You are on page 1of 2

Phân bố dân cư

- Dân số: 91430 vào năm 2019


- Thổ là tộc người cư trú ở vùng trung du và miền núi của 2 tỉnh Nghệ
An và Thanh Hóa. Ðịa bàn cư trú hiện nay của người Thổ vốn là giao
điểm của các luồng di cư từ bắc vào nam, từ miền xuôi lên miền ngược,
những người tha hương cùng chung cảnh ngộ ấy hòa nhập thành một
cộng đồng chung dân tộc Thổ.
Người Thổ gồm nhiều nhóm địa phương:
+ Thổ Mọn: Phần lớn có nguồn gốc từ người Mường, cư trú ở các huyện
miền núi tỉnh Thanh Hóa và một số xã của các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ,
Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
+ Thổ Kẹo (Kẻo) sinh sống chủ yếu ở xã Nghĩa Quang, thị xã Thái Hòa,
tỉnh Nghệ An.
+ Thổ Lâm La cư trú tập trung ở các xã thuộc tổng Lâm La cũ, huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
+ Thổ Cuối sinh sống ở xã Nghĩa Quang, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.
+ Tày Poọng sống tập trung ở xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh
Nghệ An.
+ Đan Lai - Ly Hà cư trú ở một số xã thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ
An. Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác, như Thổ Giai Xuân, Con Kha,
Họ. Trước đây, một bộ phận người Thổ còn được gọi là “Xá Lá Vàng” vốn
là tên gọi chung chỉ các nhóm cư dân du canh du cư thiếu ổn định nhất.
Đời sống
- Đời sống tinh thần
- Thiết chế xã hội truyền thống: Ðơn vị hành chính nhỏ nhất trước kia
của người Thổ là làng (ngày nay được gọi là xóm) với một ông trùm làng
đứng đầu. Trên làng về phương diện dân sự là mường. Tuy nhiên, tổ
chức này ở vùng người Thổ rất mờ nhạt, không mang tính đặc trưng
như mường của người Mường hoặc của người Thái. Đơn vị cư trú cơ bản
của nhóm Tày Poọng và Đan Lai là bản hay bán; được lập những nơi cao
ráo, bằng phẳng, gần nguồn nước giữa một thung lũng hay sườn dốc
thoải, gần các khe (suối).

Gia đình người Thổ là tiểu gia đình phụ quyền, chủ yếu gồm 2 thế hệ cha
mẹ và con cái; tính gia trưởng khá cao, ở các nhóm vùng thấp có sự phân
biệt trưởng-thứ rõ ràng, giống như người Việt.
- Tôn giáo, tín ngưỡng: Các nhóm Thổ đều có tín ngưỡng vạn vật hữu
linh, là tín ngưỡng “chủ”. Cùng với thờ tổ tiên, người Thổ còn thờ thổ
công, thần bếp, thổ địa, Thành hoàng, các loại ma (ma rừng, ma suối, ma
cây, ma núi...).
- Hôn nhân: Một tục lệ phổ biến và lâu đời, khá độc đáo của người Thổ là
tục ngủ mái, cho phép con trai, con gái, trong những dịp hội hè, tết lễ
được tự do trao đổi tâm tình, tuy nhiên không được có hành vi thiếu
đúng đắn bởi dư luận và luật tục rất nghiêm minh. Từ những đêm ngủ
mái, các lứa đôi dần dần hình thành, dẫn tới việc tiến hành những thể
thức chính thức cho một cuộc hôn nhân.
- Đời sống vật chất:
- Nhà ở: Nhà ở truyền thống của người Thổ là loại nhà sàn được che
chung quanh bằng gỗ rừng, tre nứa, lá giản đơn; ở một số vùng, nhà
được làm theo kiểu cột ngoãm, chỉ cần một con dao và cái rìu là dựng
được nhà. Ngày nay, nhà cửa của người Thổ cũng đang trong quá trình
chuyển từ nhà sàn sang nhà đất, nhiều nhà dựng được nhà tầng như
kiểu nhà người Việt trong vùng.
- Trang phục: Bộ nam phục gồm quần đũng rộng, màu nâu hoặc màu
cháo lòng có cạp vấn; áo ngắn hoặc áo lương màu đen, đầu đội khăn
nhiễu tím, chân đi guốc mộc. Phụ nữ Thổ mặc áo trắng; váy bằng vải sợi
bông nhuộm chàm, dệt kẻ sọc ngang, khi mặc những đường sọc đó tạo
thành vòng tròn song song quanh thân; đội khăn vuông trắng giống như
người Mường và để tang bằng khăn dài trắng giống người Việt.

You might also like