũng là nơi
quan khách của mọi gia đình vào tạm trú,các thương lái đến trao đổi hàng hóa,các trai
làng bên đến vui chơi và tìm hiểu gái làng,…. Mỗi buôn làng của người Bana đều có nhà
Rông. Giống như ngôi đình của người Kinh của người Việt ở vùng đồng bằng, đây là nơi
sinh hoạt chung của dân làng. Tuy nhiên, khác với đình làng, nhà Rông không phải là nơi
thờ tự. Người Bana thường tìm chọn các gỗ quý trên rừng như: lim, gụ…để làm nhà
Rông. Kết cấu nhà Rông của người Bana rất độc đáo, không có vì kèo. Người Bana chỉ
dùng các dây rừng, dây mây, tre cột, kết nối khung nhà lại với nhau, nhưng ngôi nhà vẫn
rất kiên cố và chắc chắn. Những ngôi nhà Rông thường khá giống nhau về hình dáng và
kiến trúc, thường có hành lang rộng phía trước, mái lợp bằng cỏ tranh dày khoảng 20 cm,
hai mái ốp vào nhau thành hình lưỡi búa vươn lên bầu trời, thể hiện sức mạnh của con
người trước thiên nhiên. Nhà Rông cao khoảng 12 mét, dài 12 mét, rộng 8 mét và có sức
chứa khoảng 80-100 người. Cá biệt, có làng Bana cất nhà Rông cao tới 18 mét như thể
hiện sức mạnh và sự giàu có của làng. Để chống đỡ sức nặng của mái, bên trong mái
được đan chéo bằng rất nhiều cây gỗ tròn thẳng, dài hàng chục mét. Cách làm mái đan
chéo các cây gỗ với nhau tạo cho ngôi nhà rất kiên cố vững chãi và chịu được sức gió
mùa mưa bão. Sàn nhà cách mặt đất khoảng 2 mét, có hai cầu thang đi lên xuống. Cầu
thang dành cho nam gồm 7 bậc ở bên trái và cầu thang dành cho phụ nữ gồm 9 bậc ở bên
phải. Ngoài ra, còn có cầu thang ở chính giữa, thường dành cho già làng trong các buổi
lễ linh thiêng.

Nhà Rông là nơi lưu giữ các vật linh thiêng của làng và chỉ đàn ông, con trai mới được
phép ngủ ở Nhà Rông. Bởi người Bana quan niệm rằng đây là nơi bàn bạc những công
việc quan trọng của làng, nơi các già làng truyền dạy những kinh nghiệm, dạy dỗ con
cháu về truyền thống văn hoá của làng. Nhiều đồ vật linh thiêng quý giá của cả làng
được lưu giữ ở nhà Rông. Bởi vậy, khi đến thăm Nhà Rông, du khách phần nào hiểu
được tập tục văn hoá của người Bana. Anh Nguyễn Hoàng Tân, du khách tham quan nhà
Rông Bana, nhận xét: Đây là lần đầu tiên mình bước vào ngôi nhà như thế này, bởi vậy
cảm xúc rất lạ và thấy rất hấp dẫn, thấy những đồ vật, cái trống, cái chiêng mình thử ra
gõ . Trong đời sống của đồng bào Bana, nhà Rông thực sự là công trình kiến trúc nghệ
thuật, là bộ mặt, niềm tin và lòng kiêu hãnh của cả buôn làng. Nhà Rông còn là không
gian linh thiêng, nơi quy tụ sức mạnh tâm linh, thể hiện bản sắc văn hoá của đồng bào
Bana.
3.Trang phục của người Bana

Khác với trang phục của nhiều dân tộc khác, trang phục của người Ba na rất giản dị
với những đường nét khỏe khoắn nhưng không kém phần duyên dáng.Đàn ông mặc
áo(ao) chui đầu, cổ xẻ, hở ngực, cộc tay,có đường sọc ngang đỏ,trắng ở gấu(prưng) đóng
khố hình chữ T.Khố(kpen) được quấn ngang bụng dưới,rồi luồn qua háng và che lấy một
phần mông.Hai đầu khố buông xuống phía trước và đằng sau.Đêm lạnh hay ngày rét,họ
mang thêm tấm choàng,và choàng bằng nhiều cách.So sánh giữa các vùng,các nhóm thì
trang phục của các nhóm Bana thuộc các huyện dưới núi Mang Yang(An
Khê,Kbang,Kông,Chơ ro) sặc sỡ,nhiều hoa văn và cầu kì hơn so với trang phục của các
nhóm Bana thuộc các huyện trên núi Mang Yang(Mang Yang,Đắc Đoa,Kon Tum)

a. Trang phục của đàn ông Bana

Trang phục của đàn ông gồm khố,áo,khăn và thắt lưng.Có hai loại khố khác nhau là
khố ngày thường và ngày lễ.Khố ngày thường rộng 20-25cm,dài 2,5-3,0m,nền màu
chàm,có ba dải hoa văn màu đỏ-trắng chạy dọc theo khố,hai dải hai bên rìa rộng
3cm,một dải ở giữa rộng 4cm,chân khố có đường viền nhỏ màu đỏ.Khố ngày lễ lớn hơn
khố ngày thường,dài 3,0-3,5m,rộng 35-40cm,không có hoa văn chạy ở giữa,chỉ có hai
hoa văn sọc đỏ-trắng rộng 8cm chạy dọc hai bên rìa và hai dải hoa văn hình hoa chạy
theo 2 chân khố,mỗi chân đều có tua rua màu chàm và đỏ dài 25cm.Khi mặc khố được
quấn quanh bụng hai vòng rồi bỏ vuông phía trước và phía sau,nhìn giống hình chữ T
mỏng phía sau,tiện lợi cho mang vác và di chuyển.Khố ngày lễ dài rộng nên che toàn bộ
hai đùi trước và mông sau tạo cảm giác vừa khỏe mạnh vừa kín đáo.Khố ngày lễ được
sử dụng trong các dịp lễ hội gia đình và cộng đồng.Ngày thường ,người đàn ông Bana ở
trần.Vào ngày lễ hội hoặc giá lạnh,đàn ông Bana mới mặc áo,áo của đàn ông là loại áo
cộc tay,chui đầu,cổ vuông hay cổ khoét,tạo thành bởi hai tấm vải khâu ở vai và sườn,còn
gọi là áo pông-xô.Toàn bộ áo màu chàm,chỉ có một đường hoa văn đỏ-trắng chạy theo
gấu áo.Vào dịp lễ hội,người đàn ông dùng dải khăn bịt đầu có hoa văn hình học,rộng
10cm,dài 1m.Khăn được buộc qua trán,thắt nút ở phía sau đầu để rũ hai dải xuống
vai.Người ta gài bên trong vành khăn những vật trang sức như lông chim,xương thú,bông
hoa rừng hình đuôi chó…Theo phong tục,khi một người con gái công khai cởi khăn của
một chàng trai là hàm ý cô ta đã ưng thuận chàng trai này.Đôi khi thấy đàn ông Bana thắt
lưng bằng dây lưng kim loại.
b.Trang phục của phụ nữ Bana

Trang phục phụ nữ gồm váy,áo,khăn đội đầu.Váy Bana thuộc loại váy mở,là một tấm
vải nền màu chàm, váy của họ cũng gồm 2 loại ngày thường và ngày lễ.Váy ngày
thường,tùy người cao thấp mà rộng 0,6-0,7 dài 1,0-1,2m,có cạp váy(pơ por hơ pen),là dải
hoa văn màu trắng-đỏ,rộng 5cm chạy theo chân váy(chưng hơ pen).Khi mặc,váy chỉ
trùm đầu gối hoặc đến ngang bắp chân để tiện việc mang vác và đi lại.Váy ngày lễ có ba
điểm khác biệt nổi bật so với váy ngày thường.Thứ nhất,váy ngày lễ dài hơn váy ngày
thường,tùy người cao thấp mà biến động trong khoảng 75-90cm để khi mặc gấu váy trùm
kín con khoai chân.Thứ hai,váy ngày lễ có cạp váy dài hơn váy ngày thường,mỗi bên dài
ra 1m để khi mặc,hai đầu cạp váy rủ xuống hai bên từ hông xuống gần chân váy.Thứ
ba,ngoài hai đường hoa văn trắng-đỏ ở cạp váy và chân váy,váy ngày lễ có đường hoa
văn lớn,với nhiều họa tiết đỏ xen trắng,rộng 35-40cm chạy ngang giữa thân váy,gọi là
pok hơ pen hay tuynh hơ pen.Áo phụ nữ cũng là áo pông xô chui đầu,nền áo màu
chàm.Áo ngày thường là áo cộc tay,khâu từ hai mảnh vải ở vai và nách,cổ bằng,không
khoét,có ba đường hoa văn đỏ trắng nhỏ và đơn giản ở ngực.Áo ngày lễ thì khác với áo
ngày thường là áo ngày lễ có thêm hai ống tay,mỗi ống tay khâu dính vào vai,từ trên
xuống dưới có nhiều đường hoa văn,trong đó,đường hoa văn dưới cùng lớn nhất,rộng 20-
25cm.Ngày thường,phụ nữ cũng ở trần như nam giới.Khi thời tiết trở lạnh,họ mặc áo
ngày thường.Trong những ngày lễ,phụ nữ quấn trên đầu chiếc khăn đen có dải hoa văn
mỏng hai bên mép(a ngưm).Khăn được quấn tròn trên đầu và gài vào một bên gáy.

c.Trang phục trẻ em người Bana

Trẻ em Bana ngày nhỏ thường ở trần và được địu phía sau lưng bằng tấm choàng.Khi
lớn hơn,chúng cũng được may những bộ trang phục giống trang phục người lớn nhưng
hoa văn không cầu kì bằng.Trang phục của già làng và thầy cúng giống như trang phục
của dân thường,những hoa văn nhiều hơn và nhiều màu đỏ hơn

d.Người Bana với việc nhuộm vải

Để làm nên sự độc đáo, tươi mới cho trang phục của mình, người Ba Na luôn tỉ mẩn,
khéo léo trong cách chọn và phối hợp màu sắc.Họ nhuộm vải bằng màu mực của các loại
cây rừng. Mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng, một tiếng nói riêng .Ngay từ thời xa
xưa, người Ba na đã biết trồng bông, dệt vải để tạo ra những tấm vải thổ cẩm bền đẹp.
Không chỉ vậy, người Ba na còn biết tạo ra mùi hương đặc biệt cho trang phục của mình.
Sau khi quay tơi những sợi bông ra, những người phụ nữ Ba Na lấy mật ong để làm mềm
vải và tạo ra hương thơm nhẹ nhàng không lẫn vào trang phục các dân tộc khác.Thuốc
nhuộm vải của đồng bào phần lớn là bằng thảo mộc,rất bền màu.Họ nhuộm đỏ bằng vỏ
cây loang nhâu để thể hiện cho màu lửa,của máu,tượng trưng cho sự sống,sự vươn
lên,niềm đam mê,tình yêu và khát vọng;đen bằng vỏ cây trồng truôm nhây hay truôm
loong(chàm) hoặc vỏ cây kpai mọc hoang trong rừng. Màu vàng biểu hiện cho ánh sáng
mặt trời, sự kết hợp hài hòa giữa con người và tự nhiên, được nhuộm bằng củ nghệ hay
màu của cây kmếch. Màu xanh biểu hiện cho màu da trời, màu của cây lá được nhuộm
bằng nhựa cây truông nhây, cây kpai… Theo quan niệm của người Ba Na, màu đen là
màu chủ đạo, gây ấn tượng mạnh mẽ về phong cách. Đây chính là những hoa văn phản
ánh đường nét văn hóa truyền thống và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người họ. .
Màu đen được nhuộm bằng lá cây chàm, cây mô, thường là màu nền của mỗi tấm vải,
biểu hiện cho đất đai, cho sự nảy mầm từ mặt đất, độ che phủ của cây rừng mà suốt cả
cuộc đời con người phải gắn chặt với nó kể cả khi họ đã trút hơi thở cuối cùng.

Trong trang phục, chính các họa tiết làm nên sự độc đáo. Với lối tư duy đơn giản, các
họa tiết trong trang phục của người Ba na là những hình khối đối xứng mang tính biểu
tượng cao. Họa tiết đối xứng phản ánh quan niệm về vũ trụ, trời - đất, âm - dương lấy
thiên nhiên làm hình mẫu. Mỗi tấm thổ cẩm được làm ra là một bức tranh thiên nhiên thu
nhỏ từ những nét cách điệu hình học.Hoa văn trên thổ cẩm Ba na chủ yếu chạy dọc theo
tấm vải. Điểm nhấn cho các bộ trang phục chính là các đường kẻ sọc. Những đường sọc
ngang đỏ, trắng ở gấu áo của nam giới thể hiện sự mạnh mẽ của những người đàn ông
quanh năm sống với núi rừng. Trên áo của nữ giới có sọc ở chỗ khuỷa tay, ở cổ, ngang
ngực và gấu áo, váy có sọc thân và gấu thể hiện được sự đơn giản trong con người và sự
duyên dáng của họ.

Khi trong nhà có người chết,thân nhân mặc áo,khố,váy mộc,màu trắng,không hoa văn
và để sổ gấu như là dấu hiệu tang chế.Trong thời kì để tang,thân nhân người chết kiêng
mặc những áo,khố váy mới và đẹp mà chỉ mặc những đồ đã cũ như là minh chứng với
xung quanh là mình đang chịu tang.

e.Trang sức và phụ kiện của người Bana

Xưa kia,đàn ông búi tóc ở giữa đỉnh đầu ,hoặc để xõa.Khăn thường chít theo kiểu đầu
rìu.Trong các ngày lễ bỏ mả,người ta búi tóc ra sau gáy,rồi cắm một số lông chim
công.Ngày nay,phần lớn đã cắt tóc ngắn.Phụ nữ ưa để tóc ngang vai.Khi búi thì cài lược
hay lông nhím,trâm cài tóc bằng đồng hoặc thiếc.Đàn bà không chít khăn,mà thường chỉ
quấn đầu bằng một chiếc dây vải hay khác thường chít khăn chùm kín đầu.Xưa kia,khi
trời nắng gắt hay lúc ra mưa,họ đội nón(dcan).Đó là nón hình vuông hoặc tròn,mặt trên
xoa sáp ong hay dầu để khỏi thấm nước.Đôi khi còn thấy chiếc áo tơi(lốp),vừa mặc,vừa
để che đầu.

Với người Ba na, các phụ kiện là một phần không thể thiếu để tô điểm cho các bộ trang
phục và có vai trò trừ tà ma. Nam nữ thường đeo các chuỗi hạt cườm ở cổ.Đàn ông đeo
vòng tay(cong) bằng đồng;đàn bà đeo những vòng đồng xoắn ốc(cong xora) hay tròn tới
tận khuỷu tay.Đôi nơi,phụ nữ đeo vòng cổ(kiêng). Nhẫn được dùng phổ biến,đeo ở hai,ba
ngón tay,có khi cả mười ngón. Tục lệ đeo nhẫn bắt nguồn từ quan niệm: mỗi ngón tay
đều mang một sức mạnh, quyền lực, ngón nhẫn tượng trưng cho sức mạnh của tình yêu.
Và, đeo nhiều nhẫn ở các ngón tay là thể hiện sức mạnh tối cao.Tục xỏ tai phổ biến,vừa
có mục đích trang sức,vừa mang ý nghĩa tôn giáo.Hoa tai làm bằng kim khí hay chỉ là
một đoạn que tre.Người Bana có tục cà răng(cát chnanh hay ot chnanh) mang ý nghĩa
tôn giáo nhiều hơn là trang sức.Họ cà sáu chiếc răng cửa hàm trên vào tuổi thành
đinh.Khi cà xong,hai hàm răng được nhuộm bằng nhựa cây long pnhec,vừa đen,vừa có
tác dụng cầm máu.

Đặc biệt, các thiếu nữ Ba Na còn có khăn đội đầu để làm duyên. Chiếc khăn có những
hàng cúc trắng, chuỗi cườm tua tủa, cúc bạc lung linh thể hiện được tình yêu thủy chung
và niềm ước mơ hạnh phúc.
4. Ẩm thực của người Bana

Nguồn thức ăn của người Bana rất phong phú,bao gồm các loại lương thực,thực phẩm
và các loại cây ăn quả do sản xuất ra hay do khai thác từ tự nhiên.Nguồn lương thực sản
xuất trên rẫy bao gồm lúa nếp,lúa tẻ,ngô,khoai,sắn.Nguồn lương thực khai thác trong tự
nhiên bao gồm các loại củ rừng:củ mài,củ từ,củ nâu,củ chuối,quả rừng,.. Trong đó gia
súc và gia cầm chủ yếu dùng để trao đổi và cúng lễ chứ ít khi trở thành nguôn thực phẩm
dùng trong các bữa ăn hàng ngày.Nguồn thực phẩm khai khác từ tự nhiên bao gồm thú
rừng,chim,chuột,cá và các loài thủy sản,các loại côn trùng,rau rừng,măng rừng,quả
rừng,nấm rừng.Lúa được dùng để nấu cơm ăn hàng ngày:ngô,khoai,sắn,được dùng để
làm rượu,luộc,đôi khi nướng ăn chơi.

Món cơm,trước đây gạo nếp nấu trong ống lồ ô giống cơm lam-món cơm phổ biến của
người Bana.Ngày nay,do rừng bị chặt phá nhiều,lồ ô ít đi,chỉ vào các dịp lễ hội,đám
ma,đám cưới người ta nấu cơm nếp lam.Cơm nếp được nấu trong các ống lồ ô bánh
tẻ,nướng than trên củi cho cháy hết lớp vỏ xanh bên ngoài.Khi chín ,cơm có mùi vị thơm
ngon.Người Bana chủ yếu ăn cơm tẻ,ít ăn cơm nếp.

Món cháo.Món cháo hay được nấu trong lễ bỏ mả.Gạo nếp ngâm vài giờ,vớt ra để ráo
rồi giã nhỏ trong cối.Xương được nấu nhừ rồi bỏ bột gạo và muối vào,đun nhỏ lửa đến
khi cháo nhuyễn.Cũng có khi người Bana nấu cháo hoa với muối và bí.
Món bánh.Người bana có món bánh đót làm từ gạo nếp tương tự như bánh chưng của
người Việt.Gạo nếp ngâm khoảng 3-4 giờ,vớt ra rá,gói bằng lá chuối(hla prit) hoặc lá ko
pang.Mỗi chiếc bánh chừng nửa bát gạo,không có nhân.Bánh gói xong có hình khối tam
giác bốn mặt.Bánh được đun trong khoảng 2 giờ thì chín.Khi ăn,bánh được chấm với
muối ớt.Bánh đót hay có trong lễ bỏ mả,do người dân trong làng mang đến đóng góp cho
gia chủ.

Món canh.Canh là món ăn hàng ngày.Nguyên liệu để làm canh rất đa dạng,bao gồm
các loại rau,măng,nấm,thịt,cá,xương,cua ốc,…Có hai cách nấu canh.Cách thứ nhất là
rau,măng,nấm,cà,bầu,bí với cá thịt.Cách thứ hai là rau,măng nấu với gạo giã nhỏ và
muối.Vào những dịp cúng lễ,người Bana chế biến món canh tổng hợp:thịt,da,xương,
lòng được chặt nhỏ nấu với bí,cà,ớt và muối trong các nồi đồng to.Gặp tháng đói
kém,người Bana nấu canh lá sắn với muối và gạo giã,tạo thành món nửa canh nửa cháo.

Món luộc,người Bana thích ăn một số món luộc.Khi mổ thịt gia súc,gia cầm,tim,tiết
gà,lợn trâu được luộc để cúng thần sau đó dành cho người già.Gà cũng được luộc nguyên
con để cúng thần.Mùa đói kém,ngô,khoai,sắn và các loại củ được luộc ăn thay cơm.Ít
thấy người Bana luộc cá hay rau,bầu,bí,măng,nấm

Món nướng,Người Bana rất thích ăn các món nướng trên lửa.Người ta nướng các loại
ngô,khoai,sắn để ăn chơi ngoài những bữa ăn chính.Thịt thú rừng nướng,cá nướng là
những món ăn khoái khẩu.Vào những dịp cúng nhà rông và đám cưới,thịt nướng là
những món không thể thiếu dành cho cha mẹ hai bên và người làm mối.Thịt trâu,bò,lợn
cũng được thái miếng,xiên que tre tươi và nướng than.

Món rang,ngoài thịt gia súc,thịt rừng và các loại thủy sinh,người Bana còn ăn các loại
côn trùng và ấu trùng như châu chấu,cào cào,ong non,kiến,mối,chuồn chuồn,ve,cầy cậy,
…Cách chế biến phổ biến là vặt bỏ cánh,cho vào nồi luộc qua rồi rang khử với
muối,chấm muối ớt giã với lá h’la k’nhem.

Món thịt tái.Thịt tái là món ăn dành cho người đàn ông trong những dịp đám thứ.Có
hai cách làm thịt tái.Cách thứ nhất là trộn thịt thái mỏng với lá me giã nhuyễn với muối
ớt.gọi là món nhăm jam.Cách thứ hai là băm nhỏ thịt trộn với bột ngó,muối,ớt và các loại
gia vị như hành,mùi tàu,sả,gọi là món arih.Đôi khi người ta cũng trộn ruột đắng của
trâu,bò đã được luộc chín vào món tái.

Món muối ớt là món dễ làm và rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Bana.Ớt
trồng trên rẫy hay đồi của người Kinh được trộn với muối rối rồi giã nhỏ trong cối hay
trong bát.Đến bữa thì bỏ ra ăn với cơm.Thực đơn thường thấy trong các bữa trưa trên rẫy
là cơm và muối giã ớt.

Người Bana có nhiều cách bảo quản thức ăn là làm khô(krô),làm chua(po ju),làm
muối(boh).Dù chế biến với nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung,người Bana thích ăn
nướng,ăn nấu hơn là luộc.

Có sự phân công theo giới trong nấu ăn.Trong bữa ăn hàng ngày,phụ nữ là người vào
bếp.Trong các đám thứ,đàn ông là người làm thịt và nấu ăn.

Tùy vào từng mùa,người Bana có số bữa ăn trong ngày khác nhau.Vào mùa nông
nhàn,họ chỉ ăn hai bữa sáng và tối,người già và trẻ nhỏ có thể ăn thêm bữa trưa.Vào mùa
làm rẫy,họ ăn ba bữa sáng,trưa,tối.Bữa trưa được ăn ngay ở trên rẫy.Thông thường,người
ta chỉ nấu ăn hai lần trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối,bữa trưa ăn đồ
nguội.Ngày thường,người ta nấu ăn bằng nồi đất.Chỉ khi có lễ hội cộng đồng,người ta
mới nấu nướng trong các nồi đồng to.
Cơ cấu bữa ăn hàng ngày đơn giản,bao gồm cơm,canh,rau nấu muối và muối ớt.Hôm
nào may mắn săn bắn hay săn bắt được thú rừng,chim,cá thì bữa ăn hôm đó có món canh
rau nấu thịt hay cá.Cả nhà ngồi quây tròn xung quanh,không phân biệt vị trí nam nữ,già
trẻ.Người Bana ở một số nơi không ăn bằng đũa,bát mà ăn bằng tay.

Vào các dịp cúng lễ như cúng nhà rông,sửa giọt nước,cúng nhà mới,cúng lúa hoặc
những khi đám cưới,đám ma,cơ cấu bữa ăn khác so với ngày thường,trong đó,món canh
thịt,lòng,gan tim,phổi nấu với bầu bí và rau là chủ yếu.Đồ ăn được nấu trong nồi đồng và
khi chín thì múc vào lá chuối hoặc lá kơ pang đặt trên những tấm phên dài.Người Bana
còn uống rượu cần(sik,sđro).

Người Bana ở Kon Tum còn có tục ăn bùn non,thứ bùn đọng lại sau những trận lũ ven
sông.Khi lớp bùn đã khô,họ bóc từng mảng mà ăn và gọi đó là món kor kơ tớp.Người
Bana còn có tục ăn phân non một số gia súc như trâu và bò,lợn.

Người Bana có một số tục ăn kiêng.Trước hết là ăn kiêng của cả cộng đồng.Người
Bana kiêng nấu cá với đọt mây,kiêng ăn con cóc,vì sợ thần sấm sét giận mà gây các tai
họa như chết người,cháy làng,dịch bệnh.Kế đến là tục kiêng ăn một số loại động,thực vật
nào đó cho một dòng họ.Điều này liên quan đến tín ngưỡng tô tem.Dòng họ nào có
truyền thuyết liên quan tới một số loại động,thực vật nào đó thì kiêng ăn loại động thực
vật đó.

Người Bana uống nước lã.Nước uống hàng ngày của người Bana lấy từ nguồn nước
của làng(đắc klang,đắc stơ râm hay đac giọt).Nguồn nước ăn nằm ở đầu làng,hoặc là khe
nước chảy trực tiếp từ trên cao xuống,hoặc là nước suối dẫn theo máng từ trên núi
về,hoặc là nhưng hố đào nhỏ có nước thấm từ trong đất ra.Dụng cụ đựng nước là vỏ quả
bầu khô.Trong chiếc gùi đi rừng,đi rẫy,ngoài cơm và thức ăn không thể thiếu quả bầu
nước

5. Phương tiện vận chuyển và vũ khí

Khi làm rẫy hay vào rừng,đàn bà địu con sau lưng bằng tấm vải choàng,đàn ông vai
mang gùi,ná,tên.Phương tiện vận chuyển phổ biến của người Bana là gùi.Phụ nữ vận
chuyển bằng gùi tốt hơn đàn ông do họ phải lấy củi,nước hàng ngày.Hành trang ra khỏi
nhà của người đàn ông là cây ná,ống tên và gùi nhỏ hình mai rùa.Còn của người phụ nữ
là gùi to đan thưa hình mắt cáo.Người Bana không dùng ngựa,trâu để vận chuyển như
người Ê-đê,Mnông ở nam Tây Nguyên,cũng không dùng quang gánh để vận chuyển như
người Kinh ở đồng bằng.Khi cần vận chuyển gỗ to từ rừng về làm áo quan hay làm nhà
rông,người Bana huy động sức mạnh tập thể kéo hay khiêng vác.Dùng gùi để vận chuyển
là ứng xử có chọn lựa của người Bana nhằm thích ứng với địa hình rừng rậm núi
cao.Người Bana bơi lội không giỏi.Vì vậy,để đi lại hay vận chuyển trên sông,người Bana
sử dụng thuyền độc mộc,loại thuyền này khá phổ biến ở các làng ven sông Đắc Bla.Một
số làng ở Bana ở phía đông biết làm những chiếc cầu treo qua các suối nhỏ.
Vũ khí của người Bana đơn giản,bao gồm ná(srạ),khiên(khel),giáo dài(htác),gươm(đao)
Đôi khi người ta cũng dùng rìu,dao làm vũ khí trong chiến đấu và trong săn bắn.Ná là vũ
khí quen thuộc của đàn ông,dùng để săn bắn thú rừng và tự vệ.Tên ná làm từ cật cây lồ ô
già,mũi nhọn,đầu có gài ngạnh tam giác để dễ định hướng khi bắn.
Khiên được làm từ gỗ,hình tròn,đường kính 50-60cm,có núm tay cầm ở giữa,sử dụng
bằng tay trái,là vũ khí tự vệ trong chiến đấu.Còn giáo đài của người bana là vũ khí tầm
xa dùng trong săn bắn và chiến đấu,bao gồm cán dài lăng bằng gỗ và cứng,vừa dẻo và
mũi giáo nhọn làm bằng sắt.Tương tự như vậy giao là cây lao lợi hại phóng vào địch thủ
từ khoảng cách vài mét trong các cuộc chiến tranh giữa các làng.Phần lớn,vũ khí của
người Bana là vũ khí đa năng,không chỉ dùng trong săn bắn mà còn trong chiến đấu.

6.Nhạc cụ của người Bana

Do sống gần gũi với núi rừng, nên hầu hết những nhạc cụ của người Bana đều được
làm từ các vật liệu có sắn trong tự nhiên như:  đá, gỗ, tre, nứa, lá, vỏ quả bầu
khô...Những nhạc cụ này, tuy chế tác còn thô sơ, nhưng lại rất độc đáo về hình thức và
âm thanh thể hiện. Vì thế mà âm nhạc dân gian của người Bana độc đáo, mang bản sắc
riêng của dân tộc.

Cách đây hàng trăm năm, người Bana đã làm ra những nhạc cụ thể hiện sự giao hòa,
chinh phục của con người đối với thiên nhiên hùng vĩ. Đến nay, đồng bào vẫn tạo tác và
giữ gìn được nhiều nhạc cụ cổ truyền đặc sắc, chủng loại đa dạng và gắn với nhiều cách
thức biểu diễn như gõ, thổi, búng, gảy, kéo, vỗ... Các loại nhạc cụ của người Bana gồm
cả bộ dây, bộ hơi và bộ gõ. Trong các loại nhạc cụ của người Bana, tiêu biểu nhất phải
kể đến là bộ gõ: “ Chinh Goong” (cồng chiêng) và trống.

Cồng chiêng là nhạc cụ được làm bằng đồng thau, hình tròn có đường kính khoảng từ
20 cm đến 60 cm. Một dàn cồng chiêng của người Bana thường có 3 chiếc cồng lớn hơn,
ở giữa có núm và khoảng 10 chiếc chiêng rẹt nhỏ hơn. Khi diễn tấu, người Bana dùng
dùi gỗ quấn vải mềm để đánh. Cồng càng to thì tiếng càng trầm, còn những chiêng càng
nhỏ thì tiếng càng cao. Mỗi bài cồng chiêng gồm nhiều bè, mỗi cá nhân sử dụng một cái
cồng hoặc chiêng.Trong các dịp lễ hội, âm vang tiếng cồng chiêng luôn rộn ràng, nhịp
nhàng và tinh tế. Âm nhạc cồng chiêng của người Bana đã góp phần làm phong phú
không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên,là một trong nhưng thành tố để Uỷ ban văn
hoá khoa học và giáo dục của Liên hiếp quốc ( UNESCO )  công nhận là di sản văn hóa
thế giới.

Trong cuộc sống của người Bana, đàn t’'rưng là loại nhạc cụ gõ phổ biến. Đàn t'rưng
làm bằng các ống tre, lồ ô hay nứa, có kích cỡ khác nhau, được kết nối bằng dây mây với
cách xếp ống to và dài ở phía trên, rồi đi dần xuống là những ống ngắn và nhỏ hơn. Mỗi
đầu ống đều bịt kín do còn đầu kia được gọt vát một phần ống để tạo âm theo chuỗi âm
thanh. Khi dùng dùi gõ vào các ống sẽ tạo thành âm thanh cao thấp khác nhau. Âm sắc
của đàn t'rưng hơi đục, tiếng không vang to, vang xa, nhưng khá đặc biệt. Nghe tiếng đàn
t'rưng có cảm giác như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa
khi gió thổi.
Trong các loại nhạc cụ của người Bana, đàn Tinh Ninh ( hay còn gọi là đàn goong)
được coi là cây đàn độc đáo nhất. Đàn goong là một đoạn ống tre lồ ồ, hai đầu ống đều
có mấu kín. Phía chân đàn có mắc một đầu dây, phần đầu dây còn lại quấn vào những
trục lên dây bằng gỗ, cắm xuyên qua ống ở phía đầu đàn. Mỗi cây đàn goong thường có
10 đến 18 dây.Trước đây, người Bana dùng dây tơ se vuốt sáp ong để làm dây đàn
goong. Để tạo thêm độ vang cho cây đàn, một số nghệ nhân đã nghĩ ra cách gắn thêm
nửa quả bầu khô rỗng ruột ở dưới. Tiếng đàn Goong thánh thót, nhưng không rộn rã như
đàn T’rưng, mà như thủ thỉ, tâm tình. Các chàng trai Bana thường chỉ đánh đàn goong
vào ban đêm, khi con trai con gái hẹn  hò

Trong quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, từ xa xưa, người Bana còn
sáng tạo nhiều loại nhạc cụ độc đáo khác như đàn:Pơ-Chet” ( còn gọi đàn suối),
đàn“ Reng reo”(đàn gió). Đây là hệ thống đàn làm từ tre, nứa, lợi dụng sức nước, sức gió
để tạo ra âm thanh. Ngoài ra, người Bana còn chơi các loại nhạc cụ hơi như: Đing
But (K'long Put ), Đing Jơng, Đing Hor (đàn thổi ống),Hool(  sáo ).

D. Văn hóa phi vật thể của người Bana

1. Ngôn ngữ
Người Bana là dân tộc nói ngôn ngữ Môn – Khmer điển hình là miền núi Nam Trung
Bộ. Trong bảng phân loại ngôn ngữ ở Việt Nam, cùng với các ngôn ngữ Xơ – đăng, Giẻ
Triêng, Brau, Rơ măm,… ở bắc Tây Nguyên, tiếng Bana thuộc phân ngành Banaric bắc,
phân biệt với ngôn ngữ Cơ ho, Mạ Mnong, Xtieng, Châu ro ở nam Tây Nguyên, thuộc
phân ngành Banaric Nam. Dân tộc Bana xếp thứ nhất trong các dân tộc nói ngôn ngữ
Môn – Khmer ở miền núi ở Nam Trung Bộ, xếp thứ 2 trong các dân tộc nói Môn –
Khmer ở Việt Nam và xếp thứ 3 trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên chỉ sau
hai dân tộc Ê đê và Gia Rai.
Chữ viết: cho đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, dân tộc Bana chưa có chữ viết
riêng. Sau khi xâm lược Tây Nguyên, thực dân Pháp đã xây dựng bộ chữ viết cho một số
dân tộc, trong đó có bộ chữ viết cho dân tộc Bana. Bộ chữ Bana được xây dựng trên cơ
sở bộ chữ Pháp (sử dụng chữ cái H và dấu ‘(phẩy). Trong thời kì chiến tranh chống đế
quốc Mỹ, nhà nước ta đã tiến hành xây dựng chữ viết cho một số dân tộc, trong đó có
dân tộc Bana. Bộ chữ này cũng là bộ chữ Latinh và xây dựng trên cơ sở bộ chữ tiếng
Việt. Nó đang được sử dụng rộng rãi trong giáo dục, trên các phương tiện thông tin đại
chúng và phát huy tác dụng trong đời sống xã hội dân tộc Bana.
2. Tôn giáo, tín ngưỡng
Buổi ban đầu đạo Kitô phát triển thuận lợi ở vùng người Ba-na, như chính những tác
giả - những linh mục, những quan cai trị người Pháp - đã thừa nhận là do âm mưu lợi
dụng và mở rộng sự xung đột giữa người Ba-na và người Gia-rai, người Xơ-đăng, do
việc mua chuộc một số giáo dân làm tay sai cho chúng. Sự thắng thế không đàng hoàng
bằng những mẹo lừa mị của một số cố đạo Kitô với các tôn giáo cổ truyền Ba-na trong
điều kiện trước đây và sự mất dần ảnh hưởng của nó sau ngày giải phóng cũng là điều dễ
hiểu. Nó giống như sự truyền bá vội vàng của đạo Tin Lành sau gót quân viễn chinh Mỹ,
để rồi cũng mất ảnh hưởng dần khi đã vắng bóng những họng súng của kẻ cướp nước
bên kia Đại Dương.

Dân tộc Bana quan niệm “vạn vật hữu linh”, tức là mọi vật như: sông, núi, cây cỏ, đất,
đá đều có linh hồn- thần linh. Các loại thần linh được gọi tên chung là giàng. Có nhiều
giàng khác nhau như: giàng núi, giàng sông giàng bến nước, giàng lúa, giàng ngô…
Đồng bào Bana rất sùng bái các giàng đó và mỗi khi các việc như gieo hạt giống vụ mùa,
thu hoạch vụ lúa… họ đều tổ chức cúng giàng, cúi đầu xin sự phù hộ, che chở giúp đỡ
của giàng. Trong cái nhìn suy nguyên về thế giới, người Bana nhìn mọi thứ đều linh
thiêng, đều cất giấu một bí mật nào đó mà họ không thể khám phá. Toàn bộ cuộc sống
của người Ba na đều khuôn theo một tập quán, bất di bất dịch, tự ngàn đời, điều mà tổ
tiên, ông bà, cha mẹ họ đã từng làm, từng biết: tất cả các vị thần đều được gọi tên chung
là các Giàng, các Giàng là những đấng tối cao tạo ra muôn loài, vũ trụ, con người; quyết
định chức năng của mọi thứ; con người, sinh linh bé nhỏ trong vô vàn tạo vật mà thần
linh tạo nên, phải chịu ơn thần linh, không được làm bất cứ điều gì trái ngược với truyền
thống của tổ tiên. Bởi con người được thần linh giao trọng trách phải duy trì trật tự mà
thần linh đã sắp đặt, mọi thứ được sinh ra từ thần linh thì kết thúc cũng bởi thần linh.
Nhận thức ấy khiến người Ba na nhìn mọi vật đều có linh hồn,gọi là tín ngưỡng vạn vật
hữu linh.

4.Lễ hội
Lễ hội là sinh hoạt cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và văn hóa. Ở người
Ba na, lễ hội bao giờ cũng kèm theo lễ cúng lớn mà vật hiến sinh phải là trâu, vì thế nói
đến lễ hội người ta nói đến đâm trâu và lễ hội còn gọi là lễ đâm trâu. Có những lễ hội
theo chu kỳ mùa rẫy như lễ hội mừng mùa lúa mới, lễ hội cúng bến nước, lễ hội rửa tội,
… Có những lễ hội không thường kỳ như lễ cúng nhà rông, lễ mừng chiến thắng ( ét roe
long hay smál soi yangf rơ long), lễ cúng cầu mưa…
Lễ hội đâm trâu ( X'trǎng): Đây là một trong những lễ hội quan trọng hàng đầu của
người Ba Na Kon Tum, nhằm tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập
buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu.
  Để chuẩn bị cho lễ hội, dân làng chọn một con trâu mới lớn, khỏe mạnh, cho ăn uống
đầy đủ rồi tắm rửa sạch sẽ. Thường trâu tế lễ là của làng, còn nếu trâu mua từ nơi khác
thì phải mang về trước đó 10 ngày, cho ăn cỏ uống nước của làng. Vào ngày diễn ra Lễ
hội, trâu được cột vào dây mây, một đầu nối với cây nêu (Người Ba Na gọi cây cột này
là gưng sakapô). Người chủ trì Lễ (thường là già làng) sẽ đọc bài khấn, cảm ơn thần linh
trong mùa vụ qua và mong thần linh phù hộ độ trì cho dân làng trong mùa sắp tới. Sau đó
dân làng nhảy múa hò reo theo nhịp cồng chiêng rộn rã, xung quanh con trâu tế lễ. Nghi
lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội: những thanh niên mạnh khỏe sẽ biểu
diễn võ thuật, dương uy sức mạnh vòng tròn quanh con trâu trong tiếng cổ vũ của cả dân
làng. Khi con trâu dã thấm mệt, họ lựa thời cơ, bất ngờ phóng lao dài giết trâu. Con trâu
bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan, xem như
chia sẻ điều may mắn.
Lễ bỏ mả: (Mơt bơxát hoặc Mơt brưh bơxát): Thông thường kéo dài khoảng 5 ngày.
Theo quan quan niệm của người Ba Na, người chết tuy mất đi về thể xác, nhưng phần
hồn vẫn tồn tại, ở trong nhà mồ, hồn sinh hoạt bình thường như người sống trên trần
gian. Sau khoảng 3 năm, 7 năm hoặc lâu nhất là 10 năm thì bắt đầu làm Lễ bỏ mả, để
hồn người chết bước hẳn qua thế giới mới.
 Để làm Lễ bỏ mả, gia đình sẽ chọn ngày cuốc dọn (anăr choh cham) nghi lễ cầu xin
hồn ma người chết cho dựng nhà mồ mới, bắt tay vào dọn dẹp khu nhà mả cũ. Những
ngày đầu, họ tập trung lại xây dựng nhà mả mới cho người chết, gia đình đem rượu, thịt
tới khu nhà mả ăn uống, có để phần cho người đã chết và khóc lần cuối cùng vĩnh biệt
người thân. Đến ngày thứ tư, khu việc xây dựng nhà mả mới đã xong, gia đình người
chết dắt trâu ra nhà rông của làng để làm lễ tế thần linh. Sau khi xong nghi thức cúng tế
bỏ mả, con trâu sẽ được phục vụ cho việc ăn uống, vui chơi của cả làng trong đêm đó.
 
Lễ bỏ mả hoàn thành, mọi ràng buộc giữa người sống và người chết đã cắt đứt, người
chết sẽ sang một thế giới khác. Hồn không còn quấy rầy những người còn sống ở trên
trần gian nữa, người sống không phải kiêng kị gì nữa.

Lễ cầu an (Át te rei ): thường được tổ chức vào cuối mùa Thu đến hết mùa Xuân (từ
tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau). Đây là lễ hội truyền thống của ngừời Ba Na vừa
mang tính chất gia đình, dòng tộc và vừa có tính chất cộng đồng sâu sắc. Lễ cầu an được
tổ chức khi gia đình gặp những chuyện không may: đau ốm, bệnh tật, mùa màng thất bát,
bị tai họa gieo xuống,…Quy mô tổ chức Lễ cầu an rất đa dạng, có khi trong phạm vi gia
đình, dòng tộc, có khi bao gồm tất cả dân làng. Hình thức tổ chức lễ hội tuỳ theo điều
kiện kinh tế của gia đình, cộng đồng làng mà chuẩn bị con vật dâng cúng Yàng phù hợp.
Những năm gần đây, lễ hội này vẫn được người Ba Na duy trì và tổ chức trang trọng, có
sự đổi mới về cách thức tổ chức cho phù hợp với điều kiện, như lễ hội cầu an ở làng Kon
Gộp, xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, làng Đăk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy luôn có
sự tham gia của đông đảo dân làng.
Lễ mừng lúa mới: thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 11 dương lịch năm
trước cho đến tháng 1 năm sau, đây là thời gian rảnh rỗi của con người sau khi đã thu
hoạch xong vụ mùa thắng lợi và cũng là thời gian cho đất "nghỉ ngơi" theo tập quán. Lễ
mừng lúa mới được tổ chức với mong ước cuộc sống ấm no cho cộng đồng ở các buôn
làng có truyền thống sản xuất trên nương rẫy. Chọn một ngày đẹp trời sau vụ mùa, dân
làng tụ tập ở Nhà rông, mỗi gia đình góp 1 con gà, 1 ghè rượu và 1 khay cốm, bày dọc
theo 2 hàng của nhà rông. Chuẩn bị xong, mỗi nhà cử một đại diện ngồi vào mâm lễ của
mình, đám trai làng đi chung quanh nổi cồng chiêng, già làng cầu mong cho sự bình yên,
ấm no chung của cả làng, từng gia đình có điều ước riêng cho mình. Già làng và những
người lớn tuổi được phép ăn và uống rượu trước tiên sau đó mới đến dân làng. Tiếng
cười nói, đùa vui của người già, lũ trẻ hòa vào nhau, một không khí đầm ấm, nhộn nhịp.
Cuộc vui thường kéo dài thâu đêm, đến khi con gà rừng gáy báo sáng vẫn còn nghe tiếng
cồng chiêng.
Lời khấn trong các lễ hội là nét văn hóa đặc sắc của người Bana. Kết cấu mỗi lời khấn
bao giờ cũng theo trình tự: Gọi tên các thần, lý do của việc gọi tên các thần và cầu xin
thần đáp ứng nguyện vọng. Chẳng hạn, sau đây là ví dụ về lời khấn trong lễ mừng đóng
cửa kho lúa:
“A pinh yang sơ ri, nả âu kon plei pla soi yàng et kơ wei xa pă dei giêng thoi krâu kơ
na dei đi đăng kon plei pla kra tđăm nhong oh cha tok yok sum ba ih ne pă rơ tâng âu
tâng ia đe nhong oh đi đăng wă tok yok ba du pa dei gieng poih” ( Dịch nghĩa: Ơ thần
lúa, Hôm nay toàn thể dân làng già trẻ trai gái tổ chức lễ ăn mừng lúa đã được đưa hết
vào kho, từ nay, dân làng đồng tâm cầu xin thần lúa cho phép chúng tôi lên kho lấy lúa
không phải kiêng kỵ gì cả. Nếu đàn bà con gái bận rộn thì đàn ông con trai cũng được lên
kho lấy lúa mà không bị thần rừng phạt.)
Lễ hội của người Bana diễn ra ở nhà rông mỗi làng. Trình tự của một lễ hội bao gồm 2
phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ bao giờ cũng được tiến hành vào buổi sáng, dân làng
tổ chức đâm trâu, lấy gan, tiết và đầu cũng tế thần linh, mong cho dân an, vật thịnh, mưa
thuận gió hòa. Phần hội tiến hành khi phần lễ kết thúc, kéo dài từ gần trưa tới chiều tối,
dân làng tổ chức múa cồng chiêng, uống rượu, ăn thịt và giao lưu chuyện trò.
Ngoài ra, người Ba Na còn tổ chức Lễ cúng Nhà rông mới, Lễ hội cúng đất làng, Lễ
hội con dúi,… Mỗi Lễ hội lại có những nét đặc trưng với hệ thống nghi lễ độc đáo gắn
với từng thời kỳ và lí do cụ thể. Trong lễ hội, dân làng sống hết mình với những  lời ca,
điệu múa, nghe tiếng cồng chiêng rộn rã, thưởng thức những món ăn, tham gia những trò
chơi lý thú. Lễ hội tạo cho mỗi người dân Ba Na Kon Tum sự phấn khởi tràn đầy, niềm
tin vào cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
5. Các loại hình văn nghệ dân gian
Vốn văn nghệ dân gian Ba-na sống động trước hết ở những huyền thoại, những truyền
thuyết liên quan đến giai đoạn con người sống lẫn với các thần linh, các vị anh hùng văn
hóa (nửa thần), các nhân vật lịch sử với những kỳ tích trong đấu tranh với thiên nhiên
hay với giặc giã.
Truyện cổ tích Ba-na có đủ thể loại, với các nhân vật là người và động thực vật, tiếc
rằng còn ít được sưu tầm, chỉ mới giới thiệu lẻ tẻ trên sách báo. Những loại truyện kể
trên diễn đạt bằng một ngôn ngữ có nhiều thành ngữ, tục ngữ và ca dao, mộc mạc nhưng
súc tích, đan xen giữa văn vần và văn xuôi.
Thơ ca Ba-na cũng rất phong phú, nói lên tâm tình của con người trong cuộc đấu tranh
với thiên nhiên và xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược, người Ba-
na làm thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi đời sống mới, nói lên lòng căm ghét quân cướp nước,
động viên mọi người đoàn kết, đấu tranh và sản xuất. Sâu sắc và cảm động là bài Thương
người Cộng sản với ba câu kết, nói lên đầy đủ nghĩa tình của các dân tộc miền núi nói
chung và đồng bào Ba-na nói riêng đối với cách với những người cán bộ cộng sản:
“Thiếu muối, dân làng đốt cỏ gianh thay được;
Thiếu cơm, dân làng kiếm củ môn, củ sắn ăn thay
Nhưng, thiếu người cộng sản, không có gì thay thế được”.
Người Ba-na có hai lối kể chuyện phổ biến:
1) Roi thường kể lại những huyền thoại về nguồn gốc trời đất, loài người, ca ngợi người
có công với làng xóm, phê phán kẻ gian ác, có tính ngụ ngôn, nhằm giảng giải đạo lý làm
người.
2) Hamon có vần, có điệu, thường kể những truyền thuyết, sự tích các nhân vật anh
hùng, đôi khi cũng để ngâm những truyện thơ ai oán hay châm biếm.
Bên cạnh lối roi và hamon, người Ba-na còn có lối hát giữa nam và nữ, hoặc chỉ phía
nam hát phía nữ nghe (anhông). Hình thức này nhằm mục đích tỏ tình yêu trai gái, ca
ngợi công lao cộng đồng, nói lên tình cảm căm ghét kẻ thù, căm ghét những tên phản bội
dân làng, phản bội dân tộc. Ngoài lối hát này, còn có lối hát hmoi ai oán của những phụ
nữ than khóc trong những ngày chịu tang hay những lúc viếng mồ. Nội dung của anhông
có thể tùy hứng hoặc theo bài bản có sẵn, tùy theo tài năng của người hát.

Dân ca Ba-na có nhiều làn điệu, được chia thành 4 thể loại chính:

- Hát ru: do phụ nữ ru con, giai điệu của hát ru nhìn chung chậm và mềm mại. Nhịp
điệu hát ru đơn giản và trùng lặp. Nội dung dễ hiểu, hướng tới giáo dục và nhắn
nhủ con ngoan, con khoerm lớn lên chăm làm rẫy, đan lát, dệt vải, thương yêu bố
mẹ và làm người tốt. Không có câu mở đầu à ơi… và các câu gọi đáp như con ơi,..
như hát ru người Việt
- Hát đồng dao: do trẻ em diễn đồng xướng tập thể. Hình thức diễn xướng là vừa đi,
vừa hát vừa vỗ tay. Nội dung của lời hát đồng dao nói về các hình ảnh tự nhiên và
xã hội diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Các lời hát là những câu vần ngắn 3 – 5
âm tiết.
- Hát giao duyên (avơl): hát đối đáp do thanh niên nam nữ diễn xướng trong khi
giao lưu và tìm hiểu. Nội dung của hát giao duyên là dùng những câu chữ và hình
ảnh ẩn dụ để ướm hỏi và thăm dò tình cảm của nhau. Địa điểm hát thường ở sân
nhà rông, trên nương rẫy, trong đám cưới. Lời ca có sẵn là chính đôi khi được
thêm vào những câu ngẫu hứng. Hình thức ví von. Thanh niên thường hát giao
duyên kèm theo tiếng thổi sáo avơl, alal
- Hát than thở (hmoi): dùng để kể lể và thể hiện lòng thương tiếc của phụ nữ, thân
nhân người mất trong đám tang và lễ bỏ mả. Lời khóc dài, từ ngữ cảm thán, nhịp
điệu thống thiết có nhiều thán từ ơ ơ kéo dài

Nhạc cụ Ba-na có thể kể đến như đàn tơ rưng, đàn kni, đàn klông bút, đàn khinh
khung, đàn bró, đàn gôông; kèn arơng, kèn tơ nốt và tô tiếp bằng sừng trâu như tù và,
kèn gọi thú làm bằng một ống nứa dài. Kèn alal, bằng ống nứa chẻ đôi, ở giữa có “lưỡi
gà” và thường được thổi để tỏ tình trai gái, v.v... Chiêng, cồng Ba-na cũng có nhiều loại
có núm và không có núm được tổ chức thành nhiều bộ khác nhau. Trống cũng có nhiều
loại như chiêng. Cồng dùng trong chiến trận, trong các lễ hội và được hòa âm theo những
bài nhạc cổ hoặc giữ nhịp cho các điệu dân vũ. Một số loại nhạc cụ bắt nguồn từ việc
đuổi chim thú như đàn tơ rưng, không bút, đàn mõ, khinh khung, arong, và đặc biệt là
đàn đá được tổ chức thành một dàn, dựng ngay trên rẫy, bên bờ ruộng hay ven suối, dùng
sức gió và sức nước để tạo âm thanh.

Múa công chiêng là sinh hoạt trung tâm và nổi bật, thu hút sự chú ý của toàn bộ những
người tham gia vốn rất đông đảo, đôi khi lên đến hàng nghìn người. Để múa cồng
chiêng, có 4 đội, 2 đội nam, 2 đội nữ cùng tham gia, hai đội nam đánh cồng chiêng, hai
đội nữ dàn hàng ngang sau mỗi dội nam để múa Soang theo tiết tấu cồng chiêng. Tất cả
các nhạc công và vũ công đều ăn mặc những bộ trang phục đẹp nhất mà mỗi người có
được, bao gồm nam thì áo, khố, nữ thì váy, áo. Ngoài ra, nam nữ đều quấn quanh đầu dải
vải hẹp có kích cỡ và hoa văn trang trí khác nhau. Đi đầu mỗi đội cồng chiêng nam là
một người đánh trống, đầu gối có đeo chuông nhạc. Trống là loại trống con, đeo trước
ngực. Tiếp theo là đội cồng chiêng. Đằng sau mỗi đội cồng chiêng là các vũ nữ xếp
thành hàng một. Họ thực hiện những bước múa (soang), tay nắm tay nhau lần lượt và
liên tiếp đưa ra đằng trước, đằng sau, kết hợp di chuyển đôi chân tịnh tiến theo tiết tấu
của cồng chiêng mà ai cũng thành thạo và ghi sâu trong tâm thức.
Múa dân gian (múa soang): là múa tổng hợp, múa theo vũ điệu có sẵn, vũ điệu ăn
sâu vào tâm trí và tình cảm của mỗi người dân. Bên cạnh soan, đôi khi người dân cũng
dùng từ yun để chỉ các điệu múa, tuy nhiên yun chỉ là động tác nhún nhảy đơn giản,
nhiêu khi ngẫu hứng không theo bài bản. Có rất nhiều điệu múa khác nhau, được trình
diễn trong những dịp khác nhau. Mỗi điệu múa lại được diễn tấu cùng với những nhạc
cụ riêng, trong đó, cồng chiêng bao giờ cũng là nhạc cụ bắt buộc. Các điệu múa phổ
biến:

+ Múa bỏ mả (soang prự psát atâu)

+ Múa mừng lúa mới (soang sa kpô et ba nao)

+ Múa trong tang lễ người chết (soang ét pơ ngai luếch)

+ Múa đâm trâu (soang groong kpô)

+ Múa tạ ơn thần lúa (soang sa ba nao)

+ Múa trống (soang táp sơ gơr)

Múa Bana mang một số lưu ý:

+ Thứ nhất, dù thể hiện tình cảm khác nhau, có điệu múa sôi nổi, mạnh mẽ như soang
táp sơ gơr, có điệu múa vui vẻ, rạng rỡ như soang et ba nao, nhưng nhìn tổng thể múa
Bana có cử động chủ yếu là dùng chân thể (đầu, lưng, eo, hông) nhún nhảy êm dịu nhẹ
nhàng, cử động của chân tay chỉ là phối hợp.

+ Thứ hai, đội hình múa bao giờ cũng xếp theo hình tròn hay hình vòng cung
+ Thứ ba, chiều vận động của đội múa thường là ngược chiều kim đồng hồ, từ đông
sang tây, đặc biệt là múa trong đám tang và múa bỏ mả

+ Thứ tư, múa là sinh hoạt mang tính nghi lễ, tính tôn giáo trước khi đóng vai trò giải
trí (múa khi có lễ hội cộng đồng)

+ Thứ năm, các điệu múa, dù được diễn xướng trong các dịp khác nhau, mang tên gọi
khác nhau, nhưng đều trực tiếp hay gián tiếp diễn ra và tái hiện lại các sinh hoạt sản xuất
và xã hội truyền thống đã và đang diễn ra ở vùng rừng núi của Bana.

6. Trò chơi dân gian

  Một số trò chơi phổ biến của người lớn có thể kể đến như cướp cây, nhảy đập nhịp, hất
đá... Đặc biệt, có trò chơi đru đra chung cho cả nam nữ gọi là trò chơi “đuổi bắt” khá lý
thú. Trẻ em có các trò chơi quen thuộc như: thả diều, đá cầu, đánh vòng, đánh quay, đi
kheo... Nghệ thuật điêu khắc và trang trí Ba-na cũng có nhiều nét độc đáo. Hình thức
trang trí hoa văn trên nền vải, trên gỗ và trên những đồ đan đều là loại hoa văn hình học,
biểu diễn các hình khối, các con vật như: bướm, khỉ, thằn lằn..., các đường nét thể hiện
cây, hoa, lá khác nhau.

E. Văn hóa xã hội

1.Thiết chế làng bản

Đơn vị xã hội duy nhất còn thấy được sau ngày giải phóng ở vùng Ba-na là làng (plây).
Những làng của người Ba-na ở phía Bắc thường gọi kèm theo từ kon ở đầu, có nghĩa là
người; còn ở phía Tây có từ dác, là suối, nước... Ở vùng An Khê đã thấy những làng
mang tên người sáng lập. Khi dựng làng mới, chủ làng và các già làng phải lựa chọn nơi
có đủ đất canh tác và để phòng thủ. Điều quan trọng hơn cả là họ phải chờ sự ứng báo
của thần linh qua một lễ nghi tôn giáo cổ truyền.
Chọn được đất, họ dời làng, không dời nhà, chỉ dời của cải, gia súc, lương thực. Đến
nơi, cả làng dựng nhà rông. Dựng xong, phải cúng thần làng, làm lễ treo trống (paning)
và treo ở đầu nhà rộng hòn đá thiêng (tmong plây, khung plây), thần bản mệnh của cả
làng (vang rộng).
Xưa kia, các làng đều có một hàng rào phòng thủ kiên cố bao quanh. Mọi nhà trong
làng xây dựng xung quanh nhà rông [hnam val (ual) hay rộng]. Kho thóc của từng nhà
được xây cất tập trung hay rải rác, xa các nhà ở để phòng tránh hỏa hoạn. Hiện nay,
nhiều nơi kho vẫn để trên rẫy, như ở vùng An Khê. Nguồn nước chung có thể ở trong
hay ngoài hàng rào, tùy theo địa thế. Nhưng bãi tha ma thì bắt buộc phải đặt ở phía Tây,
ngoài hàng rào và dưới nguồn nước. Bao quanh làng là những cánh đồng, ruộng rẫy, các
khu rừng. Ranh giới giữa hai làng (xlam) được quy định tương đối. Chỉ ở một số đoạn
ruộng liền ruộng, rẫy liền rẫy, thì ranh giới mới được quy định cụ thể.
Trung tâm của làng là ngôi nhà rông, một kiểu kiến trúc khá độc đáo, khác với nhà
rộng Xơ-đăng ở phần mái cao được trang trí mỹ thuật. Đó là nơi các giả làng tới hội họp,
trai làng tập trung, dân làng đến vui chơi và tham dự các buổi họp làng, tổ chức các nghi
lễ tôn giáo. Đó cũng là nơi quan khách của mọi gia đình vào tạm trú, các thương lái đến
trao đổi hàng hóa, các trai làng bên đến vui chơi và tìm hiểu gái làng... Tập tục trai chưa
vợ và góa vợ tập trung cùng vũ khí ngủ ở nhà rông, nay vẫn tồn tại, mặc dầu mọi quy
định đã trở nên lỏng lẻo. Nhà công cộng, xưa được coi là một pháo đài, được bố phòng
cẩn mật. Trai làng ngủ trên các tấm phản dày. Mọi cửa ra vào, cửa sổ đều che bằng
những cánh gỗ. Các trai tráng tuân theo sự điều khiển của người độc thân đứng tuổi nhất
(tđăm cho (so), thăm giớ).Ở vùng Công Tum, người này có trách nhiệm tương tự như
những chủ nhà rông Xơ-đăng". Nhưng ở An Khê, nơi vai trò của chủ làng chưa rõ rệt,
chủ nhà rông có quyền hạn lớn hơn nhiều. Ông ta thay thế cho già làng, điều khiển hầu
như mọi công việc có liên quan đến chiến tranh; còn ở Công Tum, họ chỉ là người thừa
hành những mệnh lệnh của bộ tham mưu mà chủ làng đóng vai trò tổng tư lệnh. Người
chủ nhà rộng ở An Khê cũng không nhất thiết là trai chưa vợ hay góa vợ lớn tuổi nhất,
mà là một dũng sĩ (chỉ hay trul, thố) tài ba hơn hết trong làng.
Tại những khu vực hay xảy ra xung đột, một số làng có tới hai, ba nhà rộng, được bố
trí ở những nơi xung yếu.
Làng Ba-na không phải là cộng đồng một huyết thống. Đó là công xã láng giềng,
gồm những gia đình tự nguyện chung sống bên nhau. Chưa thấy trong các lăng truyền
thống sự tách biệt giữa cá nhân và tập thể. Điều đó thể hiện ở sự tránh đặt trùng tên trong
một làng, giữa những thành viên còn sống, thậm chí kể cả những thành viên đã qua đời
mà mọi người còn nhớ. Cả làng Xitơ chỉ có một Núp, cũng như chỉ có một Xí, một
Xeng, một Phun, một Riar ở làng Kon Rbang. Tất cả dân làng đều có trách nhiệm và
quyền lợi với làng. Ai không hoàn thành những công việc chung trong chiến đấu, trong
tôn giáo, trong việc sửa sang đường sá, hàng rào, xây cất nhà công cộng, giúp đỡ người
khác thì chỉ có một con đường là bỏ làng mà đi. Đất đai, rừng rú, sông ngòi, sản vật trên
rừng, dưới sông, suối là của chung. Nương, vườn, ruộng, rẫy, gia đình nào khai phá, gia
đình ấy có quyền chiếm hữu và người khác không hề nghĩ đến việc xâm phạm. Quyền
khai phá ban đầu của cá nhân được tôn trọng tuyệt đối. Nhưng điều đó chỉ ứng xử với
những người (hay con cháu thừa kế) còn là thành viên của công xã. Tài sản trên danh
nghĩa là của riêng rất ít có trường hợp mất cắp, nhưng do tinh thần cộng đồng rất cao,
nên thực tế thường được sử dụng chung một cách dễ dàng. Ít có trường hợp trong làng
người ta từ chối cho nhau mượn chiêng, chế quý, các công cụ, hay cho không lương
thực, thực phẩm khi người khác gặp khó khăn. Thế nhưng, cũng ít ai chiếm đoạt của
người khác, dù chỉ một vật nhỏ, ít có giá trị.
Điều hành công việc trong làng do hội đồng già làng, đứng đầu là Chủ làng. Chức
chủ làng (tơm plây) chỉ thấy có ở vùng Công Tum, Măng Giang'; còn ở An Khê, Công
Plông, chưa thấy rõ. Tơm phây thường được coi là gốc của làng, là người được dân tín
nhiệm vì am hiểu phong tục tập quán. Chủ làng ở đây thường cha truyền con nối, đôi khi
do dân cử, nhất là khi không có người kế thừa, hay vì một lý do nào đó như làm ăn thất
bát, hoặc làng luôn gặp vận nạn. Người Ba-na tin rằng chủ làng là do thần linh thừa nhận
để hướng dẫn dân làng những điều tốt đẹp. Bởi vậy, khi làng gặp vận hội không hay thì
họ tin là thần linh muốn cử người khác thay thế nên phải bầu lại chủ làng. Các kra phây
là những cụ già có uy tín, được dân làng suy tôn, tham gia hội đồng già làng. Hội đồng
không hẳn là một tổ chức, vì họ thường chỉ tập hợp lại một cách tự giác khi làng có việc.
Chủ làng và hội đồng già làng điều hành các việc sản xuất, chiến đấu, nghi lễ tôn giáo,
dựa trên sự nhất trí của toàn làng. Ý thức làm chủ tập thể tại đây tuy còn ở dạng sơ khai
nhưng đã được quán triệt. Khi công việc đã được bàn bạc và quyết định thì cả làng tự
giác thi hành dưới sự điều khiển của các già làng. Những công việc cụ thể, có người phụ
trách. Một số nơi còn có mnui mơng, một thủ lĩnh quân sự chỉ huy việc chiến đấu và
phòng thủ. Nhiều nơi khác, công việc đó giao cho các dũng sĩ. Việc xử kiện do các già
làng, hay bơdâu, loại thầy cúng phổ biến ở Tây Nguyên. Các nghi thức tôn giáo liên đến
làng xóm cũng do người này phụ trách. Làng xã Ba-na chỉ có hai hình phạt đối với người
có tội là: bồi thường và tạ lỗi. Bồi thường người bị gây vạ và tạ tội với thần linh trước
dân làng. Ngay cả việc cố ý giết người, tội phạm buộc phải chịu phí tổn trong việc mai
táng, cúng thần linh và đền gia chủ năm con trâu.
Trong một vùng thường có quan hệ hữu nghị, nhất là giữa các làng có quan hệ hôn
nhân. Nếu cá nhân thuộc hai làng có sự hiềm khích, tranh chấp, thì hai chủ làng và hội
đồng già làng đôi bên họp chung để xét xử. Nói chung, việc xử kiện thường là công
bằng, nhưng cũng có trường hợp bênh che, thiên vị, làng mạnh ức hiếp làng yếu. Nếu
một bên không chịu và nhất là sau khi viện đến làng thứ ba hòa giải không xong, tất xảy
ra sự xung đột giữa hai làng. Việc tuyên chiến là do các chủ làng và già làng quyết định.
Phụ nữ tham gia việc sản xuất, nội trợ và phòng thủ tại chỗ như vót chông, tiếp tế lương
thực, đôi khi trực tiếp tham gia, như ném đá, bật thò qua các hàng rào phòng thủ đối
phương.
Trong mỗi làng đều có người giàu (mđrông), người nghèo (đnú, đuné). Sự giàu nghèo
phụ thuộc vào lực lượng lao động của từng gia đình, vì trước kia ở đây ruộng rẫy dư thừa
để sản xuất, ít có sự mua bán hay tranh chấp. Cũng đã xuất hiện loại “cực giàu” (mđrông
ti). Tất nhiên, số đó không nhiều. Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, loại “cực
giàu” có khoảng từ 20 đến 30 gia đình. Khi thực dân Pháp thống trị, những chủ nhà giàu
này, thường là những công chức, tay chân của thực dân Pháp, đứng ra làm chánh tổng, lý
trưởng, tham gia hàng ngũ sĩ quan, binh lính có nhiều quyền hành, một số ít là thương
nhân... Trong xã hội cổ truyền Ba-na, người giàu thường là những chủ gia đình nhiều
nhân khẩu, có nhiều sức lao động, khai phá được nhiều ruộng rẫy. Người giàu, do có của,
lấy được nhiều vợ, đẻ nhiều con cái, nên có nhiều nhân lực. Giàu cũng lại còn do có trâu
cho mướn (mướn trâu một gang, trả trâu một sải) hay thuê người làm mướn, có nhiều
người đem thân gán nợ, hoặc buôn bán, trao đổi gặp may mắn. Ở xã hội Ba-na không
thấy có hiện tượng cho vay nặng lãi. Nhưng cũng không ít người có nợ không trả được
phải đi ở tớ.
Sự giàu có thường được so sánh bằng số lượng chiêng, ché quý trong nhà, đàn trâu
ngoài chuồng và số người ở mướn (đăm), ở tớ (địch).
Trong xã hội Ba-na, phổ biến việc thuê người làm mướn: thuê từng việc, từng vụ và
được trả công khá hậu. Ví dụ, mỗi ngày công trả một chiếc cào cỏ, một con gà hoặc một
ché rượu. Từ hai đến bốn ngày công trả một gùi lúa... Người ở cả năm, được chủ nhà đối
xử như con cháu (kon mon) và trả công sòng phẳng. Người làm đăm lao động và ăn uống
cùng với chủ. Họ phục tùng sự phân công theo giới và được đối đãi bình đẳng như trong
một gia đình: cùng làm, cùng nghỉ. Khi lấy vợ, lấy chồng, chủ nhà lo liệu cho. Hàng
năm, ngoài cơm ăn áo mặc, tùy theo từng địa phương, chủ trả cho đăm một số tiền công
nhất định bằng trâu, bò, chiêng, ché. Nếu vợ, con đều làm việc cho chủ thì chủ cũng trả
công theo sự thỏa thuận trước. Hết hạn ở mướn, đăm ra ở riêng, chủ không có quyền và
thưởng cũng không nghĩ đến việc lạm dụng mà giữ lại
Đích là những người đem thân gán nợ, làm cho chủ. Ở vùng Ba-na phổ biến hình thức
này. Có thể xưa kia cũng có đích là những tù binh được mua từ xa về. Khác với đăm,
dưới con mắt chủ, đích là con cháu trong nhà. Chủ không bao giờ đánh đập, chửi mắng,
không thể lấy làm vợ. Họ làm việc cho chủ, đến bao giờ trả hết nợ mới ra ở riêng. Khi
được giải phóng, đích phải làm lễ mừng một trâu cho nhà chủ, một trâu cho làng. Đã là
đích, vợ con cũng làm đích. Có trường hợp về sau đích giàu hơn chủ vì họ vẫn có thể gây
vốn riêng, nhưng vì ân nghĩa với chủ nên không muốn giải phóng, tự coi là con cháu. Số
đích ở mỗi gia đình giàu có cũng không nhiều, thường chỉ năm, ba người. Những
mđrông tí mới có vài chục người.
Bạn Tù binh (mná) bị người Ba-na bắt ít khi được giữ làm đích. Họ đem bán cho các
làng xa. Ngược lại, những người giàu có hay thiếu sức lao động lại thường mua tù binh ở
nơi khác về làm đích.
Những người nghèo khổ trong xã hội Ba-na cũng không nhiều. Họ thường thuộc những
gia đình neo đơn, con còn nhỏ, người mồ côi, tàn tật, già nua, không nơi nương tựa.
Các chức dịch, kể cả chủ làng trong xã hội Ba-na cổ truyền cũng không có một đặc
quyền gì. Họ thường được lựa chọn ở những gia đình giàu có hoặc đủ ăn, nhưng sau này
vẫn không loại trừ những gia đình sa sút, nghèo khó.Dưới thời Pháp thuộc, xuất hiện các
khoa plây: lý trưởng, các khoa trung (nhưng thực tế không phù hợp với phạm vi của một
tring cũ) chánh tổng, một số công chức, nhà buôn có những phương thức bóc lột du nhập
từ các xã hội bên ngoài (cho vay lãi, mua bán ruộng đất, cho cấy rẽ thu tô...), kết hợp với
những đặc quyền của bộ máy hành chính, đã làm tan vỡ dần tổ chức và quan hệ xã hội cổ
truyền, nhất là ở vùng quanh thị trấn, thị xã, dọc các trục giao thông. Đến thời Mỹ -
ngụy, các làng xã Ba-na bị phá vỡ thêm một lần nữa. Nhiều làng bị gom vào các ấp chiến
lược. Phương thức sinh hoạt của xã hội thực dân mới xâm nhập vào xã thôn. Một số
người vào đồn điền, ra thành thị làm ăn. Truyền thống công xã chỉ còn hình thức hoặc
biến dạng. Sau ngày giải phóng, các làng xây dựng nên chính quyền cách mạng, thành
lập tổ đổi công, hợp tác xã. Các lớp học, cơ sở y tế, trụ sở ủy ban, nhà văn hóa được xây
dựng. Bộ mặt làng xã Ba-na đương thay đổi.
2.Dòng tộc
Như đã trình bày, làng Ba na là những công xã láng giềng, mỗi làng bao gồm nhiều
dòng họ, mỗi dòng họ là tập hợp những người có quan hệ huyết thống với nhau.Trong
tiếng Ba na, dòng họ được gọi là krung khum, gọi đầy đủ là adeh krung khum hơ nu
(adeh giống, krung knum = cùng một dòng, hở nu = nổi nhau, adreh krung ktum =những
người cùng một dòng giống chung). Hiểu theo nghĩa chung nhất, dòng họ Ba na bao gồm
các thành viên là con cháu trực hệ của một ông bà tổ (vặ bok tởm) trong một số đời còn
nhớ được, thường là 5-6 đời, có thể hơn. Một dòng họ mang tên adeh krung ktum hở nu
bao gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các thành viên từ thế hệ thứ nhất đến thế hệ thứ
ba, được gọi là nhóm dòng họ gần (krung kium gel). Nhóm thứ hai gồm các thành viên
từ thế hệ thứ tư trở đi, được gọi là nhóm dòng họ xa (krung ktum tai, krung khum dễ)
Sinh ra mỗi dòng họ là hai ông bà tổ còn nhớ được, gọi chung là vả bok lớn (bà ông
gốc). trong đó, ông tổ gọi là hok tơm (ông gốc), bà tổ gọi là vụ tơm (bà gốc) hay akan
tơm (người vợ - đàn bà gốc). Trong một dòng họ. người Bana phân biệt rõ krung hơ tum
yaih là dòng họ nói chung, krung kơ tum ghe bặ là dòng họ bên cha, krung kơ tam gheme
là dòng họ bên mẹ. Dòng họ bố và dòng họ mẹ có vai trò như nhau và bình đẳng với
nhau
Một dòng họ bao gồm nhiều thế hệ, hay nhiều đời (cal).với những tên gọi khác nhau.
Thế hệ 1 do chỉ có ông bà tổ nên được gọi là cal đe yă bok tơm (ông bà tổ). Thế hệ 2
gồm những người do ông bà tổ sinh ra, gọi là cul đe những oh min pôm mẹ bặ (anh chị
em cùng một cha mẹ). Thế hệ 3 gồm những người là cháu (sâu) của ông bà tổ nên gọi là
cal đe nhong ch min pôm và bok (anh em cùng một ông bà).Thế hệ 4 gồm những người
là chắt (sâu ĩ) của ông bà tổ nên được gọi là cal đe nhong oh min pôm vũ ĩ, bok ĩ (anh em
cùng một cụ ông, cụ bà). Thế hệ 5 gồm những người là chút (sâu úch) của ông bà tổ nên
được gọi là cal đe nhong oh min pôm vặt ách, bok ách (anh em cùng một kỵ ông, kỵ bà).
Từ thế hệ thứ 6 trở đi tính từ ông bà tổ (sâu ách) được gọi chung là cal nhong oh min
pôm vặ bok adreh krung kium (anh em chung một dòng họ của một ông bà tổ).
Mỗi dòng họ đều có một người đứng đầu gọi là pgơi krung ktum. Tinh thần đoàn kết
trong dòng tộc krung ktum được coi trọng bên cạnh tinh thần đoàn kết buôn làng, thể
hiện trong việc đóng góp giúp đỡ nhau cả về vật chất lẫn tinh thần khi các gia đình trong
dòng họ có công việc lớn như làm nhà, cưới xin, ma chay... Họ gần thì giúp nhau bằng cả
một con lợn, xa hơn có thể là con gà, ghè rượu, cũng có khi vì đời sống khó khăn mà sự
chia sẻ giữa các gia đình trong một dòng tộc chi là trông nom công việc hay an ủi về tinh
thần. Ở một số làng, mộ của những người chết trong cùng một dòng họ được chôn thành
một khu riêng trong nghĩa địa.
Thuật ngữ thân tộc ở người Ba na thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa họ bên cha và
bên mẹ. Tính theo dòng trực hệ, ê gò gọi bố mẹ là mẹ bặ, bố dượng được gọi chung là bộ
lớp, mẹ kế được gọi chung là mẹ lớp, trong đó, nếu bố dượng hơn tuổi bố ruột mình thì
gọi là mih, nếu bố dượng ít tuổi hơn bố mình thì gọi là ma, mét, nếu mẹ kế nhiều tuổi
hơn mẹ ruột thì gọi là mih, nếu mẹ kế ít tuổi hơn mẹ ruột thì gọi là đuk hay văng, khi lấy
vợ lấy chồng, gọi thân sinh ra bố mẹ hai bên là bà ông (yã bok), gọi thân sinh ra ông bà
hai bên là cụ bà, cụ ông (yă ĩ, bok ĩ), gọi thân sinh ra cụ bà, cụ ông là kỵ bà. kỵ ông (vã
ách, bok ách), gọi con là con, gọi con của các con trai, con gái là sâu, gọi con của các sân
là sâu ĩ, gọi con của các sâu ĩ là sâu ách. Trong từng đời, không phân biệt tuổi tác, nếu
như ở người Việt, ê gô gọi con bác, con già là anh chị, gọi con cô, con dì là em, thì ở
người Ba na, ê gỗ gọi những người nam ra đời trước là anh (nhong), những người nam ra
đời sau là em (oh), những người nữ ra đời trước là chị (mơ may), những người nữ ra đời
sau là em (oh). Ở thế hệ trên ê gỗ, tức thế hệ của bố mẹ, ngoài bố mẹ (bị mẹ), ê gỗ gọi
anh trai bố, anh trai mẹ, chị gái bố, chị gái mẹ, vợ của anh trai bố, anh trai mẹ, vợ của chị
gái bố, chị gái mẹ là mih, gọi em gái bố, em gái mẹ. vợ của em trai bố. vợ em trai mẹ là
đut , gọi em trai bố, em trai mẹ, chồng của em gái bố, em gái mẹ là mu,mét. Ở thế hệ
dưới ê gỗ, ê gỗ gọi các con của tất cả các anh em mình là mon, gọi con dâu và các cháu
dâu là mai. gọi con rể và các cháu rể là ong. Nếu muốn biểu thị là con trai, cháu trai,
cháu rể, người ta thêm vào sau các từ con, món, ong từ kong lo (con kong lo = con trai,
mon kong lo =cháu trai, ong kong lo = cháu rể). Nếu muốn biểu thị là con gái. cháu gái,
cháu dâu, người ta thêm vào sau các từ con, mon mai từ đra akan (con địa kan = con gái,
mon dĩa kan cháu gái, mai địa kan cháu dâu)
3.Tổ chức gia đình
Mỗi làng Ba-na bao gồm nhiều nhóm gia đình ruột thịt, một krung ktum hay hay ktum
ktang. Những nhóm cùng chung một ông bà này xa xưa thường ở chung dưới một nóc
nhà, nay được chia thành những gia đình nhỏ, bao gồm vợ, chồng, nàng cần con cái, đôi
khi có một người thân đến ở cùng. Những gia đình giầu, có thêm đích và đăm. Đó là
những hnam đao, sinh sống dưới sự điều khiển của một bốc tơm hay akan tơm (ông chủ
hay bà chủ), người cao tuổi nhất trong nhà, mặc dầu cột sống của gia đình đó là cặp vợ
chồng trẻ.
Người Ba-na cũng ưa thích một gia đình con đàn cháu đống. Nguyện vọng đó ít thực
hiện được vì xưa kia nạn hữu sinh vô dưỡng, dịch bệnh, chiến tranh, điều kiện thuốc
men, vệ sinh thấp kém... Họ thường có tục nuôi con nuôi, tục kết bạn như đã trình bày,
để được nhiều người thân thích. Những thành viên trong gia đình thường lao động
chung, ăn chung, có tài sản chung. Mọi việc được sắp xếp theo sự điều khiển của chủ
nhà. Thật ra, họ thực hiện một cách khá tự giác, có tập quán phân công lao động theo
giới. Bên cạnh tài sản chung, những thành viên lớn tuổi cũng có tài sản riêng do lao động
thêm. Con gái sắp lây chồng, vợ chồng người sắp ra ở riêng, tôi tớ, người làm thuê, thậm
chí vợ chồng chủ nhà cũng có tài sản riêng do dành dụm được. Nhưng trước tiên, mọi
người phải hoàn thành công việc sản xuất chung, tích lũy tài sản chung đã rồi sau mới
làm riêng cho mình. Trong số tài sản riêng đó, trừ một số như: tiền bạc, trang sức,
chiêng, ché, tấm vải có giá trị, còn các thứ khác như lương thực, gia súc thường dê được
sử dụng chung trong trường hợp cần thiết. Nếu tài sản riêng là con lợn sử dụng vào lễ
hiến sinh, sau đó phần thịt còn lại được chia cho cả làng, chứ không chỉ chia cho từng
căn hộ trong nhà. Song nếu con lợn đó đổi lấy chiêng, ché thì lại thuộc về người nuôi. Ở
đây, quyền lợi của cả gia đình được đặt trên hết. Nhưng các thành viên cũng không lạm
dụng và họ tự giác tôn trọng những tài sản riêng của từng người.
Gia đình Ba-na nghiêng về dòng cha, nhưng không hiếm trường hợp rể về ở nhà vợ.
Điều đó tùy theo ý muốn của hai gia đình, nhất là phía vợ. Địa vị xã hội của đàn ông đã
khá rõ rệt. Họ là người đại diện cho gia đình, giao thiệp với làng xóm, với khách buôn,
điều khiển việc sản xuất. Nhưng họ không tự quyền mà thường thực hiện sau khi đã có
sự nhất trí với toàn gia đình.
Trong gia đình, người già được kính trọng. Tuy họ đã mất khả năng lao động. nhưng là
người có kinh nghiệm, thường đưa ra nhiều ý kiến dúng đắn. Trẻ em được chiều chuộng,
ít bị nặng lời. Con vợ cả, con vợ lẽ, con nuôi, con đẻ không phân biệt, ai hơn tuổi làm
anh, làm chị, ít tuổi làm em. Việc chia tài sản cũng đồng đều. Cả gia đình cùng lo săn sóc
trẻ nhỏ. Trẻ thơ, từ sau vài ba tuần, đến vải ba tháng, tùy theo khả năng của gia đình, sẽ
làm lễ thổi tai (hlôm đon). Sau đó ít lâu, làm lễ xâu tại cầu mong cho đứa nhỏ khi chết
khỏi bị bà vú dài Bung Bai tai den đuổi đi ở với khi, vượn, và được về đến thế giới bên
kia với tổ tiên (mang lung). Trai, gái đến tuổi thành niên thì làm lễ cà răng. Từ đấy, là
con gái thì ra ngủ ở gian giữa để xa bố mẹ, là con trai thì tới nhà rộng cùng bè bạn. Cũng
từ đấy, chúng theo cha mẹ hoặc cùng anh em, bầu bạn học ăn học làm. Họ tự do tìm hiểu
nhau và khi tâm đầu ý hợp thì về thưa cùng bố mẹ.
Đám cưới được tổ chức sau khi hai gia đình thỏa thuận qua mối lái và quyết định đôi
trai gái về ở nhà bên nào trước. Khi sự cư trú của đối tân hôn chưa dứt khoát là phía gia
đình nào thì họ cư trú theo lối luân phiên mỗi bên vài ba tháng Trong thời gian hai, ba
năm, hoặc có khi lâu hơn, với sự giúp đỡ của cả bên chồng,bên vợ , họ chuẩn bị mọi điều
kiện để ra ở riêng. Thời gian này được coi là thời kỳ tập ăn, tập làm. Khi có con, hoặc
sau đó ít lâu, điều kiện đã đủ, thì họ xin bố mẹ ra ở riêng. Ngôi nhà được xây cất và lễ
lên nhà mới (toc hnum nao) đầu tiên của cặp vợ chồng trẻ là lễ trình làng một gia đình
mới. Và đến lúc đó, cũng là chấm dứt trách nhiệm của hai gia đình bố mẹ đối với mỗi
người. Lòng mong muốn sớm dựng vợ gả chồng cho các con là ý nguyện sâu kín và tha
thiết nhất của những bậc cha mẹ. Họ rất sợ con cái trở thành trai lỡ thì, gái quá lửa,
những hpuôl, vì sau khi chết, ma (kiác) của chúng phải ở với Thần Cối giã ớt (Yàng Tpul
pơ hang) mà không được về với ma của bố mẹ, họ hàng thân thuộc.
Đối với một thành viên quá cố, gia đình sẽ hết trách nhiệm sau khi làm lễ bỏ mả. Trước
đó, họ vẫn phải hàng ngày đến quét tước, dọn cơm canh cho người đã khuất và khóc
than, tỏ lòng thương xót. Những ngày giá lạnh, họ còn đốt lửa bên mồ cho vong hồn
được ấm áp. Tục lệ này ở người Việt xưa cũng có. Lễ bỏ mả thưởng được tổ chức long
trọng. Người ta sửa sang lại nhà mồ, sắm các đồ dùng như: ống thuốc, cung, tên, giáo,
mác, đồ dệt, gia cụ... và chia cho kẻ đã khuất một số của cải như: chiêng, ché... Họ hàng,
bè bạn, làng xóm đều đến để vĩnh biệt vong linh người quá cổ. Những người dự lễ vui
chơi, ăn uống, nhảy múa như là cuộc hoan tiễn giữa những người hiện hữu. Kể từ ngày
đó, được quan niệm là âm dương ly biệt.
F. Phong tục tập quán của người Bana

1.Tang ma
Theo quan niệm của các dân tộc tại Tây Nguyên, trong đó có dân tộc Bana, chết không
phải là hết. Họ quan niệm rằng chết chỉ là chuyển nơi ở từ nơi này sang một thế giới
khác, nơi đó có sự sống và sinh hoạt như thế giới con người. Khi sang thế giới đó, người
chết lại có cuộc sống mới, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái, sinh sống và lại chết. Chỉ
sau khi chết tám lần, họ mới được đầu thai và lại sinh sống ở thế giới con người. 
Người Bana với tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Họ quan niệm mọi vật đều có linh hồn
và chia vũ trụ thành ba tầng: tầng thứ nhất là thế giới của những con người, những anh
hùng, những con vật huyền thoại, những động vật và cây cỏ. Tầng thứ hai là thế giới của
những linh hồn người chết, nơi ở của các linh hồn. Tầng thứ ba là thế giới của các thần
linh, nơi ở của những vị thần quyền năng nhất. 
Thế giới của người chết được gọi là măng lung, là một không gian ở cánh rừng phía
Tây của cộng đồng Để đến được thế giới của người chết, hồn phải đi qua cửa măng lung,
nơi có Yă Dung Dai Taih Toh (bà vú dài thõng) giữ cửa. Hồn phải mua lửa từ nhà Yă
Dung Dai Taih Toh để vượt qua đoạn đường ẩm thấp, nguy hiểm mà vào làng người chết
(plei atâu). Do vậy mà người Ba Na có tục chôn theo người chết một ít hạt cườm và bông
để người chết mua lửa.
Trong nhà người Bana đều có trống, nghe vào giai điệu tiếng trống, người ta sẽ biết
trong làng có việc gì. Tang lễ của người Ba Na diễn ra trong ba ngày. 
Ngày đầu tiên tập trung cho công tác chuẩn bị. Gia chủ sẽ đặt người chết nằm trên
chơnang - loại giường cao khoảng 20cm làm bằng tre nứa, dát giường là những cây nứa
rừng đập dập. Gia chủ sẽ chuẩn bị một rượu cần, lợn, gà, nhà nào có điều kiện thì có thể
có trâu, bò cho đám tang. Gia đình nào cũng cố gắng tổ chức lễ tang trang trọng và đầy
đủ nhất. Tính cộng đồng của người Tây Nguyên cao nên trong lễ tang, khách đến tham
dự không bao giờ đi tay không. Họ luôn mang thức ăn, nước uống đến để uống cùng gia
đình người chết, ai có gì mang nấy: ghè rượu, gạo, gà, lợn,... để góp với gia đình làm
đám tang. Vì vậy nên tuy gia đình có thể nghèo, bữa cơm hàng ngày tương đối đạm bạc
nhưng lễ tang lại rất đầy đủ và trang trọng. Đây là một phong tục rất tốt đẹp vì nó thể
hiện được tính chia sẻ, tính cộng đồng giúp gia chủ không phải lo nhiều. Người Ba Na
đầu tư rất nhiều công sức vào việc lo làm quan tài cho người chết. Trước đây, người Ba
Na làm quan tài bằng cách khoét những thân gỗ lớn đường kính khoảng 50-70cm. Tuy
nhiên ngày nay đã có sự thay đổi, không được khai thác gỗ nữa, họ có thể mua những
quan tài đóng vuông sẵn như của người Kinh hoặc làm bằng xi măng.
Sang đến ngày thứ hai, sẽ làm lễ nhập quan. Quan tài để dưới sàn nhà hoặc chân cầu
thang để có thể đón được nhiều người đến cúng lễ. Sau khi nhập quan xong, các điệu
chiêng sẽ vang lên cùng những nhịp múa. Lúc này gia đình người thân khóc than người
chết, kể và tưởng nhớ về người chết khi còn sống, kể về những tình cảm, những đóng
góp của người chết. Nỗi buồn không bi thương day dứt mà rất nhẹ nhàng. Thậm chí sau
phần lễ, đám tang lại biến thành không gian văn hóa tràn ngập niềm vui. Ai có tài nghệ
gì thì có thể thể hiện vì họ cho rằng họ đã làm được đám ma rất trọn vẹn và đầy đủ cho
người chết, người chết đã chứng giám và đây là niềm vui.
Ngày thứ ba, họ sẽ mang người chết đi chôn ở phía Tây làng. Có quan tài chôn nổi,
có quan tài chôn chìm. Sau này thì họ chôn sâu hơn. Nếu chôn chìm hẳn xuống dưới, họ
sẽ làm 1 cái lỗ giữa phần miệng người chết với bên trên, cắm ống nứa vào lỗ đó để làm
lỗ thở cho người chết và cũng là nơi để cho thức ăn nước uống xuống cho người chết. 
Người Bana gọi phần hồn là pơngol. Sau khi chết, phần hồn vẫn quẩn quanh trong làng
và trong gia đình, sau ba ngày, hồn mới ra nghĩa địa và sống trong nhà mồ. Những người
thân trong gia đình vẫn sẽ luôn dành sự chăm sóc đặc biệt cho linh hồn, hàng ngày người
ta vẫn mang đồ ăn ra nhà mồ cho linh hồn, gia đình ăn gì thì linh hồn ăn nấy, tránh làm
linh hồn tức giận làm hại đến con người. 
Sau ba năm, người Bana sẽ làm lễ bỏ mả. Sau khi làm lễ bỏ mả, mối ràng buộc giữa
người sống và người chết sẽ không còn nữa. 

2.Lễ bỏ mả của người Bana Konkơđeh

Lễ bỏ mả của người Bana Konkơđeh kéo dài ngày nhất so với các nhóm người khác,
họ tổ chức lễ bỏ mả trong năm đến sáu ngày. Có những nơi do hoàn cảnh khó khăn nên
chỉ tổ chức bốn ngày. Tuy nhiên dù lf bao nhiêu ngày thì lễ bỏ mả của người Bana
Konkơđeh cũng gồm ba bước: 1. Phá bỏ nhà mả cũ và làm nhà mả mới; 2. Bỏ ma hay bỏ
mả; 3. Gia đình người chết được giải phóng và nhập vào cuộc sống bình thường.
Đầu tiên, người Bana Konkơđeh bắt đầu nghi lễ cầu xin hồn mà người chết có dựng
nhà mồ mới và sau đó mọi người bắt tay vào dọn dẹp nhà cũ để chuẩn bị đựng nhà mới.
Vì thế ngày đầu tiên được gọi là ngày cuốc dọn (choh cham). Tuy công việc chính chỉ là
cuối dọn nhưng tính chất nghi lễ này vô cùng quan trọng: báo cho hồn ma là những
người sống đang chuẩn bị làm lễ bỏ mả.
Sau khi làm thịt một con lợn, người chủ lấy gan, tim, lưỡi, da bụng và cổ họng của
con lợn xâu thành một xâu (minh long), lấy rượu ở ghè ra cho vào một ống tre để đựng
rượu (ding kram) và mang ra nhà mả để cúng. Ông chủ (có thể là chủ nhà, già làng) đổ
rượu vào xâu thịt cho thấm xuống đầu nấm mộ và đọc lời cúng để thông báo cho hồn ma
biết hôm nay là ngày làm nhà mồ cho ma lần cuối. Theo bước người chủ, dân làng đem
cồng chiêng ra đánh bài chiêng ma (chiêng atâu) và cùng nhau từ nhà ra khu nghĩa địa.
Sau khi ông chủ cúng xong, mọi người cùng nhau dọn dẹp khu mộ để chuẩn bị cho ngày
hôm sau dựng nhà mả mới.
Ngày hôm sau là ngày làm nhà mả, dân làng cũng gia định hoặc những gia đình có
người chết (nếu năm đó có nhiều người cùng làm lễ bỏ mả) ra nghĩa địa dựng nhà mới
cho người chết. Sau cả một ngày làm việc mệt nhọc, họ ngồi nghỉ ngơi, ăn uống cùng
nhaucho đến tận khuya mới về. Đến thời điểm này, nhà mới đã xong, công việc còn lại là
lễ bỏ mả và bỏ ma. Hai ngày đầu giống như những ngày chuẩn bị, lễ bỏ mả chỉ thực sự
bắt đầu vào ngày thứ ba - ngày vào lễ nhà mả (mớt bơxát)
Vào ngày mớt bơxat, sau khi thịt heo xong, gia đình cùng dân làng mang rượu, thịt
tới khu nhà mồ ăn uống chia tay người chết. Trước khi ăn uống, gia đình đem đồ chia
vào nhà mả chia cho người chết và khóc lần cuối cùng. Đồ chia là các đồ dùng mà người
chết thường hay dùng lúc sống và các loại cây trồng như chuối, mía, lúa,... Trong khi gia
đình chia của, gia chủ sẽ làm lễ cúng. Sau lễ cúng là nghi thức đi vòng quanh nhà mả: đi
trước là hai người đeo mặt nạ (brêm), tiếp theo là tốp múa soang, rồi đến sáu người
khiêng đàn ông khiêng trống lớn và sau cùng là một dàn các nhạc công đánh cồng
chiêng, lục lạc và chập chòe. Từng chiêng và cheeng đầu có tên gọi: chiêng cha, chiêng
mẹ, chiêng anh, chiêng chị,... Mọi người ăn uống ở lại bên nhà mả đến tận khuya mới về.
Ngày thứ từ là ngày bỏ, từ tờ mờ sáng, trâu hoặc bò được dắt ra nhà rông để làm thịt.
Gia đình lấy phần đầu, đuôi, xâu thịt gồm tim, gan, lưỡi, da bụng, cổ họng và ống rượu
ra cửa nhà mả khóc và làm lễ cúng. Lễ cúng hôm này về cơ bản là giống lễ cúng các hôm
trước, chỉ nội dung lời khấn là khác, nội dung có thể hiểu là từ nay mọi ràng buộc giữa
người sống và người chết đã cắt đứt. Sau khi cúng xong, mọi người trở về nhà rông để ăn
uống, vui chơi. Đến lúc này, có thể nói lễ bỏ mả đã được làm xong. Tuy nhiên sau lễ bỏ
mả, gia đình vẫn còn phải lo nốt một số công việc như sửa soạn cơm rượu cảm ơn những
người đã giúp đỡ, tạ ơn thần, rửa nồi niêu. Ngày thứ năm là ngày chiêu đãi những người
lằm giúp, hay còn gọi là ngày uống nhiều. Vào ngày thứ sáu, gia đình sẽ cúng một con gà
để tạ thần linh đã phù hộ mọi sự tốt đẹp. Sau đó gia đình ăn uống và rửa nồi niêu. Vậy
nên ngày cuối cùng còn gọi là ngày rửa nồi.

3. Lễ bỏ mả người Bana Roh

Sau khi gặt hái xong, mùa khô tới, gia đình làng xóm bắt tay chuẩn bị mọi thứ để
tháng Một tới là có thể làm lễ bỏ mả cho người chết. Trong thời gian chuẩn bị đó, người
ta vào rừng tìm tre nứa, lá để dựng nhà mồ mới, đẽo tượng gỗ và làm con rối. Làng nào
chuẩn bị xong trước thì bỏ mả trước, làng nào xong sau thì bỏ mả sau.
Lễ bỏ mả của người Bana Roh gồm ba ngày. Bắt đầu từ tối ngày đầu tiên, họ hàng làng
xóm kéo nhau ra nhà mồ dọn dẹp. Dân làng đốt lửa, ăn uống, vui chơi nhảy múa, còn
người thân của người chết thì kéo nhau vào trong nhà mồ khóc, khấn với người quá cố.
Cũng trong đêm này, người ta chia của cải cho người chết như gùi, cuốc, quần áo,... và
con vật mà ngày hôm sau sẽ được thịt để ăn. Con vật sẽ được dắt đi quanh nhà mồ trước,
rồi được cột ở phía sau nhà mồ. Cột buộc trâu của lễ bỏ mả chỉ có phần dưới là bốn cột
thấp chứ không có phần cây nêu cao vút phía trên. Ngày đầu người ta cũng đã thịt heo,
bò để ăn, phần gan sẽ được mang vào nhà mổ để cúng. Người Bana Roh gọi ngày đầu
tiên này là ngày vào lễ bỏ mả.
Ngày thứ hai là ngày vỡ hội, từ sáng sớm, mọi người tất bật chuẩn bị, đàn ông giết trâu
bò, phụ nữ nấu ăn, thanh niên lấy củi, nước,... Đến chiều, nghi lễ đầu tiên mới được tiến
hành - lễ bỏ. Chủ lễ sẽ màng một xâu gồm gan các con vật được thịt vào nhà mồ và cúng
khấn. Nội dung lời khấn là gia đình đã làm mọi nghi thức, xin mà không đòi thêm, quấy
phá. Sau khi cúng xong, tiếng cồng chiêng vang lên, mọi người đứng theo hàng múa
quanh nhà mồ rồi ăn uống. Chủ nhà và thân nhân người chết sẽ được uống hớp rượu cần
đầu tiên và được mọi người phúng tiền bạc, đồ vật. Khi trời tối, gia đình người chết sẽ về
nhà để nghỉ ngơi, chuẩn bị cho ngày hôm sau, dân làng vẫn sẽ ở lại ăn uống đến đêm. Lễ
hội bỏ mả về cơ bản đã xong. nGày thứ ba, lễ sẽ được tiến hành ở nhà chứ không phải ở
nghĩa địa nữa.
Sáng ngày thứ ba, mọi người tập trung tại nhà gia chủ. Ông chủ sẽ mang gan động vật
ra nhà mồ cúng nốt lần cuối, vừa đổ rượu lên xâu thịt, vừa khấn thông báo mọi việc đã
xong xuối. Khi ông tchur từ nhà mồ trở về, mọi người lấy nước té vào ông ta, ông chủ sẽ
té nước già làng, già làng sẽ té nước mọi người trong nhà và khách dự. Sau đó, người
nhà sẽ không khóc nữa vì nước đã rửa hết tang rồi. Người góa và gia đình đã hoàn toàn
được giải phóng và phải đi tắm cho sạch hết bụi của thời kỳ để tang, nhập vào cuộc sống
bình thường. Mọi người ăn uống, đồ ăn chủ yếu là chế biến từ những gì còn lại của hai
ngày trước. Vì vậy người Bana gọi ngày này là ngày uống nước nồi.

4.Lễ bỏ mả người Bana Tơlô

Lễ bỏ mả hàng năm của người Bana Tơlô bao giờ cũng là ngày lễ hội lớn của cả cộng
đồng làng và thường là già làng (krăh polei) chủ trì. Vì thế, để có được lễ bỏ mả, gia chủ
và dân làng phải chuẩn bị khá lâu. Và, mỗi bước tiến tới ngày bỏ mả đều là một nghi lễ,
đều là một ngày hội của làng. 

Trước khi đến mùa bỏ mả, vào tháng Mười (theo lịch của người Bana) gia đình người
chết phải làm lễ cúng ma (ât atâu) lần cuối cùng. Đồ cúng chỉ đơn giản gồm cơm, rượu,
thịt, chuối và lễ cúng cũng ngắn gọn. Hôm đó, cả nhà của người chết đem đồ cúng ra mộ
khóc người chết lần cuối. Trong khi mọi người ngồi bên nấm mộ trong ngôi nhà mả đơn
sơ khóc người thân của mình, thì già làng (krăh pơlei) lấy từ mỗi ghè rượu một ít rượu
cho vào ống, lấy một miếng gan và hai miếng thịt (thịt vai và thịt đùi con vật cúng) vào
nhà mả cúng ma người chết. Lời khấn  Sau đó, mọi người tới dự đem cồng chiêng ra
đánh bài chiêng cho ma (grong atâu) và điệu múa múa cho ma (soang atâu) rồi cùng
nhau ăn uống bên ngôi nhà mả sắp bị thay. 

Sau hôm cúng ma lần cuối, gia chủ và dân làng mới bắt tay vào làm nhà mồ mới cho
người chết. Trước khi đi vào rừng kiếm gỗ, tre về làm nhà mồ mới, dân làng đến tập
trung ở nhà rộng để làm lễ mà người Bana Tơlô gọi là lă lếch pơm bơxát (khởi công làm
nhà mả). Sau khi cúng các thần ở nhà rộng, vị già làng đem ba miếng thịt gà và một ít
rượu ra ngôi nhà mả cũ làm lễ cúng ma cho người chết. Ông đổ rượu qua ba miếng thịt
cho chảy xuống đầu mả rồi đọc lời cúng xin linh hồn phù hộ cho việc làm nhà mả mới
diễn ra thuận lợi.
Sau ngày lă lếch chừng nửa tháng hoặc một tháng thì mọi thứ chuẩn bị cho ngôi nhà
mả mới và lễ bỏ mả cơ bản là đã xong. Đến lúc này phải bỏ ngôi nhà mả cũ và dựng ngôi
nhả mả mới cho người chết. Có thể nói, ngày dựng nhà mả mới là ngày chính thức đầu
tiên của lễ bỏ mả (brư bơxát) của người Bana Tơlô. Ngày đầu tiên này, có tên là ngày bỏ
mả tạm (tơ lơ boxát). Hôm đó, tất cả bà con họ hàng và dân làng ra khu nghĩa địa giúp
gia chủ bỏ ngôi nhà mả cũ và dựng ngôi nhà mả mới cho người chết. Mọi người cùng
thịt heo, gà, nấu ăn và vui chơi. Trước khi phá bỏ nhà mả cũ để làm nhà mả mới, vị già
làng phải vào ngôi nhà mả cũ làm lễ tơ lơ (lễ bỏ nhà tạm). Lễ tơ lơ cũng đơn giản và
ngắn gọn như lễ lă lếch. Khi ngôi nhà mồ mới đã được dựng xong, người nhà đem đồ
đạc chia cho người chết tới. Cũng sau khi ngôi mồ mới được dựng xong, ngoài những
công việc và lễ thức cần làm, hầu như tất cả dân làng cũng như khách của các làng khác
vui chơi, ăn uống. Thức ăn của hôm tơ lơ chủ yếu là các món ăn chế biến từ thịt lợn mà
gia chủ giết để mời những người giúp và mọi người tới dự. Còn thịt cúng thì phải là thịt
gà.
Ngày quan trọng nhất và cũng là đỉnh điểm của lễ bỏ mả là ngày hôm sau mà người
Bana Tơlô gọi là ngày vào hay ngày bỏ (nar mới hay nar tuk). Sáng sớm hôm đó, mọi
người đem trâu, bò ra nhà rông thịt và chế biến thức ăn. Các nhà cũng đem bộ cồng
chiêng của mình tới nhà rông rồi cùng nhau ra khu nghĩa địa làm và vui chơi. Sau khi các
con vật đã được làm thịt xong, mọi người lấy xương hàm, sừng các vật treo lên cây gòn
(blang) trước nhà rộng rồi đem một ché rượu để làm lễ cúng. Khi mọi nghi thức và các
công việc chuẩn bị ở khu vực nhà rộng đã hoàn tất, vào khoảng 4 - 5 giờ chiều, tất cả
mọi người mới ra khu nghĩa địa làm lễ bỏ mả và vui chơi. Trước khi cuộc hành lễ lớn
vòng quanh nhà mả (grong boxát) bắt đầu, vị già làng vào ngôi nhà mồ mới làm lễ bỏ
mả. Ông cầm ống rượu đổ rượu vào xâu thịt cho máu chảy xuống đầu nấm mộ và đọc lời
cúng thông báo gia đình đã làm lễ bỏ mả và chia của cải cho linh hồn, xin linh hồn hãy
mang theo và đừng bắt hồn lúa, hồn bắp, hồn gà, hồn heo, hồn trâu, hồn bò đi. 
Trong khi già làng làm lễ cúng bỏ mả, thì tất cả thành viên trong gia đình người chết
vào nhà mả khóc chia tay lần cuối cùng với người thân đã khuất của mình. Và, ngay sau
khi vị già làng làm lễ cúng xong, tiếng cồng chiêng bắt đầu nổi lên. Theo tiếng nhạc của
cồng chiêng và trống, cả một đám rước lớn bắt đầu chậm rãi di chuyển quanh ngôi nhà
mồ mới theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ. Đi đầu đoàn rước (grong bơxat) là
nhóm phụ nữ múa đứng thành từ 2 - 6 hàng, tiếp đến là nhóm gồm 4 - 8 người khiêng và
đánh chiếc trống lớn (sơgor) và phía sau là cả một hàng dài những người đánh cồng
chiêng. Ngoài ra, trong lẽ grong bơxát còn có những người đeo mặt nạ (bram) và những
người cầm các con rối, kéo dây cho chúng hoạt động.

Khoảng 6h chiều thì mọi nghi thức của lễ bỏ mả chấm dứt. Từ lúc này trở đi, mọi
người tự do vui chơi, uống rượu, hát hò. Hết ngày mớt bơxát, chính xác hơn là ngày sau
khi lễ 
grong bơxát chấm dứt, phần lễ của lễ bỏ mả coi như đã xong. Từ sau điêm đó mọi ràng
buộc giữa những người sống và người chết hoàn toàn được gỡ bỏ và hoàn toàn chấm
dứt.Sau cả một ngày trời dự lễ và vui chơi mệt mỏi tại khu nhà mồ. ngày hôm sau, mọi
người tới nhà gia chủ dự buổi lễ cuối cùng - cúng bếp (sơmah glang go - nghĩa là cúng
nồi) và ăn uống vui chơi giữa các thành viên của nhà gia chủ. Trước khi ăn uống, vui
chơi, già làng đến bên bếp làm lễ sơmah glang go. Đồ cúng và cách cúng giống như đồ
cúng và cách cúng hôm mớt bơxat, chỉ lời cúng là có nội dung khác. Bài cúng sơmah
glang go có nội dung gọi hồn lúa, hồn bắp, hồn gà, hồn trâu, hồn bò trở về.

5.Lễ cưới hỏi


Lễ cưới là một trong những lễ tục quan trọng nhất trong vòng đời của người Ba Na với
một hệ thống các lễ nghi phức tạp từ dạm ngõ, ăn hỏi, cưới chính thức cho đến lễ lại mặt.
Hôn nhân của người Ba Na được tiến hành sau khi người mai mối bên chàng trai đến nói
chuyện, đặt vấn đề với cô gái về việc họ đã có mối nào hay chưa. Nếu cô gái chưa có đối
tượng, người mai mối sẽ giới thiệu cho chàng trai, nếu cô gái đồng ý, đôi nam nữ sẽ bắt
đầu tìm hiểu nhau. Qúa trình này diễn ra không quá lâu, nếu bên nhà trai chuẩn bị được
đầy đủ sính lễ, vật chất cho ngày cưới. Hiện nay, việc tìm hiểu để tiến đến hôn nhân của
người Ba Na đã có thay đổi ít nhiều. Vai trò của người mai mối vẫn còn nhưng không
đậm nét như trước đây bởi ngày nay các chàng trai có thể tự do tìm hiểu và làm quen với
các cô gái. Khi tìm được người ưng ý, chàng sẽ tặng cho cô gái kỉ vật để làm tin, đó có
thể là chiếc lược, cái cúc, chiếc hạt hay vòng đeo tay. Nếu là người trong làng thì quá
trình tìm hiểu sẽ kéo dài khoảng một năm, người khác làng thì quá trình tìm hiểu sẽ diễn
ra khoảng hai đến ba năm. Sau khi tìm hiểu nhau, chàng trai sẽ về thông báo với bố mẹ
của mình và xin ý kiến. Nếu đồng ý, gia đình sẽ cho chàng trai cô gái đến gặp già làng để
nói về quyết định của họ, sau đó bố mẹ chàng trai sẽ nhờ ông mối mang lễ vật đến nhà
gái. Hai bên gia đình sau đó sẽ chuẩn bị rượu, thịt cho lễ cưới. Trước khi tổ chức lễ cưới
chính thức, ông mối sẽ tiến hành làm lễ trao vòng cho đôi trai gái, tiếng Ba-na gọi là lễ
“cật rêng”, có ý nghĩa như lễ đính hôn ở miền xuôi. Trước sự chứng kiến của hai bên gia
đình, đôi trai gái trao vòng cho nhau. Chàng trai sẽ trao cho cô gái chiếc vòng bằng
nhôm, cô gái trao chàng trai vòng bằng đồng. 
Hôn nhân của người Ba Na luôn được hai bên gia đình chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên,
nếu trong làng có xảy ra điều không may mắn như ốm đau bệnh tật thì lễ cưới sẽ bị rời
lại vào ngày khác. Đây cũng là một trong những điều kiêng kỵ xưa của đồng bào vì họ
quan niệm hôn nhân là việc vui, không thể để những điều không hay ảnh hưởng đến đôi
vợ chồng trẻ trong tương lai. 
Người Ba Na tiến hành lễ cưới vào đầu năm Dương lịch, đây là thời điểm nông nhàn,
thóc lúa đầy kho, vật nuôi đầy nhà. Ngày được chọn làm lễ cưới bao giờ cũng là ngày
giữa tháng, ngày trăng tròn, ngày được coi là ngày tốt nhất. Hôn lễ được cử hành vào
buổi chiều tại nhà rông, trước sự chứng kiến của giàng và buôn làng. Lễ cúng giàng bao
gồm: một ghè rượu lớn, thịt lợn, thịt gà, một chiếc cuốc nhỏ, hai dao mác, chuỗi cườm,
vòng đeo tay và một bầu nước. Trong quan niệm của người Ba Na, bầu nước tượng trưng
cho sự hạnh phúc, mát mẻ như suối nguồn. Vợ chồng lấy nhau được xem như chuôi với
dao, như lửa với trò, như người ở chung một gian, ăn chung một bếp, ít thấy xảy ra ly dị.
Kẻ gây ra việc ly dị bị xử phạt rất nghiêm. Người gây ra việc ly dị sẽ phải đền đối
phương một con trâu, một tạ heo và năm mươi ghè rượu. Không chỉ nộp phạt cho gia
đình đối phương, mà người gây ra việc ly dị còn phải nộp phạt cho ông mối. Người Bana
được phép lấy vợ bé với sự đồng ý của vợ cả hoặc trong trường hợp vợ cả vô sinh hay
điên dại, bại liệt... Chỉ sau khi người chồng hay vợ chết được hai năm, người góa mới
được tái giá. Mặc dù ngày nay đã có những đổi thay nhưng quan niệm một vợ một chồng
vẫn được duy trì.
Trong không khí trang nghiêm, trước sự chứng kiến của dân làng và hai họ, đại diện
già làng làm lễ khấn báo với thần bản mệnh của cộng đồng, lấy tiết gà bôi lên đầu cô dâu
và chú rể. Tiếp đó, ông mối cầm tay có đeo vòng của đôi tân hôn chạm vào nhau, bắt hai
người phải ăn chung một đùi gà, một miếng gan gà, uống chung một bát rượu cúng. Già
làng và ông mối chúc phúc cho đôi tân hôn.
Buổi tối, sau hôn lễ ở nhà Rông, đám cưới được tiếp tục tại hai gia đình với sự tham
gia, góp vui của toàn thể dân làng. Người ta quây quần bên các ché rượu cần. Thức ăn thì
bày lên những chiếc lá Pơ-pang đặt trên những tấm phiên hay chiếc nong to. Cha mẹ cô
dâu, chú rể đến từng ché để mời mọc và cám ơn dân làng. Mọi người ăn uống, chuyện
trò vui vẻ. Khi rượu uống đã say, chuyện nói đã đủ, dân làng chúc phúc đôi tân hôn và
lần lượt ra về. Trong buổi tối hôm đó, khi đám cưới đã tàn, ông mối dắt cô dâu về nhà
trai, giao cho chú rể và tự tay trải chiếu cho đôi tân hôn. Trước khi đi ngủ, cô dâu, chú rể
ăn chung với nhau bữa cơm đầu tiên. Ngày hôm sau, hai gia đình thông gia lần lượt mời
ông mối đến nhà để cám ơn và trả công theo phong tục.
Sau lễ cưới của người Ba Na, hai vợ chồng sẽ cùng nhau ra suối đánh cá vì họ quan
niệm làm như vậy sẽ giúp vợ chồng hạnh phúc, mát mẻ, trẻ khỏe cho cuộc sống về sau.
Người Ba Na trong cùng họ hàng gần tuyệt đối không được lấy nhau. Vi phạm tội loạn
luân bị phạt rất nặng phải trần truồng ăn vào máng lợn trước mặt dân làng. Trường hợp
cùng cụ kỵ tức là đã hơi xa có thể được lấy nhau sau khi làm lễ tạ tội với thần linh. Con
cả hai bên thông gia được khuyến khích lấy nhau nhưng người ta rất kiêng lấy lộn.
Trường hợp vi phạm này bị trừng phạt nặng như tội loạn luân.

You might also like