You are on page 1of 7

1.

Nguồn gốc, phân bố, dân số, ngôn ngữ, sử thi truyền thuyết

Người Thổ hay còn gọi là người Cuối hay người Mọn là một nhóm dân tộc Việt-
Mường có vùng cư trú chính ở phần phia tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam; được công
nhận là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Trước 1945, người Thổ được coi là
người Mường và không có định danh dân tộc riêng.

1.1. Về phân bố địa lý.

Thổ là tộc người cư trú ở vùng trung du và miền núi của 2 tỉnh Nghệ An và Thanh
Hóa. Ðịa bàn cư trú hiện nay của người Thổ vốn là giao điểm của các luồng di cư từ
bắc vào nam, từ miền xuôi lên miền ngược, những người tha hương cùng chung cảnh
ngộ ấy hòa nhập thành một cộng đồng chung dân tộc Thổ.

Người Thổ gồm nhiều nhóm địa phương:

- Thổ Mọn: Phần lớn có nguồn gốc từ người Mường, cư trú ở các huyện miền núi tỉnh
Thanh Hóa và một số xã của các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

- Thổ Kẹo (Kẻo) sinh sống chủ yếu ở xã Nghĩa Quang, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.

- Thổ Lâm La cư trú tập trung ở các xã thuộc tổng Lâm La cũ, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh
Nghệ An.

- Thổ Cuối sinh sống ở xã Nghĩa Quang, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.

- Tày Poọng sống tập trung ở xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

- Đan Lai - Ly Hà cư trú ở một số xã thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Ngoài ra,
còn có một số tên gọi khác, như Thổ Giai Xuân, Con Kha, Họ. Trước đây, một bộ
phận người Thổ còn được gọi là “Xá Lá Vàng” vốn là tên gọi chung chỉ các nhóm cư
dân du canh du cư thiếu ổn định nhất.

1.2. Dân số và địa bàn cư trú.

Người Thổ có khoảng 69.000 người, chủ yếu sinh sống tại miền tây tỉnh Nghệ An (80
%) và tỉnh Thanh Hóa (13 %).

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thổ ở Việt Nam có dân số
74.458 người, có mặt tại 60 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Thổ cư trú tập
trung tại tỉnh Nghệ An (59.579 người, chiếm 80,0% tổng số người Thổ tại Việt Nam),
Thanh Hóa (9.652 người, chiếm 13,0% tổng số người Thổ tại Việt Nam), Lâm Đồng
(966 người), Đồng Nai (657 người), Đắk Lắk (541 người), Bình Dương (510 người),
Thành phố Hồ Chí Minh (362 người), Điện Biên (226 người), Đắk Nông (216 người),
Hà Nội (211 người)

Người Thổ có nhiều dòng họ, trong đó họ Trương là một họ lớn chiếm số đông trong
cộng đồng

1.3. Về ngôn ngữ

Do quá trình cấu kết dân tộc diễn ra với nhiều giai đoạn khác nhau nên thành
phần cấu thành của dân tộc Thổ rất đa dạng, vì vậy không tồn tại 1 thứ tiếng Thổ đơn
nhất, tuy nhiên tất cả các nhóm Thổ đều có ngôn ngữ gốc thuộc ngữ chi Việt trong ngữ
hệ Nam Á. Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Hữu Hoành (2009) thì về ngôn ngữ các
nhóm Thổ có thể được phân loại như sau:

-Nhóm Mọn, Họ gần nhất với người Mường, họ nói một thổ ngữ Mường, 2 thứ
tiếng này giống nhau đến 98% do vậy được coi là cùng một ngôn ngữ, ngôn ngữ của
họ từng được Maspéro phân loại là tiếng Nam Mường. Mức độ giống nhau về từ vựng
của tiếng Nam Mường với tiếng Mường Bi (Hòa Bình), Mường Ống (Bá Thước,
Thanh Hóa) và phương ngữ Nghệ An của tiếng Việt lần lượt là 77%, 79% và 71%.
Tuy nhiên từ vựng của Nam Mường lại giống tới 84% so với tiếng Mường ở Như
Xuân (Thanh Hóa). "Mọn" là tên gọi trong tiếng Mường để chỉ người Mường. Cư trú ở
khu vực phía tây sông Hiếu, thuộc các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ.

-Nhóm Thổ Lâm La (Nghĩa Đàn, Nghệ An) và Thổ Như Xuân (Thanh Hóa), 2
nhóm này tuy có bộ từ vựng tương đồng cao so với tiếng Việt (lần lượt 94% và 95%).
Tuy nhiên quá trình thay đổi về ngữ âm của 2 thứ tiếng trên lại tương đối khác so với
tiếng Việt. Ngoài ra, Hoàng Hữu Hoành cũng đề cập rằng quá trình cách tân ngữ âm
của Thổ Lâm La và Thổ Như Xuân là tương tự với tiếng Nguồn. Tuy vậy mối quan hệ
của Thổ Lâm La, Thổ Như Xuân và tiếng Nguồn với tiếng Việt và các tiếng Mường
khá chồng chéo và không nhất quán do vậy Hoàng Hữu Hoành đã xếp nhóm này thành
2 nhóm riêng biệt cùng với tiếng Nguồn là những nhóm chưa xác định được vị trí
trong phân nhánh Việt-Mường

-Nhóm Cuối tạo thành 1 ngôn ngữ riêng biệt với hai phương ngữ chính là Cuối
Chăm (Tân Hợp) và Cuối Đếp (Quang Tiến và Quang Phong). Tiếng Cuối cùng với
tiếng Tày Poọng-Đan Lai, Tày Tum và Tày Hung bên Lào tạo thành một nhánh riêng
trong ngữ chi Việt song song với các ngành Việt-Mường và Chứt. Tuy vậy, sự giống
nhau về từ vựng của tiếng Cuối và Tày Poọng chỉ ở mức 66% thấp hơn cả sự tương
đồng của tiếng Việt và các ngôn ngữ Mường
-Nhóm Kẹo (xã Nghĩa Quang, hiện là phường Quang Tiến và Quang Phong, tx
Thái Hòa) sử dụng tiếng Việt dù văn hóa của họ cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ người
Cuối và người Thổ Mọn. Ngôn ngữ của họ có tương đồng về từ vựng lên đến 99% với
phương ngữ Nghệ An của tiếng Việt, quá trình phát triển ngữ âm cũng tương tự. Ho
được cho là có nguồn gốc từ người Việt từ đồng bằng di cư lên miền núi kết hợp với
người Cuối, người Mọn đã Việt hóa. "Kẹo" là tên người Thái dùng để chỉ người Việt-
Mường.

-Nhóm Tày Poọng, Đan Lai (Ly Hà) được cho là nhóm bản địa tại miền Tây
Nghệ An. Sự giống nhau về từ vựng của tiếng Đan Lai và tiếng Tày Poọng lên đến
85% do vậy chúng có thể được coi là các phương ngôn của cùng 1 ngôn ngữ. Tuy
nhiên tiếng Tày Poọng hiện nay đang dần mai một, người Tày Poọng hiện nay đang
dần chuyển sang nói tiếng Thái và tiếng Việt. Người Tày Poọng cư trú tập trung tại các
xã Tam Hợp, Tam Quang của Tương Dương.

Sơ đồ phân loại các ngôn ngữ Thổ

2. Đặc điểm kinh tế

2.1. Nông nghiệp:

Người Thổ sống chủ yếu dựa vào làm nương, rẫy và một số nhỏ làm ruộng nước. Dù
làm ruộng hay làm nương, trình độ canh tác của đồng bào đã phát triển khá cao biểu
hiện ở kỹ thuật làm đất (dùng cày nương "cà nộn" một cách thành thạo), thâm canh
cây trồng. Cây lương thực được trồng chủ yếu là lúa sau đó đến sắn và ngô. Ở CÁC
NHÓM KẸO, MỌN, Cuối, gai là cây được trồng nhiều và giữ vị trí quan trọng trong
đời sống KINH TẾ CỦA HỌ.

. 2.2. Chăn nuôi:


Người Thổ ở một số nơi còn có nghề đánh bắt cá cổ truyền với nhiều công cụ đặc hữu.
Nghề săn thú, nhất là săn tập thể, đã trở thành tập quán cổ truyền vừa có ý nghĩa kinh
tế, vừa là một dạng hoạt động văn hóa mang tính chất truyền thống của cộng đồng.
Các hình thức thu nhặt lâm thổ sản cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của
đồng bào Thổ, nhất là với nhóm Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng.

2.3. Công nghiệp thủ công:

Người Thổ có nghề trồng gai và chế biến các sản phẩm từ cây gai khá phát triển và
đậm nét bản sắc dân tộc. Sản phẩm từ gài như võng, lưới săn thú, lưới đánh cá,... rất
được ưa chuộng. Hầu hết đàn ông đều biết đan lát và các sản phẩm như ghế mây, bồ
đựng quần áo, hộp kim chỉ được đem đổi hoặc bán ra

Nghề đan võng gai

3. Tổ chức xã hội

Ðơn vị hành chính nhỏ nhất trước kia của người Thổ là làng (ngày nay được gọi là
xóm) với một ông trùm làng đứng đầu. Trên làng về phương diện dân sự là mường.
Tuy nhiên, tổ chức này ở vùng người Thổ rất mờ nhạt, không mang tính đặc trưng như
mường của người Mường hoặc của người Thái. Đơn vị cư trú cơ bản của nhóm Tày
Poọng và Đan Lai là bản hay bán; được lập những nơi cao ráo, bằng phẳng, gần nguồn
nước giữa một thung lũng hay sườn dốc thoải, gần các khe (suối).
Gia đình người Thổ là tiểu gia đình phụ quyền, chủ yếu gồm 2 thế hệ cha mẹ và con
cái; tính gia trưởng khá cao, ở các nhóm vùng thấp có sự phân biệt trưởng-thứ rõ ràng,
giống như người Việt.

4. Văn hóa ẩm thực, trang phục, nhà cửa

4.1. Về ẩm thực:

Trước đây, các nhóm Thổ vùng cao ăn cơm nếp đồ bằng hông là chính nhưng hiện nay
hầu hết đã chuyển sang ăn gạo tẻ. Những khi giáp hạt đói kém họ thường ăn các loại
củ, các loại rau và các loại quả hái ở rừng. Trong các ngày lễ, tết người Thổ thường
làm các loại bánh chưng, bánh giầy, bánh gai.

Rượu (rượu sắn, rượu gạo, rượu cần) được cả nam, nữ ưa thích và là thứ không thể
thiếu trong các dịp lễ tết. Bên cạnh đó, cả nam giới và phụ nữ các nhóm người Thổ
cũng thích ăn trầu. Trầu được dùng để mời khách ngày thường, ngày Tết và dùng trong
đám cưới.

4.2. Về trang phục:

Bộ nam phục gồm quần đũng rộng, màu nâu hoặc màu cháo lòng có cạp vấn; áo ngắn
hoặc áo lương màu đen, đầu đội khăn nhiễu tím, chân đi guốc mộc. Phụ nữ Thổ mặc
áo trắng; váy bằng vải sợi bông nhuộm chàm, dệt kẻ sọc ngang, khi mặc những đường
sọc đó tạo thành vòng tròn song song quanh thân; đội khăn vuông trắng giống như
người Mường và để tang bằng khăn dài trắng giống người Việt.

4.3. Nhà cửa:

Nhà ở truyền thống của người Thổ là loại nhà sàn được che chung quanh bằng gỗ
rừng, tre nứa, lá giản đơn; ở một số vùng, nhà được làm theo kiểu cột ngoãm, chỉ cần
một con dao và cái rìu là dựng được nhà. Ngày nay, nhà cửa của người Thổ cũng đang
trong quá trình chuyển từ nhà sàn sang nhà đất, nhiều nhà dựng được nhà tầng như
kiểu nhà người Việt trong vùng.

5. Văn hóa tinh thần

5.1. Lễ hội cộng đồng

Trong các dịp lễ hội, đồng bào dân tộc Thổ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa với các
làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo mang đậm dấu ấn đặc trưng văn hóa của dân tộc mình
như: Đu đu điềng điềng, Ên ên - Ạc ạc, Hát Thuôm, hát ghẹo, hát cuối, hát dặm, múa
sạp,... Cùng với những nhạc cụ truyền thống như sáo, khèn, chiêng, trống, người Thổ
còn có những nhạc cụ riêng như đàn Thổ, đàn tính tang. Sự hòa quyện âm thanh của
các nhạc cụ truyền thống với những âm thanh của các nhạc cụ dân tộc Thái tạo nên
những âm hưởng mang đậm sắc thái của dân tộc Thổ.

5.2. Phong tục tập quán

Quan niệm của đồng bào Thổ về thế giới cõi âm rất phức tạp. Có nhiều loại thần và ma
trong tín ngưỡng bao gồm nhân thần, thiên thần và cả thần những vật vô tri. Những
người đầu tiên mở đất lập làng, những người chiến thắng trong các cuộc chinh chiến
đều trở thành thần và được nhân dân thờ phụng. Tín ngưỡng vạn vật có linh hồn thể
hiện rõ trong quan niệm về các loại ma như ma đồng, ma nhà, ma cây to đầu làng.

5.2.1. Tín ngưỡng thờ cúng

Người Thổ thờ rất nhiều loại thần, ma, đặc biệt là các vị thần có liên quan đến việc
đánh giặc và khai khẩn đất đai. Trong phạm vi gia đình, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, họ
còn làm lễ cúng bà mụ mỗi khi trẻ em đau ốm và cúng vía cho người lớn vào dịp lễ,
tết, khi đau ốm.

5.2.2. Tục cưới hỏi

Tục ngủ mái thịnh hành trong các nhóm Thổ vùng Nghĩa Ðàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp
nhưng lại vắng bóng ở các nhóm Thổ vùng Tương Dương, Con Cuông. Từ những đêm
ngủ mái các đôi nam nữ tìm hiểu nhau dẫn đến xây dựng gia đình. Hôn lễ của người
Thổ phải qua nhiều bước. Thông thường khi cưới, nhà trai phải dẫn một con trâu, 100
đồng bạc trắng, 30 vuông vải, 6 thúng xôi, một con lợn. Nhiều vùng còn có tục ở rể.
5.2.3. Tục ma chay

Người Thổ tổ chức ma chay khá linh đình và tốn kém, trước đây có nhà đã giết tới 12
con trâu, người chết được quàn trong nhà hàng tuần. Quan tài của người Thổ là một
cây gỗ nguyên, đục bụng, giống như cách làm thuyền, làm máng đập lúa. Khi đặt quan
tài cho phía chân xuôi theo dòng nước chảy. Sau khi chôn cất, cúng người chết vào dịp
30 ngày, 50 ngày và 100 ngày.
TRANG PHỤC NAM GIỚI NGƯỜI THỔ.

TRANG PHỤC NỮ GIỚI NGƯỜI THỔ

You might also like