You are on page 1of 9

1.

Nguồn gốc lịch sử:


Theo David Wyatt, là một nhà sử học và tác
giả người Mỹ đã nghiên cứu về Thái Lan,
trong cuốn "Thailand: A short history (Thái
Lan: Lịch sử Tóm lược)", người Thái xuất xứ
từ phía nam Trung Quốc , có cùng nguồn gốc
với các nhóm dân ít người bây giờ như
Choang, Tày, Nùng. Người Thái vốn là một
phần cư dân của Vương quốc Nam Chiếu
được thành lập vào năm 738 với Kinh đô
Taihe quanh Hồ Nhĩ Hải (Vân Nam, Trung
Quốc) Tiếp nối của nó là Vương quốc Đại Lý (937 – 1253).

Tranh cổ khắc họa cuộc sống của vương quốc Nam Chiếu xưa
Dưới sức ép của người Hán và người Việt ở phía bắc và phía đông, người Thái dần
di cư về phía nam và tây nam theo các con sông. Người Thái di cư đến Việt Nam
trong thời gian từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Trung tâm của họ khi đó là Điện Biên
Phủ (Mường Thanh). Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ở Đông Nam Á cùng 1 lúc bây giờ
như Lào, Thái Lan, bang Shan ở Miến Điện và một số vùng ở đông bắc Ấn Độ
cũng như nam Vân Nam.Vậy nên tổ tiến của những Thái đều ở Vân Nam ( Trung
Quốc) hết rồi di cư xuống Đông Nam Á và Ấn Độ.

Địa bàn cư trú của người Thái thường là các tỉnh miền núi bao gồm Điện Biên,
Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai và khu vực Thanh Hóa, Nghệ An.
Theo thống kê, dân tộc Thái đứng ở vị trí thứ 3 trong về dân số các dân tộc ở Việt
Nam.

2.Ngôn ngữ và chữ viết


Ngôn ngữ có hai hình thức chính: Nói và viết. Chữ viết (các kí hiệu bằng đường
nét) là cái có sau, dùng để ghi lại lời nói hoặc đại diện cho ý muốn nói.

Người Thái có ngôn ngữ và văn tự riêng. Các nhà dân tộc học hiện nay đã xếp tộc
người này vào Nhóm nói tiếng Thái - ngữ hệ (họ ngôn ngữ) Kra-Dai (hay còn
gọi là Tai-Kadai) . Do có chung một cội nguồn, các ngôn ngữ Thái có tỷ lệ từ vựng
chung cao.

Các ngôn ngữ Thái này chủ yếu là ngôn ngữ đơn âm tiết, có thanh điệu. Cú pháp
chủ yếu là SVO (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ). Trừ những câu mệnh lệnh thức, còn ít
có trường hợp đảo ngược thứ tự này. Tiếng Thái Việt Nam là một phương ngữ
được hợp bởi năm vùng thổ ngữ:
1. Thái Trắng miền cực bắc Tây Bắc.

2. Thái Đen vùng giữa miền Tây Bắc, thường gọi là tiếng Thái chín châu (Kwam
Thai kau chaw muang).

3. Thái Đen ở huyện Yên Châu (Sơn La), thường gọi là Thái Mường Vạt.

4. Thái Trắng ở huyện Phù Yên, Mộc Châu (Sơn La) hợp cùng Thái Đen, thường
gọi là Tày Thanh (Man Thanh, Tay Nhại).

5. Nhóm Thái với các tên thường gọi là Tày Mường, Hàng Tổng, Tày Dọ ở mạn
Tây bắc Hòa Bình và miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An.

Người Thái ở Việt Nam có hai loại chữ:

1. Chữ cổ gốc Ấn Độ - tự dạng Sanskrit (với nhiều kiểu khác nhau, ở người
Thái Đen, Thái Trắng; Táy Thanh, Táy Đeng; Táy Dọ; Tai Pao, Thái Mường, Thái
Hàng Tổng…)

Chữ Thái cổ Việt Nam thống nhất cách cấu tạo và đọc, nhưng lại có tám loại ký tự
khác nhau, đó là: chữ Thái Đen, chữ Thái Trắng Mường Lay, chữ Thái Trắng
Phong Thổ, chữ Thái Trắng Phù Yên, chữ Thái Trắng Mộc Châu, Mai Châu, Đà
Bắc, chữ Thái Lai Xư (Tay Thanh), chữ Thái Lai Pao (Tương Dương, Nghệ An),
chữ Thái Lai Tay hay chữ Thái Quỳ Châu (Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp thuộc
tỉnh Nghệ An).

a) Chữ của người Thái Đen, Thái Trắng

Một trang chữ Thái Đen được in ấn tại Hoa Kỳ (bởi người Thái tại Hoa Kỳ),
nguồn: SILChữ Thái Việt Nam chính thức
được thống nhất sử dụng từ 5/2008
Đây là kiểu chữ Thái được dùng phổ biến ở vùng Tây Bắc. Hiện nay, các văn bản
chữ ghi tiếng Thái Đen và Thái Trắng tương đối nhiều và ít nhiều vẫn được dùng
để ghi chép in ấn. Truyền thuyết Thái kể rằng, Lò Lẹt là người có công mang đến
và làm cho chữ viết này dùng rộng rãi trong dân Thái, vào thế kỉ XIII. Tiếng nói
của người Thái Đen và Thái Trắng rất khác nhau. Nhưng chữ viết hai ngành này
thống nhất về cơ bản. Sự khác biệt giữa hai hệ chữ này chỉ là ở số lượng các kí
kiệu ghi âm đầu, nguyên âm, âm cuối, về một vài điểm trong cách ghi các âm.

b/ Chữ của người Táy Thanh, Táy Đèng (ở Thanh Hóa, Nghệ An; ở Mai Châu -
Hòa Bình; ở Phù Yên - Sơn La)

So với chữ Thái Đen, chữ Tay Đeng ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, hiện nay, trong
các gia đình người Thái ở Mai Châu, Hòa Bình và một số gia đình ở Thanh Hoá,
Nghệ An còn lưu giữ các văn bản bằng chữ Thái (Tay) Đeng. Một số người làm
nghề thày cúng còn đọc được các văn bản bằng chữ Tay Đeng. Tiếng nói các
ngành này có những điểm thống nhất và nhiều điểm khác so với tiếng Thái Đen,
Thái Trắng. Chữ của các nhóm trên cũng thống nhất và khác so với chữ Thái Đen,
Thái Trắng.

c/ Chữ của người Táy Dọ (Tay Do) ở các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong,
tỉnh Nghệ An.

Chữ viết này thường được gọi chung là “chữ Thái Quỳ Châu”, nhưng ít thông
dụng. Trong một số gia đình người Thái vẫn còn lưu giữ một số văn bản viết bằng
chữ viết này, một số người tuổi cao vẫn còn đọc được. Người Táy Dọ còn sống ở
tỉnh Bô Ly Khăm Xay và Khăm Muộn - Lào. Một bộ phận của họ cư trú ở Đông
Bắc Thái Lan. Đặc điểm đáng chú ý nhất của chữ Thái Quỳ Châu là có cách viết
như chữ Hán: Viết theo cột dọc từ trên xuống dưới; các cột viết từ phải sang trái,
có lẽ là do ảnh hưởng từ cách viết chữ Hán. Hệ thống kí hiệu của chữ Thái Quỳ
Châu tương đối phức tạp.

d/ Chữ của nhóm Tai Pao, Thái Mường, Thái Hàng Tổng ở huyện Tương Dương,
tỉnh Nghệ An So với các loại chữ Thái khác, chữ Lai Pao ít thông dụng. Rất hiếm
gặp văn bản viết bằng chữ viết này và rất ít người còn đọc được. Chữ này được gọi
là “Lai Pao” (lai - “hình vẽ, chữ”, Pao - sông Cả, Lai Pao - chữ của người Thái
vùng sông Cả). Nó được một cố đạo người Pháp (Th. Guignard) tìm thấy từ năm
1912, gọi là chữ “Liệp Nặm”. Chữ Lai Pao và chữ Thái Quỳ Châu có nhiều điểm
giống nhau, khác với các chữ Thái Đen, Thái Trắng và Tay Đeng (Thái Thanh).

Một trang chữ Thái cổ trong gia phả


họ Lò Cầm, Mai Sơn, Sơn La và chữ
ký, họ tên, dấu người viết bằng chữ
Lai Pao - nửa phía dưới. (Nguồn: Lịch
sử văn hóa dân tộc Thái)

2. Chữ mới - tự dạng latin.

Chữ Thái cổ đã từng có vai trò khá lớn trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của đồng
bào Thái, được các trí thức Thái xem là tài sản quý báu của dân tộc Thái. Việc mã
hóa chữ Thái cổ đã được đặt ra. Chữ Thái “mới” đã được xây dựng từ khi người
Pháp đến Tây Bắc (1946 - 1954). Năm 1970, phương án chữ Thái Latin được Ủy
ban nhân dân tỉnh Lai Châu phê chuẩn. Chữ này đã được sử dụng trong một sáng
tác văn học, biên soạn sách. Nhìn chung, chữ Thái chưa có điều kiện phổ biến và
sử dụng tích cực
Trong giai đoạn 1954 - 1969, chữ Thái khu tự trị Tây Bắc cũ đã được cải tiến,
thống nhất và mang tên Chữ Thái Việt Nam thống nhất. Từ tháng 5/2008 chữ Thái
cải tiến mới được chính thức được đưa vào sử dụng, được gọi là chữ Thái Việt
Nam.

3.Về đơn vị hành chính và tổ chức xã hội


Tổ chức xã hội Thái Tây Bắc được hình
thành theo đơn vị hành chính, chặt chẽ,
quy củ từ trên xuống dưới:
Mường Bản Gia đình

* Mường

Mường được hình thành là do nhu cầu của quá trình đấu tranh phát triển sản xuất,
bảo vệ địa bàn cư trú và chống lại sự xâm nhập của các tộc người từ nơi khác đến.
Vì thế, Mường ban đầu thực chất là một sự liên minh lãnh thổ theo kiểu liên minh
quân sự, Mường thường là sự liên minh lãnh thổ của 5-7 bản, cũng có khi là cả một
khu vực rộng lớn hàng chục bản, tuỳ theo địa thế đất đai, ảnh hưởng của người
đứng đầu, điều kiện kinh tế…
Mường là cơ sở nồng cốt trong cách tổ chức xã hội, chính trị và tôn giáo của
người Thái. Các mường có thể nhỏ hay lớn tùy theo yếu tố kích thước và quan
trọng. Nhưng lúc nào cũng có ở trung tâm một mường gọi là Mường Luông mà
tất cả mường khác điều phải hướng về và qui phục. Tứ đại Mường lớn nhất miền
Bắc Việt Nam là: Mường Thanh, Mường Lò, Mường Than và Mường Tấc.

Đứng đầu các Mường lúc đầu là một vị thủ lĩnh quân sự (tiếng địa phương gọi
Khun), sau này khi xã hội phát triển, vị thủ lĩnh quân sự dần dần trở thành người
điều hành tất cả mọi công việc trong Mường nên được gọi là Chẩu mường và được
cha truyền con nối (cứ như thế uy quyền của dòng họ quý tộc dần dần được tạo
lập). Chẩu mường có quyền quy định lệ cống nạp sản vật, lao dịch, binh dịch, tổ
chức các “Đội quân chinh chiến”(hay còn gọi là Đội quân Áo Đỏ) để bảo vệ bản
mường, chống lại sự xâm nhập của các tộc người từ các nơi khác đến [10].

Mường là một đơn vị hành chính trong xã hội Thái ở Tây Bắc, nhưng không có
nghĩa tất cả các mường đều có vị trí và vai trò như nhau, mà có “Mường lớn”
(người Thái gọi là Mường Luông) và “Mường nhỏ” (có nơi gọi là Chiềng).

Ví dụ: ở Mộc Châu,“Mường Luông” là Mường Sang được gọi là mương trung
tâm, chẩu mường cai quản cả một vùng rộng lớn; các mường nhỏ như Mường Tè,
Mường Sại, Chiềng Khừa, Chiềng Đi, Chiềng Ve, Mộc Hạ, Xuân Nha...phải phụ
thuộc và có nghĩa vụ cống nạp sản vật, làm nghĩa vụ phu phen, tạp dịch cho Chẩu
mường của Mường Sang.

* Bản

Người Thái Tây Bắc thường quần tụ sinh sống theo bản, mỗi bản có từ 20-30 gia
đình.
Trong bản của người Thái, theo quy định truyền thống người cao tuổi có uy tín
được suy tôn làm trưởng bản. Trưởng bản là người có nhiệm vụ bao quát mọi việc:
từ làm ăn, duy trì luật tục, bảo vệ đất đai, nguồn nước cho đến các lễ nghi, tôn
giáo... Tất cả các vấn đề này được hệ thống hóa thành quy định hết sức nghiêm
ngặt gọi là “Luật bản”, “Luật tục”... Điều đặc biệt, sự giàng buộc giữa các cộng
đồng cư dân trong bản, mường của người Thái Tây Bắc chủ yếu dựa trên quan hệ
huyết thống của các dòng họ, tiêu biểu như: họ Hoàng ở Mường Vạt (Yên Châu-
Sơn La), họ Sa ở Mường Sang (Mộc Châu-Sơn La), họ Cầm ở Mường Mụa (Mai
Sơn-Sơn La), họ Đèo ở Mường Lay (Điện Biên), Quỳnh Nhai (Sơn La), họ Bạc ở
Mường Muổi (Thuận Châu-Sơn La)...

* Gia đình

Gia đình là hạt nhân trong thiết chế xã hội của người Thái Tây Bắc. Gia đình của
người Thái Tây Bắc là gia đình phụ hệ, người đàn ông giữ vai trò quan trọng trong
gia đình. Nhưng, một số tàn dư của chế độ mẫu hệ như tục ở rể vẫn được bảo lưu.
Con trai người Thái thường phải ở rể bên nhà vợ từ 3 đến 5 năm, sau đó mới được
phép làm lễ đón dâu chính thức về nhà mình. Đặc biệt, trong ngôi nhà của người
Thái có thể có nhiều thế hệ cùng chung sống nhưng duy nhất chỉ có một bếp lửa.
Điều này hoàn toàn khác với phong tục của một số dân tộc ở Tây Nguyên như
người Ba Na, Ja Rai, Brâu... trong một mái nhà của họ cũng có nhiều thế hệ cùng
chung sống, nhưng do được ăn riêng nên có thể chia ra thành nhều bếp lửa.

=> Như vậy, thiết chế xã hội truyền thống của người Thái Tây Bắc được tổ chức
theo đơn vị hành chính (bản, mường) chặt chẽ, quy củ từ trên xuống dưới, hạt nhân
của thiết chế này chính là gia đình; sự giàng buộc giữa các cộng đồng cư dân trong
các bản, mường của người Thái chủ yếu dựa vào mối quan hệ huyết thống của các
dòng họ.

Nguồn tài liệu tham khảo:

file:///D:/TAI/55305-Article%20Text-159530-1-10-20210329.pdf
file:///C:/Users/DELL/OneDrive/Hi%CC%80nh%20a%CC%89nh/Van-hoa-va-
lich-su-nguoi-Thai-o-Viet-Nam-DHQGHN-1998.pdf

https://lichsuvanhoathai.com/lich-su-thai/nguon-goc-nguoi-thai-viet-nam-phan-1-
nguoi-thai-tay-bac/

Câu hỏi trắc nghiệm:

1) Người Thái ở Việt Nam có bao nhiêu loại chữ chính:

A.2

B.3

C.4

D.5

2) Mường nào sau đây luôn có ở trung tâm nơi ở của người Thái:

A. Mường Thanh

B. Mường Lò

C. Mường Than

D. Mường Luông

You might also like