You are on page 1of 234

VĂN HÓA

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Giảng viên: Ths. Nguyễn Trần Mai Trâm


Khoa: Văn hóa – Du lịch
Mục tiêu của môn học
• Hiểu rõ các đặc trưng của văn hóa ĐBSCL: địa
lí, lịch sử, các dân tộc cư trú trong vùng, điều
kiện kinh tế - văn hóa – xã hội.
• Thấy được sự tương đồng và dị biệt giữa văn
hóa ĐBSCL với các vùng văn hóa còn lại của
Việt Nam.
• Bước đầu tìm hiểu đặc trưng văn hóa của các
tộc người cùng cộng cư ở ĐBSCL và sự giao lưu
tiếp biến văn hóa giữa các tộc người này làm
nên đặc trưng văn hóa của vùng.
• Hiểu được kiến thức khái quát về văn học và
ngôn ngữ (phương ngữ Nam bộ) ĐBSCL.
• Có kỹ năng phân tích, lí giải các hiện
tượng văn hóa có trong đời sống văn
hóa ĐBSCL và trên cả nước.
• Thuyết trình về đặc trưng văn hóa
ĐBSCL;
• Có kỹ năng tương tác – giao tiếp và
làm việc nhóm.
• Biết yêu quí và trân trọng những đặc
trưng của văn hóa ĐBSCL để có thái
độ ứng xử đúng đắn, góp phần vào
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam.
• Nguyễn Công Bình – Lê Xuân Diệm – Mạc Đường (chủ biên),
Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. KHXH
TP.HCM, 1990.
• Huỳnh Lứa (chủ biên), Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ,
Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1987.
• Sơn Nam, Đồng bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa,
Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1985.
• Nhiều tác giả, Mấy đặc điểm văn hóa Đồng bằng sông Cửu
Long, Nxb. Hậu Giang, 1987.
• Trần Ngọc Thêm chủ biên (2013), Văn hóa người Việt vùng
Tây Nam Bộ, NXB. Văn hóa – Văn nghệ, TP.HCM.
• Phan Thị Yến Tuyết (1993), Nhà ở, trang phục, ăn uống của
các dân tộc vùng ĐBSCL, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.
Kế hoạch seminar
• Đề tài 1: Giới thiệu một loại hình nghệ
thuật diễn xướng ở Nam bộ đến người
nước ngoài.
• Đề tài 2: Giới thiệu đặc trưng ẩm thực
của người Nam Bộ đến người nước
ngoài.
• Đề tài 3: Giới thiệu lịch sử, kiến trúc
của một ngôi nhà cổ ở Nam Bộ.
Một số tư liệu về văn hóa
ĐBSCL
• Chân Lạp phong thổ ký (Châu Đạt
Quan): mô tả cuộc hành trình của
đoàn sứ thần Trung Hoa đến Angkor
dưới triều Cindravarman (1295-1307).
• Phủ Biên tạp lục (Lê Quý Đôn, 1776).
• Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài
Đức, đầu XIX).
• Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử
quán triều Nguyễn, 1882).
Khái niệm vùng văn hóa
• Các định nghĩa về VVH? (Kể tên các
tác giả)
Ngô Đức Thịnh [1993] Huỳnh Khái Trần Quốc Vượng
Vinh[1995] [1998]
1. Là 1 vùng lãnh thổ 1. Là 1 kgian vh tạo 1. Là 1 tổng thể - hệ
tươngg đồng về hoàn bởi các đơn vị dân thống 1 kgian vh
cảnh tự nhiên cư… liên tục
2. Hình thành những 2. Có 1 tập hợp (có 2. với 1 cấu trúc – hệ
đặc trưng chung trong khi là hệ thống) các thống bao gồm các
vh vật chất và tinh cơ cấu và đặc trưng tiểu hệ
thần vh
3. Dân cư sinh sống 3. Hình thành trên cơ
lâu đời sở tương đồng về
quan hệ nguồn gốc và
lịch sử
4. diễn ra quá trình
giao lưu
5. Có thể phân biệt 5. Có 1 mức tự chủ
với VVH khác giúp phân biệt với
VVH khác.
• VVH là 1 kgian lãnh thổ liên tục với
hoàn cảnh tự nhiên tương đối đồng
nhất ở bên trong và khu biệt với các
kgian lãnh thổ liền kề bên ngoài,
trong đó tồn tại một cộng đồng người
thống nhất tương đối, đã cùng cư trú
và tiếp xúc giao lưu đồng hướng với
nhau trong 1 tgian đủ dài để tạo nên
được 1 hệ thống giá trị chung đặc thù
cho phép khu biệt nó với các hệ
thống giá trị của những vùng có liên
quan.
Văn hóa vùng?
• Là hệ thống giá trị đặc thù do 1 chủ
thể văn hóa thống nhất sáng tạo và
tích lũy trong 1 tgian văn hóa đủ dài
tại một kgian văn hóa liên tục. (TNT)
Các vùng miền văn hóa ở VN
• 1698: Chúa Nguyễn Phúc Chu lập phủ
Gia Định. Đó là tên gọi đầu tiên chỉ
chung cả khu vực Nam Bộ.
• 1834: Minh Mạng phân biệt ba khu vực
là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Nam Kỳ
có sáu tỉnh nên có tên
• "Nam Kỳ Lục tỉnh“.
• Đến 1899 Pháp chia Nam Kỳ thành 21
tỉnh. Gọi là Cochichine, Annam, Tonkin
• Tháng 5-1945, báo chí Việt Nam dùng
Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ (bộ = bộ
phận, một phần của toàn thể).
• Chính phủ Nguyễn Văn Xuân 1948 và
chính quyền Sài Gòn từ 1956 gọi là Bắc
Phần, Trung Phần và Nam Phần.
• 1949 đổi thành Bắc Việt, Trung Việt và
Nam Việt.
• Sau 30-4-1975, tên gọi “miền Nam” ít dùng dần: “Miền Nam”
theo nghĩa rộng được đổi thành “các tỉnh phía Nam”, còn “miền
Nam” theo nghĩa hẹp thay bằng Nam Bộ.

• Các tên Nam Kỳ, Cochichine, Nam Việt, Nam Phần, Nam Bộ đều

là kết quả của tam phân thành 3 miền Bắc-Trung-Nam.

• Trong đó, tên Nam Bộ (với nghĩa bộ = bộ phận, một phần của toàn

thể) là hợp lý nhất và được sử dụng phổ biến hơn cả


PHÂN VÙNG VH Ở VN
• Trần Quốc Vượng (1997): 7 vùng
• Vùng văn hóa Tây Bắc

• Vùng văn hóa Việt Bắc

• Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ

• Vùng văn hóa Bắc Trung Bộ

• Vùng văn hóa duyên hải Nam Trung Bộ

• Vùng văn hóa Tây Nguyên

• Vùng văn hóa Nam Bộ


• Huỳnh Khái Vinh 1995 (8 vùng):
• Vùng miền núi phía Bắc
• Vùng Tây Bắc
• Vùng đồng bằng sông Hồng
• Vùng Bắc Trung Bộ
• Vùng duyên hải nam Trung Bộ
• Vùng Trường Sơn - Tây Nguyên
• Vùng Đồng Nai - Gia Định (đông Nam Bộ)
• Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Ngô Đức Thịnh (1993): 7
vùng
• Vùng đồng bằng Bắc Bộ
• Vùng văn hóa Việt Bắc
Vùng VH Tây Bắc & miền núi Bắc Trung Bộ
Vùng văn hóa duyên hải Bắc Trung Bộ
Vùng VH duyên hải trung và nam Trung Bộ
Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên
Vùng văn hóa Nam Bộ
• Những đặc điểm chung
• Là vùng đất tận cùng phía Nam, phía tây
tiếp giáp với Campuchia
• Ít núi. Khí hậu nhiệt đới 2 mùa, khá đồng
nhất
Những đặc điểm riêng
Định vị VH Nam Bộ theo chủ thể

• Những điểm chung:


• Người Việt chiếm đa số.
• Nguồn gốc: di dân từ miền Trung
• Những điểm riêng:
Vùng Đông Nam Bộ nhìn từ hiện tại

Dân số: 10,9 triệu người.


Mức tăng dân số cơ học cao:
bình quân 2-2,4%/năm.
Mật độ dân số trung bình 465
người/km2 (riêng Tp. Hồ Chí
Minh là 2.615 người/km2).
Hệ thống đô thị gồm 3 thành
phố là Tp. Hồ Chí Minh, Biên
Hoà, Vũng Tàu, và 4 thị xã là
Đồng Xoài, Tây Ninh, Thủ Dầu
Một, Bà Rịa cùng 40 thị trấn.
• Tỷ lệ dân số đô thị là 25% (ở các vùng khác trong
nước, tỷ lệ này trên dưới 20%, ở đồng bằng sông
Hồng là 21%).
• Riêng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỷ lệ dân
số đô thị tới 51% với tốc độ gia tăng là 4-6%/năm.
• Nữ nhiều hơn nam. Tỷ lệ nữ là 51,1%, ở Tp. Hồ Chí
Minh là 51,9% (toàn quốc là 50,8%).
• Tỷ lệ dân số biết chữ từ 15 tuổi trở lên là 98%.
Nam Bộ nhìn trong thời gian
Đông Bắc
3 miền văn hóa: Bắc Tây Bắc
Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Đồng bằng
Bắc Bộ
8 vùng văn hóa:
Vùng VH Đông Bắc Bắc Trung Bộ
Vùng VH Tây Bắc
Vùng VH đồng bằng
Bắc Bộ Duyên
Vùng VH Bắc Trung Bộ hải
Vùng VH duyên hải Nam
Nam Trung Bộ Tây Nguyên Trung
Bộ
Vùng VH Tây Nguyên
Vùng VH Đông Nam Bộ
Vùng VH Tây Nam Bộ Đông Nam Bộ
Tây Nam Bộ
Chương 1: ĐBSCL nhìn từ không gian

– Hành chính
– Địa hình
– Khí hậu
1.1 Hành chính

• Nam Bộ = Đồng Nai:


• Đồng Nai gạo trắng nước trong
• Ai đi đến đó thời không muốn về.
• Làm trai cho đáng nên trai
• Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng tường.
• Đơn vị hành chính ở ĐBSCL trải qua các thời kì có nhiều
thay đổi khác nhau:
• 1698: chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập Phủ Gia Định.
• Năm Đinh Sửu (1757) Chúa Thế Tông Nguyễn Phúc Khoát
cho thành lập 5 đạo gồm: đạo Đông Khẩu ở phía nam sông
Sa Đéc, đạo Tân Châu ở đầu cù lao Giêng, đạo Châu Đốc,
đạo Kiên Giang ở Giá Khê (Rạch Giá) và đạo Long Xuyên
(Cà Mau). Ba đạo trước đều thuộc diện địa tỉnh An Giang
thời Nam Kỳ Lục Tỉnh do Nghi Biểu Hầu Nguyễn Cư Trinh
xin đặt; hai đạo sau do Mạc Thiên Tứ xin đặt.
• 1802: vua Gia Long đổi Phủ Gia Định
thành “trấn Gia Định” .
• 1808: Gia Định thành gồm 5 trấn:
Phiên An, Biên Hòa, Định Tường,
Vĩnh Thanh, Hà Tiên.
• Lê Văn Duyệt là tổng trấn cuối cùng.
• 1832: Vua Minh Mạng đổi tên Gia Định
Thành thành 6 tỉnh và đặt tên Nam Kỳ Lục
Tỉnh gồm có:
• Phiên An (năm 1835 đổi là Gia Định, lỵ sở
là thành Saigon),
• Biên Hòa ( lỵ sở là thành Biên Hòa),
• Định Tường ( lỵ sở là thành Mỹ Tho),
• Vĩnh Long (lỵ sở là thành Vĩnh Long),
• An Giang (lỵ sở là thành Châu Đốc),
• Hà Tiên (lỵ sở là thành Hà Tiên).
Nam kì lục tỉnh (1834)
• 1867: Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chánh
(circonscription administrative), mỗi khu vực lại được
chia thành nhiều địa hạt (arrondissement) như sau:
• - Khu vực Saigon có 5 địa hạt: Tây Ninh, Thủ Dầu Một,
Biên Hòa, Bà Rịa, Gia Định
• - Khu vực Mỹ Tho có 4 địa hạt : MỹTho, Gò Công, Tân
An, Chợ Lớn
• - Khu vực Vĩnh Long có 4 địa hạt: Vĩnh Long, Bến Tre,
Trà Vinh, Sa Đéc
• - Khu vực Bassac có 6 địa hạt: Châu Đốc, Hà Tiên,
Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sốc Trăng
• 1882: Địa hạt Bạc Liêu được thành lập gồm 2 tổng của Sóc
Trăng và 3 tổng của Rạch Giá. Như vậy, tới năm nầy, Nam
Kỳ có 20 địa hạt

• 1899: Địa hạt được đổi thành tỉnh (province), và từ đây


Nam Kỳ có 20 tỉnh theo vần vè như sau :
• - Gia (Định) Châu (Đốc) Hà (Tiên) Rạch (Giá) Trà (Vinh)
• - Sa (Đéc) Bến (Tre) Long (Xuyên) Tân (An) Sóc (Trăng)
• - Thủ (Dầu Một) Tây (Ninh) Biên (Hòa) Mỹ (Tho) Bà (Rịa)
• - Chợ (Lớn) Vĩnh (Long) Gò (Công) Cần (Thơ) Bạc (Liêu)
• 1956: Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa tổ chức Nam
Kỳ (Nam Phần) thành 22 tỉnh và Đô Thành Saigon.
• Nhiều tỉnh được đổi tên, nhiều tỉnh mới được thành
lập :
• Bình Tuy, Phước Long (Bà Rá),
• Bình Long (Hớn Quản) cả hai trước thuộc Thủ Dầu Một
(tên mới :Bình Dương), Long Khánh ( Xuân Lộc),
Phước Tuy (Bà Rịa-Vũng Tàu), Long An (Chợ Lớn
+Tân An), Định Tường (MỹTho +Gò Công), Kiến Hòa
(Bến Tre), Kiến Phong (Phong Thạnh), Kiến Tường
(Mộc Hóa), An Giang (Long Xuyên+Châu Đốc), Kiên
Giang (Rạch Giá +Hà Tiên), Ba Xuyên (BạcLiêu +Sốc
Trăng), An Xuyên (Cà Mau), Phong Dinh (Cần Thơ),
Vĩnh Bình (Trà Vinh).
• Năm 2007, ĐBSCL có: Long An, Tiền
Giang, Đồng Tháp, An Giang, TP.
Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Cà
Mau, Bến Tre và Vĩnh Long.
Địa hình
• Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ
phận của châu thổ sông Mê Kông có
diện tích 40.518,5 km².
• Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam
Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây
Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam
là Biển Đông.
• Là đồng bằng phù sa ngọt lớn nhất
nước: 4.000 tỷ m3 nước, 100 triệu tấn
vật liệu phù sa ngọt.
• Có độ cao TB thấp nhất nước: 0,7-
1,2m.
• Sông ngòi dày đặc. Hệ thống sông
Mê-kông vào VN theo 2 nhánh:
• Sông Tiền: qua Tân Châu, Hồng Ngự,
Cao Lãnh, Cai Lậy đổ ra biển qua 6
cửa: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai,
cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên và
Cung Hầu.
• Sông Bassac: qua Châu Đốc, LX,
Cần Thơ, ST rồi đổ ra biển: cửa Định
An, Ba Thắc, Tranh Đề.
Đặc biệt là miền Tây:
Soâng Cöûu Long – chín con roàng phun nöôùc ñeå töôùi cho mieàn ñaá
Taây Nam Boä
Khí hậu
• ĐBSCL nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa.
Trong năm phân biệt rõ 2 mùa mưa và nắng.
• Mùa mưa: tập trung 80-90% lượng mưa cả năm.
• Mùa khô: từ t11- hết t4 năm sau.
• Hằng năm có chế độ ngập lũ tự nhiên ở vùng
Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long Xuyên từ
tháng 5 – 10 âm lịch.
• Tuy nhiên gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu, ĐBSCL là một trong những nơi chịu ảnh
hưởng nhiều nhất do mực nước biển dâng cao
gây ngập mặn ở vùng nội địa.
Hệ động – thực vật
• a. Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng
ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển
trên các bãi lầy mặn. Các rừng này
đang biến mất dần trên quy mô lớn.
Trong số các rừng ngập mặn còn lại,
trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập
trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
Rừng đước (huyện Duyên Hải –
Trà Vinh)
• b. Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng
Tràm): Trước đây rừng Tràm đã từng
bao phủ một nửa diện tích đất phèn.
Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất
than bùn U Minh và một số nơi trong
vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và
đồng bằng Hà Tiên là những nơi bị
ngập theo mùa.
Rừng tràm ĐTM
Rừng tràm Trà Sư (An
Giang)
• c. Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là
nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp
biển. Chúng chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn
giữa nước mặn và nước ngọt.
Hệ động vật
• Hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 23 loài
có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài
cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường
lớn nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn
còn lại.
• Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trú đông quan
trọng đặc biệt đối với các loài chim di trú. trong những
năm gần đây, bảy khu vực sinh sản lớn của các loài
diệc, cò vằn, cò trắng và vạc
• Những vùng ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long
cũng là nơi cư trú của các loài bò sát và động vật lưỡng
cư. Nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát và động vật
lưỡng cư bị đánh bắt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
Chương 2: ĐBSCL nhìn từ chủ
thể
• 2.1 Quá trình di cư của người Khmer,
người Việt, người Hoa, người Chăm
đến ĐBSCL
• 2.2 Dân số hiện tại của ĐBSCL
• 2.3 Sự hòa đồng giữa các dân tộc ở
ĐBSCL tạo nên tính thống nhất văn hóa
cho vùng
2.1.1Quá trình di cư của
người Khmer
• Nửa đầu VII, vương quốc Phù Nam bị
Chân Lạp xâm chiếm -> Thủy Chân
Lạp.
• Từ cuối VIII-802, Thủy Chân Lạp bị
vương quốc Srivijaya xâm chiếm, sau
đó liên tiếp đối phó với Xiêm.
• => Người dân TCL lưu tán, dần trở
thành vùng đất hoang vu. (CL phong
• Tk XIV, văn minh Angkor suy vong do
2 đợt siêu hạn hán vào các năm
1330-1360, 1400-1420 (Brendan
Buckley).
• 1431, Angkor sụp đổ sau cuộc tấn
công của vq Xiêm.
• => Người Khmer di cư xuống Thủy
Chân Lạp, gọi là Khmer Krom.
• - Người Khmer trong buổi đầu khai phá cư trú rải rác
khắp ĐBSCL: vùng nội địa, vùng ven biển, vùng đồi
núi Tây Nam.
• + Vùng nội địa: nơi cư trú và khai phá đầu tiên của
người Khmer di cư đến ĐBSCL trước XVII. Những làng
Khmer ở vùng nội địa xây dựng trên những giồng đất
có độ cao vượt quá 5m.
• + Vùng ven biển: bao gồm vùng Trà Cú vòng qua Hậu
Giang đến Cà Mau. Đây là vùng đất nhiễm mặn nặng,
nước ngọt hằng năm thiếu đến 6 tháng, cây cối cằn cỗi
vì không có nước.
• + Vùng đồi núi Tây Nam: bao gồm vùng tứ giác Long
Xuyên, vùng Bảy Núi và các vùng dân cư dọc biên giới
với nước Campuchia thuộc 2 tỉnh AG và KG hiện nay.
Tôn giáo Theravada, có khoảng trên 440 ngôi chùa
Văn hóa người Khmer
• Người Khmer sinh sống trong những
đơn vị được gọi là phum, srock.
• Sóc là đơn vị cư trú do nhiều phum
gộp lại, mỗi sóc đều có chùa Khmer.
• Phum, sóc không chỉ là đơn vị cư trú
mà còn là tổ chức xã hội truyền thống
của người Khmer.
• Phum = “vườn”, là đơn vị cư trú huyết
tộc, 30 phum = 1 sóc.
• Phum nhỏ khoảng 4-5 căn nhà, các
thành viên đều có quan hệ huyết
thống với nhau theo dòng nữ.
• Phum lớn khoảng mười đến vài chục
căn nhà. Tính cộn đồng không chặt
chẽ bằng phum nhỏ.
Nhà ở của người Khmer
• A. Nhà sàn
• Dùng để đối phó với nạn ngập nước,
là loại nhà mát mẻ, thông gió dễ dàng
qua phên sàn, tránh được côn trùng
thú dữ.
• Xây nhà trên địa thế đất cao, khô ráo,
nhiều cây xanh bóng mát.
• Cư trú trên nhà sàn của người Khmer
mang yếu tố tinh thần.
• Nhà 2 mái (pteah kataing)
• Nhà 4 mái (pteah pet)
• Nhà 3 mái mà 1 mái tháo được (pteah
rông đôn)
• Am đặt trong sân chùa (tốp xăm la
thí).
• B. Nhà đất
• Nhà nối mái
• Nhà không chái
• Nhà có chái
Trang phục
• Trong ngày cưới, CR mặc sămpốt hôl
để thẳng bình thường màu đỏ hoặc
màu sậm, có hoa văn, áo Khmer
ngắn màu trắng hoặc đỏ, vai trái vắt
khăn, đeo dao cưới.
• CD: mặc sămpốt bằng sợi kim tuyến
hay tơ tằm màu đỏ sậm hoặc hồng
cánh sen, dài đến cổ chân, có hoa
văn, áo ngắn tay bó chẽn hoặc hở 1
bên vai.
Ăn uống
• Lương thực chính là gạo và nếp, ít ăn
bắp như ng Khmer ở Campuchia.
• Mắm prahoc, mắm “bà ok”, mắm “ơn
pư”, mắm “pơling”…
• Cốm dẹp
• Dừa là loại quả có ý nghĩa rất lớn
trong văn hóa ẩm thực người Khmer.
2.1.2 Người Việt
• - Lưu dân Việt từ Đàng Trong vào
khẩn hoang khá sớm, khoảng đầu thế
kỉ XVII, đa số thuộc thành phần
nghèo.
• Trong các thế kỉ XVII, XVIII: 2 bờ
Vàm Cỏ Tây, bờ bắc sông Tiền và ở
các cù lao theo cửa sông Tiền
• Tk XIX lưu dân người Việt đã chiếm
lĩnh hầu hết TNB.
• Loại hình cư trú: cư trú ven sông, miệt
vườn, giồng, miệt kinh, miệt thứ, đê
bao ven biển.
• - Đơn vị cư trú, hành chánh cơ sở
trước đây là làng, nay là xã, phường.
Quan hệ xã hội cộng cư láng giềng.
Làng vừa là đơn vị cư trú, vừa là đơn
vị hành chánh cơ sở.
• Trong khói sóng mênh mông, Có bóng người vô danh
• Từ bên này sông Tiền, qua bên kia sông Hậu
• Mang theo chiếc độc huyền, điệu thơ Lục Vân Tiên
• “Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả…”
• Tới Cà Mau, Rạch Giá
• Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
• Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
• Chướng khí mù hơi sương.
• Thân không là lính thủ, sao chưa về cố hương?
• Chiều chiều nghe vượn hú, hoa lá rụng buồn buồn…
Người Hoa
• Giữa XVII, người Hoa đến TNB cư
ngụ sau khi nhà Minh sụp đổ -> người
Minh Hương.
• 1769, Dương Ngạn Địch và Trần
Thươngg Xuyên đem theo 3000 người
tới xin chúa Nguyễn thần phục: DNĐ
tới Định Tường, TTX tới Cù Lao Phố
và Đông Phố.
• Mạc Cửu (1655-1735) đem theo gia
đình đến Mang Khảm và lập ra 7 thôn
trải dài từ Chân Lạp đến Cà Mau với
chính sách mở.
• 1708 Mạc Cửu dâng Hà Tiên cho
chúa Nguyễn.
• Được tổ chức thành 2 nhóm:
• Các nhóm người Hoa phản Thanh
phục Minh: Dương Ngạn Địch, Trần
Thượng Xuyên, Mạc Cửu
• -> Minh Hương xã, Thanh Hà xã.
• Tổ chức: Hương lão và Hương Trưởng
• Làng Minh Hương không có đất mà
chỉ có trên giấy tờ.
• Các nhóm người Hoa nhập cư muộn (từ tk XVIII)
• Bang: 4 bang (QC, Phước Kiến, Triều Châu, Hải
Nam), 7 bang (Chương Châu, Tuyền Châu, QC,
Huệ Châu, Quỳnh Châu, Huy Châu)
• Đứng đầu là bang trưởng
• 1946 (Hiệp ước Pháp – Hoa): đổi thành Nhóm
hành chính người Hoa địa phương
• 1954: Trung Hoa lý sự tổng hội
• Từ 1954-1975: người Hoa phải nhập quốc tịch
VN.
Văn hóa người Hoa
• Nhà của người Hoa ở TNB thường là
3 gian hoặc 3 gian 2 chái.
• Ở vùng thị xã, thị trấn các tỉnh TNB,
nhà người Hoa thường là 1 trệt 1 lầu
hoặc có gác.
• Người Hoa quan niệm phía phải của
ngôi nhà quan trọng hơn phía trái. “Tả
thanh long, hữu bạch hổ”.
• Cửa nhà phải có ngạch.
• Trong gian nhà chính, người Hoa bày
các kệ thờ bằngg xi-măng đúc ngang
trên tường hoặc kệ gỗ treo trên tường
để thờ ông Bổn với chữ “Thần” viết
bằng Hán tự.
• Bàn thờ tổ tiên đặt thấp hơn bàn thờ
thần.
Bàn thờ dài
• Gia đình người Hoa Triều Châu,
Phước Kiến có bệ thờ “Huyền thiên
thượng đế”, “Kim Hoa thánh mẫu”.
• Người Hoa rất chú trọng bàn thờ tổ
tiên: thường đặt những bài vị ghi rõ
dòng họ, quê quán của gia đình.
Trang phục
• Áo cưới của CD: xiêm đỏ bằng gấm
thêu, dài chấm gót và chiếc áo ngắn
bằng gấm ngũ sắc, cổ đứng, xẻ giữa,
nút thắt to, tay áo dài và rộng để lộ
chiếc áo trắng bên trong, thêu nổi
hình phụng nên gọi là “Phùng xám”.
• CD đội mũ phụng, cầm quạt.
• Áo “xá xẩu”: cổ đứng, xẻ giữa từ cổ
xuống vạt, cài nút thắt, lưng áo có
đường nối.
CR mặc bộ xiêm và áo bằng gấm xanh, dệt chữ thọ hoặc
chữ phúc. Trên đầu đội mũ quả bí hoặc quả dưa hấu màu
xanh sậm, chân đi hia bọc gấm. Giữa ngực đính 1 bông
hoa vải màu đỏ.
Ăn uống
• Món ăn là sự tổng hợp từ 1 món chính
(thịt, cá, tôm…) với món phụ (các loại
rau quả, đậu…).
• Gia vị phong phú: dầu hào, dầu mè,
xì dầu, húng lìu, dấm đỏ…
Ăn uống phản ánh văn hóa
tộc người
• Lễ hỏi: lễ vật là 1 con heo quay;
Người Hoa QĐ có sính lễ là cặp vịt,
cặp gà.
• Dịp mừng thọ: ăn bánh Đào Tiên,
Trường Thọ.
• Tết Nguyên Đán: ăn món “giò heo
nấu đậu phụng”, tôm lăn bột, mì xào…
Người Chăm
• Có nguồn gốc với Chăm ở BT và NT.
• Từ cuối tk XIX đến tk XX, 1 bộ phận
người Chăm ở Campuchia về cư trú ở
AG.
• - Khoảng cuối thế kỉ XIX nhiều nhóm
người Chăm trở về cư trú tại NB.
• - Ở ĐBSCL, người Chăm cư trú tập
trung ở vùng đồi núi Tây Nam (Châu
Phú, Phú Tân – AG). Những người Chăm
này có chung nguồn gốc, tiếng nói với
người Chăm ở cực nam Trung bộ nhưng
có tôn giáo khác nhau (Islam giáo) và
văn hóa có những đặc trưng riêng.
• - Ở AG, người Chăm sống trong những
làng riêng của mình gọi là palay. Họ
sống trong những nhà sàn cao trung
bình cách mặt đất 2,5m mà dân địa
phương gọi là nhà sàn cao cẳng.
• - Mỗi palay gồm nhiều xóm người Chăm
mà họ gọi là “puk”. Mỗi puk có từ 30 đến
50 nhà và mỗi palay có khoảng từ 100
đến 400 nhà.
Nhà ở
• Cư trú trong nhà sàn riêng biệt theo
chế độ phụ hệ.
• Qui mô, kích thước lớn hơn các dân
tộc khác trong vùng: 7x12m, 9x18m,
chân sàn 2m.
• Mặt tiền thẳng góc với hướng sông
hoặc đường lộ.
Nhà sàn người Chăm
• Gian ngoài là phòng khách, khi có
khách chủ nhà mang chiếu trải ở gần
cửa ra vào; là nơi để rửa xác.
• Gian giữa ngăn ra làm buồng riêng
cho các cô gái trong gia đình, phần
còn lại làm nơi dệt vải.
• Gian trong cùng là nhà bếp.
• Thánh đường Hồi giáo là trung tâm
sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong
palay. Trong palay còn có thêm vài
tiểu Thánh đường (surao) của các
“puk”.
Trang trí nội thất
• Đơn giản hóa tối đa: tuân theo qui
định của giáo luật Islam: tuyệt đối
cấm thờ ngẫu tượng.
• Người Chăm k thờ tự ông bà, cha mẹ,
thượng đế.
• Không trang trí hình ảnh động vật, chỉ
sd họa tiết thực vật cách điệu.
• Lễ dựng cột: người Chăm treo trên cột
1 trái bí đao và gói đậu xanh, túi nhỏ
đựng đá xanh; mời ông Hakêm đến
cầu phúc cho căn nhà.
• Sau khi làm nhà xong, dùng 2 lá bùa
dán ở cửa trước và cửa sau nhà.
• Cửa sổ nhỏ trên cao luôn đóng kín,
chỉ mở khi con gái trong nhà đã có
chồng.
Trang phục
• Nữ phục: (yếu tố tộc người rất rõ)
• Khăn đội đầu: Không thể thiếu trong
ngày thường và ngày lễ. Hình chữ
nhật dài, bằng loại vải mịn, mỏng,
màu trắng, thêu viền quanh.
• Áo táh: dài quá gối, rộng, bít tà, cổ áo
hình tim khoét rộng để chui đầu, tay
áo dài đến cổ tay, bó chặt.
• Ngày cưới CD mặc áo táh màu sắc
rực rỡ, choàng trước ngực 2 dải băng
dệt chỉ kim tuyến màu đỏ-vàng.
Váy (khănh)
• Người già mặc váy mở (quấn), người
trẻ mặc váy kín (ống).
• Hoa văn trên váy: họa tiết hình quả
trám, hình chóp tháp, hoa dây leo…
• Vật liệu nhuộm: từ thiên nhiên như
trái thơmơ, trái bứa, vỏ cây “pà huk”…
• Màu sắc: trắng, vàng mơ, xanh biếc
trên nền tím, tím đỏ.
Yếu tố tôn giáo trong trang
phục
• Phụ nữ: ra đường mặc váy với áo dài
tay, choàng khăn lên đầu, k che mặt.
Khi cầu nguyện phải mặc kín cả thân
thể, chừa 1 phần mặt, toàn bộ màu
trắng.
• Nam: bắt buộc mặc kín đáo từ trên
rốn xuống dưới gối…
• Mũ: mũ kapeak bằng nỉ hoặc nhung
đen
• Áo: sơmi trắng hoặc thun tay ngắn.
Trung niên: áo “chêva”, rộng, màu
trắng, dài quá mông, cổ cao 3-4cm,
xẻ dọng tới ngực, cài khuy đồng.
• Xà-rông: dài tới cổ chân, bằng vải
mềm.
Ăn uống
• Không ăn thịt heo.
• Ăn chay vào tháng Ramadal (tháng 9
Hồi lịch).
• Không uống rượu tại làng xóm nơi
mình sinh sống.
• Tục ăn trầu cau.
• Thích ăn khẩu vị chua, ăn cá.
• Món “tung lò mò”
2.2 Dân số hiện tại của vùng

Số liệu Toàn bộ Người Người Người Người


2009 Việt Khmer Hoa Chăm
Cả nước 85.846.99 73.594.42 1.260.640 823.071 161.729
7 7
Tây NB 17.191.47 15.811.57 1.183.476 177.178 15.823
0 1 (6,88%) (1,03%) (0,09%)
(91,97%)
Long An 1.436.066 1.431.644 1.195 2.690 218
Tiền 1.672.271 1.667.459 744 3.863 72
Giang
Bến Tre 1.255.946 1.251.364 578 3.811 45
Trà Vinh 1.003.012 677.649 317.203 7.690 163
Trà Vinh 1.003.012 677.649 317.203 7.690 163
Vĩnh Long 1.024.707 997.792 21.820 4.879 91
Đồng 1.666.467 1.663.718 657 1.885 90
Tháp
An Giang 2.142.709 2.029.888 90.271 8.075 14.209
Kiên 1.688.258 1.446.455 210.899 29.850 400
Giang
Cần Thơ 1.188.436 1.152.255 21.414 14.199 173
Hậu 757.300 729.502 21.169 6.363 81
Giang
Sóc 1.292.853 830.508 397.014 64.910 106
Trăng
Bạc Liêu 856.518 765.572 70.667 20.082 69
Cà Mau 1.206.938 1.167.765 29.845 8.911 106
Biểu đồ so sánh dân số giữa các dân tộc ở TNB

Người Chăm

Người Việt
Người Khmer
Người Hoa
Người Chăm
Người Hoa
2.3 Sự hòa đồng giữa các
dân tộc

• Điều kiện tự nhiên của vùng.


• Các dân tộc cùng có chung số phận
lịch sử.
• Dân số người Việt chiếm ưu thế tuyệt
đối.
• Người Việt sống rất hòa đồng, luôn
tôn trọng sự khác biệt và linh hoạt
học hỏi.
1 số nguyên nhân dẫn đến
khác biệt của người Việt
TNB
• Dân lưu tán: có hoàn cảnh đặc biệt,
tính cách mạnh mẽ, dương tính.
• Quá trình lưu tán: bốn bể là nhà, có
sự hỗn chủng và giao lưu văn hóa
Chăm.
• Sự khác biệt về hoàn cảnh tự nhiên.
èNhận xét
• Từ XVII trở về sau, vùng môi sinh ở ĐBSCL không còn
mang tính chất xã hội đơn cấu trúc của người Khmer
mà đã trở thành 1 vùng đất tiếp xúc của những hệ
thống cấu trúc xã hội khác nhau của các lớp cư dân
người Việt, người Hoa, người Chăm.
• Ở XVIII, sự di dân người Việt từ Thuận Hóa trở vào đến
ở tại ĐBSCL gia tăng nhanh chóng. Họ mang vào vùng
đất mới các phong tục tập quán ở miền Trung, đặc biệt
là những kinh nghiệm khai phá ruộng đất và trồng trọt.
• Nguồn gốc của những con người sống ở đBSCL về
mặt xã hội đa số vốn là nông dân nghèo từ xưa.
• Người Việt là dân tộc chủ thể, văn hóa Việt đóng vai
trò chủ đạo ở VVH Nam bộ nói riêng và toàn đất nước
VN nói chung.
Chương 3: TNB nhìn từ thời
gian
3.1 Giai đoạn hình thành văn hóa (khoảng
từ tk XVII – giữa tk XIX)
3.2 Giai đoạn phát triển văn hóa (khoảng
từ giữa tk XIX – nửa đầu tk XX)
3.3 Giai đoạn hội nhập toàn diện văn
hóa (khoảng từ giữa tk XX đến nay)
Văn hóa Óc Eo
• Văn hóa OE là sản phẩm văn hóa vật
chất thuộc bộ phận biển của nước
Phù Nam - Ấn Độ hóa” (theo L.
Malleret), nền văn hóa này có quan
hệ với văn hóa đồng – đá trước đó, có
tiếp xúc với văn minh Hoa Hạ (Trung
Quốc) và với Địa Trung Hải – Ba Tư.
Một số di chỉ tiêu biểu của
VHOE trên đất Nam bộ

• Khu di tích Óc Eo – Ba Thê


• Được coi là trung tâm VHOE, nằm ở phía đông
và đông nam núi Ba Thê, xã Vọng Thê, huyện
Thoại Sơn, An Giang được Malleret khai quật
lần đầu vào 1944. Bao gồm nhiều di tích: Gò
Cây Trôm, gò Cây Thị, gò Ông Côn…Các hiện
vật ở đây là bằng chứng về một nền VHOE trong
thời kì cực thịnh với hai giai đoạn:
• Giai đoạn sớm (I-IV): giai đoạn VHOE định hình
và bước đầu phát triển
• Giai đoạn phát triển (IV-VII): thời kì mà các di
tích kiến trúc tôn giáo được phát hiện.
b. Khu di tích Nền Chùa
• Còn có tên Tà Keo, có nghĩa là Ông
Ngọc, nằm cách di tích Óc Eo – Ba
Thê 12km về phía Tây Nam
• Malleret khai quật lần đầu vào 1944,
sau khai quật tiếp vào 1982-1983,
phát hiện 3 loại hình di chỉ: kiến trúc,
cư trú và mộ tang, cung cấp yếu tố
mới về tôn giáo và Tà Keo là tiền
cảng của Óc Eo hay là thành phố vệ
tinh.
c. Di tích Đá Nổi

• Ở ấp Hòa Tây B, xã Phú Hòa, Thoại


Sơn, An Giang, phân bổ trên một diện
tích 1000x1500m, cách TP.Long
Xuyên 7km về phía nam, cách OE
20km về phía đông được khai quật
vào 1984.
• Có 7 ngôi mộ tang được phát hiện,
với nhiều dấu hiệu của tôn giáo
d. Di chỉ Cạnh Đền

• Còn gọi là Trăm Phố, nằm trong vùng rừng u


Minh Thượng, ấp Cạnh Đền II, xã Vĩnh
Phong, huyện Vĩnh Thuận, Kiên Gian, cách
OE khoảng 90km về phía đông nam.
• Các cuộc khai quật (1985-1990) cho thấy di
tích khá rộng, gồm nhiều khu vực: Khu đền
vua (Trung tâm) với kiến trúc, mộ tang; Khu
phía nam với cốt người, mộ tang; Khu phía
bắc với sọ người, hạt lúa, xương động vật và
nhiều đá, kim loại quý. Đây có thể là một
trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo
quan trọng.
e. Khu di tích Gò Tháp

• Ở trung tâm Đồng Tháp Mười thuộc ấp I, xã


Tân Kiều, huyện Tháp Mười, ĐT, phân bổ
trên diện tích 2kmx3km. Được biết tới từ giữa
thế kỉ XIX, với tên Prasat Loven.
• Trung tâm là 1 gò cao khoảng 5m, rộng
400mx1500m từ lâu được xem là 1 trung tâm
tôn giáo quan trọng. Được khai quật lớn sau
1975, có cả 3 loại hình di chỉ kiến trúc, cư trú
và mộ tang, nên nhận định là một trung tâm
kinh tế, văn hóa và tôn giáo quan trọng ở
Đồng Tháp Mười.
f. Di tích Bình Tả

• Thuộc ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Hạ,


huyện Đức Hòa, Long An. Ở đây
ngoài một số di chỉ kiến trúc tôn giáo
còn phát hiện thêm bản khắc kinh
văn Phật giáo. Trong di chỉ này phát
hiện một kiến trúc bằng gạch đá ông
có qui mô lớn của một ngôi đền Ấn
giáo với nhiều tượng thờ, linh vật.
2.1.3 Hoạt động kinh tế

• Nông nghiệp.
• Thủ công nghiệp: làm đồ trang sức,
đồ gốm
• Thương nghiệp
3.1 Giai đoạn hình thành

• Chứa đựng giá trị của thời kỳ khẩn


hoang.
• Tiếp xúc giao lưu giữa lưu dân Việt,
Hoa, Chăm.
• =>Bước đầu hình thành môi trường
tiếp xúc đa văn hóa.
Công cuộc khai phá trong các
thế kỉ XVII-XIX
• Toàn NB khai phá được 568.840 mẫu, trong
đó Định Tường là 148.873 mẫu, Vĩnh Long
139.932 mẫu, An Giang 88.336 mẫu, Hà
Tiên 1.699 mẫu.
• Vùng đất được khai phá nhiều nhất cho đến
thập niên 1860 là vùng đồng bằng nằm trải
dài từ SG, Cần Giuộc, Gò Công, Tân An, Mỹ
Tho, Chợ Gạo, Cai Lậy và vùng đất nằm
giữa sông Tiền, sông Hậu. Ở vùng Hậu
Giang việc khai phá mới bắt đầu, đa số diện
tích đất đai nằm dọc theo sông Hậu.
Công cuộc khai phá trong nửa
đầu thế kỉ XIX
• Tình hình kinh tế xã hội
• - Nhà Nguyễn từ đầu thế kỉ XIX (1802) :
trưng tập những thợ giỏi vào làm trong
các công xưởng của nhà nước, chính
sách bế môn tỏa cảng, ngăn cách giao
thương.
• - Nhà Nguyễn khuyến khích việc khai
phá đất hoang bằng cách dành cho
người đi khai hoang nhiều thủ tục dễ
dãi.
Những biến đổi về mặt kinh tế
- xã hội
• a. Sự gia tăng dân số và phân bố dân cư
• - Do việc di dân và do sự gia tăng dân
số tự nhiên, dân cư ĐBSCL đã gia tăng
nhanh trong nửa đầu thế kỉ XIX: trấn
Định Tường có 19.800 số đinh, trấn Vĩnh
Thanh có 37.000 số đinh, trấn Hà Tiên
có 1500 số đinh (năm 1819).
• - Năm 1847: tỉnh Định Tường có 26.799
số đinh, Vĩnh Long có 41.336, An Giang
có 22.998, Hà Tiên có 5728.
b. Kinh tế hàng hóa phát triển
thêm 1 bước
• Vùng ĐBSCL, ngay từ rất sớm, đã là
vựa lúa lớn, sản xuất thóc gạo dư thừa
so với nhu cầu lương thực tại chỗ.
• Trong xã hội bắt đầu có sự phân công
lao động.
• Việc buôn bán trao đổi hàng hóa sớm
được mở rộng. Đặc biệt là buôn gạo.
• Ở ĐBSCL có thương cảng Hà Tiên sớm
trở thành 1 thương cảng quan trọng
ngay từ đầu thế kỉ XVIII.
• Ở các phố thị, các chợ, nơi nào cũng
đầy ắp các mặt hàng nông, lâm thủy
sản như lúa gạo, cau, đường phèn, muối
trắng, hạt tiêu…

• Địa chủ đã có thể nắm được 1 số lượng


lúa gạo rất lớn và biến thành hàng hóa.
Lúa gạo trở thành món hàng chính trong
việc buôn bán, trao đổi với các tỉnh
Trung bộ và với nước ngoài.
c. Sự phân hóa giai cấp sâu
sắc hơn
• 2 giai cấp trung tâm lúc này là địa chủ
và nông dân không có hoặc thiếu
ruộng đất.
1 số hiệp ước
• - 12/1845, ba nước An Nam, Xiêm, Cao Miên đã kí 1 Hiệp
ước, trong đó thừa nhận 6 tỉnh Nam kì thuộc VN.
• - 1846, nhà Nguyễn và Xiêm kí hiệp ước nhắc lại điều này,
sau này Cao Miên cũng tham gia.
• - Khi Pháp xâm lược VN, đánh chiếm 6 tỉnh Nam kì, xâm hại
đến chủ quyền NB, Cao Miên không có phản ứng gì. Nhà
Nguyễn chống lại và khi thất bại đã kí với Pháp 2 Hiệp định:
• - Hiệp định 1862: nhượng cho Pháp 3 tỉnh Đông Nam bộ.
• - Hiệp định 1874: nhượng cho Pháp 3 tỉnh Tây Nam bộ.
• Pháp thành lập liên bang Đông Dương đã cùng Campuchia
hoạch định ranh giới giữa Camphuchia và NB.
• 1889 Pháp và Campuchia kí 1 loạt các văn bản
pháp lí phân giới cắm mốc biên giới giữa Nam kì
và Campuchia.
• 4/6/1949, tổng thống Pháp Vincent Aurol kí Bộ
luật số 49-733 trả lại Nam kì cho VN.
• 8/6/1949 chính phủ Pháp gửi thư cho Quốc
vương Sihanouk khẳng định những cơ sở lịch sử
và luật pháp của văn bản Bộ luật 49-733 về chủ
quyền của VN đối với NB.
• Chủ quyền VN trên đất NB còn thể hiện ở các
Hiệp định quốc tế như HĐ Genevè, HĐ Paris.
3.2 Giai đoạn phát triển
• Có sự xung đột và giao lưu với văn
hóa phương Tây.
• Giao lưu mang tính chất thụ động,
cưỡng bức.
Công cuộc khai phá dưới thời
thuộc Pháp
• Các biện pháp khai thác đất đai ở Nam Kỳ của thực dân Pháp
• a. Phát triển hệ thống giao thông và thủy lợi
• - Chính quyền thực dân cho đào và nạo vét 1 số con kinh quan
trọng:
• + vùng phía nam sông Hậu: kinh Hà Tiên nối Hà Tiên với Châu
Đốc, kinh Rạch Giá nối Rạch Giá với Long Xuyên, kinh Xà No từ
sông Cái Lớn tới Cần Thơ, kinh từ Cà Mau tới Bạc Liêu.
• + vùng giữa sông Hậu và sông Tiền: rạch vàm Nao, rạch Lấp Vò.
• Với hệ thống kinh rạch phong phú, thóc gạo từ Rạch Giá, Cà Mau,
Bạc Liêu có thể được chuyển bằng đường thủy về tới các nhà máy
xay ở Chợ Lớn và Sài Gòn dễ dàng.
• Cùng với việc nạo vét và đào mới các kinh, rạch, thực dân Pháp
còn chú trọng xây dựng hệ thống đường bộ. Năm 1913, toàn bộ hệ
thống đường bộ gồm đường thuộc địa, đường liên tỉnh, đường tỉnh
và đường làng, xe hơi có thể sử dụng được khoảng 3000km.
b. Tăng thêm nhân lực khai phá

• Theo thống kê, số người Pháp tới Đông


Dương và hoạt động trong nông nghiệp
chỉ có 705 người trong tổng số 42.245
người Pháp hiện diện tại NB vào năm
1937.
• Những người từ đồng bằng Bắc bộ và
Trung bộ vào khai phá ĐBSCL với tính
chất tự động, không do chính quyền tổ
chức đưa vào nhưng số lượng không
nhiều.
3.3 Giai đoạn hội nhập toàn
diện
• Tích lũy văn hóa với tất cả các vùng
miền trong cả nước và toàn nhân loại.
Bảng xếp hạng các vùng
stt Vùng Tuổi thọ Tỉ lệ biết chữ GDP bình
của người lớn quân
1 ĐB Bắc Bộ 73,7 94,5 1.616
2 Đông Nam Bộ 72,9 92,1 3.809
3 Tây Nam Bộ 71,1 88,1 1.496
4 D.hải NTB 70,7 90,6 1.238
5 Bắc Trung Bộ 70,2 91,3 939
6 Việt Bắc 68,2 89,3 941
7 Tây Bắc 65,9 73,3 695
8 Tây Nguyên 63,5 83,0 1.102
9 T.Bình toàn 70,9 90,3 1.860
quốc
Chương 4: Đặc điểm cư trú và
sinh hoạt của cư dân ĐBSCL
• 4.1 Đời sống vật chất
• a. Nhà cửa
• + nhà chữ đinh: đòn dông nhà chính và nhà phụ có vị trí thẳng góc
với nhau như hình chữ đinh. Đầu hồi nhà phụ quay ra phía trước và
ở đó trổ cửa ra vào.
• + nhà thảo bạt: là nhà ba gian có hàng hiên phía trước được nối
rộng, có mái riêng, được dựng theo kiểu nhà sàn phù hợp với dạng
cư trú ở ven hoặc trên sông rạch và ở vùng có nước ngập định kì
hàng năm.
• + nhà cột giữa: ảnh hưởng từ loại nhà rọi của người dân Trung bộ,
kết cấu đơn giản, kích thước nhỏ.
• + nhà bát trụ: là biến thể từ loại “nhà rường” NB. Nhà gồm 24 cây
cột có 2 hàng cột cái, 2 hàng cột hạng nhì và 2 hàng cột hạng 3 đỡ
kèo và mái nhà.
• - Vật liệu làm nhà phần lớn là các cây có sẵn ở địa phương: cây
cau, cây dừa, cây tràm, các loại gỗ tạp; mái nhà được lợp bằng vật
liệu nhẹ (lá).
b. Phương tiện đi lại

• Người NB đã biết tận dụng và phát huy


loại phương tiện tối ưu nhất cho việc đi
lại, vận chuyển trên sông nước. Họ đã
chế tạo, sử dụng nhiều loại ghe thuyền
khác nhau.
• + Ghe: ghe bầu, ghe cửa, ghe giàn, ghe
lồng, ghe cá, ghe lưới, ghe tam bản.
• + Xuồng: xuồng ba lá.
• Phương tiện trên bộ: xe ngựa, xe bò,
các loại phương tiện mới.
c. Nguồn thực phẩm và việc ăn
uống
• - Phong phú và đa dạng: lúa gạo, nếp, khoai, nhiều
loại rau, đậu, bí, thủy hải sản, các loại muông thú,
chim choc…
• - Cơm là thành phần chất bột chủ yếu nhất, thường
xuyên nhất không thể thiếu của người dân NB.
• - Trong những món ăn thông dụng và đặc sắc của
người NB phải kể đến trước hết là mắm. Người Khmer
có mắm bò hóc (prahoc), mắm lào le…, người Chăm có
mắm salac, mắm gền, mắm calok…, người Việt có đến
cả chục loại mắm: vùng Châu Đốc nổi tiếng mắm thái,
Kiên Giang có mắm ruốc, Gò Công có mắm còng,
mắm tôm chà
• ĐBSCL: ăn uống không cầu kì, tỉ mỉ,
không đi vào thưởng thức tinh tế của lối
sống, cách ăn theo kiểu người Huế hay
người Bắc Bộ.
• Họ thiên về dư dật, phong phú, ít chú ý
đến cách nấu, cách bày, tới mĩ cảm trong
ăn uống. Họ ăn nhiều, ăn no, ăn thoải
mái. Trong khi ăn, họ quan tâm đến quan
hệ con người với con người, chứ ít chú ý
đến thiên nhiên, cảnh đẹp, nơi ăn, uống...
d. Y phục

• - Người Việt: bộ bà ba vốn phỏng


theo kiểu y phục của người “Ba Ba” –
1 nhóm người Hoa sống trên đảo
Pinang thuộc Malaixia ngày nay. Kiểu
y phục bà ba dần được người Khmer
dùng mặc trong sinh hoạt hàng ngày.
- Màu đen là màu chủ đạo trong trang
phục được nhuộm bằng vỏ cây cóc,
trái mặt nưa…
Nhận xét về đời sống VHVC
người Việt ở ĐBSCL
• Văn hóa vật chất của người Việt là kết quả của
sự phát triển, cách tân từ nên văn hóa truyền
thống, thống nhất của văn hóa tộc người Việt nói
chung: tục búi tóc, ăn trầu cau, ăn mắm cá…
• Phản ánh đời sống tâm linh, các yếu tố tinh thần
và quan hệ xã hội của họ.
• Thể hiện sự giao tiếp văn hóa với các nền văn
hóa khác nhau.
• Góp phần thúc đẩy quá trình hình thành nên sắc
thái đa dạng, phong phú, đặc thù của người Việt
ở ĐBSCL.
4.2 Văn hóa tinh thần

• A. Tôn giáo – tín ngưỡng


• Tín ngưỡng thờ cọp:
• Cọp là loài vật oai linh, nên tôn sùng
bằng mọi cách để hy vọng cọp không
quấy phá, phù hộ độ trì và chống lại
tà ma.
• Tôn kính trong xưng hô: “ông”, “Ông
Ba Mươi”, “Ông Chằn”…
• Phong chức tước cho cọp: chức
“Hương Cả” ở Sóc Trăng, Bến Tre
• =>Ý nghĩa: “tôn trọng luật lệ giang
hồ”, “rừng nào cọp ấy”, không dám
xưng hùng xưng bá, tôn Cọp là người
đứng đầu.
• Phong thần và thờ cúng cọp: Sơn
Quân Chi Thần, Chúa xứ Sơn Lâm,
Thần Hổ. (Vd: miễu thờ Cọp Bạch ở
Thới Sơn, hang Ông Hổ ở Thất Sơn…
• Thờ ở nơi cọp từng hiển linh, bắt
người hoặc từng bị người bắt giết.
• Phối thờ Thần Hổ tại các đình làng
hoặc các nơi thờ tự khác: tượng, miếu
Ông Hổ, da hổ phơi khô nhồi trấu…
• Mồng 3 Tết, người dân dán giấy hồng
điều vẽ hình cọp với chữ Hán “Sơn
Lâm đại tướng quân” với mong muốn
thần Hổ không cho tà ma vào nhà.
Thờ cúng tổ tiên
• Nơi đặt đồ thờ cúng: giường thờ, tủ
thờ (tủ Gò Công)
• Trang trí tủ thờ: ở giữa là bát nhang
và lư hương đồng, cặp chân đèn 2
bên, chiếc độc bình và mâm ngũ quả
(Đông bình Tây quả)
• Phía sau gian thờ treo bộ tranh kiếng:
có chữ phúc-lộc-thọ, tranh phong
cảnh
• Hàng năm gia chủ tổ chức cúng giỗ
vào ngày mất của ông bà: mời Cửu
Huyền Thất Tổ.
• Ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên: tỏ lòng
thương nhớ người đã khuất, sum họp
gia đình, giáo dục con cái, mời người
đã khuất phù hộ…
Thờ trời đất
• Bàn thờ Thiên: đặt trong sân nhà,
trên đặt 1 bát nhang, 1 bình bông
nhỏ, mấy chung nước.
• “Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
• Cầu cho cha mẹ sống đời với con”
• => Nơi kết nối lòng người với trời đất.
• Thờ Đất: ông Địa
• Tư thế: chân co chân xếp, chít khăn
đầu rìu, 1 tay cầm quạt 1 tay cầm
điếu thuốc, áo phanh ngực, cọp theo
hộ tống
• Hình dáng: bộ ngực lớn, bụng chình
ình.
• Vị trí: đặt sát mặt đất
• Ở NB thờ cùng với Thần Tài hoặc
thay cho Thần Tài.
Thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh
• Đình làng thờ thần Thành Hoàng.
• Khác với đình Bắc Bộ và Trung Bộ:
thần Thành Hoàng không có lai lịch
cụ thể, chỉ thờ chữ “Thần”, do vua
ban sắc phong thần.
• Ngoài THBC, Tả ban – Hữu ban, Tiền
hiền – Hậu hiền.
3 loại lễ lớn trong cúng đình
NB
• Lễ Tam Ngươn (Tam Nguyên): rằm
tháng giêng, rằm tháng 7 và rằm
tháng 10.
• Lễ Hạ điền (vào đầu mùa mưa, khai
trương công việc nhà nông) và lễ
Thượng điền (cuối mùa mưa, tổng kết
công việc mùa vụ).
• Lễ Kỳ yên: lễ hội lớn nhất trong năm.
Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ
• Miếu Bà Chúa Xứ lập vào năm 1820,
được trùng tu lại vào 1870, 1962,
1972-1976.
• Nguồn gốc tín ngưỡng:
• (thần Uma, Kali)+Pô Naga+truyền
thống trọng nữ của người Việt.
Tôn giáo
• Bối cảnh ra đời:
• Không gian: môi trường sống đầy bí
ẩn. Vùng khai phá sau cùng, không
còn bị chi phối nhiều bởi văn hóa và
những tôn giáo truyền thống.
• Chủ thể: không thuần nhất, thành
phần đa dạng phức tạp. Là những
con người tự do, mạnh mẽ, dương
tính, hướng ngoại -> thích sáng tạo
cái mới.
• Thời gian: cuối XIX-đầu XX.
• Triều đình nhà Nguyễn suy vong.
• TD Pháp công khai xâm lược.
• Nhiều cuộc khởi nghĩa thất bại.
1 số tôn giáo ở ĐBSCL
• Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương:
• Do ông Đoàn Minh Huyên (1807-
1856) sáng lập, quê ở làng Tòng Sơn,
xã Cái Tàu Thượng, tổng An Thạnh
Thượng, tỉnh Sa Đéc. Được gọi Phật
Thầy Tây An.
• Giáo lý: đền đáp
• Tứ đại trọng ân,
• học Phật tu nhân.
Tứ Ân Hiếu Nghĩa

• Do Đức Bổn Sư Ngô Lợi (1831-1890)


sáng lập năm 1869.
• Giáo lý: học Phật tu nhân, lấy Tứ ân
làm trọng.
• Đức Bổn Sư lập ra các thôn: An Hòa,
An Định, An Thành, An Lập.
• Chia đạo thành 24 “gánh”.
Chùa Tam Bửu
Phật giáo Hòa Hảo
• Do giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (1920-1947)
sáng lập ngày 18/5 năm Kỷ Mão tại làng
Hòa Hảo (huyện Phú Tân, AG)
• Đạo HH thờ cúng tổ tiên, những anh
hùng hào kiệt dân tộc và địa phương
được nhân dân ái mộ. Tỉnh AG có
hơn 1 triệu tín đồ, chiếm 85,4% dân
số toàn tỉnh.
• “Ta là cư sĩ canh điền
• Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu
hành”.
Ông Đạo
• Nhiều ông đạo: đạo Đi Chậm, đạo
Nằm, đạo Câm, đạo Cao, đạo Chó,
đạo Rắn, đạo Dừa, đạo Ớt…
• Đặc điểm các ông đạo:
• đều là đàn ông;
• hầu hết đều là người Việt; trên 40t;
• không gọi tên thật;
• hình dáng và cử chỉ có tính kì quái;
• hành nghề chữa bệnh bằng ma
thuật, bùa phép.
b. Sân khấu – nghệ thuật
• Hát bội
• Đặc điểm: tính biểu trưng cao.
• Thịnh hành ở Đàng Trong (Bình Định
là cái nôi của hát bội miền Trung).
• Ảnh hưởng nhạc Chăm, hát Tiều, hát
Quảng.
• Các vở nổi tiếng: San Hậu, Phụng
Nghi Đình, Phàn Lê Huê, Hạng Võ
biệt Ngu Cơ…
Các diễn viên Hát Bội phân biệt từ mặt
mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh,
người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai
minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng
dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu
xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân
thật; màu lục là hồn ma.
Về y trang thì võ tướng khi ra trận mặc võ
giáp có cắm cờ lịnh sau lưng. Vua mặc
áo thêu rồng; hậu phi mặc áo thêu phượng.
Đào mặc áo lụa trắng đóng vai tiểu thơ đài
các còn lụa đỏ dành cho cô dâu. Áo vải đỏ
là tử tù.
Đờn ca tài tử
• Nhạc sư Nguyễn Quang Đại phối hợp
nhạc NB với nhạc cung đình Huế.
• Hơi Oán là điệu thức được sử dụng
nhiều nhất trong ĐCTT và cải lương.
• Các loại nhạc cụ:đờn kìm, đờn tranh,
đờn tỳ bà, đờn cò, đờn bầu, ghita
phím lõm…
Cải lương
• Nguyên nhân hình thành:
• Khách quan: xuất hiện tầng lớp tư
sản; 1 số nhà yêu nước chuyển sang
hoạt động VH-XH (Trương Duy
Toản); nông dân ủng hộ và phổ biến
rộng rãi.
• Chủ quan:
• nhạc tài tử có ưu thế trong thể hiện
tâm tư, tình cảm;
• có thể đối đáp;
• mang tính bạn tấu;
• kế thừa sáng tạo dân ca NB, TB, điệu
thức Oán.
Quá trình hình thành
• 1910, ban Nguyễn Tống Triều ở Mỹ
Tho đưa ĐCTT lên biểu diễn trên SK.
• 1915, ông Tống Hữu Định (Phó Mười
Hai) phân vai cho các người hat -> Ca
ra bộ.
• 1917, rạp thầy Năm Tú ra đời ở Mỹ
Tho, mua lại từ gánh “Xiếc và Ca ra
bộ An Nam Trẻ”
• Gánh cải lương đầu tiên ở SG là Tân
Thinh (năm 1920). Rạp diễn ở đường
Yersin, q1) đã dùng danh hiệu đoàn
hát cải lương, dưới bảng hiệu có đôi
liễn:
• Cải cách hát ca theo tiến bộ
• Lương truyền tuồng tích sánh văn
minh.
Gánh hát Đồng nữ ban (1927)
Hò Nam Bộ
• Tính chất: phóng khoáng, thư thái
• Ai đến quê tôi mênh mông Đồng Tháp
• Thẳng cánh cò bay bát ngát ruộng đồng
• Tiếng hò dìu dặt dòng sông
• Nhớ người du kích anh hùng thương binh.
• Ý nghĩa: giúp cho con người nơi xa xứ dễ
dàng liên kết với nhau, hỗ trợ nhau trong
cuộc sống tinh thần.
• Nơi thể hiện sự thông minh, chân
thành thẳng thắn của con người TNB
• Tới đây không hát thì hò
• Đâu phải con cò ngóng cổ mà nghe.
- Hò một mình gọi là hò lẻ. Tùy theo đề
tài mà chia thành nhiều loại hò khác
nhau như hò văn , hò thơ , hò
truyện , hò tiểu thuyết , hò tuồng.
- Có hai người đối đáp với nhau gọi
là hò đối đáp. Bắt đầu là hò chào, hò
mời, hò mừng, hò dạo hay hò đố. Tiếp
theo khi tỏ tình là hò huê tình hay hò
xe kết (tỏ tình). Và cuối buổi là hò
chia tay hay hò tiễn đưa.
• Hò đối đáp trên sông, hò chèo ghe, hò chèo thuyền ban
đêm, chèo thuyền ban ngày, hò mái đoản (hò mái cụt), hò
mái trường (hò mái dài):
• Hò ơ… Bớ chiếc thuyền loan khoan khoan gác mái
• Ơ… ta có một đôi điều phải trái phân nhau ơ…
• Hò ơ… Bớ chiếc ghe sau, chèo mau em đợi
• Ơ… kẻo qua khỏi khúc sông nầy bờ bụi tối tăm ơ…
• Ơ…Thuyền em đã nhẹ
• Chèo lẹ khôn theo
• Khuyên em bớt mái khoan lèo chờ anh..ơ…
• Ơ… Đây đã chèo lơi đang chờ người tri kỷ
• Gặp mặt chuyện trò cho phỉ ước mơ .. ơ…

c. Phong tục tập quán
• Hôn nhân:
• Hôn nhân không chỉ là việc riêng của
cá nhân mà là việc chung của gia
đình.
• “Đôi bông tai”
• có giá trị cộng đồng.
• Tục thách cưới.
• 3 lễ chính: dạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới.
• Lễ lên đèn.

• Không còn quá


• câu nệ về môn đăng hộ đối và không
gia trưởng trong việc sắp đặt hôn
nhân cho con cái.
• Có hiện tượng “chế” trong tổ chức hôn
lễ.
Tang ma
• Có sự chuẩn bị trước: hòm dưỡng già,
kim tỉnh.
• Phong tục đặt 1 nải chuối sứ (chưa
chín) lên bụng người mới mất.
• Có sự khác biệt với phong tục ở BB:
“chương trình văn nghệ không
chuyên”, thường tổ chức theo phong
tục của tôn giáo, đi lùi trước linh cữu
Tết Nguyên Đán
• Biểu tượng: cây mai vàng
• Cúng và chưng mâm
• ngũ quả

• Các món ăn truyền thống: bánh tét,


canh khổ qua, thịt kho nước dừa.
d. Hội lễ dân gian

• - Hội lễ Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc: cử hành tại


làng Vĩnh Tế thuộc Châu Đốc, nằm ở chân
núi Sam, diễn ra từ 23-27 tháng tư âm lịch.
• - Hội lễ rước cá voi: lớn nhất là ở Rạch Vàm
Láng( Gò Công – TG), vào ngày 9-11 tháng
ba âm lịch.
• - Hội lễ kỉ niệm Nguyễn Trung Trực: vào
ngày 27-29 tháng tám âm lịch hàng năm từ
Tiền Giang đến AG, Kiên Giang, Phú Quốc.
Lễ hội Kỳ yên
• Diễn ra ở khắp nơi, không đồng loạt
vào cùng 1 thời điểm
• “Tam niên đáo lệ Kỳ yên”
• Thường diễn ra trong 3 ngày 2 đêm:
lễ Thỉnh sắc, lễ Túc yết, Lễ Đoàn cả -
lễ Tế Tiền hiền, Hậu hiền.
d. Phong cách ứng xử
• - Tâm lí cởi mở và sự giúp đỡ chí tình trong quan hệ bạn bè.
• Đến đây, đất nước lạ lùng
• Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh.
• Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,
• Xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma
• Tâm lí phản kháng trước những bất công xã hội:
• Trời sanh cây cứng lá dài,
• Gió lay mặc gió, chìu ai không chìu.
• Bao giờ hết cỏ Tháp Mười,
• Thì dân ta mới hết người đánh Tây.
• Hào hiệp trong cuộc sống, bình đẳng trong giao tiếp, ít bảo
thủ.
Chương 5: Phương ngữ Nam
bộ
• Ra đời trên nền tảng của tiếng Việt
toàn dân từ thế kỉ XVII.
• Ranh giới của PNNB được xác định
khác nhau
• L.C.Thompson: không tồn tại những
ranh giới phương ngữ rõ ràng mà chỉ
tồn tại sự chuyển tiếp dần 1 số điểm
khác biệt về NÂ, TV.
Đặc điểm của PNNB về ngữ
âm
• Các PÂ đầu trong PNNB:
qKhông tồn tại các PÂ: /z/, /S/, /v/
qCó sự biến âm ở 1 số trường hợp: “đi
qua”, “hái hoa”, “cá rô”, “cây tre”…
• Các PÂ cuối trong PNNB:
qKhông phân biệt /k/ và /t/, /ng/ và /n/
NÂ giữa trong PNNB
• iê, uô, ươ trở thành những NÂ đơn i, u, ư khi
chúng đứng trước PÂ cuối /m/ hoặc /p/: niềm
tin, nhuộm áo, cướp bóc…
• Uôi, ươi à i, ư. Vd: kiều diễm, con hươu
• O, ô khi đứng trước /m/, /p/ à ơ
• Có xu hướng biến mất âm đệm /w/ trong các
NÂ đôi: oa, uyê
• Ong, ông, oc, ôc à ông, ôc
• 1 số từ đặc biệt: con ếch, bánh ít, lịch bịch,
xinh xắn…
• Thanh điệu: không phân biệt hỏi và
ngã
Đặc điểm về từ vựng trong
PNNB
• PNNB kế thừa và phát huy vốn tự
vựng toàn dân.
• Từ vựng NB phản ánh môi trường
sinh thái tại chỗ và có sự giao lưu với
tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Khmer
tạo thành lớp tự mượn độc đáo.
• Lớp từ chỉ động, thực vật của địa
phương: vú sữa, măng cụt, chôm chôm,
ô rô, …
• Mái giầm mọc kế ô rô
Bạn nghèo dầu chẳng ai xô cũng gần.
• Cóc kèn cột mái nhà tranh
Lá non ăn bánh, thương anh quá chừng.
• Trời sanh chi giống mắt mèo
Lỡ xuông phải nó mang nghèo xước da.
• Nhiều địa danh mang tên cây lạ: cây
quao, cây giá, cây vấp, cây trôm, cây
tra, cây củ chi (mã tiền)
• Về động vật: cá linh, cá chốt, cà sặc, cá
ngác, cá lìm kìm…
• Nước về tràn lạch ngập kinh
• Bớ em đi vớt cá linh, anh chờ!
• Má ơi con vịt chết chìm
• Thò tay con vớt, cá lìm kìm cắn con
• Tên chỉ địa hình trong PNNB: bưng
(vùng đất trũng ngập nước), giồng
(vùng đất cao), xẻo (nhánh, ngọn
nước nhỏ tự nhiên của con rạch), láng
(vùng đất thấp ngập nước quanh
năm, nhưng cạn), tắt (đoạn đường
nước hẹp, ngắn, nối 2 con rạch hoặc
sông)
• Những cách xưng hô thân mật:
• Người nhỏ tuổi gọi người lớn tuổi:
xưng con và gọi bằng thứ
• Người lới tuổi gọi người nhỏ tuổi:
thằng + thứ, con + thứ và xưng “qua”
• Vợ chồng gọi nhau: mình, anh-em,
…sắp nhỏ
• Từ mượn trong PNNB:
• Từ mượn gốc Khmer: sa-rông, cần xé (canh
chhê), lợp đánh cá (lop), cây thốt nốt (thnôt),
chùm ruột (căn tuôt), trái cà na (knar), …
• Từ mượn gốc Quảng Đông, Triều Châu: bò
bía (bảo bỉnh), dầu cháo quẩy (du chá quỹ),
lạp xưởng (lạp trường), tứ chiếng (tứ chính)…
• Từ mượn gốc Pháp: nhà ga (gare), đường
rầy (rail), qua bắc-phà (bac)…
5.2.1 Một số tính chất tiêu biểu trong
cách diễn đạt ngôn ngữ của người Việt
ĐBSCL
• Tính biểu cảm mạnh:
• Thường dùng những từ ngữ tạo ấn
tượng mạnh: (rộng) tuầy huầy, (ốm)
nhom ốm nhách, (xấu) thấy sợ, (rẻ)
rề,…
• Thường dùng các phó từ chỉ mức độ:
ghê, dữ, lận, thiệt, hà, quá trời, thấy
mồ, thấy ông cố nội…
• Trong văn học dân gian:
• Anh thương em năm bịch bảy bồ
• Sao em không thương lại, cái đồ bất
nhơn?
• Anh về, em đứng dựa hàng rào
• Khăn lau nước mắt muốn nhào theo
anh.
Diễn đạt cụ thể
• Dùng những hình ảnh để diễn đạt làm
lời nói mang tính trực quan hơn, tình
cảm thể hiện chân thật hơn.
• Vd: kéo nghe cái rẹc, tát cái bốp, cười
rần rần, đi cái một…
Tình yêu trong ca dao Nam bộ
• Trong lĩnh vực tình yêu, bên cạnh
những nét mang tính chung của dân
tộc, vẫn có những nét riêng về tính
cách trong lối tỏ tình, ướm hỏi, trong
khi giải bày tâm sự, trách cứ, trong
đấu tranh chống lại những áp bức vô
nhân, lề thói phong kiến cổ hủ.
• Cách tỏ tình chân thật, bạo dạn:
• Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái 'quệt', biểu ưng cho rồi
• Em có chồng chưa phải thưa cho thiệt
• Để anh lầm tội nghiệp cho anh.
• Hay phóng đại hóm hỉnh:
• Vắng cơm ba bữa còn no
Vắng em một bữa giở giò không lên
• Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung
dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất
hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam bộ.
Dao phay kề cổ, máu đổ không màng
Chết thì chịu chết, buông nàng anh không buông
Anh thương em,
Thương lún, thương lụn,
Thương lột da óc,
Thương tróc da đầu,
Ngủ quên thì nhớ,
Thức dậy thì thương.
• Cách nói vòng vo rất có duyên:
• Trời xanh bông trắng nhụy huỳnh
Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình
dễ thương
• Những trắc trở trong tình yêu nhiều lúc được trào
lộng hóa để ẩn giấu nỗi niềm của người trong
cuộc:
• Thác ba năm thịt đã thành bùn
Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em
• Quất ông tơ cái trót
Ổng nhảy tót lên ngọn cây bần
Biểu ông se mối chỉ năm bảy lần, ổng hổng se
• Thương em nên mới đi đêm
Té xuống bờ ruộng đất mềm hổng đau
May đất mềm nên mới hổng đau
Phải mà đất cứng ắt xa nhau phen này
• Thái độ quyết liệt trong tình yêu lắm lúc được
thể hiện đầy ấn tượng:
• Chẳng thà lăn xuống giếng cái 'chũm'
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa phượng cách biết đứng ngồi với ai?
• Nếu mà không lấy đặng em
Anh về đóng cửa cài rèm đi tu
• -Tu đâu cho em tu cùng
May ra thành Phật thờ chung một chùa
• Thể hiện tấm lòng son sắt bằng những
lời mộc mạc, tự nhiên:
• Lẻ đôi em chịu lẻ đôi
Hoa tàn em cũng đợi, bần trôi em cũng
chờ
• Dậm chân em kêu tức
• Vỗ ngực em kêu trời
• Gan em khô, ruột em héo, cũng bởi lời
anh than.
• => Tinh nghịch, hóm hỉnh những lúc
đùa vui và cả những khi thất vọng, đó
là vũ khí tinh thần của người lao động
để chống chọi những khắc nghiệt của
hoàn cảnh.
• Bớ chú lái ghe, đừng ve cô bán cá
• Để cô đi về, tía má cô trông.
• Chiếc khăn piêu thêu chỉ hồng
• Để gió cuốn, bay về đây vươn trên cây
• Achia ơi tới đây tìm nhặt chiếc khăn đẹp này
• Thôi này đừng tìm trong rừng, chết trong
rừng, nát hoa rừng, achia ơi!
• Achia ơi tới đây tìm nhặt chiếc khăn đẹp này!
• Tiếng tôi vang rừng núi, sao không ai trả lời?
Hò sạo Nam Bộ
• Hò ơ… Tới đây xứ xa, người thì cũng lạ
• Tôi cất giọng lên hò trong dạ hãy hoài nghi
• Em có chồng chưa nói thiệt ra đi
• Bữa sau anh cậy mai đến nói ờ…
• Hò ơ… Bữa sau anh cậy mai đến nói sẵn biết
đường đi khỏi tìm!

• Hò ơ… Tới đây không hò không hát
• Thì cô bác cho em là quê
• Mà hò mà hát ờ…
• Hò ơ… Mà hò mà hát thì cô bác lại cho là em mê
người tình!
• Hò ơ… em nghe anh học thông sách sử
• Lại đây cho em hỏi thử đôi lời
• Vậy chớ sao trên trời có mấy cái, nhái ngoài ruộng mấy
con, cây chuối con mấy bẹ, cây chuối mẹ mấy tàu, trời mưa
mấy hột ờ…
• Hò ơ… Trời mưa mấy hột, chớ cá dưới hào mấy con ơ…
• Hò ơ… Tuy anh không học thông sách sử, nhưng anh cũng
đáp thử em nghe
• Sao trên trời một chùm chín cái, nhái ngoài ruộng một
cặp hai con, cây chuối con sáu bẹ, cây chuối mẹ chín tàu,
còn trời mưa anh quên đếm ờ…
• Hò ơ… Trời mưa anh quên đếm, chớ cá dưới hào anh
cũng quên coi ơ…
3 dạng truyền thuyết dân gian ở
NB
• Truyền thuyết sáng tạo văn hóa gắn với việc lý
giải các địa danh: Bàu Voi, Cù lao Trâu, Bưng
Sấu Hì…
• Truyền thuyết kể trực tiếp về 1 số các nhân vật
anh hùng thời mở đất nhằm tôn vinh các anh
hùng khai phá: ông thầy rắn Năm Hơn, ông Gốc
dùng mác giết được cá sấu đang đẻ…
• Truyền thuyết về các nhân vật anh hùng chống
giặc ngoại xâm giàu nghĩa khí, can đảm, ngang
tàng, đứng lên chống áp bức, bất công.
2. Chuyện cổ tích ở NB
• Vẫn lưu truyền các chuyện hàng đầu như
Trầu cau, Sự tích ông Táo, Tấm Cám…
• Các chuyện có chủ đề phê phán, hạ bệ vua
được dân chúng tích cực lưu truyền: Gia đình
họ Trạng, Người đẹp khoai lang…
• Nhiều chuyện có nội dung đề cao phẩm chất
đạo đức truyền thống như tình hữu ái, cưu
mang lẫn nhau, lòng chung thủy: Nàng Út,
Sự tích Thủ Huồng, Sự tích hai cái đầu cầu…
• Nhiều sự tích về các loại cây trái gắn
liền với sinh thái địa phương: sầu
riêng, măng cụt, sabôchê…
3. Chuyện cười, chuyện nói
dóc, nói trạng
• Chuyện cười với nhiều cung bậc khác nhau:
v Đả kích sâu cay kẻ thù hoặc các lực lượng
quyền uy mà tồi tàn, vô hạnh
v Phê phán dí dỏm hoặc mỉa mai chua chát
những thói hư, tật xấu trong dân chúng.
v Mỉm cười khôi hài nhẹ nhàng trước những
tình huống nghịch lý thường gặp trong đời
sống hàng ngày
• VD: chuyện vui về mẹ chồng
• Đặc trưng của chuyện nói dóc, nói
trạng là nhân vật trung tâm của
chuyện chính là người sáng tạo
chuyện và đồng thời là người kể.
• Loại chuyện này thường dùng lối nói
xạo nôm na nhưng trí xảo của người
lao động bình thường để tạo tình
huống gài bẫy đối phương
Hệ thống chuyện Ba Phi

• Sự phóng đại đến ngoa ngoắt song vô cùng


hóm hỉnh là phương pháp biểu dương 1 cách
thông minh thiên nhiên NB, sản vật NB
phong phú, vốn tài trí và nét can trường của
người lao động bình thường.
• VD: chuyện cọp xay lúa
• “Chuyện Ba Phi toàn là những chuyện cười,
vô lý nữa, mà điển hình lạ lùng, đáng tin lạ
lùng về người nông dân NB đầy sức sống,
đầy chất lạc quan, chính cống NB, chính
cống VN” (Tô Hoài)
Văn học tác gia ở ĐBSCL
• Tao đàn Chiêu Anh Các (1736) gồm
37 văn nhân tham gia với 8 tác phẩm:
qHà Tiên thập vịnh: chữ Hán, viết xong
năm 1736, in tại Hà Tiên năm 1737
qMinh bột di ngư thi thảo: chữ Hán, do
Mạc Thiên Tích sáng tác, gồm 32 bài
đường luật tả cảnh “Lư Khê nhàn
điếu” và 1 bài phu dài 100 câu
qThụ đức hiên tứ cảnh: chữ Hán, là tập
thơ họa theo thể thuận nghịch đọc
qHà Tiên vịnh vật thi tuyển
qChâu thị trinh liệt tặng ngôn
qThi truyện tặng Lưu tiết phụ
qThi thảo cách ngôn dị tập
qHà Tiên thập cảnh khúc vịnh: chữ Nôm,
chỉ được truyền khẩu trong dân gian
vùng Hà Tiên
• Từ thế kỉ XIX, Nho học trong nước và
ở NB bắt đầu vào thời kì suy thoái.
• Đại bộ phận các tác giả văn học Hán
Nôm Gia Định xuất thân từ nông dân,
ít có người là con em của gia đình
danh gia vọng tộc à nội dung gần
gũi với quần chúng nhân dân (truyện
Lục Vân Tiên, Khóc vợ của Bùi Hữu
Nghĩa, Giã vợ đi làm quan của Phan
Thanh Giản…)
• Ra đời 2 thi xã:
qBình Dương thi xã với Trịnh Hoài Đức,
Lê Quang Định, Võ Trường Toản…
qBạch Mai thi xã với Trương Hảo Hiệp,
Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu,
Huỳnh Mẫn Đạt…Chủ đề ca ngợi cảnh
trí thiên nhiên, đề cao vui thú của kẻ
sĩ.
Văn học bằng chữ Quốc ngữ
• Khởi nguồn từ việc thực dân Pháp
chính thức dùng chữ Quốc ngữ làm
công cụ hành chính và học chính.
• Có sự kế thừa liên tục từ văn học Hán
– Nôm sang văn học chữ Quốc ngữ
Các thể loại Văn học NB cuối
XIX đầu XX
• Du ký hay tự sự: Chuyến đi Bắc Kỳ năm
Ất Hợi (1881) của Trương Vĩnh Ký, Như
Tây nhựt trình (1889) của Trương Minh
Kí, Đế Thiên Đế Thích chí lược (1912)
của Trần Khải Sơ…
• Tiểu thuyết: Thầy Lazaro Phiền (1887)
của Nguyễn Trọng Quản, Nghĩa hiệp kỳ
duyên (1919) của Nguyễn Chánh Sắt,
Cay đắng mùi đời, Một chữ tình của Hồ
Biểu Chánh…

You might also like