You are on page 1of 6

Chương I

(2) Từ vựng tiếng Việt được hợp thành từ những từ ngữ có nguồn gốc nào?
* TIẾNG VIỆT THUỘC HỌ HÁN TẠNG
- Ý kiến trước tiên phải kể đến là ý kiến của Taberd (1838): “tiếng Việt chỉ là
một nhánh bị thoái hoá của tiếng Hán”.
- Về vấn đề từ vựng, Cao Xuân Hạo cho rằng từ Hán Việt chiếm tỷ lệ >70%
trong vốn từ tiếng Việt
VD: bác sỹ, thân thể, buồng/phòng, mùi/vị, mùa/vụ, mồ/mả/mộ
- Về mặt ngữ âm: Số lượng thanh điệu TV hiện nay gần tương ứng với hệ thống
tứ thanh của tiếng Hán đời Đường
Tính xác thực của vấn đề:
Về mặt từ vựng: Số lượng từ tương ứng giữa tiếng Hán và TV là do vay mượn
chứ không phải là từ thuộc lớp từ vựng cơ bản và đại đa số những từ đó đều là
những từ văn hoá (những từ thể hiện trình độ phát triển của xã hội)
Về mặt ngữ âm: Theo chứng minh của A.G.Haudricourt, ở giai đoạn tiền Việt -
Mường, TV là một ngôn ngữ ko có thanh điệu
* TIẾNG VIỆT THUỘC HỌ THÁI
- Ý kiến thứ 2, đáng chú ý hơn cả, cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc họ
ngôn ngữ Thái. Cần phải nói ngay rằng, trong số những ý kiến không xếp tiếng
Việt vào họ ngôn ngữ Nam Á thì cách lí giải cho ý kiến này có vai trò quan
trọng nhất
- Năm 1884, K.Himly, phân loại nguồn gốc các ngôn ngữ ở Đông Nam Á
- Năm 1912, Maspero “ Nghiên cứu về ngữ âm lịch sử TV. Những phụ âm đầu”
Ý kiến này được Henry Maspéro đề xuất vào đầu thế kỉ 20, và trong một thời
gian dài, nó đã chi phối quan niệm về phân loại nguồn gốc ngôn ngữ của các nhà
ngôn ngữ trên thế giới. Bằng phương pháp so sánh-lịch sử, với lập luận chặt chẽ,
tỉ mỉ về các khía cạnh từ vựng cơ bản, ngữ pháp và thanh điệu, Maspéro đã làm
những nhà nghiên cứu đương thời không có cách gì bác bỏ được. Cụ thể là:
– Về từ vựng: Tiếng Việt gần gũi về mặt nguồn gốc cả với ngôn ngữ Môn -
Khome lẫn các ngôn ngữ Thái
+ Hệ số đếm, các từ chỉ thiên nhiên, tên súc vật, cây cỏ, các từ liên quan đến
người, cách ăn ở phần lớn là Môn- Khome. Nhưng ko có loạt nào trọn vẹn cả và
trong tất cả các loạt đều có một số từ ít nhiều gốc Hán.
+ Những từ TV chỉ bộ phận cơ thể người có nguồn gốc Môn - Khơme
...
+ Những từ TV chỉ bộ phận cơ thể người có nguồn gốc Thái
...
- Maspero đã so sánh 185 từ TV với các ngôn ngữ Môn Khome và ngôn ngữ
Thái
+ Về từ vựng: có 87 từ tương ứng với các ngôn ngữ Môn Khome và 98 từ còn
lại tương ứng với các ngôn ngữ Thái
+ Theo khảo sát sau này thì chỉ có 39 từ tương ứng với các ngôn ngữ Môn
Khome và 21 từ tương ứng với các ngôn ngữ Thái là những từ thuộc lớp từ cơ
bản của tiếng Việt
– Về ngữ pháp: tiếng Việt gần với tiếng Thái và khác rất xa với các ngôn ngữ
Mon-Khmer hiện nay bởi các tiếng Mon-Khmer có cơ sở sơ sài về hình thái học
trong khi đó tiếng Việt là một ngôn ngữ không có giá trị hình thái học.
– Về thanh điệu: với Maspéro, thanh điệu tiếng Việt là một vấn đề quan trọng vì
tiếng Việt hiện nay là một ngôn ngữ cũng có thanh điệu như các ngôn ngữ Thái
và Hán. Trong khi đó, cho đến nay, các ngôn ngữ Mon-Khmer vẫn là các ngôn
ngữ không có thanh điệu.
...
-> Maspero đã kết luận: “ Tiếng tiền Việt đã sinh ra từ một sự hỗn hòa của một
phương ngữ Môn- Khome, một phương ngữ Thái và có thể của cả một ngôn ngữ
thứ 3 còn chưa biết, rồi sau đó tiếng Việt đã vay mượn một sô lượng lớn những
từ Hán. Nhưng cái ngôn ngữ có ảnh hưởng quyết định để tạo ra cho tiếng Việt
trạng thái của nó là chắc chắn theo ý tôi, một ngôn ngữ Thái, và vì thế tôi nghĩ
rằng, tiếng Việt phải được xếp vào họ Thái”
* TIẾNG VIỆT THUỘC HỌ NAM ĐẢO
- Loại ý kiến thứ 3 là những ý kiến xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Đảo.
Đó là ý kiến của Bình Nguyên Lộc với hai cuốn Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc
Việt Nam (Sài Gòn, 1972) và Lột trần Việt ngữ (Sài Gòn, 1973)
- Bình Nguyên Lộc tìm được 6 - 7 nghìn danh từ Việt giống danh từ Mã Lai
...
Cơ sở của những ý kiến này là sự tương ứng từ vựng giữa tiếng Việt với các
ngôn ngữ khác nhau trong họ Nam Đảo. Tuy nhiên, phải nói ngay rằng, đây là
những tương ứng chưa phải là những tương ứng mang tính hệ thống và do đó
khả năng vay mượn là rất lớn. Khả năng này còn được đẩy lên cao hơn nữa khi
mà, như chúng ta đã biết, sự cư trú đan xen giữa những cư dân Nam Á và cư dân
Nam Đảo là có thực và diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Cần phải nói
thêm rằng, tác giả Bình Nguyên Lộc đã cho rằng “có 40% từ Mã Lai trong vốn
từ của tiếng Việt”, tuy nhiên “trong hai cuốn sách của ông chỉ thấy kể có khoảng
dăm chục từ” (1)…
Tính xác thực của vấn đề:
- Coi tất cả các ngôn ngữ có mặt ở ĐNA thuộc một họ ngôn ngữ, họ Mã Lai
- Chưa phân biệt lớp từ cơ bản và lớp từ văn hóa
- Chưa xác định tính đều đặn của qui luật ngữ âm
* KHUYNH HƯỚNG XẾP TV VÀO HỌ NAM Á
Trong hai năm 1953 và 1954, A.G. Haudricourt đã lần lượt công bố bài báo
quan trọng:
– Về vị trí của TV trong các ngôn ngữ Nam Á
– Về nguồn gốc các thanh điệu trong tiếng Việt
- Giới hạn và nối kết của ngôn ngữ Nam Á ở Đông Bắc

Với hai bài báo này, ông đề nghị phải xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Á,
chứ không phải là họ Thái như H. Maspéro đã đề nghị. Cần phải nói ngay rằng,
A.G. Haudricourt không phải là người đầu tiên nêu ra quan điểm xếp tiếng Việt
vào họ ngôn ngữ Nam Á. Mà, như đã trình bày ở trên, quan điểm này đã được
đề xuất từ năm 1856, và hiện nay, đây là quan điểm nhận được nhiều sự đồng
tình nhất bởi cơ sở khoa học của nó. Trong số những ý kiến ủng hộ đó, có thể
coi lập luận của Haudricourt là đầy đủ nhất và là những lí lẽ đại diện cho cách
phân loại này. Hơn thế nữa, qua lập luận của Haudricourt chúng ta còn có thể rút
ra được những cơ sở để xác định nguồn gốc tiếng Việt.

- Thứ nhất, về vấn đề từ vựng:


...
Sau khi tiến hành khảo sát lại nhóm từ chỉ các bộ phận cơ thể trong tiếng Việt
mà Maspéro đã dẫn ra để làm chứng cứ trong công trình so sánh của ông,
Haudricourt đã chỉ ra rằng nhóm từ ấy về cơ bản là những từ thuộc về Mon-
Khmer, chứ không phải là vừa gốc Thái vừa gốc Mon-Khmer như Maspéro đã
chỉ ra. Vì vậy, trên phương diện từ vựng, quan hệ giữa tiếng Việt và các ngôn
ngữ Thái là quan hệ vay mượn. Ông còn cho thấy sự tương ứng về từ vựng cơ
bản giữa TV với các ngôn ngữ Môn-Khome là sự tương ứng mang tính chất cội
nguồn, khác với sự tương ứng giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ Thái

Thứ hai, về vấn đề ngữ pháp, cụ thể là vấn đề cấu tạo từ bằng phương thức phụ
tố. Hiện nay người ta vẫn nhận thấy dấu vết của phương thức này. Ví dụ điển
hình là cặp từ giết – chết:
kchết xát hoá > giết
Ngoài ra, còn có một số cặp từ khác: cọc-nọc, kẹp-nẹp, con-non…
Qua những cặp từ như vậy, chúng ta có thể chứng minh chúng là hệ quả của
phương thức cấu tạo từ bằng phụ tố còn lưu giữ trong các ngôn ngữ Mon-
Khmer. Tuy nhiên, điểm lập luận này, đối với Haudricourt, không phải là quan
trọng nhất.

Điểm quan trọng ở đây chính là vấn đề thanh điệu. Haudricourt cho rằng, việc
hiện nay tiếng Việt có hệ thống thanh điệu giống như tiếng Thái còn các ngôn
ngữ Mon-Khmer không thanh điệu chưa nói lên điều gì về nguồn gốc. Bởi hệ
thống thanh điệu có thể xuất hiện, có thể mất đi trong lịch sử của một ngôn ngữ.
Hơn nữa, theo V.B. Kasevich, ở một số ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Tây Phi tuy
chúng đều có thanh điệu và thậm chí có những điểm giống nhau đến kì lạ về ngữ
pháp nhưng “tuyệt đối rõ ràng là những ngôn ngữ này không phải là họ hàng”

Theo Haudricourt, thanh điệu tiếng Việt là một hiện tượng mới có, nói cách
khác, trước đây tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ không có thanh điệu và hiện
nay nó là một ngôn ngữ có thanh điệu giống như các ngôn ngữ Thái. Chính vì
điều này mà Haudricourt đã chứng minh được rằng, về nguồn gốc, tiếng Việt
tương tự như các ngôn ngữ Mon-Khmer:
...
– Giữa thanh điệu và phụ âm đầu có liên quan chặt chẽ đến nhau theo hướng các
phụ âm đầu tắc vô thanh tương ứng với một thanh có âm vực cao, còn những
phụ âm đầu hữu thanh thì tương ứng với thanh điệu có âm vực thấp.
– Thanh điệu tiếng Việt có sự tương ứng với cách kết thúc âm tiết:
+ Hai thanh ngang-huyền: âm tiết mở;
+ Hai thanh hỏi-ngã: âm cuối xát;
+ Hai thanh sắc-nặng: âm cuối tắc yết hầu.

(3) Trong phương pháp so sánh lịch sử có những điểm nào cần lưu ý?
- Là 1 hệ thống các thủ pháp phân tích được dùng trong việc nghiên cứu các NN
thân thuộc nhằm phát hiện qui luật phát triển kết cấu của chúng kể từ các âm và
các dạng thức cổ nhất đã được phục nguyên

Khi so sánh cần chú ý:


– Cơ sở của sự so sánh là sự giống nhau của âm và nghĩa, nhưng có nhiều kiểu
giống nhau và nhiều nguyên nhân làm cho giống nhau.
+ Trước hết, sự giống nhau có thể là do kết quả của hiện tượng vay mượn từ.
Các từ vay mượn không phản ánh quan hệ nguồn gốc giữa các ngôn ngữ. Cho
nên khi so sánh cần chọn lớp từ vựng cơ bản, từ vựng gốc của mỗi ngôn ngữ.
+ Mặt khác, sự giống nhau của các từ trong các ngôn ngữ có thể chỉ là ngẫu
nhiên. Một hiện tượng được coi là bằng chứng của quan hệ thân thuộc giữa các
ngôn ngữ khi nào nó được tìm thấy trong cả một loạt từ của nhiều ngôn ngữ.
– Thừa nhận ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội – lịch sử, phương pháp so sánh
– lịch sử không đòi hỏi các sự kiện được so sánh phải giống nhau hoàn toàn (về
ngữ nghĩa và ngữ âm) mà chỉ cần tương ứng nhau một cách có quy luật.
Và, phương pháp so sánh – lịch sử chẳng những xác định được nguồn gốc lịch
sử của các ngôn ngữ mà còn xác định được những quy luật phát triển lịch sử của
chúng. Phương pháp so sánh – lịch sử vừa xác định được bản chất chung giữa
các ngôn ngữ thân thuộc vừa xác định được bản chất riêng của mỗi ngôn ngữ
trong hệ thống các ngôn ngữ thân thuộc.

(4) Quá trình hình thành và phát triển chữ quốc ngữ có những điểm mốc
quan trọng nào?
1. Những người có công sáng tạo
1.1. Các giáo sĩ phương Tây
1.1.1. Francisco de Pina (1585-1625)
- Là người châu Âu đầu tiên nói thạo tiếng Việt. Ông tới Đàng trong vào năm
1617 và ông cũng là thầy giúp dạy tiếng Việt cho Alexandre de Rhodes.
1.1.2. Alexandre de Rhodes (1591-1660) và từ điển Việt- Bồ - La được xuất bản
tại Rome năm 1651
- Đắc Lộ là linh mục Dòng Tên, được cử sang Nhật truyền đạo. Nhật Bản cấm
đạo. Năm 1624, sau một năm chờ đợi học tiếng Nhật ở Ma Cao, ông được phái
vào Đàng Trong (Hội An) và nhanh chóng học được tiếng Việt.
- Vào năm 1651, Đắc Lộ soạn thảo và cho xuất bản 2 sách CQN đầu tiên gồm 2
cuốn từ điển Việt-Bồ-La và giáo lý.
* Từ điển Việt-Bồ-La: Sự ra đời của quyển Từ Điển này là một cái mốc quan
trọng trong quá trình hình thành chữ Quốc Ngữ. Đây là quyển từ điển đầu tiên,
nó tiêu chuẩn hóa một hệ thống chữ Quốc Ngữ.
+ Xấp xỉ 9000 mục từ Việt, cùng hơn 1 vạn từ ngữ khác
+ Biên soạn theo lối từ điển châu Âu thời kỳ phục hưng
+ Từ ngữ khó hiểu được giải thích tỉ mỉ kèm ví dụ
1.1.3 Pierre Pigneaux de Behaine (1741-1799) và từ điển Việt -La (Tự vị An
Nam Latinh)
- Từ năm 1773 đến 1815 Bá Đa Lộc soạn từ điển mang tên Việt La đã hoàn
thành nhưng chưa được in ra (bản viết tay nay còn giữ ở Văn khố Hội Truyền
giáo Paris.)
- Từ điển Việt -La xuất bản năm 1838 đã hoàn chỉnh bộ chữ Việt Latin hóa, hơn
nữa trong việc chú giải tiếng Latin có đối chiếu với chữ Nho.
+ Tác phẩm ghi bằng cả chữ Nôm và CQN, có 29000 mục từ ghi tiếng Đàng
Trong
VD: chơn thật; theo chơn; hôn nhơn, nhơn ái...
+ Không còn phụ âm kép: bl,tl,ml,pl,...
+ Địa danh nhiều gấp đôi so với Từ điển VBL của A.D Rhodes (50 trong nước,
20 nước ngoài)
1.1.4 Jean Louis Taberd (1794-1840) với Nam Việt Dương Hiệp tự vị.
- Một mốc quan trọng của CQN là cuốn từ điển của giáo sĩ Taberd, in năm 1838,
căn cứ vào những sửa chữa của giám mục Bá Đa Lộc
- Toàn bộ vần quốc ngữ như chúng ta sử dụng ngày nay được ghi nhận trong
sách này.
1.2. Người Việt Nam
- Sư sãi, thầy đồ, quan lại nghỉ hưu, cộng đồng giáo dân, người phiên dịch biết
tiếng Latin.
-> CQN là công cuộc chung của nhiều người, trong đó các giáo sĩ phương Tây +
người bản địa
- Chữ quốc ngữ ngày nay khác xa CQN TK XVII
- Pierre Pigneaux de Behaine là người có công lập nên hệ thống dạng ký tự CQN
như ngày nay (với từ vựng Việt-La)
- Ưu thế phát triển thống nhất trong nội bộ tiếng Việt
- Sự ra đời, hoàn thiện CQN là sự tác động tổng hòa của những yếu tố khác nhau

(5) Chữ quốc ngữ có những đặc điểm nào đáng chú ý?
1. Điểm mạnh CQN
- Là chữ viết của toàn dân, không phải của 1 phương ngữ
- Chỉ dựa hoàn toàn vào ngữ âm VN đương đại, hoàn toàn không dựa vào lịch
sử
- Được xây dựng theo nguyên tắc âm vị học ( tương ứng 1-1 giữa âm-chữ)
- Có tính chắp khúc, chỉ cần nhớ và ghi được trên 30 ký hiệu (nguyên âm, phụ
âm, dấu) -> đọc và viết được
2. Điểm khác lạ của CNQ
- Bộ chữ viết không phải để cho người Việt đọc và viết dễ nhất mà là cho người
phương Tây (chủ yếu người Pháp)
* Những điểm khác lạ:
+c (ca, co, cô, cơ, cu, cư, căn, cân)
+k (ki, kê, ke) không phải ci, cê, ce
+g (ga, gằn, gần, go, gô, gơ, gu, gư)
+gh (ghi, ghê, ghe) không phải là gi, ge, gê

Chương II
(1) Âm tiết tiếng Việt có những đặc trưng gì?
- ĐN: Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói, được thể hiện
bằng 1 luồng hơi, trong đó hạt nhân là nguyên âm, bao quanh là phụ âm hoặc
bán âm
+ Xác định bởi chỗ ngắt trong chuỗi âm thanh LN
+ Về sinh học: = 1 đợt căng của cơ thịt của BMPÂ; cơ thịt căng lên và chùng
xuống -> 1 âm tiết
* Đặc điểm âm tiết TV
- Âm tiết TV được thể hiện khá đầy đủ, rõ rãng, được tách và ngắt ra thành từng
khúc đoạn riêng biệt
VD: Ômai, ôm ai, khu A, khua
- Hình vị trùng âm tiết -> hình tiết
- Âm tiết TV phần lớn đều có nghĩa
- Âm tiết TV có hình thức cấu tạo xác định và ổn định gồm 5 thành phần: âm
đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu
VD: Luật: ÂĐ + Â đệm + ÂCh + ÂC + TĐ
Tôi: ÂĐ + zero + ÂCh + ÂC + TĐ
Ai: ? + zero+ Ach+ ÂC+TĐ
Ủ: ?+ zero + ACh + Zero + TĐ
U: ? + zero + Ach + zero + TĐ

You might also like