You are on page 1of 40

PHẦN I

LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT
Căn cứ vào những tài liệu mới được công bố gần đây, hiện nay có thể kết luận:
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường, tiểu chi Việt Chứt, nằm trong
khối Việt Katu, thuộc khu vực phía đông của ngành Mon-Khmer, họ Nam Á.
Trong nhóm Việt -Mường, ngoài tiếng Việt và tiếng Mường (Mường Sơn La,
Mường Thanh Hoá, Mường Nghệ An) còn có tiếng Nguồn cũng được coi là ngôn ngữ
bà con gần nhất với tiếng Việt.
Trong tiểu chi Việt Chứt, ngoài nhóm Việt-Mường còn có nhóm Pọng Chứt
gồm các ngôn ngữ Chứt, Pọng (bao gồm Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, Arem) ở vùng
núi các tỉnh phía nam khu IV và các tiếng như Ahơ (Phon Soung), Maleng (Pakadan),
Thà Vựng ở Lào. Đây là những bà con xa hơn của tiếng Việt.
Proto Việt Chứt, tức cái ngôn ngữ mẹ, chung cho cả nhóm Việt-Mường và
Pọng Chứt, không tách trực tiếp từ proto Mon-Khmer mà tách ra từ khối proto Việt
Katu. Thời gian chia tách này xảy ra cách đây trên 4000 năm, địa bàn cư trú ban đầu
của cư dân nói tiếng proto Việt Chứt là vùng kéo dài từ khu vực miền núi Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị sang đến Trung Lào. Từ đó, một bộ phận cư dân đã vượt
Trường Sơn, tràn ra miền Bắc, cư trú ở các vùng cao Nghệ–Tĩnh, Thanh Hoá, Hoà
Bình, Sơn La, Vĩnh Phú(1). Nếu bộ phận cư dân proto Việt Chứt ở lại quê hương cũ,
vẫn giữ nguyên quan hệ tiếp xúc với cư dân Katu, Bana, Khmer thì bộ phận cư dân
proto Việt Chứt di cư ra Bắc lại có những quan hệ tiếp xúc mới với những cư dân nói
ngôn ngữ thuộc họ Thái-Kađai (như tổ tiên của người Tày, người Nùng,...). Sự tiếp
xúc với Thái-Kađai rất sâu đậm, tạo ra một sự hoà nhập về nhiều mặt trong huyết
thống, trong văn hoá vật chất cũng như tinh thần. Sự diễn biến mạnh mẽ của tiếng
Việt, tiếng Mường theo hướng từ bỏ nhiều nét Mon-Khmer vốn có trong nguồn gốc
của mình để chuyển thành những ngôn ngữ hoàn toàn âm tiết tính như ngày nay cũng
bắt nguồn từ sự tiếp xúc với loại hình họ Thái-Kađai. Tiếp theo đó, một bộ phận cư
dân Việt-Mường phía Bắc đã rời bỏ đồi núi, toả về đồng bằng, sinh sôi, phát triển
mạnh ở vùng châu thổ sông Hồng. Đó là tiền đề cho việc hình thành cái nối của vùng
Kinh sau này(2).
Sự tiếp xúc với người Hán, tiếng Hán, văn hoá Hán đã xảy ra trước khi người
Hán xâm lược, nhưng để lại dấu ấn sâu đậm vẫn là sự tiếp xúc trực tiếp trong suốt
1000 năm Bắc thuộc. Ảnh hưởng của tiếng Hán, nền văn hoá Hán không toả ra đồng
đều trên lãnh thổ bị chiếm đóng. Ảnh hưởng đó ở vùng phía bắc sâu đậm hơn ở vùng
phía nam, ở vùng đồng bằng sâu đậm hơn ở vùng núi. Chính vì vậy, sự khác biệt vốn
đã có giữa nhóm Pọng Chứt và nhóm Việt Mường ngày càng rõ nét và cuối cùng đã
phân hoá thành hai nhóm ngôn ngữ các đây từ 2000 đến 2500 năm. Trong nội bộ
nhóm Việt-Mường về sau lại phân hoá thành tiếng Việt (3) ở miền châu thổ sông Hồng
và tiếng Mường ở miền thượng du Hoà Bình, Sơn La, Phú Thọ. Sự phân hoá này diễn
ra cách đây từ 1000 đến 1500 năm.
Từ năm 939, Việt Nam giành được độc lập tự chủ. Mối quan hệ với tiếng Hán
không còn là quan hệ trực tiếp như trước nữa. Mặc dù nhà nước phong biến Việt Nam
vẫn duy trì việc sử dụng chữ Hán, coi chữ Hán là văn tự chính thức, việc tổ chức học
hành, thi cử bằng chữ Hán ngày càng có quy mô, nhưng tiếng Hán không còn là sinh
ngữ như trước nữa. Từ đây tiếng Việt diễn biến theo quy luật nội tại, nó còn bắt cả kho
từ ngữ gốc Hán diễn biến theo quy luật của mình.
Khi nước nhà giành được độc lập, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại
tiếng nói. Đây là một loại chữ được tạo ra theo nguyên tắc và trên cơ sở của tiếng Hán.
Bên cạnh nền văn hiến dân tộc viết bằng chữ Hán, theo truyền thống Hán, còn có một
nền văn hiến dân tộc viết bằng chữ Nôm ngày càng phát triển.
Cũng từ đó, vai trò của tiếng Việt ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặc dù nó
không được coi là ngôn ngữ chính thức dùng ở công văn, giấy tờ, học hành, thi cử,
nhưng trong thực tế, nó vẫn trở thành ngôn ngữ có uy thế nhất trong toàn bộ lãnh thổ.
Tác dụng của tiếng Việt bắt đầu toả ra mạnh mẽ đối với các vùng ngôn ngữ thiểu số.
Lúc đầu chỉ là ở phía bắc, về sau, với đà nam tiến ồ ạt, liên tục của người Việt, ảnh
hưởng đó ngày càng lan rộng. Bước đầu, nó lan truyền đến địa bàn khu IV, hình thành
phương ngữ khu IV. Sau đó tiếng Việt lại nam tiến, tạo điều kiện hình thành một
phương ngữ mới là tiếng miền Nam. Hai phương ngữ mới này có hoàn cảnh hình
thành khác nhau, do đó có những đặc trưng khác nhau.
Sự hình thành chữ quốc ngữ gắn liền với sự truyền giáo của các giáo sĩ phương
Tây. Chữ quốc ngữ là một thứ chữ được xây dựng theo nguyên tắc ghi âm bằng chữ
Latin. Loại chữ này được dùng phổ biến từ rất lâu ở châu Âu. Đến thế kỉ XVII, một số
giáo sĩ phương Tây đem nguyên tắc ấy dùng vào việc ghi âm tiếng Việt, tạo ra một thứ
chữ thuận lợi hơn đối với mục đích truyền đạo. Mấy thế kỉ tiếp theo, chữ quốc ngữ chỉ
được dùng hạn chế trong những kinh bổn đạo Thiên Chúa.
Sự áp đặt chế độ thuộc địa Pháp đưa đến việc bãi bỏ việc học, việc thi cử, việc
dùng chữ Hán; đưa đến sự thắng lợi của chữ quốc ngữ. Buổi đầu nhân dân lạnh nhạt
với chữ quốc ngữ, mặc dù một số trí trức "Tây học" đã ra sức cổ động cho nó (4). Thái
độ lạnh nhạt ấy thay đổi từ khi hình thành các phong trào đấu tranh văn hoá có ý nghĩa
chính trị như phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở đầu thế kỉ XX. Những người lãnh
đạo phong trào đưa việc dùng chữ quốc ngữ lên hàng đầu trong sáu biện pháp của bản
sách lược gọi là Văn minh tân học sách (1907) và lên tiếng kêu gọi đồng bào vì tương
lai của đất nước mà nên dùng thứ chữ tiện lợi ấy. Những tài liệu văn hoá bằng chữ
quốc ngữ do phong trào này phát hành đã được phổ biến khá rộng. Mặt khác, sự tiếp
xúc với tiếng Pháp, với nền văn hoá Pháp đã dẫn đến sự hình thành nền báo chí Việt
Nam bằng chữ quốc ngữ, nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, sự đổi mới trong thơ ca,
những tiếp thu về từ vựng, ngữ pháp.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa lại “địa vị ngôn ngữ chính
thức của quốc gia” cho tiếng Việt. Từ đó, tiếng Việt đã phát triển nhanh chóng, toàn
diện, có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các ngôn ngữ thiểu số ở Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn căn cứ vào tình thế ngôn ngữ, tức là thế tương quan
giữa các ngôn ngữ, văn tự có sự tiếp xúc với nhau đã phân kì lịch sử phát triển của
tiếng Việt như sau(5):
A. Giai đoạn proto - Có 2 ngôn ngữ: tiếng Hán (khẩu Vào khoảng thế kỉ VIII, X
Việt ngữ của lãnh đạo)
- 1 văn tự: chữ Hán
B. Giai đoạn tiếng - Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt (khẩu Vào khoảng thế kỉ X–XII
Việt tiền cổ ngữ của lãnh đạo) và văn ngôn Hán
- 1 văn tự: chữ Hán
C. Giai đoạn tiếng - Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn Vào khoảng thế kỉ XIII–XVI
Việt cổ ngôn Hán
- 2 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm
D. Giai đoạn tiếng - Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn Vào khoảng thế kỉ XVII,
Việt trung đại ngôn Hán XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX
- 3 văn tự: chữ Hán, chữ Nôm và
chữ quốc ngữ
E. Giai đoạn tiếng - Có 3 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Vào thời Pháp thuộc
Việt cận đại Việt và văn ngôn Hán
- 4 văn tự: Pháp, Hán, Nôm, quốc
ngữ
F. Giai đoạn tiếng - Có 1 ngôn ngữ: tiếng Việt Từ năm 1945 trở đi
Việt hiện đại - 1 văn tự: chữ quốc ngữ
__________
(1)
Có thể liên hệ với truyền thuyết về họ Hồng Bàng, về chuyện 50 người con theo mẹ ở lại
vùng núi lập nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu và bức tranh về đời sống săn bắt, hái
lượm của cư dân miền núi hồi đó.
(2)
Việc di cư này gắn liền với việc chuyển sang canh tác lúa nước. Nó được phản ánh
trong sử sách qua việc Văn Lang trở thành Âu Lạc, quan việc Phong Châu nhường bước cho
Cổ Loa.
(3)
Cư dân nói tiếng Việt ở vùng châu thổ sông Hồng còn được gọi là người Kinh. Kinh là
một từ xưa kia vốn được dùng để gọi người Hán ở Kinh kì (Dẫn theo: Chu Xuân Diên. Cơ sở
văn hoá Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2002).
(4)
Trương Vĩnh Kí là chỉ bút Gia Định báo (1865–1897) – tờ báo dùng chữ quốc ngữ sớm
nhất ở Việt Nam. Ông cũng mở trường dạy chữ quốc ngữ. Các ông Trương Vĩnh Kí, Huình
Tịnh Paulus Của là những người đầu tiên dùng chữ quốc ngữ để truyền bá học thuật và tư
tưởng Âu-Tây, soạn Từ điển Việt–Pháp và Từ điển Pháp–Việt để người Việt học tiếp Pháp và
người Pháp học tiếng Việt. Trương Vĩnh Kí đã in nhiều sách tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ
như:
- Kim Vân Kiều truyện (1875),
- Đại Nam quốc sử diễn ca (Sài Gòn, 1875),
- Gia Huấn ca của Trần Hi Tăng (Sài Gòn, 1882),
- Nữ tắc (Sài Gòn, 1882),
- Lục súc tranh công (1887),
- Phan Trần truyện (1889),
- Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu (1889).
(5)
Nguyễn Tài Cẩn. Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 10 (1998).
Chương 2
MỘT VÀI VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TIẾNG VIỆT
1. Khi quan sát lịch sử phát triển của tiếng Việt, chúng ta chỉ có thể quan sát sự
phát triển của nó từ giai đoạn nó tách ra khỏi nhánh ngôn ngữ Mon-Khmer để tạo
thành nhóm Việt-Mường riêng rẽ. Vì thế, khi nói đến quá trình phát triển của tiếng
Việt, về thực chất, chính chúng ta cũng nói về lịch sử phát triển của nhóm Việt-
Mường.
2. Khác với các ngôn ngữ khác, tiếng Việt có văn tự để ghi chép rất muộn, cho
nên các tri thức về tiếng Việt càng cổ xưa thì càng phải dựa vào ngôn ngữ họ hàng chứ
không phải bản thân tiếng Việt. Do đó, việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt chính xác
đến mức độ nào là tuỳ thuộc vào sự hiểu biết vào các ngôn ngữ trong nhóm Việt-
Mường.

3. Về việc xác định giai đoạn và mốc nghiên cứu


Sự phân định giai đoạn phát triển của tiếng Việt bao giờ cũng phải dựa vào
những mốc cụ thể. Tuy nhiên những mốc này là những mốc trong quá khứ nên không
mang tính xác định. Vì vậy, lịch sử phát triển của nó chỉ được tính bằng những hiện
tượng biến đổi trong lịch sử của ngôn ngữ.
Để có thể phân định được mốc phát triển của tiếng Việt, trong nghiên cứu lịch
sử, người ta phải dùng đồng thời nhiều dấu hiệu khác nhau. Việc chỉ dùng một dấu
hiệu để phân định một mốc phát triển đôi khi chưa phản ánh hết tình hình thực tế phát
triển của ngôn ngữ.

4. Chặng đường phát triển 3000 năm của tiếng Việt với hai thời kì khác biệt
4.1. Thời kì đầu
Thời kì này chiếm 2/3 thời gian phát triển. Lịch sử tiếng Việt trong thời kì này
chính là lịch sử các ngôn ngữ Việt-Mường. Ở thời kì này, những biến đổi của tiếng
Việt cũng chính là những biến đổi được ghi lại trong dấu ấn của các ngôn ngữ thuộc
nhóm Việt-Mường hiện nay. Và chính điều đó đã lí giải vì sao khi tiến hành nghiên
cứu lịch sử tiếng Việt người ta lại phải tiến hiến hành nghiên cứu những vấn đề ngôn
ngữ của các ngôn ngữ Việt-Mường hiện nay.
4.2. Thời kì sau
Trong khoảng thời gian còn lại, tiếng Việt đã phát triển theo con đường của
riêng nó và những biến đổi về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp chỉ tác động ở riêng tiếng
Việt mà không liên quan gì đến các ngôn ngữ Việt-Mường khác.
Chính vì thế, khi nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, đúng theo nghĩa của nó, sẽ là
lịch sử phát triển từ giai đoạn tiền Việt-Mường cho đến tiếng Việt hiện đại hiện nay.
Chương 3
VỀ PHÂN ĐỊNH CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRỂN CỦA TIẾNG VIỆT

Để có điều kiện đi sâu khảo sát những hiện tượng lịch sử cụ thể của tiếng Việt,
chúng tôi thấy rằng trước hết cần phải xác định những giai đoạn phát triển chính của
nó, từ khởi thuỷ cho đến hiện nay. Theo chúng tôi, đây là một công việc hết sức quan
trọng. Bởi vì, muốn theo dõi lịch sử của một ngôn ngữ minh bạch nhất, rõ ràng nhất thì
phải hình dung ra những thời điểm phát triển của bản thân nó một cách có cơ sở. Mà
điều này, dường như cho đến hiện nay, hầu như trong số các nhà nghiên cứu lịch sử
tiếng Việt vẫn còn những cách nhìn nhận chưa cùng cấp với nhau.
Cái khó ở đây là việc xác định khoảng cách thời gian trong quá khứ. Nó có thể
là vài trăm năm, cũng có thể là hàng nghìn năm. Đồng thời, thời điểm để đánh dấu
khoảng cách ấy cũng có thể là một thời điểm xác định, cũng có thể là một quá trình
xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, điều đó có nghĩa là ở đây tính
tương đối của thời gian lịch sử sẽ mang tính hiện hữu và đây chính là đặc trưng rõ
nhất của nghiên cứu so sánh lịch sử trong ngôn ngữ học.
Hiện nay, như chúng ta biết, đa số các nhà nghiên cứu đều chấp nhận giả
thiết tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường nhánh Mon-Khmer họ Nam
Á, một giả thiết do A.G. Haudricourt chứng minh thuyết phục nhất từ những năm 50
của thế kỉ trước và đã được nhiều người bổ sung, trong đó có chúng tôi. Như vậy, điều
đó cũng có nghĩa là đối với chúng ta, tiếng Việt đã trải qua giai đoạn phát triển không
được ghi chép lại (từ thế kỉ X trở về trước) và đã được ghi chép lại ít nhiều về sau này.
Do vậy, có một vấn đề quan trọng là trong sự khác biệt có thực ấy, phải làm sao thể
hiện được một sự phân chia ích lợi cho việc nghiên cứu, không bị nghiêng về bên nay
hay coi nhẹ bên kia. Trong thực tế, vẫn còn có những nhà nghiên cứu chưa tránh được
nhược điểm đó.

1. Cơ sở để phân định các giai đoạn lịch sử tiếng Việt


Như đã nói ở trên, do đặc trưng khác nhau của hai thời kì lịch sử tiếng Việt, ở
mỗi một thời kì tính chất của tư liệu sử dụng để nghiên cứu cũng sẽ khác nhau. Trong
khi đó, đối với việc nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ, tư liệu được sử dụng lại luôn luôn có
giá trị quyết định thao tác làm việc cũng như những nội dung được đưa ra khảo sát.
Cách làm do chúng tôi đề nghị, đương nhiên, cũng không thể nằm ngoài thông lệ ấy.
Vấn đề là, dựa vào những nguồn tư liệu có được như thế, người ta sẽ áp dụng
những dấu hiệu nào để qua đó phân chia giai đoạn lịch sử tiếng Việt một cách nhất
quán. Rõ ràng, nếu như chỉ nhấn mạnh tư liệu là cơ sở cho việc phân chia các giai
đoạn lịch sử phát triển tiếng Việt một cách chung chung là hoàn toàn chưa đủ. Ở đây,
theo chúng tôi, cơ sở ngữ âm và sự lí giải tính lịch sử của nó mới giữ vai trò chính,
còn những cơ sở khác giữ vai trò thứ yếu hơn trong việc phân định quá trình lịch sử.
Những cách làm được chúng tôi lần lượt mô tả dưới đây sẽ cho chúng ta nhận thấy
điều đó.
1.1. Cách phân định thông qua phục nguyên tiền ngôn ngữ
Phục nguyên hay tái lập tiền ngôn ngữ có nhiệm vụ xây dựng một dạng thức
giả định và gán dạng thức đó cho lịch sử ngôn ngữ. Như vậy, tiền ngôn ngữ là một cơ
cấu ngôn ngữ được tái lập lại ở một thời điểm hoặc một khoảng thời gian lịch sử nhất
định. Cách gọi tiền ngôn ngữ (proto type) chính là thời điểm mà từ đó nó chia tách
thành những nhóm hay những cá thể ngôn ngữ khác nhau. Làm như thế, người nghiên
cứu lịch sử nhằm mục đích từ ngôn ngữ được phục nguyên ấy xây dựng những quy
luật phát triển trong các cá thể ngôn ngữ khác nhau của một nhóm, một nhánh hay một
họ. Khi mà xác định được những quy luật phát triển như vậy, người ta có cơ sở thuyết
phục đánh dấu các giai đoạn phát triển của lịch sử của từng cá thể ngôn ngữ cũng như
việc xác định nguồn gốc của chúng.
Trong trường hợp nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, hầu hết các nhà nghiên cứu đều
đi theo cách phân định này. Chẳng hạn, đó là phần nào cách phân định của Maspero
(1912) khi ông sử dụng và so sánh tư liệu tiếng Việt với một số ngôn ngữ Mon-
Khmer; đặc biệt quan trọng đó là cách phân định của A.G. Haudricourt khi ông xây
dựng mô hình lí thuyết hình thành thanh điệu tiếng Việt (1954); đó là cách phân định
của M. Ferlus trong những tái lập proto Việt-Mường của ông (1981 và những năm sau
đó); đó là cách phân định của N.K. Sokolovskaja trong luận án của bà về tiếng tiền
Việt-Mường (1976); đó cũng là cách phân định của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn trong
"Giáo trình..." của ông (1995, 2000) và một số người khác nữa. Cách phân định này,
về nguyên tắc, cho phép chúng ta dựa vào biến đổi ngữ âm để có thể nói tới mốc lịch
sử tiếng Việt cách nay hơn vài nghìn năm. Tuy nhiên, do sự minh định tư liệu được
đem ra so sánh chưa thật chặt chẽ ở những nguồn khác nhau nên mặc dù có "cùng một
tư liệu", các mốc lịch sử do các tác giả khác nhau xác định lại chưa thập khớp nhau. Vì
thế, những người xử lí kết quả phân định này vẫn chưa thấy tính mạch lạc của các giai
đoạn phát triển trong lịch sử của tiếng Việt.
Để thấy rõ tình trạng nói trên, chúng ta nêu lên trường hợp giải thích quá trình
cũng như các mốc thời gian của hiện tượng gọi là xát hoá trong lịch sử tiếng Việt. Đó
là trường hợp chuyển đổi của những âm đầu xát mà hiện nay trong tiếng Việt được ghi
bằng những chữ quốc ngữ v, d, gi và g/gh chẳng hạn. M. Ferlus (1981...), bằng việc sử
dụng tư liệu của các ngôn ngữ Việt-Mường (như tiếng Thà Vựng, tiếng Sách...), bằng
việc sử dụng tư liệu trong nhánh Mon-Khmer (như tiếng Khmú, tiếng Khmer...) và cả
bằng việc sử dụng tư liệu của tiếng Hán thông qua sự thể hiện nó trong tiếng Hán Việt,
ông đã tái lập lại nguồn gốc của dãy âm xát nói trên ở giai đoạn proto Việt-Mường là
một loạt âm tắc [p, t, c, k ; b, d, j, g] ở vị trí giữa mà ông gọi là âm tắc giữa. Sau đó,
trên tư liệu tiếng Mường (cũng là một cá thể của nhóm Việt-Mường), ông phân định
rằng quá trình xát hoá này xảy ra ở cả âm đầu vô thanh lẫn âm đầu hữu thanh và kết
thúc ở thời kì tương ứng với thời kì Việt-Mường chung. Thế nhưng, chẳng hạn, theo
giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (1995...), nếu tính đến tư liệu Hán Việt thì còn có thể kéo dài
quá trình này đến giai đoạn sau, tức ở giai đoạn tiếng Việt trung cổ. Ở đây, rõ ràng còn
một vấn đề có thể phải tiếp tục thảo luận nếu chỉ thuần tuý liên quan đến tư liệu được
đem ra so sánh, mà ở đây cụ thể là nguồn tư liệu Hán Việt. Nhưng nếu nhìn thuần tuý
từ khía cạnh ngữ âm, tình hình có thể sẽ đơn giản hơn nhiều.
Như vậy, cách phân định lịch sử ngôn ngữ thông qua phục nguyên tiền ngôn
ngữ cho phép người ta vừa khảo sát lịch sử khi ngôn ngữ chưa có chữ viết (hay chưa
được ghi chép lại bằng văn tự), lại vừa có thể khảo sát những giai đoạn lịch sử về sau
khi ngôn ngữ đã được ghi chép lại. Tuy nhiên, sự phục nguyên thường mang tính ưu
thế ở thời kì ngôn ngữ chưa có chữ viết hơn và đương nhiên tư liệu chính mà thao tác
này sử dụng là tư liệu nghiên cứu điền dã ở những ngôn ngữ có họ hàng với ngôn ngữ
đang được khảo sát lịch sử . Điều này, đến lượt mình lại phụ thuộc vào tính phong phú
và mức độ chính xác của tư liệu điền dã mà chúng ta có được. Chính ở chỗ này mới
thực sự là một khó khăn của người nghiên cứu. Thêm vào đó, những thời điểm lịch sử
được phân định theo thao tác nói trên thường nghiêng về tính tương đối nhiều hơn chứ
không cụ thể như những thao tác sẽ nói sau đây.
1.2. Cách phân định dựa vào những tài liệu lịch sử cụ thể
Khác với cách phân định thông qua thao tác phục nguyên, cách phân định này
là dựa trên những nguồn tư liệu lịch sử có thực. Cách làm như vậy có nghĩa là nhà
nghiên cứu dựa vào tư liệu lịch sử đã được ghi chép lại theo nghĩa "nói có sách, mách
có chứng" để đánh dấu các giai đoạn phát triển trong lịch sử ngôn ngữ. Cách làm này,
rõ ràng với những chứng cớ xác thực, thường có thời điểm phân định vừa rất chi tiết,
vừa rất cụ thể. Tuy nhiên, nó lại có một sự hạn chế là chỉ có thể phân định lịch sử ngôn
ngữ ở thời kì được "sách vở" ghi chép lại. Trong thực tế, không phải lịch sử ngôn ngữ
nào cũng được ghi chép lại hoặc việc ghi chép có được trong suốt quá trình phát triển
của bản thân ngôn ngữ. Đó là một hạn chế không thể khắc phục được của cách phân
định này.
Đối với trường hợp lịch sử tiếng Việt, người thực hiện cách phân định các giai
đoạn phát triển của nó theo phương thức như thế rõ nhất là H. Maspero. Trong cuốn
"Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Annam. Những phụ âm đầu" ông nói rằng mình căn
cứ vào ba chỗ dựa là sự hình thành tiếng Hán Việt, cuốn An Nam dịch ngữ và cuốn từ
điển 1651 (tức là cuốn từ điển Việt-Bồ -La của A. de Rhodes) để xác định các giai
đoạn phát triển của ngôn ngữ đang được quan tâm. Nguyên văn ông viết là như sau"
Về phương diện này, để trình bày cho rõ ràng tôi thấy nên chia lịch sử tiếng Việt, căn
cứ vào những tài liệu vừa trình bày ở trên, thành năm thời kì". Do đó tiếng Việt đối
với ông gồm có những giai đoạn:

1. Tiếng tiền Annam (protoannamite): trước khi hình thành Hán Việt.

2. Tiếng Annam cổ xưa (annamite archaique): sự hoàn thiện vấn đề Hán Việt
(từ thế kỉ X trở đi)

3. Tiếng Annam cổ (annamite ancien): từ vựng Hán Việt của Hoa di dịch ngữ
(thế kỉ XV). Đây là thời điểm ghi lại cách đọc tiếng Hán Việt, tiếng Hán Việt trong tiếng
Việt ở một mức độ tương đối chính xác

4. Tiếng Annam trung cổ (annamite moyen): cuốn từ điển Việt-Bồ-La của cha
cố A. de Rhodes (1651 – thế kỉ XVII)

5. Tiếng Annam hiện đại (annamite moderne): thế kỉ XIX trở về sau.

Sau đó ông còn ghi rõ rằng khái niệm protoannamite (tiền Annam) mà ông sử
dụng là cái ngôn ngữ chung để từ đó về sau tách ra thành tiếng Việt (annamite) và
tiếng Mường.
Như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy cách phân chia của ông dường như hoàn
toàn dựa vào mốc thời gian cụ thể, tức là căn cứ vào thời gian xuất hiện tư liệu được
ông sử dụng để so sánh và kết quả phân định rất chi tiết.
Trong công trình của H. Maspero, ông rất nhất quán trong cách xử lí tư liệu như
đã nói ở trên khi xem xét lịch sử của từng phụ âm đầu trong tiếng Việt. Chẳng hạn,
ông coi những hiện tượng xử lí âm Hán Việt là những xử lí ngữ âm thuộc thế kỉ thứ X
hay ở thời gian sau đó, còn khi những hiện tượng nào được so sánh với các ngôn ngữ
Mon-Khmer hoặc Thái, ông coi đó là hiện tượng ngữ âm thuộc tiền Việt, tức là trước
thế kỉ thứ X. Nhờ cách làm này mà chúng ta thấy rõ sự phân định lịch sử tiếng Việt
theo cách của H. Maspero có cái lợi ở thời kì sau nhưng lại không thật rõ ràng ở thời kì
trước thế kỉ thứ X.
So với cách phân định lịch sử theo lối phục nguyên tiền ngôn ngữ, cách làm mà
chúng ta đang nói đến cho thấy một kết quả có vẻ cụ thể và xác định . Nhưng cách làm
này chỉ có thể giúp ích khi lịch sử ngôn ngữ đã có chữ viết hay đã được ghi chép lại.
Còn khi ngôn ngữ không có một trong hai điều kiện ấy, cách làm này sẽ không thực
hiện được. Chứng cớ là, khi xem xét lịch sử tiếng Việt, H. Maspero đã phải đưa ra cái
hộp " trước thế kỉ X" để đựng một thời kì khá dài, dài tới mức khi phân kì theo lối
phục nguyên người ta phải chia thành những giai đoạn khác nhau. Chính vì một trong
những lẽ đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy cách phân định giai đoạn theo lối phục
nguyên có ưu thế hơn rất nhiều.
1.3. Cách phân định lịch sử ngôn ngữ dựa vào tình thế ngôn ngữ
Tình thế ngôn ngữ có thể hiểu là hiện trạng của ngôn ngữ phản ánh mối tương
tác hay tương quan giữa các ngôn ngữ, giữa các kiểu văn tự, giữa vai trò xã hội khác
nhau của chúng trong cùng một môi trường xã hội ngôn ngữ. Do đó có thể nói đây là
bình diện xã hội ngôn ngữ trong lịch sử, gắn với lịch sử cụ thể của dân tộc chủ thể sử
dụng ngôn ngữ ấy. Một thời kì khá dài, trong nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, người ta
thường "quên đi" khía cạnh này. Chính vì thế, hầu như việc nghiên cứu lịch sử một cá
thể ngôn ngữ cụ thể chưa gắn với sự phát triển ngôn ngữ với bối cảnh lịch sử dân tộc
sử dụng ngôn ngữ ấy.
Đối với trường hợp tiếng Việt, người nhận thấy sự thiếu khuyết này là giáo sư Nguyễn
Tài Cẩn và ông đã áp dụng nó vào phân định giai đoạn lịch sử tiếng Việt. Trong một tài liệu
công bố năm 1998, dựa vào tình trạng tương tác hay cách sử dụng ngôn ngữ của xã hội Việt
Nam trong lịch sử, ông đã đề nghị phân chia lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt một cách khá chi
tiết. Nhờ đó, chúng ta nhận thấy khá rõ bức tranh lịch sử ngôn ngữ liên quan với lịch sử dân
tộc. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy sự áp dụng như thế cũng chỉ có khả năng thực hiện khi
ngôn ngữ hoặc chủ thể của nó đã được ghi chép lại bằng văn tự. Bảng phân kì mà giáo sư đưa
ra là như sau:
A, Giai đoạn proto - Có 2 ngôn ngữ: tiếng Hán (khẩu Vào khoảng các thế kỉ VIII, IX
Việt (tiền Việt) ngữ của lãnh đạo) và tiếng Việt.
- Có 1 kiểu văn tự: chữ Hán
B, Giai đoạn tiếng Việt - Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt (khẩu Vào khoảng các thế kỉ X, XI,
tiền cổ (cổ xưa) ngữ của lãnh đạo) và văn ngôn Hán XII
- Có 1 kiểu văn tự: chữ Hán
C, Giai đoạn tiếng Việt - Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn Vào khoảng các thế kỉ XIII,
cổ ngôn Hán XIV, XV, XVI
- Có 2 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm
D, Giai đoạn tiếng Việt - Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn Vào khoảng các thế kỉ XVII,
trung đại ngôn Hán XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX
- Có 3 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm
và chữ quốc ngữ
E, Giai đoạn tiếng Việt - Có 3 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Vào thời gian Pháp thuộc
cận đại Việt và văn ngôn Hán
- Có 4 văn tự: Pháp, Hán, Nôm và
chữ quốc ngữ
G, Giai đoạn tiếng Việt - Có 1 ngôn ngữ: tiếng Việt Từ năm 1945 trở đi
hiện nay - Có 1 văn tự: chữ quốc ngữ
Có thể nói, cách phân chia theo tình thế ngôn ngữ đã chỉ rõ đặc điểm xã hội
trong thời kì phát triển của tiếng Việt. Nó cho thấy sự chuyển đổi chức năng xã hội của
tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam và nhờ đó cho thấy sự liên
quan mật thiết giữa chữ viết và tiếng nói dân tộc trong mối quan hệ nhiều chiều ở cùng
một thời kì lịch sử.
Trong những cách phân định giai đoạn lịch sử như đã mô tả ở trên, mỗi cách có
những đóng góp riêng của mình. Chẳng hạn, cách thứ ba phản ánh rõ nét sự tương tác
giữa lịch sử ngôn ngữ và lịch sử dân tộc, cách thứ hai có ưu thế hơn về điểm thời gian
phân định. Nhưng cách thứ nhất rõ ràng mới cho phép người nghiên cứu xem xét cả
giai đoạn mà hai cách phân định trước khó có thể vươn tới được lẫn những giai đoạn
sau này một cách nhất quán.
Thế nhưng, đối với chúng tôi, đương nhiên là việc kết hợp đồng thời cả ba cách
phân định đã được áp dụng là để tận dụng thế mạnh và tránh được những hạn chế của
mỗi cách. Với cách làm đó, chúng tôi xin đề nghị xem xét lịch sử tiếng Việt và những
giai đoạn phát triển của nó theo tiến trình dưới đây.

2. Các giai đoạn phát triển của lịch sử tiếng Việt


Các giai đoạn phát triển lịch sử của tiếng Việt được phân định dưới đây, xin
nhắc lại một lần nữa, là sự phân định đồng thời thông qua việc tập hợp những dấu hiện
của ba cách làm việc mà chúng tôi đã sơ bộ miêu tả ở mục 1, trong đó cơ sở của cách
thứ nhất sẽ được áp dụng một cách nhất quán. Vì thế, mỗi giai đoạn được xác định sẽ
được nhận diện qua những tiêu chí là thời gian tương đối, một vài đặc điểm chính về
ngôn ngữ trong đó nổi bật là nét ngữ âm, và những nét quan trọng về xã hội của dân
tộc tương ứng với thời gian lịch sử ấy. Tên gọi của một vài giai đoạn có thể trùng với
tên gọi cũ đã có theo những cách phân định riêng rẽ nhưng nội dung của nó chắc chắn
sẽ phong phú hơn.

2.1. Giai đoạn phát triển Mon-Khmer


2.1.1. Tính chất và thời gian tương đối
Thực ra, trong quan niệm của chúng tôi đây không phải là giai đoạn đầu tiên
trong lịch sử phát triển riêng của tiếng Việt. Nhưng vì tiếng Việt là một ngôn ngữ có
nguồn gốc Nam Á, nhánh Mon-Khmer nên để tiện cho việc theo dõi lịch sử của nó,
chúng tôi tạm tách ra một giai đoạn cụ thể được gọi là giai đoạn Mon-Khmer. Tên gọi
của giai đoạn lịch sử nói trên, như vậy, có nghĩa là vào thời kì này tiếng Việt cùng với
các ngôn ngữ khác của nhánh Mon-Khmer đang là một khối chung, thống nhất. Sự
khác biệt vào lúc này chỉ là sự khác biệt của những bộ phận có tính "phương ngữ"
trong nội bộ nhánh Mon-Khmer để về sau chúng tách ra thành các nhóm ngôn ngữ
khác nhau của nhánh Mon-Khmer thuộc họ Nam Á. Người ta giả định rằng vào thời
gian này, các cư dân sử dụng những ngôn ngữ thuộc giai đoạn Mon-Khmer như Việt,
Khmer, Môn, Bana, Khmú, thậm chí Palaung-Wa v.v... đang là một cộng đồng có
ngôn ngữ tương đối thống nhất, phân bố đều khắp ở địa bàn Đông Nam Á văn hoá.
Nhiều nhà nghiên cứu ước tính giai đoạn Mon-Khmer này của lịch sử tiếng Việt
kết thúc muộn nhất là vào khoảng cách ngày nay ±3000–4000 năm. Vào quãng thời
gian giả định đó, các đặc trưng vốn có của các ngôn ngữ Mon-Khmer thuộc họ Nam Á
cũng chính là những đặc trưng của tiếng Việt. Đã có một vài nhà ngôn ngữ học cố
gắng tái lập lại những nét ngôn ngữ cơ bản nhất của thời kì nói trên. Theo cố gắng tái
lập đó, giai đoạn Mon-Khmer cổ xưa này tuy là một ngôn ngữ thống nhất nhưng cũng
đã có những khác biệt nội bộ mang tính phương ngữ sâu sắc. Người ta thường cho
rằng đây là thời kì đã có sự phân biệt rõ nét trong khối Mon-Khmer thành ít nhất là
khối Đông Mon-Khmer ở về phía Đông và phần còn lại của nó [1]. Khi đặt vấn đề như
vậy, những nhà nghiên cứu này thường cho rằng tiếng Việt về sau này nằm ở khối
Đông Mon-Khmer.
2.1.2. Những đặc điểm chính về ngôn ngữ
Đặc điểm nổi bật nhất của khối Đông Mon-Khmer này là ngôn ngữ vẫn lưu giữ
những từ có từ thời tiền Nam Á hoặc tiền Mon-Khmer hoặc chung cho cả khối Đông
Mon-Khmer. Theo GS. Nguyễn Tài Cẩn, những từ gốc tiền Nam Á của khối ngôn ngữ
Đông Mon-Khmer này là những từ như: một, hai, ba, bốn, năm, bay, bắn, bú, nắng,
mưa, mũi, mắt v.v... trong tiếng Việt; còn những từ gốc tiền Mon-Khmer của khối
ngôn ngữ Đông Mon-Khmer này là những từ như: trời, măng, trái, trâu,
mun ("tro"), mồ hôi v.v... trong tiếng Việt; cuối cùng những từ chung chỉ cho cả khối
Đông Mon-Khmer là những từ trong tiếng Việt như: rú ("rừng rú"), ruột, muối,
cháo v.v... Người ta nhận biết điều ấy là nhờ khi so sánh những từ tiếng Việt nói trên
với các ngôn ngữ Nam Á như Munda, Nicobar v.v... hay Môn, Khmer, Pear, Khmú
v.v... hoặc Bana, Bru, Katu v.v... Việc phân biệt những lớp từ nói trên, như vậy, là phụ
thuộc vào phạm vi tương ứng giữa tiếng Việt với những bộ phận ngôn ngữ khác nhau
trong nội bộ họ ngôn ngữ Nam Á.
Một đặc điểm nổi bật khác của khối Đông Mon-Khmer này là trong ngôn ngữ
vẫn lưu giữ phương thức phụ tố để cấu tạo từ và trong từ song tiết Mon-Khmer âm tiết
cuối luôn được nhấn mạnh, đồng thời là phần chính ổn định nhất của từ ngữ âm. Về
vấn đề phụ tố cấu tạo từ, ở khối ngôn ngữ Đông Mon-Khmer này "ta cũng vẫn thấy
dấu ấn của ba giai đoạn Nam Á, Mon-Khmer và Đông Mon-Khmer như vậy", tức là
chúng cũng bảo lưu những hiện tượng đang nói tới ở đây giống như đã xử lí đối với
trường hợp từ vựng. Tình hình này còn thấy khá rõ trong tiếng Bru-Vân Kiều (một
ngôn ngữ được cho là thuộc khối Đông Mon-Khmer). Theo mô tả của Hoàng Văn Ma
và Tạ Văn Thông ở ngôn ngữ này hiện vẫn còn cả cách dùng trung tố lẫn tiền tố để tạo
từ. Chẳng hạn, ở đây còn sử dụng trung tố -n- (hoặc -an-) để cấu tạo từ mới. Ví dụ:
kũak ("quàng"), kanũak ("cái để quàng"), katáng ("bịt kín"), kantáng ("cái để bịt kín"),
kíaq ("canh giữ"), kaníaq ("người gác")v.v...
Còn đối với vấn đề cấu trúc trong cấu tạo từ, ở khối ngôn ngữ Đông Mon-
Khmer có một nét riêng là "âm tiết cuối luôn luôn được nhấn mạnh ở từ song tiết. Âm
tiết cuối là phần chính, phần ổn định nhất của từ"ngữ âm. Như vậy, giai đoạn Mon-
Khmer này có thể được coi là thời kì chuẩn bị để từ đó chuyển sang một giai đoạn
khác, giai đoạn tiền Việt-Mường, một giai đoạn được chúng tôi coi là thực thụ trong
lịch sử phát triển của tiếng Việt.
Tuy nhiên, về giai đoạn phát triển Mon-Khmer này, hiện vẫn còn có những
cách nhìn nhận ít nhiều khác nhau tương đối tế nhị giữa các nhà nghiên cứu. Đó là
trong khối ngôn ngữ Đông Mon-Khmer, về sau tiếng Việt (hay rộng hơn là nhóm Việt-
Mường) gần với nhóm Katu ở phía nam hơn hay gần với nhóm Khmú ở phía bắc hơn.
Theo cách nhìn nhận của G. Diffloth và một vài người khác thì nhóm Việt-Mường
dường như gần với nhóm Katu hơn. Đây có thể cũng là cách nhìn nhận của GS.
Nguyễn Tài Cẩn khi ông viết rằng "Ta cũng đã thấy Proto Việt Chứt [tức Proto Việt-
Mường] không tách trực tiếp từ Proto Môn Khmer để lập thành một tiểu chi. Nó vốn
thuộc phía Đông của Môn Khmer, ở trong khối Proto Việt-Katu" . Còn dường như đối
với A.G. Haudricourt, M. Ferlus,... nhóm Việt-Mường gần với nhóm Khmú ở phía Bắc
hơn. Chúng ta có thể nhận biết điều khác biệt tế nhị đó khi quan sát trong những công
trình của các tác giả nói trên. Đối với họ, tuy không thể hiện sự nhìn nhận khác biệt
một cách rõ ràng như chúng tôi vừa phân biệt, nhưng việc họ luôn nhấn mạnh tới sự
gần gũi khác nhau giữa chúng bằng cách ưu tiên sử dụng tư liệu ngôn ngữ thuộc nhóm
nào trong khi so sánh để làm sáng tỏ những hiện tượng cụ thể nào đó trong lịch sử
tiếng Việt đã thể hiện điều đó. Về vấn đề này, chúng tôi nghĩ rằng, tình hình không
đơn giản như những gì vừa mới nói qua mà phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi chúng ta phải
tiếp tục suy ngẫm thêm.
2.2. Giai đoạn tiền Việt-Mường (proto Việt - Mường) trong lịch sử tiếng Việt,
Tiền Việt - Mường
Đây là thời kì tiếng Việt cùng với tất cả các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường
hiện nay đang là một ngôn ngữ chung và nó được coi là vừa tách ra khỏi khối Đông
Mon-Khmer để có một lịch sử riêng, khác với những ngôn ngữ khác thuộc nhánh
Mon-Khmer. Giai đoạn này có thể coi là giai đoạn phát triển đầu tiên trong lịch sử
tiếng Việt, tức là nó có tư cách là ngôn ngữ chung, ngôn ngữ mẹ hay tiền ngôn ngữ
của cả nhóm Việt-Mường hiện nay. Nói khác đi, giai đoạn TVM là thời gian đầu tiên
trong lịch sử tiếng Việt với tư cách là một cá thể ngôn ngữ của họ Nam Á.
Theo ước tính, thời gian tương đối của giai đoạn TVM bắt đầu khi khối ngôn
ngữ Đông Mon-Khmer có sự khác biệt nội bộ để tạo thành những nhóm riêng lẻ, có
thể từ hàng nghìn năm trước Công nguyên (Cn), đến những thế kỉ đầu Cn. Về mặt xã
hội ngôn ngữ, giai đoạn TVM tương ứng với thời kì nó được những cư dân chủ thể của
giai đoạn văn minh/văn hoá Đông Sơn sử dụng, nhưng địa bàn ngôn ngữ này có thể
chỉ giới hạn trong lãnh thổ Đại Việt vào thời kì độc lập sau này. Vì giai đoạn TVM về
sau phân chia thành những ngôn ngữ Việt-Mường khác nhau nên nó có sự khác biệt
mang tính phương ngữ rõ rệt.
Nét đặc trưng ngôn ngữ chính của giai đoạn TVM là như sau. Trước hết, nó lưu
giữ đầy đủ thành phần từ vựng cội nguồn Nam Á, Mon-Khmer và Đông Mon-Khmer.
Điều này thể hiện rất rõ khi so sánh những từ cơ bản của nhóm Việt-Mường với các
ngôn ngữ Nam Á. Tuy nhiên, cũng đã có dấu hiện ở giai đoạn này chứng tỏ có sự tiếp
xúc với những ngôn ngữ Nam Đảo. Sau đó là tính đồng thời lưu giữ dạng thức cấu tạo
từ đơn tiết và song tiết, trong đó dạng thứ hai có số lượng nhiều hơn. Cuối cùng, như
đã được chứng minh, tiếng TVM chưa có thanh điệu, nó vẫn giữ thế đối lập vô
thanh/hữu thanh trong các âm đầu xát lẫn tắc và thế đối lập tắc/xát/mũi ở cuối âm tiết.
2.3. Giai đoạn Việt - Mường cổ (pré Việt-Mường)
Đây là thời kì mà tiếng TVM trước đây đã có sự phân hoá để tách một phần
thành những ngôn ngữ bảo thủ song tiết và phần khác là những ngôn ngữ đơn tiết
trong nhóm Việt-Mường hiện nay. Giai đoạn này có thời gian tương đối từ khoảng thế
kỉ I sau Cn cho đến những thế kỉ VIII-IX. Về lịch sử, nước Việt Nam lúc giờ bị đô hộ
của phong kiến phương Bắc và tiếng Việt chịu tác động sâu sắc của sự đô hộ này. Cho
nên về mặt xã hội ngôn ngữ, lúc này tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ bình dân và trong cộng
đồng xã hội đã có sử dụng tiếng Hán và chữ Hán. Đây chính là nguyên nhân tác động
rất nhiều đến sự phát triển sau này của tiếng Việt.
Có thể nói những đặc điểm chính về ngôn ngữ của giai đoạn này như sau. Thứ
nhất, bên cạnh việc lưu giữ lớp từ vốn có từ giai đoạn trước, tiếng VMc đã có sự vay
mượn lẫn nhau với các ngôn ngữ Thái-Kađai (Tai-Kađai) và Hán. Những từ tương ứng
với tiếng Thái thuộc thời kì này cũng thuộc lớp từ cơ bản, còn những từ gốc Hán lúc
này là những từ cổ Hán Việt. Thứ hai, ở giai đoạn này tiếng VMc đã chịu ảnh hưởng
của xu thế đơn tiết hoá theo hướng rụng đi các tiền âm tiết theo kiểu CvCVC > CVC
(C: phụ âm, v: nguyên âm lướt, V: nguyên âm). Đồng thời, phương thức cấu tạo từ
bằng phụ tố hầu như không còn hoạt động trong tiếng VMc nữa. Thứ ba, về mặt ngữ
âm tiếng VMc là một ngôn ngữ có ba thanh điệu và đã xuất hiện dãy âm xát trong hệ
thống âm đầu. Sự xuất hiện thanh điệu ở thời kì này đã làm mất đi đặc trưng xát ở cuối
âm tiết.
2.4. Giai đoạn Việt-Mường chung (Việt-Mường commun)
Sau một thời gian phát triển, tiếng VMc đã phân hoá thành những bộ phận khác
nhau. Một phần do tính biệt lập về địa lí chịu sự biến đổi ít hơn, còn phần khác dường
như do chịu ảnh hưởng của tiếng Hán biến đổi nhiều hơn. Tiếng VMC trong lịch sử có
thể coi là hệ quả của sự phát triển khác nhau đó.
Về mặt thời gian tương đối, tiếng VMC là giai đoạn ước chứng từ thế kỉ thứ X
cho đến khoảng thế kỉ XIV. Vào thời kì này, Việt Nam là quốc gia độc lập. Về mặt xã
hội ngôn ngữ, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ toàn dân nhưng văn ngôn Hán và chữ Hán
dường như vẫn giữ vai trò giáo dục, hành chính và văn học. Tuy nhiên, vào thời gian
này chữ Nôm – loại chữ đầu tiên ghi âm tiếng Việt – đã xuất hiện.
Ở giai đoạn này, tiếng VMC có những đặc điểm ngôn ngữ chính sau đây. Thứ
nhất, đó là hiện tượng vay mượn từ gốc Hán để hình thành lớp từ Hán Việt quan trọng
sau này. Nhưng, sự vay mượn này không đồng đều ở những vùng lãnh thổ khác nhau
của tiếng VMC và chính là nguyên nhân khiến nó bị phân hoá về sau. Thứ hai, tiếng
VMC đã là ngôn ngữ đơn tiết (CVC) là hệ quả của một quá trình đơn tiết hoá trước
đây và hầu như nó cũng không còn lưu giữ một dấu vết gì của phương thức cấu tạo từ
bằng phụ tố. Thứ ba, tiếng VMC đã là một ngôn ngữ có sáu thanh điệu và cùng với nó
là ngôn ngữ chỉ còn lại loạt âm đầu vô thành, tức là đã mất đi sự đối lập vô thanh/hữu
thanh trong các âm đầu âm tiết và dường như hoàn toàn không còn sự đối lập tắc/xát ở
cuối âm tiết. Đồng thời, trong ngôn ngữ đã xuất hiện loạt âm đầu xát. Như vậy, dường
như tiếng VMC đã đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển của tiếng Việt và tiếng
Mường về sau.
2.5. Giai đoạn tiếng Việt cổ (Việt ancien)
Đây là thời kì tiếng VMC đã phân hoá thành hai cá thể tiếng Việt và tiếng
Mường. Do vậy, ở Việt Nam tiếng Mường là ngôn ngữ thiểu số gần gũi nhất với tiếng
Việt. Người ta ước chừng giai đoạn này là khoảng thời gian từ đầu thế kỉ XIV đến cuối
thế kỉ XV. Ở thời kì này, ngoài những đặc điểm xã hội ngôn ngữ vẫn lưu giữ từ thời
VMC, ở tiếng Vc chữ Nôm đã vươn lên vai trò là chữ viết văn học với Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi và nó đã được ghi lại trong Annam dịch ngữ.
Đặc điểm chính về ngôn ngữ của giai đoạn này là tiếng Vc đã có một lớp từ
Hán Việt ổn định, cái mà tiếng Mường không có được. Thứ nữa, tiếng Vc đã hoàn
thành việc xử lí các âm tiền tắc họng thành các âm mũi. Ngoài ra nó đã phân hoá dãy
âm đầu vô thanh VMC thành hai nhóm là nhóm hút vào (*p > b, *t > d) và nhóm vô
thanh xưa (*c,*k). Chính lí do này đã khiến cho tiếng Vc kéo âm xát *s hoặc *s'
chuyển thành âm t hoặc th quốc ngữ hiện nay. Và có lẽ, theo cách nhìn của chúng tôi,
dãy âm xát có từ trước đây đã hoàn tất ở giai đoạn này.
2.6. Giai đoạn tiếng Việt trung cổ (Việt moye)
Tiếp theo giai đoạn Vc là thời kì Vt. Lúc này, những hiện tượng biến đổi ở
tiếng Việt hầu như không còn liên quan đến tiếng Mường. Giai đoạn này ước tính từ
cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX. Về mặt xã hội ngôn ngữ, nét
nổi bật nhất là sự xuất hiện chữ quốc ngữ với việc ra đời cuốn từ điển Annam-Lusitan-
Latin (gọi tắt là Việt-Bồ-La, VBL) năm 1651 của A. de Rhodes và sau đó là những
văn bản, từ điển ghi bằng quốc ngữ. Đây là hệ quả của một sự tiếp xúc mới quan trọng
của tiếng Việt với nhiều ngôn ngữ châu Âu, đặc biệt là tiếng Pháp. Thứ đến là tiếng
Việt trở thành một ngôn ngữ văn học, bác học với diện mạo mới hết sức phong phú.
Cuối cùng, với việc mở rộng về phía Nam, tiếng Việt hoàn thiện và hình thành nên
những vùng phương ngữ như nó có hiện nay. Về mặt ngôn ngữ, tiếng Vt chỉ có một
hiện tượng nổi bật là nó đã thực sự đơn tiết hoá triệt để. Những ghi chép trong từ điển
VBL đã chứng minh điều này.
2.7. Thứ sáu, giai đoạn tiếng Việt hiện đại, tiếng Việt hiện nay
Từ giữa thế kỉ XIX, tiếng Việt phát triển sang giai đoạn hiện đại. Có điều, sự
phát triển ấy không đều ở những bộ phận khác nhau trong nội bộ ngôn ngữ. Tuy nhiên,
vào thời điểm hiện nay với trách nhiệm là tiếng nói của một dân tộc, tiếng Việt đã làm
tròn vai trò là công cụ giao tiếp, công cụ tư duy để phát triển xã hội.
Ở giai đoạn này, tiếng Việt có hai đặc điểm xã hội quan trọng. Thứ nhất là sự
tiếp xúc sâu đậm với ngôn ngữ, văn học và văn hoá Pháp, hệ quả của việc Pháp đô hộ
Việt Nam. Sự tiếp xúc này là một nhân tố thúc đẩy nó phát triển mạnh mẽ. Thứ hai là
từ năm 1945, với sự ra đời của nước Việt Nam độc lập, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ
chính thức của nhà nước. Vai trò xã hội mới này của ngôn ngữ vừa đòi hỏi, vừa tạo
điều kiện để nó phát triển. Nhìn ở hai đặc điểm xã hội quan trọng đó, một vài nhà
nghiên cứu đề nghị tách giai đoạn này thành tiếng Việt hiện đại và tiếng Việt đương
đại. Nhưng nếu coi trọng tính nhất quán về ngữ âm, làm như vậy là không cần thiết.
Sự phát triển nội tại của tiếng Việt ở giai đoạn này, như đã nói ở trên cũng có sự
khác nhau. Nhìn về mặt lịch sử, ngữ âm là bộ phận phát triển nhanh nhất. Ngôn
ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du đạt đến độ điêu luyện tinh vi về ngữ âm đã nói rõ
điều đó. Những năm đầu thế kỉ XX, với sự thành công của nhiều trào lưu sáng tác văn
học, ngữ pháp tiếng Việt phát triển một cách hoàn chỉnh. Cuối cùng, với sự xuất hiện
và cung cấp đầy đủ một hệ thống thuật ngữ cho mọi mặt của đời sống xã hội, tiếng
Việt hoàn thiện ở tất cả các bình diện cấu trúc ngữ nghĩa của nó. Rõ ràng, ở thời điểm
hiện nay, tiếng Việt hoàn toàn đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của xã hội với tư cách là công
cụ giao tiếp, phương tiện tư duy của dân tộc.
Như vậy, trong những giai đoạn lịch sử phát triển của tiếng Việt, ba giai đoạn đầu
lịch sử tiếng Việt là lịch sử nhóm Việt-Mường. Chỉ ở ba giai đoạn sau lịch sử tiếng
Việt mới là lịch sử của một cá thể ngôn ngữ. Đây là một đặc điểm hết sức tế nhị trong
việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt.
Chương 4
MỘT VÀI BIẾN ĐỔI CHÍNH TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
CỦA TIẾNG VIỆT

Nội dung của chương này cung cấp một số quy luật ngữ âm trong lịch sử phát
triển của tiếng Việt. Những quy luật ngữ âm sẽ cung cấp cho người học những nội
dung về nghiên cứu từ vựng lịch sử, ngữ pháp lịch sử trong lịch sử tiếng Việt.

4. 1. Một vài biến đổi chính về ngữ âm lịch sử tiếng Việt


Chúng ta dựa trên kết quả của một số nghiên cứu về ngữ âm lịch sử tiếng Việt để
nói về ngữ âm của giai đoạn tiền Việt-Mường như sau.

Thứ nhất, đặc điểm nổi bật quan trọng ở bình diện này là tiếng tiền Việt-Mường
chưa có hệ thống thanh điệu, giống như tất cả các ngôn ngữ Mon-Khmer khác. Nói
khác đi, tiếng Việt ở giai đoạn tiền Việt-Mường là một ngôn ngữ chưa có hệ thống
thanh điệu một cách chân chính. Lúc này, vai trò khu biệt ý nghĩa của các từ trong
ngôn ngữ đều do những đơn vị đoạn tính của âm tiết đảm nhận.

Thứ hai, về hệ thống ngữ âm, người ta có thể nói tới một danh sách phụ âm và
nguyên âm tiền Việt-Mường sau đây.

- Đối với trường hợp tiền âm tiết, trong tiếng tiền Việt-Mường thường chỉ gặp
các phụ âm vô thanh *p-, *t-, *ch-, *k-, *s- và thỉnh thoảng mới là phụ âm lỏng hoặc
phụ âm hữu thanh. Về nguyên âm ở kiểu âm tiết này, người ta cũng thấy có hai loại
khác nhau. Một loại với đại đa số là nguyên âm *a, ít hơn nữa là nguyên âm *i là
những nguyên âm tự nó làm thành tiền âm tiết (tức tiền âm tiết không có phụ âm đầu);
ở những tiền âm tiết mở kiểu Cv, thường chúng ta chỉ thấy có nguyên âm trung lập *ơ.
Về nguyên tắc, cả phụ âm lẫn nguyên âm ở tiền âm tiết không mang giá trị âm vị học
nên các từ ngữ âm hai âm tiết này không phải là những từ song tiết đích thực mà
chúng chỉ thể hiện giá trị phát âm mà thôi. Như vậy, các yếu tố làm nên tiền âm tiết chỉ
bó hẹp trong một bộ phận nhất định của hệ thống ngữ âm của tiếng tiền Việt-Mường.

- Về tổ hợp phụ âm, trong tiếng tiền Việt-Mường chỉ thấy những dạng thức có
hai yếu tố, trong đó yếu tố thứ hai có thể trùng với âm đầu của âm tiết chính. Như vậy,
rất có thể tổ hợp phụ âm ở giai đoạn này có phần đơn giản hoặc đơn điệu và nó chính
là hệ quả, là chứng cớ rõ ràng biểu hiện tình trạng ngừng hoạt động của hệ thống phụ
tố cấu tạo từ (chủ yếu là dưới dạng trung tố) của thời kì Mon-Khmer trong tiếng tiền
Việt-Mường. Nếu thể hiện tổ hợp phụ âm thành C1C2 (trong đó C2 là phụ âm của âm
tiết chính), tình hình tổ hợp phụ âm là như sau: Yếu tố C1 thường là phụ âm vô thanh
(gần 90%), trong đó những phụ âm có tần số xuất hiện cao là *k-, *t-, *p-, *ch-, sau đó
là hai âm sát *s-, *h- và đôi khi cũng có âm không vô thanh mà đáng kể nhất là *m-.
Yếu tố C2 là âm đầu âm tiết chính nên về nguyên tắc có thể là phụ âm bất kì nào
nhưng thường gặp nhất là âm -*r-, -*l- và hầu như ít gặp là âm tắc hữu thanh.
- Đối với trường hợp ở âm tiết chính và ở từ đơn âm, trong tiếng tiền Việt-
Mường, dựa trên kết quả nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn hay của M. Ferlus,
chúng ta có thể nói đến những hệ thống sau đây.
Trước hết, đó là hệ thống phụ âm đầu gồm:
Vị trí 1 2 3 4 5
Phụ âm tắc bật hơi *ph *th *kh
Phụ âm tắc vô thanh *p *t *ch *k *?
Phụ âm tắc hữu thanh *b *đ *j *g
Phụ âm tiền mũi *?b *?đ *?j *?g
Phụ âm mũi *m *n *nh *ng
*w *r
Phụ âm bên và rung
*l
Các âm xát vô thanh *s *s' *h
Các âm xát hữu thanh *z *j

Điều đáng chú ý thứ nhất là ở giai đoạn tiền Việt-Mường này, như danh sách
được chúng tôi đề nghị ở trên, tiếng Việt có sự đối lập đều đặn giữa cặp vô thanh và
hữu thanh ở cả trường hợp âm tắc lẫn trường hợp âm xát. Đây là sự đối lập rất đáng
được chú ý trong hệ thống phụ âm của ngôn ngữ ở giai đoạn lịch sử này. Điều đáng
chú ý thứ hai là cũng ở vào giai đoạn này, chúng tôi đã đề nghị có một dãy ba âm bật
hơi. Đối với hiện tượng thứ nhất, lí do để tái lập như vậy là căn cứ vào nguyên tắc hình
thành thanh điệu của tiếng Viêt và cách xử lí xát hoá âm tắc giữa sau này. Còn đối với
hiện tượng thứ hai việc tái lập như thế được sự ủng hộ đều đặn trong các nhôn ngữ
Việt-Mường.
Sau đó là hệ thống vần tiền Việt-Mường bao gồm sự kết hợp giữa nguyên âm
với âm cuối. Nhưng để tiện lợi cho việc theo dõi vấn đề, chúng tôi xin tách biệt một
bên là danh sách âm cuối và một bên là danh sách nguyên âm như sau:
Danh sách âm cuối gồm:
Vị trí 1 2 3 4 5
Các phụ âm cuối tắc *p *t *ch *k
Các phụ âm cuối mũi *m *n *nh *ng
Các phụ âm cuối khác *w *r *j
*s *h
Danh sách nguyên âm gồm:
*i:*i *ư *u:*u
*ê:*ê*ơ: *ơ *ô:*ô
*e:*e*a: *a *o:*o
*i
*iê
ơ
(trong đó có *ie, *iơ là hai âm đôi).

4.2. Từ vựng và ngữ pháp lịch sử tiếng Việt


Như chúng tôi đã trình bày và phân tích ở trên, giai đoạn tiền Việt-Mường là
thời kì bản lề, là cột mốc đầu tiên trong lịch sử phát triển của tiếng Việt. Vì thế, về
nguyên tắc những đặc điểm ngôn ngữ có mặt ở thời kì này sẽ là những dấu hiệu ban
đầu, được thể hiện đầy đủ trong một quá trình phát triển lịch sử ngôn ngữ. Tuy nhiên,
cũng có thể có những hiện tượng còn chưa thấy có mặt ở thời kì này nhưng về sau vẫn
xuất hiện ở những ngôn ngữ thành phần của nhóm. Do đó, ở thời điểm hiện nay, ngôn
ngữ thành phần của nhóm ngôn ngữ vừa có những nét đã từng có mặt ở tiền ngôn ngữ,
vừa có những nét chưa xuất hiện ở thời kì đó. Chính sự không đồng nhất như vậy sẽ
cung cấp cho chúng ta những hiện tượng, những dấu hiệu để từ đó quan sát sự phát
triển của ngôn ngữ. Trong tình hình nghiên cứu hiện nay, chúng ta có thể nói về những
đặc điểm ngôn ngữ sau đây của tiếng tiền Việt-Mường.
4.2.1. Những vấn đề về từ vựng
Trong tiếng tiền Việt-Mường người ta nhận thấy có đủ cả ba thành phần từ vựng
cơ bản. Thứ nhất, đó là thành phần từ vựng chung của họ Nam Á. Thứ hai, đó là thành
phần từ vựng của nhánh ngôn ngữ Mon-Khmer. Cuối cùng, rất có thể đó là thành phần
từ vựng của tiểu nhánh Đông Mon-Khmer. Sự khác biệt giữa ba bộ phận này đã được
phân tích ở tiểu mục 2.1.2, mục 2.1, phần II, chương 3. Điều này có nghĩa là khi tiếng
Việt đang ở giai đoạn tiền Việt-Mường, người ta vẫn nhận thấy trong nó mang đầy đủ
các lớp từ vựng phản ánh những biến đổi lịch sử trước đây, từ khởi thuỷ cho đến khi
nó hình thành khối ngôn ngữ Mon-Khmer để sau đó tách thành nhóm Việt-Mường
riêng biệt. Nói một cách khác, ở giai đoạn tiền Việt-Mường, ngôn ngữ đã bảo lưu khá
đầy đủ vốn từ vựng cơ bản có từ cội nguồn của nó.
Điều nói trên, theo chúng tôi, được thể hiện ở chỗ chúng ta thấy có rất nhiều từ
tiếng Việt tương ứng với những từ thuộc lớp từ vựng Nam Á hiện còn lưu giữ ở tất cả
các nhánh của họ Nam Á. Ví dụ, Việt: bốn – Môn: pon – Pear: phon... (thuộc nhánh
Mon-Khmer); Katu: poan – Mrabri (Khamú): pon;... (thuộc tiểu nhánh Đông Mon-
Khmer); Nicôbar: foơn(nhánh Nicobar); Mundari: upur (thuộc nhánh Munđa). Chúng
ta cũng thấy trong từ vựng tiếng Việt có những từ thuộc lớp từ vẫn còn được lưu giữ ở
các ngôn ngữ Mon-Khmer khác. Ví dụ, Việt: trái – Bru: palai – Bana: plej –
Khmer: ple – Palaung: ple v.v... Và chúng ta cũng thấy có những từ thuộc lớp từ Mon-
Khmer chỉ lưu giữ ở các ngôn ngữ thuộc tiểu nhánh Đông Mon-Khmer. Ví dụ như
Việt: rú (rừng), Katu: bru v.v...
Tuy nhiên, theo một số kết quả nghiên cứu hiện nay, chúng ta có quyền nói rằng
tiếng tiền Việt-Mường cũng đã có những tiếp xúc với các ngôn ngữ thuộc họ Nam
Đảo. Chứng cớ của sự tiếp xúc này là những vay mượn từ vựng lẫn nhau giữa chúng.
Bởi vì, trong vốn từ của tiếng Việt và một vài ngôn ngữ Việt-Mường khác chúng ta
thấy có những từ thuộc vào lớp rất cổ xưa tương ứng với họ ngôn ngữ này. Về trường
hợp vay mượn lẫn nhau với các ngôn ngữ Nam Đảo, A.G. Haudricourt từ lâu đã viết
rằng "Vấn đề tế nhị được đặt ra cho các nhà so sánh ngôn ngữ Nam Á là lọc ra trong
các ngôn ngữ bao quanh tiếng Chăm như các tiếng Maa, Mnong, Bahnar những từ đã
được vay mượn qua những thiên niên kỉ thống trị của người Chăm. Những từ mượn ấy
hoặc có gốc gác tiếng Sanskrit, nhưng mà như vậy, người ta có thể gặp chúng trong
tiếng Mon, tiếng Khmer và cả trong những phương ngữ đã chịu ảnh hưởng của tiếng
Mon, tiếng Khmer; hoặc có gốc ở tiếng Indonesia, nhưng nếu muốn chắc chắn về
nguồn gốc Indonesien của chúng, thì không thể chỉ tìm thấy chúng ở Java và Sumatra,
bởi vì các ngôn ngữ Indonesien ở những vùng đó đã vay mượn những từ Nam Á"[1].
Quả thực, chúng ta có thể nhận thấy điều này trên cơ sở những tương ứng từ
vựng cơ bản giữa một vài ngôn ngữ Nam Đảo và một số ngôn ngữ Việt-Mường thuộc
tiểu nhóm song tiết. Ví dụ, Việt: trăng (tháng/sáng) – Rục: pơlơang – Mã
Liềng: pơliàn – Mường: tlăng – Chăm: bilan... nhưng Arem: ngrah; Khạ
Phọng: tara' – Kơho: kơn'hai – Chao Bon: ntú?. Trường hợp từ "trăng" dẫn ra ở trên
cho thấy trong nội bộ nhóm ngôn ngữ một bên các tiếng Việt, Mường, Rục, Mã Liềng
tương ứng với tiếng Chăm. Trong khi đó một bên khác gồm các tiếng Arem, Khạ
Phọng lại tương ứng với tiếng Kơho và có thể cả tiếng Chao Bon, tức là những ngôn
ngữ Mon-Khmer thực sự. Sự khác biệt như thế trong nhóm Việt-Mường chỉ có thể có
một cách giải thích khả dĩ hơn là do chúng đã có những vay mượn lẫn nhau từ một vài
ngôn ngữ có nguồn gốc khác nhau.
Qua cách nhìn nhận như ở trên, chúng ta có thể nói một cách tóm tắt rằng ở vào
giai đoạn tiền Việt-Mường, tiếng Việt một mặt đã lưu giữ tốt lớp từ cội nguồn, mặt
khác do có sự tiếp xúc lẫn nhau với những ngôn ngữ Nam Đảo đã thu nhận một số từ
của các ngôn ngữ này. Theo chúng tôi, chính tính chất nhập nhằng khiến người ta khó
xác định ngôn ngữ nào vay mượn của ngôn ngữ nào, như A.G. Haudricourt từng nói,
đã minh chứng cho việc vay mượn từ cổ xưa như vậy. Trong tương lai, khi tuần tuý
xem xét từ vựng lịch sử tiếng Việt, chắc chắn đây sẽ là một vấn đề thú vị nhưng cũng
sẽ đầy rẫy khó khăn.
4.2.2. Về mặt cấu tạo từ
Ở bình diện này, nét nổi bật của giai đoạn tiền Việt Mường là dường như ngôn
ngữ đã từ bỏ các phương thức phụ tố cấu tạo từ vốn có của các ngôn ngữ Mon-Khmer.
Chứng cớ chứng minh cho đặc điểm này thể hiện ở chỗ hầu hết các ngôn ngữ thuộc
nhóm Việt-Mường hiện nay đã không còn lưu giữ vết tích hoặc nếu có lưu giữ thì rất
mờ nhạt phương thức phụ tố cấu tạo từ. Trong khi đó, các ngôn ngữ Mon-Khmer như
Khmú, Katu, Bru-Vân Kiều v.v... bên cạnh thì hiện nay vẫn còn hình ảnh khá rõ nét
của hiện tượng này. Chúng ta có thể nêu lên những ví dụ như sau. Tiếng Bru của nhóm
Katu vẫn sử dụng trung tố r trong cấu tạo từ: katp (đậy) – kartp (cái nắp); sapo (lợp)
– sarpo (mái nhà); vah (chèo) – sarvah (cái chèo) v.v... Còn tiếng Khmú lại giữ được
tới ba trung tố để cấu tạo từ như chúng ta.
Ở vấn đề cấu tạo từ, nét nổi bật thứ hai thường được nhiều người nhắc đến là
trong tiếng tiền Việt-Mường có sự hiện diện của từ ngữ âm song tiết kiểu CvCVC.
Hơn nữa, trong từ ngữ âm song tiết kiểu như trên, các âm tiết cuối (âm tiết thứ hai)
luôn luôn được nhấn mạnh và là phần chính của từ. Có lẽ chính vì điều này mà tiếng
tiền Việt-Mường là ngôn ngữ có từ song tiết không đích thực (như các ngôn ngữ Mon-
Khmer khác) rõ ràng nhất. Theo số liệu của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, ở thời kì này “số
lượng từ thực sự đơn tiết chỉ chiếm khoảng 37%, còn 63% còn lại thì bao gồm từ song
tiết và từ có tổ hợp phụ âm đầu”. Từ song tiết ở đây là những từ gồm một âm tiết gọi là
tiền âm tiết (présyllabe) và một âm tiết chính (âm tiết cuối, âm tiết thứ hai). Trong số
các tiền âm tiết có một loại chỉ gồm một nguyên âm (thường là nguyên âm *a) và một
loại khác là một âm tiết mở Cv (chiếm 2/3 số lượng tiền âm tiết trong tiếng Rục chẳng
hạn). Âm tiết mở này thường gồm một nguyên âm trung lập *ơ, không có giá trị âm vị
học, và một phụ âm (thường là phụ âm vô thanh [p, t, ch, k, s] , trong đó [k] là phụ âm
phổ biến hơn cả). Các phụ âm lỏng hoặc hữu thanh tham gia tiền âm tiết không nhiều
hoặc thậm chí có thể nói là rất ít. Người ta có thể thấy hình ảnh các từ song tiết không
đích thực này trong một số ngôn ngữ của nhóm Việt-Mường như tiếng Arem, tiếng
Rục, tiếng Mày, tiếng Mã Liềng, tiếng Sách v.v... Ví dụ, Rục: tơkach – Việt: cát;
Rục: kơtam – Việt: dam/đam (cua đồng); Rục: aká – Việt: cá v.v...
Cùng với những đặc điểm nói trên, theo nhận xét của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn,
còn có một điều quan trọng nữa là tiếng tiền Việt-Mường lại có tình trạng song tiết hoá
những từ đơn Mon-Khmer. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã viết rằng “có những từ thời
proto Môn Khmer đơn tiết, ở các proto tiểu chi khác cũng bảo lưu tính đơn tiết, nhưng
sang proto Việt-Chứt, proto Katu lại trở thành song tiết”. Như vậy, cách đặt vấn đề của
giáo sư cho chúng ta biết rằng ở giai đoạn tiền Việt Mường tiếng Việt có xu hướng
song tiết hoá những từ đơn Mon-Khmer. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn còn cho biết rằng hiện
tượng này cũng có ở cả nhóm Katu, là nhóm cùng với nhóm Việt-Mường nằm ở tiểu nhánh
Đông Mon-Khmer của họ Nam Á. Ví dụ như:
proto Việt- (Mã proto proto Mon- proto
Việt Rục (Bru)
Mường Liềng) Katu Khmer Wa
cá *aka *aká *paka *ka *ka
chó *acho achó (chó) *cho (acho) *chua *cho
Tình trạng thứ hai này cho phép chúng ta đoán định xu thế song tiết tác động ở
giai đoạn tiền Việt-Mường là khá mạnh.

Tóm lại, tiếng tiền Việt-Mường (hay còn gọi là tiếng Việt ở giai đoạn tiền Việt-
Mường), ngôn ngữ cơ sở của tiếng Việt, về cơ bản vẫn lưu giữ những đặc điểm quan
trọng của nhánh ngôn ngữ Mon-Khmer. Điều đó thể hiện ở chỗ:
 Nó, về đại thể, vẫn duy trì vốn từ vựng gốc chung có từ Nam Á và Mon-Khmer.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này trong một mức độ nào đấy, tiếng tiền Việt-Mường
đã có sự tiếp xúc cơ bản dẫn đến vay mượn lẫn nhau với các ngôn ngữ Nam
Đảo.
 Là một ngôn ngữ chưa có thanh điệu. Tình trạng này vừa là điều kiện, vừa là hệ
quả để chúng ta nhận biết hai đặc điểm sau đây. Thứ nhất, trong danh sách phụ
âm đầu âm tiết chính sự đối lập vô thanh và hữu thanh vẫn được duy trì. Thứ
hai, trong danh sách phụ âm cuối âm tiết chính hai âm cuối xát và tắc họng còn
hiện diện đầy đủ.
 Đồng thời tuy nó vừa có những từ cấu tạo đơn tiết vừa có những từ cấu tạo song
tiết nhưng cả hai kiểu ấy không lưu giữ phương thức phụ tố cấu tạo từ như các
ngôn ngữ thuộc những nhóm Mon-Khmer còn lại.
 Nét nổi trội của giai đoạn này là tình trạng duy trì thế đối lập dài ngắn khá đều
đặn của các nguyên âm làm âm chính của âm tiết chính. Rất có thể, về sau do
sắp xếp lại thế đối lập nguyên âm này mà tình trạng thanh điệu của các ngôn
ngữ và thổ ngữ khác nhau trong nhóm Việt-Mường rất đa dạng và phức tạp.
 Mặt khác, nó có hiện tượng song tiết hoá các từ đơn Mon-Khmer (những từ đơn
này còn lưu lại trong một vài ngôn ngữ thuộc nhóm Katu hiện nay). Đây dường
như là nguyên nhân khiến cho các ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm song tiết trong
nhóm Việt-Mường ngày nay có tỉ lệ từ ngữ âm song tiết khá cao.
Chính nhờ những đặc điểm nói trên và có thể còn một vài đặc điểm khác nữa
chưa biết đến, tiếng tiền Việt-Mường đã tách riêng khỏi nhánh Mon-Khmer, làm thành
ngôn ngữ mẹ, ngôn ngữ tiền thân của tất cả các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường
hiện nay.
Trong nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất
coi đây là mốc khởi đầu lịch sử của ngôn ngữ này. Vì thế, những khảo sát về một quá
trình biến đổi nào đó đều được theo dõi chủ yếu từ giai đoạn tiền Việt-Mường cho đến
hiện nay. Do chỗ giai đoạn này không có tài liệu ngữ văn để ghi chép lại nên những
hiểu biết về nó đều dựa trên những nghiên cứu so sánh-lịch sử với các ngôn ngữ có họ
hàng xa gần với tiếng Việt phân bố trên lãnh thổ Việt Nam và khu vực. Những dạng
thức mà chúng ta vừa nêu lên ở trên về ngôn ngữ này đều là những dạng thức tái lập
và chúng được gọi là dạng thức tiền Việt-Mường hay là dạng thức của tiếng Việt ở giai
đoạn tiền Việt-Mường. Như vậy tiếng tiền Việt-Mường là ngôn ngữ mẹ của nhóm
Việt-Mường nhưng đồng thời cũng là giai đoạn phát triển đầu tiên của lịch sử tiếng
Việt. Điều này có nghĩa là những quy luật ngữ âm hành chức trong lịch sử tiếng Việt
được tính từ quá trình khởi thuỷ ở giai đoạn này.
PHẦN II

TỪ HÁN VIỆT

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Quá trình tiếp xúc và vay mượn từ ngữ Hán vào tiếng Việt
Do đặc điểm địa lý, lịch sử mà hai nước Việt Nam và Trung Hoa có quan hệ với nhau
từ rất sớm. Trong mối quan hệ đó có mối quan hệ về ngôn ngữ - văn hoá. Ngôn ngữ với tư
cách là công cụ giao tiếp có thể vượt qua không gian và thời gian, trong đó có cả ranh giới
quốc gia, dân tộc để tiếp xúc với nhau. Một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là giữa tiếng
Việt và tiếng Hán có sự tiếp xúc từ rất sớm, vào khoảng 2000 năm về trước. Sự tiếp xúc này
để lại nhiều dấu vết trong tiếng Việt hiện đại. Một số lượng khá lớn từ ngữ Hán thuộc nhiều
nguồn khác nhau (Hán, Tạng, Miến, Ấn) đã du nhập vào tiếng Việt qua nhiều giai đoạn và với
nhiều phương thức khác nhau. Mặc dù, tiếng Hán và tiếng Việt không cùng một nguồn gốc.
Tiếng Hán thuộc họ Hán - Tạng, tiếng Việt nằm trong nhánh Việt - Mường thuộc họ Nam Á.
Thế nhưng chúng lại có ưu thế là cùng loại hình. Đây chính là một điều kiện thuận lợi cho sự
tiếp xúc và vay mượn giữa hai ngôn ngữ.
Theo thống kê của H.Maspéro (1912), “trong tiếng Việt có một số lượng khá lớn được
du nhập từ tiếng Hán (chiếm trên 60%). Sự du nhập này có lúc diễn ra chậm chạp, lẻ tẻ, có lúc
diễn ra ồ ạt. Cũng có khi nó đã vào tiếng Việt rồi lại được biến đổi đi theo các sự biến đổi ngữ
âm của tiếng Việt” (H.Maspéro,1912). Có thể xem xét sự tiếp xúc văn hóa - ngôn ngữ Việt-
Hán theo từng giai đoạn sau:
Thế kỷ thứ X thường được các nhà sử học coi là cái mốc để phân đôi lịch sử Việt Nam
làm hai giai đoạn: a) giai đoạn trước thế kỷ X là thời kỳ nước Việt chịu sự đô hộ của phong
kiến phương Bắc, và b) giai đoạn từ thế kỷ thứ X là kỷ nguyên mới của nước Đại Việt - kỷ
nguyên độc lập, tự chủ nước nhà. Trên cơ sở đó có thể lý giải tình hình tiếp xúc ngôn ngữ,
văn hóa Việt - Hán có ảnh hưởng đến sự du nhập từ vựng tiếng Hán vào tiếng Việt.
- Thời kỳ trước thế kỷ thứ X
Ngay từ đầu Công nguyên, từ khi phương Bắc đô hộ, tiếng Hán đã được sử dụng ở
Giao Châu với tư cách là một sinh ngữ. Mặc dù người Hán muốn đồng hóa tiếng nói của dân
tộc Việt, nhưng tiếng Việt đã có cơ sở vững vàng từ trước vẫn tiếp tục tồn tại. Tuy nhiên trải
qua hàng ngàn năm, một số lẻ tẻ từ Hán thường dùng đã được người Việt mượn để lấp vào
chỗ thiếu hụt trong tiếng Việt như: buồng, buồm, muộn, mây, muỗi, đục… Ngoài 113 yếu tố
đơn tiết do Vương Lực tìm ra và sau này tăng lên là 401 do Vương Lộc phát hiện thêm thì
không thấy có một thành ngữ nào cả. Sở dĩ có tình hình như vậy là do sức mạnh chống lại
đồng hóa của người Việt ở mọi mặt, trong đó có ngôn ngữ. Tiếng Hán ở Việt Nam trong giai
đoạn này chỉ là một sinh ngữ. Học tiếng Hán, sử dụng tiếng Hán là học, sử dụng một ngoại
ngữ. Thời kỳ này ở Giao Châu sử dụng hai loại ngôn ngữ: Việt ngữ và Hán ngữ, tức là một
bên là tiếng Hán một bên là tiếng Việt bình dân và một loại chữ viết tức là chữ Hán. “Suốt
thời kỳ Bắc thuộc, chữ Hán là ngôn ngữ Trung Quốc được dùng trong Nhà nước, nhà chùa,
thờ cúng tổ tiên, sáng tác văn học, trong ghi chép giấy tờ hàng ngày. Tổ chức hành chính theo
Trung Quốc, phong tục tập quán theo Trung Quốc, Khổng giáo, Lão giáo của Trung Quốc
truyền vào. Phật giáo cũng được truyền vào từ Trung Quốc là chính. Nhưng điều đó không
làm Việt Nam bị Trung Quốc hóa mà chỉ chịu ảnh hưởng của Trung Quốc (Hồng Phong,
1984).
Cuối thời đô hộ, người Hán mở nhiều trường học, văn ngôn Hán được truyền bá rộng
rãi cùng với kinh, sử, tử, tập. Nhiều người Việt đã tinh thông chữ Hán và đã đỗ đạt cao, sang
làm quan ở Trung Quốc, bên cạnh đó lại có những kinh Phật viết bằng chữ Hán. Qua thư tịch,
lớp từ văn hóa của người Hán được phổ biến cho người Việt. Nhiều từ biểu thị khái niệm trừu
tượng của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo trong tiếng Hán được người Việt vay mượn để lấp
khoảng trống thiếu hụt trong ngôn ngữ của mình.
- Thời kỳ từ thế kỷ X
Năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho
dân tộc, chấm dứt nghìn năm Bắc thuộc. Với nền độc lập tự chủ của mình, các triều đại phong
kiến Việt Nam đã tiếp thu một cách có ý thức nhiều điều của Trung Quốc từ cách tổ chức
hành chính đến cách tổ chức kinh tế, văn hoá, tư tưởng để xây dựng quốc gia Đại Việt và tiếp
tục sử dụng tiếng Hán để xây dựng thể chế chính trị và văn hóa dân tộc, do tiếng Việt lúc ấy
chưa đủ khả năng để diễn đạt những khái niệm phức tạp. Đọc những văn bản Nôm rất sớm
còn tàng trữ lại được, chúng ta thấy khá rõ điều ấy. Trong các văn bản Nôm này, các khái
niệm trừu tượng đều được diễn đạt bằng chữ Hán. Chính quyền phong kiến Việt Nam vẫn sử
dụng hệ thống hành chính theo mô hình Trung Quốc, chữ Hán vẫn được các triều đại phong
kiến Việt Nam tiếp tục sử dụng chính thức trong cơ quan hành chính, trường học, khoa cử
cũng như trong sáng tác văn học. Đặc điểm lớn nhất trong sự tồn tại chữ Hán ở Việt Nam là
chữ Hán dần dần bị đồng hoá và bị hấp thu vào văn hoá của Việt Nam. Nhiều tinh hoa văn
hoá chữ Hán đã được dân tộc Việt Nam hấp thụ. Nhiều tác phẩm văn học, văn hoá của Việt
Nam đã được viết bằng chữ Hán. “Chính vào lúc sự tiếp xúc ngôn ngữ không bị ràng buộc bởi
yêu cầu chính trị theo quan hệ chinh phục, nó lại đi sâu vào ngôn ngữ. Sự vay mượn lúc này
đã đóng một vai trò của chính ngôn ngữ đi vay, không phải là sự cưỡng ép” (Nguyễn Văn
Khang, 2007). Nhưng lúc này tiếng Hán đã mất đi tư cách là một sinh ngữ; tiếng Hán không
được đọc theo âm Hán của người Hán, tiếng Việt đã tạo ra âm Hán Việt là cách đọc chữ Hán
của riêng người Việt Nam trên địa bàn Việt Nam. Tiếng Việt không tiếp xúc trực tiếp với
tiếng Hán nhưng số lượng từ ngữ Hán vào tiếng Việt thời kỳ này có thể nói là “ồ ạt”. Từ cái
mốc đầu thế kỷ X về sau, tiếng Hán ở Việt Nam đã tách ra khỏi tiếng Hán ở Trung Quốc và
phát triển theo con đường riêng của mình, bị chi phối bởi quy luật ngôn ngữ (ngữ âm, ngữ
pháp và ngữ nghĩa) của tiếng Việt và cách sử dụng của người Việt, đặc biệt là về mặt ngữ âm.
Từ khi xuất hiện âm đọc Hán Việt, về mặt lý thuyết tất cả các chữ Hán vào Việt Nam bằng
con đường sách vở đều được đọc theo âm Hán Việt.
Việc tiếng Hán ở Việt Nam tách khỏi tiếng Hán ở Trung Quốc và phát triển theo con
đường riêng của mình đã là bước Việt hóa đầu tiên và quan trọng đối với lớp từ vựng Hán
nhập vào tiếng Việt. Điều đáng chú ý là, ở Việt Nam lúc này, bên cạnh tiếng Việt là ngôn ngữ
giao tiếp khẩu ngữ hàng ngày của mọi từng lớp người trong xã hội thì văn tự Hán (với cách
đọc Hán Việt, cách viết vừa theo ngữ pháp Hán cổ vừa theo ngữ pháp Việt) là ngôn ngữ sách
vở, ngôn ngữ hành chính (sắc, lệnh, chiếu, chỉ), ngôn ngữ khoa cử, văn chương. Cách gọi chữ
Hán là chữ Nho (hay chữ Thánh Hiền) cũng xuất phát từ đây. Các nhà Nho là những người đi
tiên phong trong việc tuyên truyền văn hoá, văn học Hán vào Việt Nam. Bối cảnh này giúp
cho các đơn vị từ vựng Hán trong đó có cả thành ngữ Hán được du nhập vào tiếng Việt.
1.1.2 Phân loại từ Việt gốc Hán
Những từ vay mượn Hán trong tiếng Việt bao gồm cổ Hán Việt (tiền Hán Việt), Hán
Việt, Hán Việt Việt hoá. Gọi như vậy là căn cứ vào các thời kỳ du nhập khác nhau. Ngữ âm
lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt là căn cứ để xác định cổ Hán Việt, Hán Việt và Hán Việt Việt
hoá. Sự phân biệt ba loại này đã có trong công trình “Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt
Nam” của H.Maspero (1912).
Các từ tiền Hán Việt do du nhập vào tiếng Việt từ rất sớm, tuyệt đại bộ phận lại là
những từ đơn tiết nên đã được Việt hoá rất sâu, có khả năng vận dụng độc lập trong tiếng Việt
và “có một vị trí không khác gì các từ gốc Mon- Khmer và gốc Tày -Thái, trong thực tế lâu
nay vẫn được coi là từ thuần Việt” (Nguyễn Ngọc San, 2003, tr.146].
Hán Việt là giai đoạn vay mượn tiếng Hán từ đời Đường. Có thuyết cho rằng âm đọc
Hán Việt này có thể là ngữ âm tiếng Hán đời Đường cuối thế kỷ VIII truyền thụ cho khu vực
Giao Châu. Cách đọc này dần dần bị biến đổi do ảnh hưởng của âm hệ và quy luật phát âm
của tiếng Việt bản địa. Nhất là sau thế kỷ X, Việt Nam đã độc lập, tách khỏi hệ thống ngữ âm
đời Đường, hình thành quy luật phát âm riêng của người Việt Nam và vùng văn hoá Việt
Nam. Trong đó cách đọc của 6000 – 7000 chữ Hán thường dùng nhất có tính hệ thống và tính
quy luật rất mạnh, có quy luật ứng đối chặt chẽ và đều đặn với âm hệ thiết vận. Do vậy, về lý
thuyết, có thể dùng âm Hán Việt này để đọc toàn bộ kho chữ Hán. Xét theo nghĩa này, âm
Hán Việt đã hình thành một cách có hệ thống, đồng thời có quy luật phát triển độc đáo và có
chức năng công dụng nhanh. Nguyễn Thiện Giáp (1999) có nhấn mạnh: “Vì người ta có thể
đọc tất cả các chữ Hán theo cách đọc Hán Việt cho nên cần phân biệt từ gốc Hán trong tiếng
Việt và các từ Hán đọc theo âm Hán Việt” (Nguyễn Thiện Giáp, 1999). Tác giả cho rằng:
“Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt có số lượng lẻ tẻ và không làm thành hệ
thống như từ Hán Việt”(Nguyễn Thiện Giáp, 1999). Do các từ ngữ Hán Việt khi nhập vào hệ
thống tiếng Việt đã chịu sự tác động của quy luật biến đổi ngữ âm tiếng Việt nên một số từ đã
thay đổi diện mạo, không còn giống với dạng ngữ âm Hán Việt ban đầu, tạo nên những cặp từ
song song. Thuộc nhóm này, theo Nguyễn Thiện Giáp (1999) còn có những từ gốc Hán tiếp
nhận bằng con đường khẩu ngữ qua cách phát âm địa phương của Trung Quốc như: mì chính,
sủi cảo, hoành thánh,…
Trong các từ vay mượn từ tiếng Hán thì từ Hán Việt chiếm ưu thế tuyệt đối, nó chiếm
một khối lượng từ ngữ rất lớn. Theo thống kê của H.Maspero thì chúng chiếm trên 60% số từ
vựng của Việt ngữ. Hơn nữa, “những thành phần gọi là từ gốc Hán trong tiếng Việt, đặc biệt
là những từ Hán Việt Việt hoá thì tuyệt đại bộ phận từ tiếng Hán Việt chuyển sang” (Nguyễn
Ngọc San, 2003).
Ngoài ra từ thế kỷ thứ VIII – IX đến bây giờ, tiếng Việt đều sử dụng hệ thống âm đọc
này khi hấp thụ những từ mượn Hán hay sáng tạo từ mới trong ngôn ngữ viết. Có thể thấy ảnh
hưởng to lớn của âm đọc Hán Việt trong việc hình thành và phát triển tiếng Việt hiện đại.
Đồng thời vẫn giữ được sắc thái đặc biệt về ngữ âm trong âm vận cách luật cổ đại. Còn một
điểm nữa cũng phải đề cập tới là âm đọc Hán Việt bắt nguồn từ Hán ngữ thời Trung cổ. Cho
nên nó có giá trị quan trọng đối với việc nghiên cứu Hán ngữ thời Trung cổ và các tác phẩm
kinh điển của Trung Quốc.
Các khái niệm trừu tượng của Nho, Phật, Lão đã được mượn vào tiếng Việt như :
pháp, thần, sắc, không, tướng, niệm, tâm, tín, hữu, địa, vô, thiên, nghĩa, lễ, trí, tính, quân,
thần, phong, hoa, tuyết, nguyệt… và những từ liên quan đến văn hóa như: bút, bảng, phấn,
sách, khoa, trường; trong các trước tác thư tịch và sáng tác văn học, hiện tượng vay mượn chữ
Hán trở thành một thói quen và nhu cầu, đồng thời cũng là khả năng. Số lượng từ Hán Việt đi
vào tiếng Việt ngày một nhiều và dần dần có cả từ song tiết như: trượng phu, trường ốc,
thanh nhàn, tiên sinh, công danh, sự nghiệp… Từ đấy cho đến thế kỷ XVIII, các từ Hán Việt
vẫn tiếp tục bổ sung cho kho từ vựng tiếng Việt.
Các từ ngữ Hán Việt được du nhập vào tiếng Việt khi tiếng Việt đã có đủ những từ
biểu thị những sự vật cụ thể, những từ thuộc nền văn minh vật chất. Có rất nhiều từ Hán có
âm đọc Hán Việt chỉ xuất hiện trong văn bản Hán chứ không bao giờ du nhập vào tiếng Việt.
Ví dụ trong Kinh thi, Sở từ có rất nhiều từ biểu thị giống chim, muông, cây, cỏ và các trạng
thái tình cảm, nhưng chỉ có một số từ trở thành từ Hán Việt như: quân tử, thục nữ, tiểu nhân,
yểu điệu, thiết tha, cầm sắt… Như vậy là người Việt chỉ lựa chọn trong số những từ Hán có
âm Hán Việt những từ nào có thể lấp chỗ trống cho những khái niệm thiếu hụt trong vốn từ
vựng tiếng Việt. Những từ này phần lớn là những từ trừu tượng thuộc lớp từ văn hóa, ví dụ
các từ thuộc lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học… những từ này lúc đầu ở trong tiếng Hán là
những từ cụ thể. Thí dụ từ đạo có nghĩa cụ thể là con đường, sau được trừu tượng hoá thành
lý tưởng phải nhắm tới, thậm chí còn thành những khái niệm trừu tượng hơn nữa như đạo
trong tư tưởng của Lão Tử và của các phái đạo gia sau này… Tiếng Việt do có sự tiếp xúc lâu
dài với tiếng Hán và do có cách đọc Hán Việt rất thuận tiện cho việc tiếp thu từ ngữ Hán nên
có xu hướng vay mượn các từ ngữ trừu tượng Hán Việt. Tuy tiếng Việt đã có từ vợ và chồng
nhưng việc dựng vợ gả chồng lại gọi là giá thú hay thành gia thất, có từ xem và sao nhưng
khoa xem sao để đoán vận mệnh gọi là khoa chiêm tinh. Người Hán có thể nhận thức những
từ trừu tượng của họ bằng cách đi từ cái cụ thể như giá (gồm nữ và gia) là con gái về nhà
chồng và thú (gồm thủ là lấy và nữ) là con trai lấy vợ, hôn là nhà trai thông gia với nhà gái và
nhân là nhà gái thông gia với nhà trai… Người Việt trước đây khi tiếp thu từ Hán Việt thì còn
có khả năng nhận thức ấy, họ có thể hiểu từ kinh tế qua cụm từ kinh thế tế dân… Nhưng sau
này những người không tinh thông Hán học thì không còn khả năng nhận thức như vậy nữa.
Từ Hán Việt trở nên khó hiểu, người Việt chỉ có thể nhận thức mơ hồ, mất đi cái giai đoạn
nhận thức cụ thể. Từ Hán Việt trở thành một thứ như ngoại ngữ. Thể thống nhất giữa hình ảnh
âm thanh và khái niệm sự vật của tín hiệu Hán Việt bị phá vỡ trong óc người Việt. Người Việt
cảm nhận mặt âm thanh của từ Hán Việt nhưng không làm sao nắm bắt được trực tiếp khái
niệm của nó. Lúc này trong óc người Việt có sự đối lập hai hệ thống tín hiệu thuần Việt và
Hán Việt. Tín hiệu thuần Việt mang đầy đủ sự thống nhất giữa âm thanh và khái niệm, còn tín
hiệu Hán Việt trở nên khó hiểu. Đây chính là tiêu chí phân biệt giữa một bên là từ Hán Việt
thực sự và một bên là từ có hình thức ngữ âm Hán Việt như: bút, sách, tường, áo, quần, bình,
bát, đầu… Lúc này để hiểu được nghĩa của các tín hiệu Hán Việt thì người Việt đặt nó vào
trong mối quan hệ. Ví dụ nghĩa của từ thảo sẽ hiện ra trong mối quan hệ sau:
Thu thảo, thảo mộc, thảo quả, thảo đường, thảo khấu, thảo dã, thảo dân…
Nghĩa của từ hòa sẽ hiện ra trong chùm quan hệ sau:
Hòa thuận, hòa bình, hòa hiếu, bất hòa, hòa mục, hòa hoãn, hòa kết, hiền hòa…
Do nghĩa của nó nổi lên qua chùm quan hệ chứ không hiện ra một cách trực tiếp tức
thì, cho nên người ta thấy từ Hán Việt có ý nghĩa thấp thoáng, ẩn ức, trang nghiêm, không cụ
thể, gần gũi như từ thuần Việt. Những từ Hán Việt thường xuất hiện trong các văn bản cổ còn
có thể tạo ra phong cách cổ kính, kiểu cách.
Hiện tượng vay mượn các từ Hán đọc theo âm Hán Việt để tạo ra lớp từ Hán Việt
trong tiếng Việt xảy ra trong một quá trình lâu dài, lại mượn cả những từ trong các thư tịch
đời Tiên Tần, Lưỡng Hán, tóm lại là các từ văn ngôn Hán bao quát hàng mấy chục thế kỷ, vì
vậy toàn bộ sự phát triển của từ vựng Hán cũng được phản ánh trong lớp từ Hán Việt.
Đối với các từ Hán Việt đa tiết thì vấn đề đơn giản hơn. Người Việt có thể hiểu được
nghĩa khái quát của nó nhưng không có khả năng phân tích nghĩa của từng yếu tố một, ngay
cả đối với những từ quen thuộc nhất như: kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, văn chương,
quy củ, triết học, mô phạm… người Hán thì không thể vì là ngôn ngữ văn tự của họ nên họ có
thể phân giải được từng yếu tố. Ví dụ họ biết quy là dụng cụ để vẽ vòng tròn (compa), củ là
dụng cụ để đo góc vuông (ê-ke): nghĩa biểu trưng “có khuôn phép, có nề nếp trật tự kỉ
cương”; mô là cái khuôn bằng gỗ, phạm là cái khuôn bằng tre… “Rõ ràng là cảm thức ngôn
ngữ của người Việt đối với từ Hán Việt đa tiết khác hẳn với người Hán” (Nguyễn Ngọc San,
2003)
Người ta có thể nhận diện ra các từ đa tiết Hán Việt qua các kiểu kết hợp. Từ đa tiết
tiếng Việt phần lớn là mượn từ tiếng Hán nên được cấu tạo theo cú pháp Hán. Cũng có trường
hợp người Việt dùng các từ đơn tiết Hán Việt ghép lại theo cách riêng để tạo ra từ đa tiết Hán
Việt riêng của người Việt như: tiểu đoàn, thiếu tá, náo động, ủy ban, an trí, cử động… nhưng
số lượng không nhiều lắm và cũng tuân theo cú pháp Hán. Các từ kết hợp theo kiểu chính phụ
thì yếu tố phụ bao giờ cũng đặt trước, khác hẳn với tiếng Việt.
Ví du:
- Bổ ngữ + danh từ: chính phủ, thư phòng, hiền nhân, thiên tử…
- Bổ ngữ + động từ: cưỡng đoạt, tiền tiến, tĩnh tọa, gian dâm…
- Trong tiếng Hán cũng có kiểu cấu tạo đẳng lập do sự kết hợp của danh từ với danh
từ, động từ với động từ, tính từ với tính từ.
Ví dụ:
- Danh từ – danh từ: mô phạm, quy củ, phương pháp…
- Tính từ – tính từ: hạnh phúc, phú quý, khổ sở, sung sướng…
- Động từ – động từ: trụy lạc, tiếp nhận, kiến trúc, phiêu lưu…
Những kết hợp đẳng lập này mượn tiếng Hán nên nói chung ít có thể tùy tiện đảo ngược
vị trí, khác với các tiếng thuần Việt có thể thay đổi vị trí.
Ví dụ:
Cửa nhà – nhà cửa
Cha mẹ – mẹ cha
Áo quần – quần áo
Xây dựng – dựng xây
Một số từ Hán Việt tuy cũng có cấu trúc động bổ giống tiếng Việt như: hợp lý, thất
sắc, thành công, khai mạc, bãi chức, thất học, hoàn bị, hành sự, nhượng bộ, háo danh …
Những kết hợp này cũng không thể thay đổi trật tự các yếu tố được.
Từ Hán Việt Việt hóa không thể xếp lẫn với từ Hán Việt xét về mặt thời điểm hình
thành cũng như đặc điểm giá trị từ vựng phong cách, nên xếp nhóm riêng. Sau khi âm Hán
Việt hình thành và trở thành một hệ thống ngữ âm ổn định thì trong tiếng Việt vẫn tiếp tục
xảy ra những sự biến đổi ngữ âm. Những biến đổi ngữ âm này tác động đồng loạt vào tất cả
những bộ phận của âm Hán Việt. Những từ Hán - Việt này trước sự tác động của các biến đổi
ngữ âm trên sẽ tách ra làm hai, một là giữ nguyên âm Hán Việt cũ, hai là phát sinh ra âm mới.
Vì âm mới này có âm xuất phát điểm là âm Hán Việt nên gọi chúng là âm Hán Việt Việt hóa.
Ví dụ: can đình
can đình
gan dừng

Xu hướng Hán Việt Việt hóa xét cho cùng, không phải chỉ là một sự biến âm thuần
túy mà còn là sự biến âm tạo từ vốn là một phương thức sản sinh từ trong tiếng Việt. Những
âm mới nảy sinh này đã tạo ra những từ khác với từ Hán Việt về mặt ngữ nghĩa cũng như về
mặt phong cách, do đó, có đầy đủ lý do để tách thành một lớp từ riêng. Đối với người Việt, từ
gan có ý nghĩa cụ thể trỏ một bộ phận trong lục phủ ngũ tạng. Ta có thể nói: cháo tim gan,
gan xào, viêm gan, gan bò… trong khi không thể nói như thế với từ can. Trong tiếng Việt từ
can mang ngữ nghĩa trừu tượng hơn, trỏ một trạng thái tâm lý, tinh thần như: can đảm, can
trường… Người mất ngủ và tính hay bực bội là do can hỏa hoặc can hư. Đó là sự phân công
trong tiếng Việt. Còn ở tiếng Hán thì từ can có tất cả các nét nghĩa cụ thể và trừu tượng.
Dựa vào những biến đổi ngữ âm tiếng Việt xảy ra sau khi đã hình thành âm Hán Việt
mà chúng ta có thể xác định được sự hình thành của các từ Hán Việt Việt hóa. Sự hình thành
của các từ Hán Việt Việt hóa là kết quả của sự biến đổi ngữ âm từ âm Hán Việt sang âm Hán
Việt Việt hóa dựa vào các quy luật biến đổi ngữ âm trong tiếng Việt. Những quy luật này đã
được các nhà ngữ âm học lịch sử trình bày.
Tiền Hán Việt và Hán Việt Việt hóa được hình thành từ hai thời điểm xuất phát khác
nhau và ở vào hai thời điểm lịch sử khác nhau nên không thể có hiện tượng một từ Hán vừa
có âm đọc tiền Hán Việt lại vừa có âm đọc Hán Việt Việt hóa. Như vậy là ở Việt Nam, một từ
Hán nhiều nhất chỉ có thể tạo ra hai từ:
- Tiền Hán Việt và Hán Việt.
- Hán Việt và Hán Việt Việt hóa.
Tóm lại, quá trình tiếp xúc ngôn ngữ - văn hoá Hán - Việt đã để lại trong tiếng Việt
một lớp từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hán. Chúng du nhập vào tiếng Việt không phải cùng
một lúc mà trong suốt một thời gian dài với các mức độ khác nhau, bằng các con đường khác
nhau: qua sách vở, qua khẩu ngữ.
Với lớp từ vựng đông đảo đó, người Việt không tiếp nhận một cách thụ động mà vận
dụng nó, biến nó thành cái của mình. Như trong việc tiếp nhận từ ngữ Hán, người Việt đã
Việt hoá các từ ngữ Hán với các mức độ khác nhau làm cho từ ngữ gốc Hán trong tiếng Việt
trở nên đa dạng, phong phú.
1.1.3 Các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán
Sau khi âm hệ thống âm đọc chữ Hán của người Việt (âm Hán Việt) đã xác lập hệ
thống, phương hướng Việt hoá tiếp tục tác động sâu đến mô thức cấu tạo (từ ghép, tổ hợp từ),
kết cấu ngữ nghĩa, phương thức sử dụng, phạm vi sử dụng, sắc thái tu từ v.v. . . của từ ngữ
Hán được mượn để đưa vào tiếng Việt. Trước hết là một số lượng rất lớn từ ngữ Hán được
vay mượn trọn vẹn hai mặt kết cấu và ý nghĩa, chỉ Việt hoá âm đọc. Những từ ngữ Hán được
vay mượn vẫn giữ nguyên kết cấu, ý nghĩa cơ bản, ngoài những từ đơn như: tâm, tài, mệnh,
phúc v.v... thường là từ ghép song âm, và rải rác khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội, từ quá
khứ đến hiện tại: đế vương, khanh tướng, đại thần, nhân dân, thủ tướng, văn chương, xã hội,
công nghiệp, tiệm cận, đạo hàm, tích phân, hiến định v.v… và các thành ngữ như: An bần lạc
đạo, đại đồng tiểu dị, đồng tâm hiệp lực, trí dũng song toàn, kiến nghĩa bất vi, khổ tận cam
lai, …
Một số thành ngữ Hán như: “địa bình thiên thành” đã được rút gọn lại thành bình thành
(nghĩa đen: đất bằng phẳng, trời yên ổn), lời khen công lao trị thuỷ của vua Vũ trong Kinh
thư. Chính sự tốt đẹp làm cho đất nước được bình trị.
Ví du:
Bình thành công đức bấy lâu,
Ai ai cũng đội trên đầu biết bao.
(Nguyễn Du)
câu cẩm tú được rút gọn từ “tú khẩu cẩm tâm”, lòng như gấm vóc, miệng nói ra những câu
hay đẹp như thiêu hoa. Câu thơ ý hay lời đẹp.
Câu cẩm tú đàn anh họ Lí,
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương.
(Nguyễn Gia Thiều)
Thành ngữ Hán quân tử cố cùng được tỉnh lược còn quân tử trong câu: “Quân tử hãy
lăm bền chí cũ” (Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập, bài 18, câu 7), thương hải tang điền được rút
gọn lại còn thương hải trong câu: “Thương hải hay khao thiết thạch mòn” (Nguyễn Trãi,
Quốc âm thi tập, bài 49, câu 2),…
Hoặc đảo trật tự các yếu tố, như: Hà Đông sư tử (Hán) thành sư tử Hà Đông (Việt),
cùng cốc thâm sơn (Hán) thành thâm sơn cùng cốc (Việt), sơn minh thệ hải (Hán) thành thệ
hải minh sơn (Việt),…
Hoặc thay đổi một vài yếu tố Hán bằng yếu tố Việt, như thành ngữ: nhất cử lưỡng đắc
(Hán) thành nhất cử lưỡng tiện (Việt), an phận thủ kỉ (Hán) thành an phận thủ thường (Việt),
cửu tử nhất sinh (Hán) thành thập tử nhất sinh (Việt), trị bệnh cứu nhân (Hán) thành trị bệnh
cứu người (Việt),…
Hoặc thay đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa, thí dụ như: “khẩu tâm như nhất”,
nghĩa là lời nói và tấm lòng là một. Sang tiếng Việt đã đổi thành: “khẩu tâm bất nhất”, nghĩa
là lời nói và tấm lòng không thống nhất. Thành ngữ gốc Hán: “phong thành thảo yển” có
nghĩa: Người có quyền uy đực độ ở đâu cũng được mọi người tôn kính, nể phục và nghe theo,
ví như gió đã đi qua đâu cỏ đều cúi rạp xuống. Trong Hán ngữ cổ, thành ngữ này dùng để chỉ
giáo lí đạo đức của kẻ thống trị cảm hoá muôn dân. Luận ngữ có câu: “Quân tử chi đức
phong, tiểu nhân chi đức thảo. Thảo thượng chi phong, tất yển”. Trong Hán hiện đại thành
ngữ này có nghĩa: sự giáo hoá của kẻ thống trị. Nhưng tiếng Việt chỉ có một nghĩa mượn từ
Hán ngữ cổ.
Những từ ngữ gốc Hán được vay mượn không nhất thiết chỉ nhằm mục đích khoả lấp
chỗ trống do tiếng Việt còn thiếu từ tương ứng mà còn nhằm làm phong phú thêm sắc thái
biểu cảm, tạo ra một phong thái trang trọng, tinh tế, uyển chuyển khi cần thiết hoặc tăng
cường tính khái quát, trừu tượng hoá qua sự đối chiếu những từ thuần Việt và từ gốc Hán có
quan hệ đồng nghĩa.
Ví dụ:
“vợ” và phu nhân
“mẹ” và thân mẫu, cụ bà thân sinh; “mẹ vợ” và nhạc mẫu
“bố” và thân phụ, cụ ông thân sinh; “bố vợ” và nhạc phụ
“lấy vợ lấy chồng” và kết hôn, thành thân,…
Đến đây, nên đặc biệt lưu ý đến một biện pháp quan trọng mà cái “tài năng song ngữ”
của dân tộc đã được vận dụng một cách sáng tạo để Việt hoá những từ ngữ văn thơ liệu bao
gồm cả thành ngữ, điển cố v.v... trong Hán ngữ nhằm xây dựng và phát triển ngôn ngữ tiếng
Việt.
Một trong những biện pháp thường dùng là chuyển dịch sao phỏng, trong giai đoạn
quá khứ, chúng ta thấy Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du,
Nguyễn Đình Chiểu... đều có những đóng góp rất lớn về mặt này.
Từ hai câu thơ của Thôi Hộ đời Đường Trung Quốc:
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta hai câu lục bát tuyệt tác:
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Ngày nay, biện pháp sao phỏng này tỏ ra có nhiều hứa hẹn trong việc Việt hoá sâu hơn
nữa những từ ngữ gốc Hán. Có thể nêu một số thí dụ như sau:
Bách chiến bách thắng / trăm trận trăm thắng
Toạ thực băng sơn / miệng ăn núi lở
Phong y túc thực / đủ ăn đủ mặc
Dĩ huyết tẩy huyết / Nợ máu phải trả bằngmáu
Diệp lạc quy căn / Lá rụng về cội
Lâm khát quật tỉnh / Nước đến chân mới nhảy,…
Để góp phần làm phong phú thêm từ vựng tiếng Việt, bên cạnh những biện pháp đã
được nêu ở trên, còn một biện pháp nữa cũng được sử dụng, đó là: dùng từ Hán được vay
mượn như những yếu tố tạo từ để tạo ra những từ ghép, thành ngữ mới chỉ thông dụng trong
tiếng Việt, thậm chí chỉ người Việt mới hiểu (mặc dù những yếu tố tạo thành từ đều là gốc
Hán cả).
Ví dụ:
Tiểu đoàn, bộ binh, uỷ ban, cử nhân, trung uý, đại uý, thần thông biến hoá, khai cơ lập
nghiệp, bất khả xâm phạm, cửa Khổng sân Trình, duyên Tần Tấn, âm cực dương hồi, bất đắc
kỉ tử, …
Qua những điều đã trình bày ở trên, có thể khẳng định rằng: sự hiện diện của các lớp từ
gốc Hán đông đảo trong tiếng Việt là kết qủa cụ thể của quá trình giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ -
văn hoá Việt - Hán với phương hướng chủ đạo là Việt hoá. Sự Việt hoá từ ngữ Hán đã diễn ra
trên bốn mặt: âm đọc, mô thức cấu tạo, ý nghĩa và phạm vi sử dụng, trong đó Việt hoá mặt âm
đọc là triệt để nhất, còn các mặt khác thì chỉ được thực thi trong một phạm vi hạn hẹp. Điều
này có ý nghĩa khoa học khá sâu sắc, thể hiện rõ tài trí thông minh của ông cha ta trong lĩnh
vực ngôn ngữ. Âm đọc chữ Hán (từ ngữ Hán) được Việt hoá một cách có hệ thống, toàn diện
và triệt để, như vậy là sự đồng hoá những yếu tố ngoại lai đã được hoàn tất một cách trọn vẹn
trên một lĩnh vực quan trọng nhất của một hệ thống ngôn ngữ - lĩnh vực ngữ âm. Dựa trên cơ
sở cùng loại hình, từ ngữ Hán sau khi được Việt hoá về mặt âm đọc đã trở thành “một kho dự
trữ dữ liệu có khả năng đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu” của quá trình phát triển từ vựng tiếng
Việt không chỉ riêng trong quá khứ, mà ngay cả trong hiện tại.
1.1.4 Vai trò của từ Hán Việt trong tiếng Việt
Từ Hán Việt là lớp từ chiếm số lượng lớn và có vai trò rất quan trọng trong tiếng Việt.
Từ Hán Việt xuất hiện trong các phong cách, từ phong cách khẩu ngữ đến các phong cách
ngôn ngữ gọt giũa. Việc sử dụng từ Hán Việt trong các phong cách ngôn ngữ này tùy thuộc
vào đặc điểm của phong cách ngôn ngữ đó.
Từ Hán Việt cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thuật
ngữ, mặc dù các thuật ngữ được tạo thành từ nhiều nguồn khác nhau: cấu tạo từ yếu tố thuần
Việt, mượn từ tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga… nhưng chiếm ưu thế về số lượng
phải kể đến thuật ngữ Hán Việt.
Các ngành khoa học xã hội như văn học, ngôn ngữ học, lịch sử… các từ vay mượn từ
tiếng Hán được sử dụng rất nhiều. Ví dụ: trong số 1082 thuật ngữ ngôn ngữ thông kê trong
Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học có 787 từ và cụm từ Hán Việt, chiếm 72,73%.
Trong số 341 thuật ngữ văn học thống kê trong Từ điển thuật ngữ văn học có tới 265 từ và các
cụm từ Hán Việt, chiếm 77,71%.
Tỉ lệ từ và cụm từ Hán Việt được sử dụng trong các hệ thống thuật ngữ khoa học xã
hội cao là do các nguyên nhân sau:
- Tiếng Hán là ngôn ngữ cùng loại hình với tiếng Việt (ngôn ngữ đơn tiết) nên vay
mượn các thuật ngữ từ tiếng Hán sẽ thuận lợi hơn vay mượn thuật ngữ từ các ngôn ngữ Ấn
Âu.
- Các thuật ngữ Hán ngay từ đầu có thể dễ dàng thâm nhập vào vốn từ vựng tiếng Việt
nhờ cách đọc Hán Việt. Đây là bước khởi đầu thuận lợi cho người Việt trong quá trình vay
mượn các thuật ngữ từ tiếng Hán.
Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có một số lượng lớn các từ Hán Việt đang hoạt
động, chiếm trên 60% theo thống kê của một số nhà ngôn ngữ học Việt Nam. Nhiều từ và yếu
tố Hán Việt đã ăn sâu bén rễ và trở thành một bộ phận quan trọng, quen thuộc với người Việt
nên rất dễ dàng trong việc sử dụng cấu tạo thuật ngữ mới. Một số lượng khá lớn thuật ngữ đã
được cấu tạo trong tiếng Việt nhờ các yếu tố vay mượn từ tiếng Hán.
Theo thông kê của đề tài nghiên cứu trong một số từ điển thuật ngữ khoa học tự nhiên
thì, số lượng thuật ngữ ít hơn hẳn so với thuật ngữ các ngành khoa học xã hội.
Ví dụ:
Trong 2075 thuật ngữ khoa học tự nhiên và kĩ thuật trong Từ điển khoa học tự nhiên
và kĩ thuật có 764 từ và cụm từ Hán Việt, chiếm 36,82%.
Trong số 1226 thuật ngữ địa lí thông kê trong Sổ tay thuật ngữ địa lí có 419 từ và cụm
từ Hán Việt, chiếm 34,91%.
Hay trong số 1554 thuật ngữ kinh tế học thống kê trong Từ điển thuật ngữ kinh tế học
có 877 từ và cụm từ Hán Việt, chiếm 56,43%.
Có thể giải thích hiện tượng này như sau:
Trong các ngành khoa học tự nhiên và kĩ thuật, sự giao lưu tiếp xúc với các nước châu
Âu, Mĩ, nơi có nền công nghiệp phát triển nên xu hướng vay mượn trực tiếp từ các ngôn ngữ
Ấn Âu là điều dễ hiểu.
- Hệ thống thuật ngữ trong các ngôn ngữ Ấn Âu đã phát triển khá toàn diện, phong
phú và chính xác. Chính Trung Quốc cũng vay mượn từ các ngôn ngữ này.
Xu hướng vay mượn và sử dụng sáng tạo các yếu tố vay mượn để cấu tạo thêm thuật
ngữ mới giúp cho hệ thống thuật ngữ tiếng Việt ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội và của các ngành khoa học.
Đặc trưng của phong cách khoa học là mang tính trừu tượng, khái quát cao, hệ thống
và tính quốc tế. Vì vậy, hiện tượng vay mượn các thuật ngữ nước ngoài khi tiếng Việt chưa có
đủ từ đáp ứng là điều tất yếu. Tùy vào các ngành khoa học mà mức độ các từ Hán Việt xuất
hiện trong hệ thống thuật ngữ của ngành đó nhiều hay ít. Tuy nhiên, với bất kì mức độ nào, có
thể khẳng định rằn vai trò của từ Hán Việt trong nhiệm vụ xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa
học cũng rất lớn và rất quan trọng.
Như trên đã nói, từ Hán Việt mang sắc thái tao nhã, trang trọng, cổ kính xét về mặt
hành chức. Tùy vào nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp mà người ta chia sản phẩm
ngôn ngữ thành các loại phong cách khác nhau như phong cách ngôn ngữ khoa học, hành
chính, chính luận, báo chí, nghệ thuật. Trong từng phong cách ngôn ngữ chúng ta sử dụng từ
ngữ khác nhau. Ví dụ như trong các hội nghị khoa học để tạo không khí trang trọng, hầu hết
các từ ngữ đều gắn bó với các thuật ngữ khoa học, các từ ngữ chuyên môn hoá: đạo hàm, ẩn
số, quỹ tích,…; âm vị, hình vị, từ pháp, ngữ pháp, âm tố, phụ tố,... hầu hết các thuật ngữ khoa
học này đều là từ Hán Việt. Hay trong các văn bản hành chính, tỉ lệ sử dụng từ Hán Việt cũng
rất cao. Chủ yếu gồm các từ ngữ thường dùng trong những văn bản pháp lí, ngoại giao, hành
chính: công văn, công hàm, công ước, hoà ước, tạm ước, hiệu lực, biên bản, sao lục, tố tụng,
quy tắc, đa phương, đơn phương,... hay các từ tự do, hạnh phúc, dân chủ, dân quyền, giải
phóng, bình đảng, lãnh thổ… Còn trong phong cách chính luận gồm những từ ngữ thường
dùng trong các văn bản chính luận, bày tỏ thái độ, quan điểm: cộng sản, vô sản, tư sản, đế
quốc, thực dân, suy thoái, vũ trang, xâm lược, chiến tranh, cánh tả, cánh hữu, cấp cao,... Có
thể nói, từ ngữ được sử dụng trong phong cách khoa học, hành chính, chính luận đa phần là từ
Hán Việt. Từ Hán Việt cũng được sử dụng nhiều trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đặc
biệt là trong văn học trung đại Việt Nam. Đọc các tác phẩm văn thơ Việt Nam trung đại,
chúng ta bắt gặp các từ bóng nguyệt, gương nga, du khách, lữ hành, giai nhân, tài tử, trầm tư,
li tao, đồng vọng, tịch liêu, tráng sĩ, chinh phu,... những thu thảo, ngư ông, ngư phủ, cù lao,
Tràng Thành, thu phong, tiêu phòng,... Cũng ở đó, ta sẽ gặp hàng loạt các điển cố, điển tích
như: Tầm Dương, Tiêu Nương, Cô Tô, Hoàng Hạc, Liễu chương đài, lá thắm chỉ hồng, thềm
hoa, lệ hoa, kết cỏ ngậm vành, bỉ sắc tư phong,... Hiện tượng này có lí do lịch sử và truyền
thống của nó. Xét về phương diện lịch sử dân tộc cho thấy, người Việt Nam từ thế hệ này
sang thế hệ khác đã tiếp nối sử dụng chữ Hán như một công cụ văn hóa của dân tộc. Sử sách
ghi lại, nhiều triều đại phong kiến Việt Nam đã sử dụng chữ Hán như một thứ chữ quan
phương chính thống liên tiếp trong một thời gian dài. Người Việt sử dụng chữ Hán để ghi
chép lịch sử, văn hoá, y học và sáng tác văn chương ngay cả khi đã hình thành chữ Nôm. Kho
tàng văn học dân tộc còn lưu lại những tác phẩm kinh điển viết bằng chữ Hán như: Bình Ngô
Đại Cáo của Nguyễn Trãi, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Nam quốc sơn hà của Lý
Thường Kiệt,…
Tóm lại, trong tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn, cực kì phong phú và
cũng khá phức tạp. Chính sự đa dạng phức tạp đó dẫn đến nhiều trường hợp hiểu và sử dụng
sai từ Hán Việt. Vì vậy, việc khảo sát khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của HS trong nhà
trường phổ thông hiện nay vẫn có giá trị thực tiễn. Dựa trên kết quả khảo sát, đề tài đề xuất
những giải pháp mang tính khả thi, nhằm mục đích hướng đến nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn
ngữ tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng cho HS.
1.2. LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lịch sử nghiên cứu từ Hán Việt bắt đầu từ những phát hiện của A.de Rhodes (1651)
và một số học giả phương Tây khi phát hiện ra có những đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt và
thống kê chúng trong bảng thống kê từ vựng tiếng Việt… Đầu thế kỷ XX, Maspéro là người
có công đầu tiên thống kê và đưa ra tỉ lệ 60% từ Hán Việt trong vốn từ vựng tiếng Việt.
Vương Lực - nhà Hán học Trung Quốc đã bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu về từ Hán Việt và
cho ra thiên “Hán Việt ngữ nghiên cứu”, in trong Hán ngữ sử luận văn tập (Khoa học xuất
bản xã, 1958, tr.290-406), trong đó, ông đã chia từ đơn Hán Việt thành 3 loại: Hán Việt cổ,
Hán Việt và Hán Việt Việt hoá và đưa ra những quy luật chuyển âm giữa các loại.
Ở Việt Nam vấn đề từ Hán Việt cũng đã được các tác giả biên soạn sách dạy tiếng
Việt thực hành thế kỷ XIX quan tâm như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Paulus Của và một
số nhà học giả khác…
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, Đào Duy Anh đã cho ra đời một tác phẩm khá nổi
tiếng cho đến tận ngày nay- cuốn Từ điển Hán Việt, và sau này là một số nhà nghiên cứu khác
như Hoàng Văn Hành với cuốn Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng (1991), Phan Văn Các
với cuốn Từ điển Hán Việt,... Các cuốn từ điển này đều là những công trình biên soạn tương
đối thành công và có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu từ Hán Việt.
Nghiên cứu về cấu tạo, ngữ nghĩa và cách thức sử dụng từ Hán Việt bắt đầu với những
bài viết bàn về từ Hán Việt của những nhà nghiên cứu đăng trên Nam Phong tạp chí, Phụ nữ
Tân Văn… của Phan Khôi, Phạm Huy Hổ, Phạm Quỳnh, Ngô Vi Lâm… vào những năm đầu
thế kỷ XX. Nhưng từ Hán Việt được đề cập và nghiên cứu nhiều nhất là trong các công trình
nghiên cứu về tiếng Việt bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ XX với tên tuổi của các nhà
nghiên cứu từ vựng: Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Hồ Lê, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thiện
Giáp,… Các công trình nghiên cứu này tập trung nghiên cứu từ Hán Việt theo các quan điểm
khác nhau:
Nguyễn Tài Cẩn có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu từ Hán Việt mà thành công
nhất là công trình nghiên cứu về mặt ngữ âm. Công trình có đóng góp lớn của ông là Nguồn
gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Các từ Hán Việt còn được ông tiếp tục nghiên
cứu trong một số bài viết và trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt. Ngoài bình diện ngữ âm của từ
Hán Việt được ông nghiên cứu một cách rất kỹ lưỡng, về ngữ nghĩa và cấu tạo của các yếu tố
(các tiếng) Hán Việt và các từ Hán Việt cũng được ông xem như những đơn vị của tiếng Việt
và tìm hiểu, nghiên cứu chúng bình đẳng như những đơn vị của tiếng Việt theo quan điểm
đồng đại chứ không phân chúng thành một lớp từ riêng như một số nhà nghiên cứu khác. Kết
quả nghiên cứu về những đặc trưng của tiếng và từ tiếng Việt trong đó có các tiếng và từ Hán
Việt đã có tác dụng gợi mở cho các thế hệ nghiên cứu sau này.
Cùng quan điểm đồng đại khi xem xét các từ Hán Việt còn có các tác giả Phan Ngọc,
Hồ Lê. Tuy nhiên những nghiên cứu của Phan Ngọc chủ yếu chỉ tập trung về ngữ nghĩa của từ
Hán Việt, còn với Hồ Lê trong cuốn Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, ông chỉ nghiên
cứu về ngữ nghĩa của các đơn vị Hán Việt mà ông gọi là các nguyên vị tiềm tàng trong hoạt
động cấu tạo từ tiếng Việt, còn các từ Hán Việt không được ông xét đến.
Đỗ Hữu Châu (1962), Nguyễn Văn Tu (1968), Nguyễn Thiện Giáp (1999), khi nghiên
cứu về từ vựng tiếng Việt đã xem xét các từ Hán Việt theo hướng đi của Vương Lực, phân
chia các từ Hán Việt theo nguồn gốc và thời điểm du nhập gồm các loại: từ Hán Việt cổ, từ
Hán Việt, từ Hán Việt Việt hoá, từ Hán Việt mượn theo con đường khẩu ngữ.
Ngoài những tác giả trên còn có một số nhà nghiên cứu khác đã nghiên cứu về từ Hán
Việt ở nhiều khía cạnh khác nhau: về mặt xã hội, về phong cách sử dụng, từ Hán Việt trong
nhà trường, từ Hán Việt nhìn từ góc độ yếu tố vay mượn, đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của
từ ghép Hán Việt trong tiếng Việt, cách nhận diện và phân biệt từ thuần Việt với từ Hán
Việt… như các tác giả: Nguyễn Văn Thạc, Vương Lộc, Lê Xuân Thại, Nguyễn Ngọc San,
Đặng Đức Siêu, Nhữ Thành, Nguyễn Văn Khang, Cù Đình Tú, Ngô Thanh Nhàn, Nguyễn
Ngọc Trâm, Vũ Thị Kim Thoa, Nguyễn Đức Tồn, Anh Đào, Hoàng Quốc… Những nghiên
cứu của các tác giả này đã có những thành công và đóng góp nhất định trong nghiên cứu về từ
Hán Việt.
Cũng kể đến nhiều bài viết đăng trên các tạp chí, các báo của một số tác giả bàn về
phương diện sử dụng từ Hán Việt như hiện tượng dùng sai, hiện tượng lạm dụng từ Hán Việt
hoặc những biến đổi của một số từ Hán Việt về ngữ nghĩa sau một thời gian sử dụng…
Từ Hán Việt là một bộ phận quan trọng trong kho từ vựng tiếng Việt. Làm thế nào để
nhận diện được từ nào là từ Hán Việt, từ nào là từ thuần Việt là một vấn đề không đơn giản
đối với học sinh và thậm chí đối với cả giáo viên THCS, THPT. Các công trình nghiên cứu
của các tác giả đã đưa ra nhiều cách nhận diện khác nhau nhưng chúng ta có thể khái quát
thành các cách như sau:
- Mẹo dựa vào đặc điểm cấu tạo âm thanh
Theo Nguyễn Đức Tồn, để giúp HS phân biệt được các tiếng Hán Việt nói chung, từ
đơn Hán Việt nói riêng với các tiếng và từ đơn thuần Việt, tác giả chủ trương dựa vào đặc
điểm cấu tạo âm thanh. Tác giả cho rằng dựa vào đặc điểm trên có ba cách nhận diện từ Hán
Việt:
Cách thứ nhất là “Các cấu tạo âm thanh chỉ có ở các tiếng (hoặc từ đơn) Hán Việt”
(Nguyễn Đức Tồn, 2001, tr. 49).
Ví dụ:
Uyên (ngoại trừ nguyền, chuyền, chuyện là từ thuần Việt), thí dụ: duyên, tuyên,
quyến…
Uyết: tuyệt, quyết, tuyết, thuyết…
Ưu: cừu, cửu, cứu, ngưu…
Uy: tuy, tùy, hủy, ngụy, quỷ…
Mẹo để nhớ loại này là: nguyện quyết cứu nguy.
Cách thứ hai là “Các cấu tạo âm thanh chỉ có ở tiếng (hoặc từ đơn) thuần Việt”
(Nguyễn Đức Tồn, 2001, tr. 49).
Mọi tiếng có kết hợp âm ết đều là thuần Việt (trừ ngoại lệ kết là Hán Việt)
Mọi tiếng có kết hợp âm ưng đều là thuần Việt (trừ ngoại lệ ưng, ứng, ngưng là Hán
Việt)
Những tiếng nào có âm đầu [r] đều là thuần Việt, thí dụ: ro, rò, rỉ, rả, rẻ…
Cách thứ ba là “Các cấu tạo âm thanh chỉ có ở cả tiếng Hán Việt lẫn tiếng thuần Việt”
(Nguyễn Đức Tồn, 2001, tr. 49).
Âm, thí dụ: tâm, cẩm, lâm, tẩm là Hán Việt; lầm, bầm, lấm, gấm là thuần Việt.
Ương, thí dụ: cương, cường, phương, chương, tường, vương… là Hán Việt; xương,
mương, nhường,… là thuần Việt.
- Dựa vào ngữ nghĩa
Tác giả Phan Ngọc đã đưa ra mẹo nhận diện từ Hán Việt như sau:
Thứ nhất là, “Nếu một chữ có nghĩa nhưng không hoạt động làm thành từ được mà
chỉ làm thành một bộ phận của từ thôi thì đó là một chữ Hán Việt” (Phan Ngọc, 2000, tr.
415).
Ví dụ như: nhân, ái , nhất, gia…
Thứ hai là, “Nếu một chữ mà không hiểu nghĩa của nó, và nó không làm thành từ, lại
xuất hiện trong hai từ có một sự giống nhau nào đó về nghĩa thì đó là từ Hán Việt” (Phan
Ngọc, 2000, tr. 415). Ví dụ như hương xuất hiện trong hai từ hương thôn, quê hương với cùng
một nghĩa liên quan tới hàng xóm, vậy nó là từ Hán Việt.
Thứ ba là “Nếu ta có thể chắp vào trước hay sau cái chữ mà ta cần xét một trong các
chữ này nhất, vô, hữu, nhân, bất thì đó là chữ Hán Việt” (Phan Ngọc, 2000, tr. 416). Ví dụ
như ích có thể kết hợp với hữu, vô để tạo thành hữu ích, vô ích. Do vậy ích là yếu tố Hán Việt.
- Mẹo viết đúng chính tả từ Hán Việt
Khi ta đã nhận diện được từ Hán Việt, ta phải tận dụng mẹo luật chính tả để chữa lỗi
chính tả và để viết đúng chính tả.
Chẳng hạn, các phụ âm đầu không có trong từ Hán Việt là các phụ âm đầu r và g. Hiểu
biết này cho phép ta tránh đừng viết duyên trong duyên phận (từ Hán Việt) là ruyên và từ
quốc gia (Hán Việt) thành guốc gia… Cũng vậy, nếu như ta biết trong toàn bộ các chữ Hán
Việt trừ bốn chữ là sơn (núi), hợp, thời, và đơn, không có chữ nào có âm ơ, vậy ta sẽ không
viết nhân dân thành nhơn dơn, tất yếu thành tớt yếu. Đó là một điều rất tiện để chúng ta viết
đúng chính tả. Người Nam Bộ thường lẫn lộn iêm với im, nhưng nếu ta biết trong chữ Hán
Việt không có vần im trừ chữ kim thì ta sẽ viết đúng những từ hiềm khích, siểm nịnh.v.v… khi
biết đó là những từ Hán Việt. Sự lẫn lộn o và ô, e và ê, ă và e là khá phổ biến ở Nam Bộ. Nếu
ta biết, chẳng hạn không có chữ Hán Việt nào viết với oe trừ chữ hoè trong cây hòe, không có
một chữ Hán Việt nào với o trừ những vần oc (như học, trọc) và ong (như vọng) thì việc viết
đúng chính tả và chữa lỗi chính tả đối với từ Hán Việt không còn là chuyện khó nữa.
Ngoài những trường hợp đã nói, dưới đây là danh sách kiểm tra về những vần không có
trong chữ Hán Việt. Danh sách này không phải để nhớ mà chỉ đề cập một cái nhìn chung, bao
quát về mặt hình thức từ Hán Việt mà thôi.
- Với nguyên âm a: oam, oap, oac, oay, uao, ay, au.
- Với nguyên âm ă: ăp, ăm, ăt, oăn, oăm, oăp, oăt.
- Với nguyên âm ê: êm, ên, êp, êt, êch, êu, uên, uêt, uêy.
- Với nguyên âm i: im (trừ chữ kim trong kim cổ, kim khí), ip, it, iu.
- Với nguyên âm ô: ôm, ôp, ôt.
- Với nguyên âm u: um, up, un, ut, ui.
- Với iê: iêng
- Với ua: ua, uôm, uôn, uôt, uôi.
- Với nguyên âm ư: ưt, ưn, ưn, ưa, ươm, ươn, ươu, ươ.”
Ngoài những trường hợp nhầm lẫn về phần vần, còn nhầm lẫn về dấu hỏi, ngã (đặc biệt
là HS từ các tỉnh Nghệ An đến Ca Mau). Các từ Hán Việt có quy luật riêng về dấu hỏi, dấu
ngã. Do đó, nếu nắm và sử dụng được luật viết dấu hỏi, dấu ngã trong từ Hán Việt thì sẽ tránh
được lỗi về thanh điệu (ngã, hỏi). Nội dung của luật dấu hỏi, dấu ngã không khó, mặc dù luật
này đã được học từ lớp 6 nhưng thông kê bài kiểm tra (bài viết) cho thấy, số lượt các em mắc
lỗi về thanh điệu hỏi, ngã vẫn còn khá nhiều do các em chưa được cung cấp một số mẹo để
vận dụng những mẹo luật đó trong hành văn.
Thanh hỏi và thanh ngã trong từ Hán Việt có quan hệ chặt chẽ với phụ âm đầu của các
tiếng. Quan hệ đó có tính chất quy luật: thanh ngã chỉ có quan hệ với một số phụ âm đầu nhất
định, thanh hỏi lại có quan hệ với những âm đầu khác. Dựa vào mối quan hệ giữa thanh điêụ
và âm đầu trong các tiếng của từ Hán Việt, người ta đã tìm ra luật viết dấu hỏi, dấu ngã đối
với các từ Hán Việt như sau:
*Nội dung luật
Theo Phan Ngọc các tiếng trong từ Hán Việt có âm đầu là các phụ âm: M, N, NH, V,
L, D, NG đều viết bằng dấu ngã (trừ một ngoại lệ duy nhất là ngải trong ngải cứu). Sau đây là
một số ví dụ:
M: mãnh liệt, mỹ lệ, mỹ mãn, minh mẫn, mãn khoá, thương mãi, v.v…
N: nỗ lực, phụ nữ, truy nã. Long não, Nữu Ước, .v.v…
NH: nhẫn nại, truyền nhiễm, hoà nhã, nhũ mẫu, nhãn hiệu, thổ nhưỡng v.v…
V: vĩ đại, vũ trang, vãng lai, viễn thị, vĩ tuyến, vĩnh viễn, hùng vĩ, v.v…
L: lễ nghĩa, lãng mạn, lãnh đạo, lãnh tụ, phụ lão, lũng đoạn, lãng phí, thành luỹ,
v.v…
D: diễn viên, hướng dẫn, dã man, dĩ nhiên, dĩ vãng, diễm lệ, sở dĩ, v.v…
NG: ngôn ngữ, ngưỡng mộ, đội ngữ, nghĩa trang, nghĩa vụ, ngũ sắc, Nguyễn Du,
v.v…
Các tiếng trong từ Hán Việt có âm đầu không phải 7 phụ âm nói trên thì viết dấu hỏi.
Sau đây là một số ví dụ:
Không có phụ âm: ảo ảnh, ảm đạm, quan ải, ẩn số, v.v…
B: bảo vệ, bản lĩnh, thời khoá biểu, v.v…
C: cảnh báo, cẩn thận, tình cảm, chỉnh tề, v.v…
Đ: đả đảo, đả kích, Phật đản, đẳng cấp, v.v…
GI: giảng giải, giải thích, hoà giải v.v…
H: hải cảng, hiểm yếu, hảo hạng, v.v…
K, KH: kỷ luật, thế kỷ, kỷ niệm, khả năng, v.v…
PH: gia phả, phổ biến, phẩm hàm, v.v…
Q: kết quả, quản lý, quảng trường, quỷ quyệt, v.v…
S: sỉ nhục, liêm sỉ, hộ sản, lịch sử, v.v…
T, TH: vận tải, tư tưởng, phát triển, thủ công nghiệp, thẩm vấn, v.v…
X: cư xử, xảo quyệt, cơ xưởng v.v…
Ngoài ra có khoảng hơn ba mươi trường hợp theo luật phải viết dấu hỏi, nhưng ngoại
lệ phải viết dấu ngã.
Ví dụ:
- bãi khoá, hoài bão, bĩ cực.
- cưỡng bức, linh cữu.
- đối đãi, đãng trí, du đãng, hiếu đễ, Đỗ (họ).
- hữu hạn, bằng hữu, hung hãn, hãnh diện, kinh hãi, hỗ trợ, hỗn hợp, hãm hại.
- kỹ thuật, kỹ năng, kỹ lưỡng, kỹ nữ.
- phẫn nộ, giải phẩu.
- quẫn bách, ngân quỹ, quỹ tích.
- bác sĩ, dũng sĩ, thi sĩ.
- tiễn biệt, thực tiễn, tiểu trừ, tĩnh tâm, mâu thuẫn, dự trữ, trẫm, trĩ.
- xã hội.
* Cách nhớ luật
Nội dung luật viết dấu hỏi, dấu ngã trong từ Hán Việt như vậy là khá phức tạp và rắc
rối. Do đó cần phải biết dùng mẹo để có thể nhớ một cách dễ dàng.
Mẹo 1:
Chỉ cần nhớ những trường hợp viết dấu ngã trong từ Hán Việt (tức là nhớ 7 phụ âm đầu
có viết dấu ngã và khoảng 30 trường hợp ngoại lệ phải viết dấu ngã). Các trường hợp viết dấu
hỏi không cần phải nhớ.
Mẹo 2:
Để nhớ 7 phụ âm đầu M, N, NH, V, L, D, NG, các bạn chỉ cần nhớ câu sau đây: MÌNH
NÊN NHỚ VIẾT LÀ DẤU NGÃ .
Câu này gồm 7 tiếng tương ứng với 7 phụ âm đầu nói trên: Mình (m) nên (n) nhớ (nh)
viết (v) là (l) dấu (d) ngã (ng).
Các trường hợp ngoại lệ, học sinh học thuộc lòng.
* Cách nhớ các trường hợp ngoại lệ
Tác giả Phan Ngọc trong quyển “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả” đã
viết thành một bài thơ truyền thống “Nhất thiên tự” như sau:
“Kỹ tài, bãi bỏ, bĩ đen,
Hữu bạn, phẫu mổ, tĩnh yên, cữu hòm.
Tiễn đưa, tiễu diệt, trẫm vua,
Trĩ tre, trữ cất, huyễn mê, hỗ cùng.
Hỗn loạn, hãm hại, đãng buông,
Quẫn khốn, hữu có, đãng đường thênh thang.
Xã xã, hoãn chậm, quỹ rương,
Suyễn suyễn, quĩ dấu, tiễn tên, tiễn làm,
Hữu phải, cưỡng ép, trĩ chim,
Tuẫn chết, kỹ hát, đễ em, sĩ trò.”
Học thuộc bài thơ này giúp chúng ta viết đúng hỏi ngã cho đến 5000 chữ Hán Việt
(Phan Ngọc, 2000, tr. 435).
*Vận dụng luật
Khi gặp một từ có dấu hỏi, dấu ngã nhưng chúng ta còn băn khoăn không biết đây là
từ Hán Việt hay từ thuần Việt để vận dụng cho phù hợp thì ta phải liên hệ trước tiên đến mẹo
nhận biết từ Hán Việt để xác định cho đúng. Sau khi xác định được từ Hán Việt thì ta phải
vận dụng ngay câu: Mình nên nhớ viết là dấu ngã để viết đúng dấu hỏi, dấu ngã. Đối với
những trường hợp không bắt đầu bằng 7 phụ âm trên thì ta sẽ áp dụng bài thơ kiểu “Nhất
thiên tự” để xác định xem nó có thuộc trường hợp ngoại lệ hay không, nếu không thuộc thì
những từ đó ắt hẳn là viết dấu hỏi.
Nhìn chung, qua các công trình nghiên cứu về từ Hán Việt có thể thấy rằng, nghiên
cứu về từ Hán Việt là một việc làm cần thiết và quan trọng trong việc nghiên cứu từ tiếng
Việt. Trong các công trình nghiên cứu tiếng Việt đã xuất hiện, dù ít dù nhiều, những nhà ngôn
ngữ học đã đề cập đến từ Hán Việt. Và những công trình nghiên cứu trên đã đạt được những
thành tựu đáng kể, đặc biệt là ở các bình diện về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển
của từ Hán Việt, đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ Hán Việt, vai trò của từ Hán Việt trong
các phong cách, phương pháp dạy - học từ Hán Việt…
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG HIỂU SAI VÀ
DÙNG SAI TỪ HÁN VIỆT

2.1. NGUYÊN NHÂN HỌC SINH SỬ DỤNG SAI TỪ HÁN VIỆT


2.1.1 Nguyên nhân khách quan
Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ Hán Việt có số lượng lớn nhất so với các từ gốc
ngoại nói chung và so với các từ mượn Hán nói riêng, đồng thời chúng cũng có vai trò hết sức
quan trọng cả về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, so với từ vay mượn từ các ngôn
ngữ Ấu Âu thì từ gốc Hán (từ có nguồn gốc từ tiếng Hán) phức tạp hơn nhiều. Chính sự phức
tạp của lớp từ này là nguyên nhân khách quan dẫn đến việc HS THPT không hiểu từ Hán Việt
và sử dụng từ Hán Việt không đúng.
Thứ nhất, các yếu tố Hán Việt nhìn chung khó hiểu không phải chúng có nguồn gốc từ
tiếng nước ngoài mà do khả năng hoạt động của chúng trong tiếng Việt. Mức độ khó hay dễ
phụ thuộc vào khả năng hoạt động tự do hay hạn chế của các yếu tố đó trong tiếng Việt.
Những yếu tố đơn tiết Hán Việt nào đi vào tiếng Việt hoạt động tự do với tư cách là từ thì
chúng dễ hiểu. Thí dụ như: đầu, nhà, dân, quan, quân, quần, áo, phòng, buồng,… Ngược lại,
những yếu tố đơn tiết nào hoạt động hạn chế hoặc không hoạt động độc lập ở trong câu thì là
thường khó hiểu. Thí dụ như ai (buồn thương) trong ai oán, bi ai; ba (sóng) trong bôn ba, dư
ba… Tuyệt đại đa số các yếu tố Hán Việt đơn tiết trong tiếng Việt là không sử dụng độc lập ở
trong câu, yếu tố Hán Việt đơn tiết thường kết hợp với yếu tố khác để tạo thành từ đa tiết,
nghĩa của nó bị chi phối bởi nghĩa của yếu tố đi kèm. Do vậy muốn hiểu nghĩa được từ Hán
Việt đó phải hiểu được nghĩa của yếu tố đi kèm trong kết cấu của từ đó.
Thứ hai, mỗi đơn vị từ vựng nói chung, từ Hán Việt nói riêng đều có hai mặt âm và
nghĩa. Vấn đề âm và nghĩa cũng đã đủ gây rắc rối cho cả người dạy lẫn người học huống chi
khi sử dụng từ vào lời nói còn gánh thêm những chức năng khác như: chức năng ngữ pháp,
chức năng tạo nghĩa, chức năng cấu tạo ra nghĩa tu từ, chức năng phong cách,…
Nói đến những vấn đề có tính phức tạp trong việc sử dụng từ Hán Việt thực chất là nói
đến những đặc điểm của từ Hán Việt. Cụ thể như sau:
+ Đối với những từ du nhập trước khi hệ thống âm Hán Việt được xác lập ở địa bàn
Việt Nam qua con đường khẩu ngữ và những từ xuất hiện sau khi hệ thống ngữ âm Hán Việt
đã được xác lập (từ Hán Việt Việt hóa). Những từ vay mượn này đã được Việt hóa rất sâu và
sử dụng độc lập như từ thuần Việt. Nhưng vấn đề phức tạp nhất là lớp từ Hán Việt vay mượn
gián tiếp qua con đường sách vở (kinh, sử, tử, tập) những từ này thường mang nghĩa trừu
tượng, biểu trưng. Do tính trừu tượng, biểu trưng của từ Hán Việt văn chương rất cao nên
chúng rất thích hợp sử dụng trong những trường hợp cần diễn tả những không khí trang trọng,
cổ kính, thâm nghiêm hay tâm trạng hoài cổ…
+ Hiện tượng đồng âm giữa các yếu tố Hán Việt
Trong nội bộ từ Hán Việt, hiện tượng đồng âm rất cao, vì thế khi dạy yếu tố Hán Việt
cho HS GV cần phải lưu ý đến đặc điểm này. Các yếu tố này được viết bằng chữ Hán khác
nhau nhưng ghi bằng chữ Quốc ngữ thì chỉ có một hình thức viết nên rất dễ lẫn lộn. Ví dụ như
cùng một yếu tố phong nhưng có nhiều cách viết khác nhau và mang nhiều nghĩa khác nhau.
Phong 1 ( 封): ban, tặng (phong kiến, phong tặng, phong tước).
Phong 2 ( 疯): bệnh phong (phong thấp); điên (cuồng phong)
Phong 3 ( 丰): thịnh, đầy, được mùa (phong phú, phong túc)
Phong 4 ( 风 ): hình dáng đẹp (phong thái)
Phong 5 ( 峰): mũi nhọn (tiên phong, xung phong)
+ Hiện tượng đa nghĩa
Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ thì hiện tượng thay đổi nghĩa hoặc chuyển
nghĩa của từ vựng xảy ra phổ biến. Hơn nữa, yếu tố Hán Việt là yếu tố vay mượn nên nó còn
phức tạp hơn. Một yếu tố Hán Việt thường có những nghĩa như:
Nghĩa đen, nghĩa cổ, nghĩa gốc
Nghĩa chuyển, nghĩa mở rộng
Nghĩa phổ biến
Nghĩa đặc biệt
Ví dụ như quả (果 )
Nghĩa gốc: trái cây
Nghĩa chuyển 1: kết cục (một sự việc, một hành động, một kết hoạch…): kết quả, hậu
quả, thành quả, hiệu quả…
Nghĩa chuyển 2: kiên quyết, dứt khoát, kiên định: quả quyết, quả cảm.
Nghĩa đặc biệt: đúng, thực: quả nhiên, quả thực.
Như vậy, nếu trong quá trình dạy - học GV và HS không linh hoạt, không tích cực
trong học tập thì dễ dẫn đến dùng sai như phân tích ở trên.
Từ ngữ Hán Việt chiếm một số lượng quá lớn, một cá nhân dù giỏi đến đâu cũng không
thể nào nắm hết một khối lượng đồ sộ đến như vậy, huống chi từ Hán Việt lại có nhiều đặc
điểm phức tạp như vậy.
Do số tiết có hạn, GV cũng như HS không có điều kiện đi sâu tìm hiểu riêng về từ Hán
Việt mà chỉ có thể tiếp xúc với chúng qua những bài học tiếng Việt, đọc văn và làm văn. Một
khi không có điều kiện giảng dạy những tiết riêng về từ Hán Việt, trong quá trình giảng dạy
bài học, GV cũng chỉ có thể nêu lên yếu tố Hán Việt và một nghĩa duy nhất của nó, không thể
trình bày đầy đủ một lúc các nghĩa khác nhau của cùng một yếu tố Hán Việt.
Ví dụ: từ “cổ” có các nghĩa sau:
+ Xưa, cũ: cổ bản, cổ đại, cổ điển, cổ độ, cổ giả, cổ khí, cổ kim, cổ kính…
+ Trống, đánh trống, hò reo: cổ động, cổ vũ, cổ xúy
+ Vế đùi, một phần trong toàn thể: cổ đông, cổ phần, cổ phiếu,
+ Lừa dối: cổ hoặc
Song, khi giảng dạy, GV chỉ có thể nêu một nghĩa mà không liên hệ được với những
nghĩa còn lại do hạn chế về thời gian. Vì vậy, cách dạy trên không giúp cho HS phân biệt
được các yếu tố Hán Việt đồng âm.
Ví dụ: khi giảng dạy bài “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão (Ngữ Văn 10, tập 1, trang
115) GV chỉ nêu “hoành” có nghĩa là ngang, cầm ngang, đặt ngang nhưng không thể trình
bày hết các nghĩa còn lại như bên cạnh (hoành xuất) và phát triển từ yếu tố Hán Việt hoành
(như hoành độ, hoành sơn, hoành đao, hoành hành) để mở rộng vốn từ Hán Việt cho học
sinh.
Hay khi giảng dạy về thành ngữ tiếng Việt nói chung, chúng ta cần giới thiệu đôi nét
về thành ngữ Hán Việt cho HS biết là điều cần thiết. Ví dụ như trong bài học Thực hành về
thành ngữ, điển cố, khi các nhà biên soạn SGK đưa ra các ví dụ về thành ngữ để phân tích giá
trị nghệ thuật của chúng, trong các thành ngữ được tìm thấy ở các câu thơ sau, có nhiều thành
ngữ là thành ngữ Hán Việt:
“Gặp cơn bình địa ba đào,
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em.”
(Truyện Kiều)
Hai câu thơ này xuất hiện ở đoạn cả nhà Kiều được sum họp, đoàn viên. Thúy Vân
muốn chắp nối lại mối duyên xưa cho Thúy Kiều và Kim Trọng. Thành ngữ “bình địa ba
đào” thường được dùng để chỉ về những biến cố, tai họa bất ngờ tự nhiên ập đến. Thông
thường chỉ những biến cố lớn, làm thay đổi cả cuộc đời một con người thì ta mới dùng đến
thành ngữ “bình địa ba đào”. Kiều vì tai họa bất ngờ ập xuống gia đình, đã phải gánh chịu
mười lăm năm lưu lạc, tủi nhục. Cho nên, Nguyễn Du vận dụng thành ngữ “bình địa ba đào”
trong trường hợp này là rất hợp lý, vì đã thể hiện đúng mức độ nghiêm trọng của sự việc. Hơn
nữa, việc sử dụng nguyên dạng thành ngữ gốc Hán càng làm tăng thêm sắc thái biểu cảm
trong tâm trạng nhân vật. Qua thành ngữ này cho thấy được tâm trạng vừa đau đớn, xót xa lại
vừa cảm thông cho số kiếp của chị mình của nhân vật Thúy Vân.
Truyện Kiều là một tác phẩm tự sự trữ tình, muốn người khác hiểu về cái tình của
mình thì không cách nào khác là phải kể, càng diễn giải nhiều thì càng dễ tạo nên sự đồng
cảm, sẻ chia:
“Thấy nàng hiếu trọng tình thâm,
Vì nàng nghĩ cũng thương thầm xót vay.”
(Truyện Kiều)
“Nàng rằng: hồng diệp xích thằng,
Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri.”
(Truyện Kiều)
Những thành ngữ Hán Việt mà Nguyễn Du đưa vào Truyện Kiều, nhìn chung đều xoay
quanh một chữ tình: tình yêu, tình thâm. Dĩ nhiên là chúng vẫn giữ được màu sắc trang nhã và
sự hàm súc vốn có, nhưng đồng thời chúng cũng rất gần gũi và chân thực.
Còn Nguyễn Đình Chiểu, ngoài việc suy ngẫm về nhân tình thế thái còn để ca ngợi khí
phách của bậc đại trượng phu. Đã là một bậc anh hùng thì không nên dùng nhiều lời để kể lể
dong dài, cũng như không cần phải xưng tụng gì về họ. Do đó, thành ngữ Hán Việt được sử
dụng tương đối nhiều trong tác phẩm này và những thành ngữ này thường xoay quanh việc lột
tả khí phách của một đại trượng phu:
“Công danh phú quý màng chi,
Sao bằng thong thả mặc khi vui vầy.”
(Lục Vân Tiên)
“Tưởng câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.”
(Lục Vân Tiên)
Từ Hán Việt nói chung và thành ngữ Hán Việt nói riêng quả là sản phẩm của quá trình
tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa Việt -Hán. Từ ngữ Hán Việt góp phần làm cho tiếng Việt thêm
các sắc thái biểu cảm. Bởi lẽ, các đơn vị từ vựng (bao gồm từ, yếu tố cấu tạo từ), thành ngữ
Hán khi du nhập vào tiếng Việt, không những đã được Việt hóa về âm đọc (âm Hán Việt,
hoặc Hán Việt Việt hoá – từ dùng của GS. Nguyễn Tài Cẩn) mà được Việt hoá cả về ý nghĩa
và sắc thái biểu cảm, tạo nên những đặc tính mới mà trong nghĩa gốc của từ ngữ Hán không
có. Có thể quy thành 4 đặc điểm chính: cố định, đa nghĩa, trừu tượng và trang trọng. Nhờ
những đặc điểm này, từ ngữ Hán Việt Hán đã góp phần làm tiếng Việt phong phú thêm, giúp
ta diễn đạt các cung bậc ý nghĩa và mọi sắc thái biểu cảm tinh tế và phong phú của tiếng Việt.
Nói tóm lại, trong kho từ vựng tiếng Việt, từ ngữ Hán Việt là một phần “máu thịt”
không thể loại bỏ đi được, thiếu những nguyên liệu Hán Việt này, toà lâu đài Việt ngữ không
trở nên đồ sộ nguy nga được. Điều quan trọng là phải biết sử dụng “nguyên liệu” đó đúng lúc,
đúng chỗ mới có thể phát huy được giá trị sử dụng của nó.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, GV còn lúng túng khi giải thích ngữ nghĩa của từ ngữ
Hán Việt, đặc biệt là khi giảng dạy văn học trung đại, GV không có thời gian để giải thích tất
cả các từ Hán Việt. Hơn nữa đôi lúc GV cũng sợ giải thích sai (do kiến thức hạn chế), trong
lúc đó, từ ngữ Hán Việt, điển cố lại được sử dụng nhiều trong tác phẩm văn học trung đại Việt
Nam. Có nhiều từ ngữ Hán Việt, điển cố và từ Việt cổ ngày nay không còn dùng trong lời ăn
tiếng nói hàng ngày nữa nhưng khi giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam thì
giáo viên phải hiểu để giải thích cho HS. Nhưng do kiến thức về từ Hán Việt của GV hiện nay
vẫn còn là vấn đề thì việc giải nghĩa những từ Hán Việt, điển cố xuất hiện trong các tác phẩm
văn học trung đại cho HS hiểu là một vấn đề khó đối với GV Ngữ văn. Nếu muốn HS hiểu rõ
những Hán Việt đó không có cách nào khác hơn là giải thích nghĩa của những từ Hán Việt đó
trong ngữ cảnh câu văn, câu thơ cụ thể. Đây là một vấn đề khá khó khăn vì nội dung bài giảng
rất nhiều mà thời lượng lại không cho phép giáo viên phải giả thích tất cả những từ ngữ khó.
2.1.2 Nguyên nhân chủ quan
- Từ phía giáo viên:
Trong khi dạy các tác phẩm VHTĐ Việt Nam, GV mới chỉ tập trung vào tìm hiểu vấn
đề tư tưởng, nội dung của văn bản nhằm đảm bảo truyền tải được lượng kiến thức cơ bản
trong SGK tới HS chứ chưa chú ý nhiều đến việc giải thích từ Hán Việt, thành ngữ, điển cố
trong văn bản. Cái khó nhất đối với việc tìm hiểu các văn bản VHTĐ Việt Nam là rào cản về
mặt từ ngữ (từ ngữ Hán Việt, điển cố), nếu người học hiểu được ý nghĩa của từ ngữ Hán Việt,
điển cố thì sẽ rất thuận lợi khi tiếp thu nội dung, tư tưởng của VB VHTĐ Việt Nam trong nhà
trường phổ thông. Để lý giải cho điều này, tác giả xin đưa nêu ra mấy nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do hạn chế về thời lượng tiết dạy (ở bậc phổ thông, môn Ngữ văn bao gồm 3
phân môn đó là Văn học, tiếng Việt và Làm văn, trong đó môn Ngữ văn chỉ chiếm khoảng 3
tiết/tuần), GV cũng như HS không có điều kiện đi sâu tìm hiểu riêng về từ ngữ Hán Việt, điển
cố mà chỉ có thể tiếp xúc với chúng trong bài thực hành về thành ngữ và điển cố lớp 11, và
chủ yếu là qua các tác phẩm VHTĐ Việt Nam.
Thứ hai, một số GV khả năng hiểu biết về từ ngữ Hán Việt, điển cố còn hạn chế nên
khi dạy các VB mà trong đó tác giả vận dụng các từ ngữ Hán Việt, điển cố xa lạ, ngày nay
không còn phổ biến, thì GV rất lúng túng, sợ mất thời gian hoặc ngại không dám giải thích do
không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ và dụng ý nghệ thuật của tác giả dẫn đến giải thích sai.
Hiểu biết về từ ngữ Hán Việt, điển cố của GV chưa nhiều thì việc giải nghĩa từ ngữ Hán Việt,
điển cố xuất hiện trong các VB VHTĐ cho HS hiểu là một điều khó đối với GV Ngữ văn.
Trong khi đó từ ngữ Hán Việt, điển cố lại được sử dụng nhiều trong tác phẩm VHTĐ Việt
Nam và để giảng dạy tốt các VB này thì GV phải hiểu được từ ngữ Hán Việt, điển cố để giải
thích cho HS.
Thứ ba, nguồn tài liệu để thầy cô tham khảo thêm về từ ngữ Hán Việt, điển cố là rất ít
chủ yếu là SGK vì thư viện ở đa số các trường ở khu vực nông thôn, miền núi không có đầy
đủ các loại sách công cụ. Và để tra cứu trên mạng Internet thì không phải thầy cô nào cũng
thành thạo.
Thứ tư, GV cho rằng thời lượng cho một tiết đọc hiểu văn bản chỉ có 45 phút trong khi
đó có rất nhiều nội dung GV phải truyền đạt đến cho HS để đảm bảo mục tiêu đề ra của bài
dạy nên không thể giải thích tỉ mỉ chi tiết về từ ngữ Hán Việt, điển cố. GV cũng ít khi yêu cầu
HS tìm hiểu trước phần giải thích nghĩa, chú thích trong SGK.
Một số GV vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống, GV chủ động cung cấp
kiến thức cho HS bằng cách giảng giải thích nghĩa từ ngữ Hán Việt, điển cố cố trong VB cho
HS thay vì yêu cầu HS tích cực chủ động tìm hiểu trên các nguồn tài liệu mà GV cung cấp.
Như vậy, GV đã làm cho các HS thụ động và dần đánh mất sự sáng tạo, say mê, hứng thú với
môn học.
- Từ phía học sinh
Một thực tế cho thấy HS ngày nay không thích học môn Ngữ văn, trong đó có phần
tiếng Việt, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do xu thế xã hội, định
hướng nghề nghiệp của phụ huynh đối với con em mình trong tương lai, vì thế mà các em chỉ
tập trung đầu tư cho các môn khoa học tự nhiên để thi vào các trường đại học thuộc các khối
ngành mà sau này khi ra trường sẽ dễ xin việc và kiếm được nhiều tiền. Xuất phát từ những lí
do đó nên đã hình thành trong các em tâm lí học đối phó để lấy điểm và thi tốt nghiệp chứ
không nghĩ đến tầm quan trọng của môn học. Trong khi đó phần tiếng Việt không nằm trong
chương trình thi tốt nghiệp THPT nên HS lại càng không chú ý học phân môn này.
Từ Hán Việt tương đối khó nhưng không phải nó khó thì không học và không quan
tâm đến việc sử dụng đúng hay sai. Một trong những nguyên nhân dẫn đến HS THPT dùng từ
Hán Việt sai là do chính bản thân các em HS. Hiện nay, đa số HS ít đọc sách báo, văn hóa đọc
trong giới trẻ hiện nay rất đáng báo động. HS không có thói quen đọc sách, đọc báo không có
niềm đam mê đọc sách dẫn tới vốn từ ngữ nghèo nàn, ít ỏi nên khi hành văn HS thiếu từ để
diễn đạt, đặc biệt là từ Hán Việt. Phần lớn HS THPT dùng từ Hán Việt sai là do không hiểu
nghĩa của từ, vì vậy khi sử dụng chúng vào từng ngữ cảnh cụ thể thì không đúng. Đa số HS
không có ý thức trau dồi vốn từ của bản thân, không chịu khó tìm tòi, tra cứu những từ ngữ
Hán Việt, điển cố mà bản thân chưa hiểu hoặc hiểu mơ hồ. Qua thực tế khảo sát HS khối lớp
10 của 24 trường THPT ở tỉnh An Giang, nghiên cứu chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến thực
trạng HS hiểu và sử dụng sai từ Hán Việt như sau:
Thứ nhất, một số lượng không nhỏ HS chưa phân biệt được từ Hán Việt và từ thuần
Việt.
Thứ hai là, HS không hiểu nghĩa của từ cũng như không hiểu sắc thái nghĩa của từ
Hán Việt nên dùng từ không đúng với ngữ cảnh, lạm dụng từ Hán Việt. HS chưa ý thức được
tầm quan trọng của từ Hán Việt và vai trò rất quan trọng của từ Hán Việt trong các phong
cách chức năng, nếu HS có thức học tốt lớp từ Hán Việt để rồi dùng chúng đúng lúc, đúng
chỗ sẽ giúp chúng ta chuyển tải ý tưởng rõ ràng hơn và mạch văn chặt chẽ hơn, cô đọng hơn.
Thứ ba là, lạm dụng từ Hán Việt. Đây là hiện tượng phổ biến không chỉ xuất hiện
trong các phát ngôn hằng ngày mà còn xuất hiện nhiều trong các bài viết của HS do không
hiểu đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của từ Hán Việt. Chẳng hạn như cách dùng từ trong
câu: Chị của bạn Hằng vừa hy sinh vì tai nạn giao thông (Bài của HS). Trường hợp này do
HS không hiểu sắc thái tu từ của từ hy sinh nên dùng từ hy sinh trong câu này là không phù
hợp, làm mất đi giá trị tu từ của từ hy sinh.
Chương trình Ngữ văn ở bậc THPT, phần VB VHTĐ Việt Nam chiếm khối lượng khá
lớn mà VB VHTĐ với những đặc trưng riêng biệt của mình, phần nào gây khó hiểu cho HS,
làm cho HS không mấy hứng thú khi tiếp nhận VB nên HS không đầu tư thời gian tìm hiểu
nội dung VB và tra cứu các từ Việt cổ, từ Hán Việt, điển cố trong đó trước khi GV hướng dẫn
đọc văn bản trên lớp.
Một nguyên nhân khác là, HS chưa có ý thức tự giác, chủ động trong việc tìm tòi tài
liệu để tham khảo thêm nhằm bổ sung và mở rộng những vấn đề trong VB văn học cũng như
việc nắm bắt kiến thức, đặc biệt là việc tự tìm hiểu ngữ nghĩa các từ ngữ Hán Việt, điển cố
trong văn bản VHTĐ Việt Nam sẽ học. Theo tìm hiểu được biết, chỉ có một số ít HS là có ý
thức trong việc tìm hiểu trước về các từ ngữ Hán Việt, điển cố trong văn bản sẽ học, còn lại
phần lớn HS chưa có thói quen tự tìm hiểu nghĩa của từ ngữ Hán Việt, điển cố có trong bài
học mà chủ yếu tiếp nhận kiến thức từ GV hoặc chỉ tìm hiểu khi được GV yêu cầu và cũng
chỉ tìm hiểu một cách qua loa, chiếu lệ. HS chủ yếu dựa vào phần giải thích từ ngữ Hán Việt,
điển cố trong SGK chứ không chịu tìm tòi, tham khảo thêm ở các nguồn tài liệu khác. Do đó,
khả năng nắm bắt và hiểu từ ngữ Hán Việt, điển cố chưa sâu, dẫn đến việc HS không hiểu rõ
nội dung tư tưởng của VB.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc HS chưa nhận diện được từ Hán Việt,
không hiểu nghĩa của từ Hán Việt, dùng sai từ Hán Việt và lạm dụng từ Hán Việt,… nhưng
những nguyên nhân này không phải là không khắc phục được, vì thế HS nên tìm giải pháp
(tham vấn GV) khắc phục để nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn nói riêng và từ Hán
Việt nói riêng. Bởi, từ Hán Việt là một bộ phận hữu cơ của ngôn ngữ dân tộc. Vì thế, khi
dùng từ đặt câu, tùy vào ngữ cảnh cụ thể mà chúng ta có cách sử dụng cho phù hợp thì sẽ phát
huy hiệu quả biểu đạt và như thế chúng ta cũng góp phần làm trong sáng ngôn ngữ dân tộc.
Hơn nữa, muốn hiểu được những giá trị nội dung và nghệ thuật của những VB VHTĐ Việt
Nam thì phải tìm hiểu, giải nghĩa và nắm được nghĩa biểu trưng của từ ngữ Hán Việt, điển cố
được sử dụng trong văn bản là việc làm cần thiết đối với GV và HS, nhằm giúp HS đi từ hiểu
đến yêu thích VB VHTĐ Việt Nam, góp phần gìn giữ những giá trị tinh thần, những truyền
thống cao đẹp được gửi gắm trong tác phẩm của cha ông trong thế hệ HS hôm nay.
2.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HIỂU VÀ SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT CHO
HỌC SINH
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thực trạng HS không hiểu nghĩa của từ Hán Việt dẫn
đến việc dùng từ không đúng văn cảnh và lạm dụng từ Hán Việt chiếm tỉ lệ khá cao. Vì vậy,
đề tài đề xuất một số giải pháp khắc phục, nhằm giúp cho HS học từ Hán Việt tốt hơn, sử
dụng ngôn ngữ dân tộc một cách chính xác hơn, mang giá trị thẩm mĩ cao là việc làm có ý
nghĩa thực tiễn. Sau đây là một số giải pháp cụ thể.
2.2.1 Hướng dẫn học sinh cách nhận biết và mở rộng từ Hán Việt
Khi tìm hiểu bài thơ, bài văn mà trong đó có sử dụng nhiều từ Hán Việt nhưng người
đọc lại không hiểu rõ ràng về từ ngữ Hán Việt đó thì đồng nghĩa với việc sẽ không thể hiểu
thấu đáo nội dung VB. Để khắc phục điều này khi dạy đọc - hiểu phần VHTĐ Việt Nam, GV
cần giúp HS nhận biết và giải thích nghĩa của từ ngữ Hán Việt trong VB đồng thời GV chủ
động hướng dẫn HS cách mở rộng vốn từ Hán Việt từ các yếu tố Hán Việt có tần số xuất hiện
cao trong VB và trong giao tiếp hằng ngày.
Để thuận tiện cho việc tìm hiểu VB và tiết kiệm thời gian trên lớp, trước khi đi dạy
VB VHTĐ Việt Nam, GV nên yêu cầu HS tìm hiểu trước phần chú thích các từ ngữ Hán Việt,
điển cố ở dưới mỗi VB trong SGK. Đồng thời giới thiệu sách công cụ cho học sinh tra cứu
thêm (đối với một số từ ngữ Hán Việt SGK không giải nghĩa), nhằm làm phong phú thêm vốn
hiểu biết của HS về từ ngữ Hán Việt từ đó tạo cho HS sự hứng thú, tích cực, chủ động trong
việc tiếp nhận kiến thức mới. Muốn làm được điều này thì đòi hỏi GV phải tự mình trang bị
kiến thức sâu rộng về từ Hán Việt GV, nhất là giáo viên THCS.
5.3.2.2 Hướng dẫn học sinh sử dụng từ điển Hán Việt
Từ điển là một trong những loại sách công cụ quan trọng để tra cứu nghĩa của từ và
phát triển vốn từ. Bời vì, ngay cả đến người đơn ngữ (ngôn ngữ thứ nhất đồng thời là tiếng mẹ
đẻ) cũng chưa thể nói là nắm vững một cách hoàn hảo toàn bộ vốn từ của ngôn ngữ với mọi
phong cách giao tiếp khác nhau. Vì vậy, việc tra cứu từ điển thường xuyên trong học tập sẽ
tránh được lỗi dùng từ, đồng thời làm tăng thêm vốn từ cho bản thân. Muốn dùng từ đúng, đòi
hỏi đầu tiên là phải tra từ điển. Do đó, việc thường xuyên tra cứu từ điển vẫn là yêu cầu
đặt ra cho người học cũng như những người làm công tác giáo dục. Ví dụ như khi gặp từ
trang trọng trong câu “Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở
nang”, nếu không biết từ trang trọng trong cầu Kiều này là gì thì nên mở từ điển Hán Việt ra
xem ở mẫu tự tr sau đó tra nghĩa chữ trang, tiếp đến tra nghĩa từ trang trọng và xem câu văn,
câu thơ được trích dẫn. Việc tra từ điển như thế làm cho vốn từ vựng của người học ngày càng
phong phú hơn và cũng tạo được thói quen tìm tòi kiến thức, hứng thú hơn trong học tập. Còn
ngược lại khi gặp một từ Hán Việt nào đó chúng ta không biết nghĩa mà không tra từ điển và
cũng không hỏi thầy cô giáo thì không bao giờ hiểu được nghĩa của từ ấy, và như thế không
những vốn từ vựng của chúng ta không phát triển mà còn nghèo nàn đi.
Bên cạnh việc tra từ điển, chúng ta cũng cần phải tạo điều kiện cho HS tiếp xúc nhiều
với lớp từ này. Tiếp xúc nhiều không có nghĩa là bắt các em học một cách nhồi nhét hoặc giả
là ghi nhớ không chủ định, học thuộc lòng như máy móc, không logic. Mỗi ngày học vài từ
cũng chưa phải là một cách hay. Từ Hán Việt không phải như từ vựng tiếng Anh hay bất kì
một ngoại ngữ nào khác, học tiếng Anh là chúng ta học theo kiểu tiếp thu những khái niệm
hoàn toàn mới nhưng học từ Hán Việt thì khác, cái vỏ ngữ âm đã quá quen thuộc với tất cả
chúng ta; mặt khác, qua âm đọc, ta có thể nhận biết được ý nghĩa của từ Hán Việt đó. Do vậy,
cần lựa chọn một cách học phù hợp, cách học đó là cách học ghi nhớ có chủ định, HS học từ
Hán Việt phải tìm hiểu nguồn gốc của yếu tố Hán Việt và phải mở rộng liên hệ với các yếu tố
khác. Đó là cách học về cả chiều sâu và chiều rộng. HS hoàn toàn có thể khắc phục việc hiểu
sai và dùng sai từ Hán Việt khi bản thân HS có một kiến thức tương đối về từ Hán Việt.
Ngoài ra, GV hướng dẫn HS tự làm bảng ghi vốn từ Hán Việt để bản thân HS có thể
bổ sung, cập nhật kiến thức mọi lúc mọi nơi, ghi lại những từ Hán Việt mới mà GV dạy trên
lớp và ghi những câu văn, câu thơ có sự hiện diện của từ Hán Việt đã học và như thế sẽ hạn
chế dùng sai từ Hán Việt. Tuy nhiên, giải pháp này cũng đòi hỏi vai trò tích cực chủ động của
HS và một sự kiên trì ở mức độ có thể. Đây là một việc làm có mục đích và sẽ càng mang lại
hiệu quả cao đối với những HS thường xuyên theo dõi ghi chép và nhất là thường xuyên vận
dụng chúng trong khi tạo lập văn bản.
2.2.2 Giáo viên thiết kế bài tập tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh

Để nâng cao chất lượng học môn Ngữ văn nói chung và nâng cao khả năng hiểu và sử
dụng từ Hán Việt cho HS nói riêng, bên cạnh việc đổi mới PPDH trong giờ chính khóa, thì tổ
chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THPT có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ góp
phần tạo ra một sân chơi bổ ích, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, góp phần nâng cao
khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích niềm say mê,
hứng thú học tập, ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của của HS, nâng cao
hiệu quả giáo dục thẩm mĩ, là nơi để HS bộc lộ khả năng hiểu biết và yêu thích về môn học
mà còn là dịp để thầy và trò được gần gũi và hiểu nhau hơn. Bên cạnh đó hoạt động ngoại
khóa còn khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian của tiết học và khối
lượng kiến thức cần phải truyền đạt. GV có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan
trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá. Đồng thời
thông qua hoạt động ngoại khóa, GV sẽ đánh giá được kết quả học tập của HS để tự điều
chỉnh về PPDH cho phù hợp.

Hoạt động ngoại khoá là các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài
lớp, nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội đây là
một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả có tác dụng nối liền bục giảng với thực
tiễn đời sống, nhằm củng cố, khắc sâu những tri thức đã học trên lớp, mở rộng, nâng cao hiểu
biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của người học. GV có thể kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Vì thế, hoạt
động ngoại khóa VH vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mĩ, góp phần tạo ra lối
sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh.

Hoạt động ngoại khoá văn học càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào dạy học
phần VHTĐ Việt Nam ở THPT. Qua hoạt động ngoại khoá, HS có thể hiểu sâu hơn về những
giá trị tinh thần của cha ông để lại, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử
hào hùng của dân tộc... góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của VHTĐ (tính cao
nhã, tính vô ngã và hữu ngã, tính quy phạm và bất quy phạm) cũng như phá bỏ lớp rào cản về
ngôn ngữ, văn hóa, thẩm mĩ... đây là điều mà GV và HS rất khó thực hiện trong giờ chính
khoá do hạn chế về thời gian của tiết học. Cho nên, để hoạt động ngoại khóa về từ Hán Việt
thực sự có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học nhằm cung cấp kiến thức ngoài giờ học cho
HS thì cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kỹ về chương trình.
Việc thiết kế hệ thống các bài tập hoạt động ngoại khóa nhằm kích thích hứng thú cho
HS học tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng, để từ đó các em yêu thích tiếng mẹ đẻ
của mình hơn. Mỗi khi HS có thích thú với tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng, HS
sẽ tìm tòi, học hỏi để tăng vốn kiến thức về từ Hán Việt cho bản thân.
GV nên tham khảo và cho HS thực hành các dạng bài tập hoạt động ngoại khóa về từ
Hán Việt mà nghiên cứu này thiết kế nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng hiểu và sử dụng
từ Hán Việt trong trong hoạt động thực tiễn (tiếp nhận văn bản VHTĐ VN, nói và hành văn).
Ưu điểm của hệ thống bài tập là tính logic và tính khoa học của nó. Các bài tập được thiết kế
theo hướng từ cơ bản đến nâng cao (bài tập nhận diện, khả năng hiểu, bài tập dùng từ, bài tập
mở rộng từ). Hệ thống bài tập này nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng dùng từ Hán Việt cho HS
từ dễ đến khó nhằm mục đích góp phần phát triển kĩ năng sử dụng từ Hán Việt cũng như củng
cố và khắc sâu kiến thức về từ Hán Việt. Hoạt động ngoại khóa sẽ tạo môi trường thực hành
cho học sinh. Đây cũng là môi trường chơi mà học, học mà chơi. Chính hoạt động ngoại khóa
này làm cho HS hứng thú hơn khi học từ Hán Việt.
Lãnh đạo các phòng Giáo dục ở các huyện thuộc khu vực nông thôn, miền núi cần đề
xuất với sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề nhằm nâng cao
kiến thức chuyên môn cho GV, trong đó cần có những chuyên đề riêng về từ Hán Việt, Hán
Nôm.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất như phòng ốc, máy móc kĩ thuật cho người dạy và
người học. Bên cạnh đó nhà trường cần xây dựng một thư viện đa dạng phong phú về chủng
loại sách, bổ sung thêm các sách công cụng như từ điển Hán Việt, từ điển từ Việt cổ, điển cố
văn học, ngữ liệu văn học... để GV và HS tra cứu. Đồng thời, Ban Giám hiệu nhà trường
thường xuyên đôn đốc, khuyến khích GV sử dụng các PPDH sáng tạo, linh hoạt và ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy.

You might also like