You are on page 1of 5

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ NỀN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

I. Mở đầu

1. Mục tiêu nghiên cứu: Bài báo cáo được viết ra với mục đích đưa ra những thông
tin người nghiên cứu đã tổng hợp được trong quá trình tìm hiểu về nền văn học
Trung Đại Việt Nam

2. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các tác phẩm văn học bằng chữ Hán hoặc chữ
Nôm được sáng tác trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX, do các
tác giả người Việt Nam sáng tác nên.

3. Phạm vi nghiên cứu: những website đáng tin cậy

4. Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp thông tin về nền
văn học Trung Đại Việt Nam
 Phương pháp khảo sát, hệ thống hóa: thống kê, phân loại những tác
phẩm/tác giả trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX

5. Từ khóa:

Văn học trung đại Việt Nam: là một cụm từ được dùng để miêu tả tất cả các tác
phẩm văn học bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm được sáng tác trong khoảng thời gian
từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX, do các tác giả người Việt Nam sáng tác nên.

II. Nội dung

1. Khái niệm Văn học Trung đại


Văn học trung đại là tên gọi chung của những tác phẩm hình thành và phát triển
trong xã hội phong kiến Việt Nam. Sự ra đời của loại hình văn học này với vốn văn
học dân gian phong phú đã góp phần hoàn chỉnh nền văn học dân tộc.
2. Các thể loại văn học trung đại Việt Nam
Văn học Trung Đại Việt Nam gồm 3 thể loại chính là Văn học chữ Hán, Văn học
chữ Nôm và Văn học chữ Quốc Ngữ. Mỗi thể loại sẽ có những đặc điểm riêng
dưới đây:
2.1. Văn học chữ Hán
 Văn học chữ Hán được sáng tác bởi chữ Hán, đề cao tinh thần dân tộc bởi
phản ánh được tình yêu đất nước, xã hội với con người Việt Nam. Dù vậy,
thể loại văn học này vẫn còn nhiều hạn chế bởi chữ Hán không được được
dùng phổ biến ở nước ta (thường dùng ở tầng lớp quý tộc).
 Tác giả của tác phẩm Văn học chữ Hán tiêu biểu như: Nguyễn Bỉnh Khiêm
(Bạch Vân thi tập), Nguyễn Trãi (Ức trai thi tập, Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn
thực lực, Quân trung từ mệnh tập, Phú núi chí linh…), Nguyễn Dữ (truyền
kỳ mạn lục), Lê Hữu Trác (Thượng kinh kí sự), Ngô gia văn phái (Hoàng Lê
nhất thống chí) …
2.2. Văn học chữ Nôm
 Văn học chữ Nôm ra đời vào khoảng thế kỷ thứ XIII, sau văn học chữ Hán.
Đây là bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển văn học của dân tộc.
 So với sự ra đời chữ Hán thì chữ Nôm thuận lợi hơn nhiều khi phản ánh một
cách trung thực về cuộc sống với đời sống tâm hồn của người Việt Nam thời
bấy giờ.
2.3. Văn học chữ Quốc ngữ
 Văn học chữ Quốc Ngữ ra đời sau Văn học chữ Nôm (từ thế kỷ XVII đến
cuối thế kỷ XIX) thường được dùng để sáng tác văn học.
 Từ đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ được dùng phổ biến và rộng rãi hơn, trở
thành văn tự gần như duy nhất để sáng tác văn học ở nước ta.
3. Các giai đoạn của văn học trung đại

Các giai đoạn lịch sử của nền văn học trung đại Việt Nam kéo dài từ đầu thế kỉ X
đến hết thế kỉ XIX được chia làm 4 giai đoạn với 4 dấu mốc đặc biệt khác nhau:

3.1. Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV:

 Thế kỉ X mở ra thời kì độc lập thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam
trong suốt một thời gian dài. Các tác phẩm văn học trung địa thời kì này chủ
yếu xoay quanh các nội dung về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.

 Một số tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này phải kể đến Hịch tướng sĩ (Trần
Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu), …
 Đến cuối thế kỉ XIII, văn học chữ Nôm xuất hiện với các hình thức đa dạng
như ngâm khúc, truyện thơ, phú, văn tế… vẽ nên bức tranh đời sống người
Việt thời bấy giờ.

3.2. Giai đoạn 2: Từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII

 Trong giai đoạn này, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm phát triển song
hành. Bên cạnh các nội dung yêu nước, tinh thần dân tộc, văn học trung đại
thời kỳ này đã xuất hiện hình thức phê phán hiện thực xã hội phong kiến một
cách đặc sắc.

 Văn học chữ Hán thời kỳ này tạo dấu ấn từ 2 thể loại văn chính luận, văn
xuôi tự sự như Nguyễn Dữ với tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, Lê Thánh Tông
với Thánh Tông di thảo tương truyền, …

 Văn học chữ Nôm thời kỳ này đã bắt đầu có sự kết hợp cùng các thể loại
tiếp nhận từ thơ văn Trung Quốc cùng thời cùng các thể loại đặc trưng của
thơ ca Việt như thơ theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn; khúc
ngâm thể song thất lục bát; diễn ca lịch sử thể lục bát và song thất lục bát…

3.3. Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX

 Giai đoạn đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX chứng kiến sự suy thoái
của chế đồ phong kiến, các cuộc khởi nghĩa nông dân… Văn học trung đại
này phát triển với một màu sắc hoàn toàn mới khác hẳn với trước đó.

 Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với tiếng nói thầm kín của người phụ nữ thời
bấy giờ bắt đầu lan tỏa. Các tác phẩm nổi tiếng giai đoạn này phải kể đến:
Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), tuyệt tác Truyện Kiều của
Nguyễn Du, …

 Thế giới nội tâm thầm kín của con người được bày tỏ, diễn giải qua thơ văn
bằng cả hai hình thức văn xuôi và văn vần, chữ Hán và chữ Nôm.

3.4. Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỷ XIX

 Lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX biến động mạnh mẽ với sự kiện thực dân
Pháp xâm lược mở ra thời kì thực dân nửa phong kiến kéo dài hơn nửa thế
kỷ. Chủ nghĩa yêu nước một lần nữa rực cháy trong văn học trung địa nhưng
mang âm hưởng hoàn toàn mới hào hùng, bi tráng hơn.
 Thơ ca trữ tình, trào phúng ghi nhận những ngôi sao sáng như Tú Xương,
Nguyễn Khuyến… Đây cũng là giai đoạn chữ Quốc Ngữ xuất hiện và trở
thành ngôn ngữ chính thức cho các tác phẩm văn học cho tới ngày nay.

III. Kết luận


Tìm hiểu về nguồn gốc, các thể loại, sự thay đổi của văn học trung đại Việt qua từng
thời kỳ, ta không chỉ cảm nhận về sự đồ sộ của văn học Việt mà còn có cái nhìn rộng
lớn về văn hóa, đời sống tinh thần của người Việt trong thời kỳ phong kiến.

IV. Nguồn tham khảo

https://hocthongminh.com/khai-quat-ve-van-hoc-trung-dai-viet-nam/

https://accgroup.vn/van-hoc-trung-dai-viet-nam

https://123docz.net/document/14805287-bao-cao-nghien-cuu-van-hoc-trung-dai-
viet-nam.htm

https://laocai.surelrn.vn/cung-co/khai-quat-van-hoc-viet-nam-tu-the-ki-x-den-het-
the-ki-xix-7012.html

https://www.google.com/search?
q=+nen+van+hoc+trung+dai+viet+nam&sca_esv=e9f15c6514d8fab0&sxsrf=ACQ
Vn08t8Skbkj_XVX7PEPzBl8pf2V4ygg
%3A1712435201645&ei=AbARZq2DJ_CM2roPgNqp2Ao&ved=0ahUKEwjth5Sf
tq6FAxVwhlYBHQBtCqsQ4dUDCBA&uact=5&oq=+nen+van+hoc+trung+dai+v
iet+nam&gs_lp=Egxnd3Mtd2l6LXNlcnAiHyBuZW4gdmFuIGhvYyB0cnVuZyBk
YWkgdmlldCBuYW0yCxAAGIAEGIAEGKIEMgsQABiABBiABBiiBDILEAA
YgAQYgAQYogRI_BJQiA9YiA9wAngBkAEAmAGJAaABiQGqAQMwLjG4A
QPIAQD4AQGYAgOgApkBwgIKEAAYRxjWBBiwA5gDAIgGAZAGCJIHAzIu
MaAHpwM&sclient=gws-wiz-serp#ip=1

You might also like