You are on page 1of 4

I khái quát chung

-1 DÂN SỐ
Thea tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở nước ta có 1.550.423
người, là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam. Con số thống kê này so với 10 năm
trước, năm 1999 tăng hơn 200.000 người. Đó là một tỉ lệ tăng vừa phải trong cộng đồng cư
dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.Đến năm 2019 dân số người thái ở Việt Nam có dân
số 1.820.950 người vẫn là dân số đứng thứ 3 việt nam và có mặt ở hầu hết 63 tỉnh
thành ở Việt Nam

Người thái gồm ba nhóm gồm có Thái Đen ( Tay đăm ) - Thái Trắng ( Tay Khao
) - Thái đỏ ( Tay đèng) chủ yếu là người thái đen và thái trắng

-2 PHÂN BỐ
Người Thái cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái ở 8 tỉnh này
chiếm 97,6% dân số.Địa bàn cư trú của người Thái Việt Nam chủ yếu ở Tây Bắc, một số
ít ở Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Quá trình di cư từ đầu những năm 1990 đã mở
rộng địa bàn cư trú của tộc người này ra một số vùng khác, trong đó có
các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, với tinh thần tự do trong hiến pháp, họ
cư trú trên 63 tỉnh và thành phố để làm ăn, sinh sống và học tập, cùng với các dân tộc
anh em, khác xây đắp một đất nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh trong tương lai.
-3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngược dòng lịch sử trước đây người thái sinh sống chủ yếu ở khu vực
Sipsongpanna và cánh đông Mường Thanh, người thái vốn là một phần cư dân của
vuowg quốc Nam Chiếu được thành lập vào năm 738 với kinh đô Taihe quanh hồ Nhĩ
Nam nên người thái còn gọi là Vuong quốc nam chiếu là NONG SE
Dưới áp lực của người hán và các dân tộc khác người thái đã thực hiện các cuộc thiên
di theo các dòng sông về phía Nam. Trong các cuộc thiên di đó có các cuộc thiên di của
người thái vào tây bắc Việt Nam tiêu biểu trong số này là hai nhóm Thái đen và Thái
trắng.
3.1 Nhóm thái trắng mường tấc
Nhóm người thái có mặt sớm nhất ở viêt nam có lẽ là nhóm Thái Mường Tấc. Tổ tiên
của nười thái mường tấc ở việt nam đã có mặt ít nhât là 19 thế kỉ. Ở phía tay bắc việt
nam người thái trắng cụ thể là tổ tiên của họ ngày nay vẫn chưa thể xác định được di cư
vào việt nam từ bao giờ những cuộc di cư đó có thể diễn ra vào cuối thế kỉ 9 thời kì Nam
Chiếu suy yếu liên tiếp bị nhà Đường tấn công nội bộ lục đục. Điều này khớp với câu
chuyên của người Hà nhì kể về giai đoạn chinh chiến liên miên giữa các nhóm người ở
các địa phương trong đất Hà nhì và thái là Hà nhì mi chạ. Khu vưc hà nhì và Nam vân
nam vốn là đất của người Hà NHÌ và la hủ làm chủ có rất nhiều tướng tài và dưới
chướng của họ là rất đông người thái. Trong chuyến dân quân từ mường tè ra mường
lay khi quay về thì tướng bên hà nhì là a bồ chu quầy đã bị lính người thái giết chết. Sau
đó có một tướng người hà nhì khác lên thay thế chỉ huy quân khống chế MƯỜNG lay và
Mường tè để lấy sức đánh lại người hán. Trận đánh thì thắng lợi nhưng sau đó ông này
cũng bị người Thái giết chết, từ đó mà lính hà nhì và người thái đánh nhau. Sức quân
yếu và sự trả thù của người hán nên người hà nhì, thái và cả người la hủ đã thi nhau bỏ
chạy tan tác khắp nơi. Về sau người thái từ Sipsongpanna đã đến vùng đất mường tè
mường lay và mường so sinh sống. Như vậy tổ tiên của người thái thuộc nhóm ngành
thái trắng đã định cư ổn định ở đây. Càng về sau thi có những nhóm theo sông đà thiên
di tới ở Mường Chiên và Mường Chiến.
Cũng theo dòng thiên một số nhóm người đã di cư xuống vùng phía nam việt nam ngày
nay và định cư phân bố rải rác ở dọc các vùng ven sông và thung lũng giáp biên giới
Lào.

3.2 Nhóm thái Đen


Người thái đen có nguồn gốc từ Mường ôm, Mường ai, Mường Tung Hoàng trong khu
vực Sipsongpanna. Các bộ lạc người thái giai đoạn thế kỉ 7-8 đã phát triển đến một giai
đoạn mà họ gọi là ‘ thời kì tạo đi tìm mường ‘ do đó cần phải thiển di đi tìm đất mới để
khai khẩn đông ruộng mở mang địa vực cư trú, một trong những hướng thieendi của họ
là sông hồng về phía nam đất này tuy đã có người thái từ trước nhưng vẫn còn ít. Từ
mường lò người thái đen lại tiếp tục di chuyển đi khắp nơi một hướng họ thi di đi ngược
lên vùng sông thao nước đỏ họ tới vùng lòng chảo Mường than Mường khim Mường
Cang , các vùng thuộc mường tháo( yên bái).. một hướng khác thì di chuyển về cánh
đồng quang huy để cộng cư với người đồng tộc thuộc ngành trắng đã ở đây từ lâu.
=> Như vậy người thái đã có mặt hầu khắp khu vực tây bắc, các bản mường
mới được thành lập và là tiền lề hình thành nên khu 16 châu Thái đứng đầu
là các tạo mường cai quản. Dân tộc thái ở tây bắc đã có chiều dài hơn nghìn
năm xây dựng và phát triển. Đã có thời gian đạt đỉnh cao nhiều thành tựu về
văn hóa xã hôi qua những biến động thăm trầm lích sử các thủ lĩnh và nhân
dân 16 châu Thái đã cùng với triều đình đánh bại nhiều kẻ xâm lược để giữ
vững bản mường. Sau chiến thắng điện biên phủ năm 1954 chính phủ thành
lập khu tự trị Thái- Mèo( 1955-1962) sau đó đổi thành khu tụ trị Tây Bắc
( 1962-1975) đến 27-12-1975 thì giải thể cùng khu tự trị Việt Bắc

You might also like