You are on page 1of 5

KHÁI QUÁT VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

I. CÁC THÀNH PHẦN CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

VĂN HỌC CHỮ HÁN VĂN HỌC CHỮ NÔM


- Văn học chữ Hán bao gồm những sáng -Bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm
tác bằng chữ Hán của người Việt - Xuất hiện: khoảng cuối thế kỷ XIII;
- Xuất hiện: thế kỉ X; tồn tại: cuối thế kỉ tồn tại: cuối thế kỉ XIX
XIX - Thể loại văn học chữ Nôm phần lớn là
- Chủ yếu tiếp thu các thể loại văn học những thể loại của dân tộc, những thể
Trung Quốc. loại văn học Trung Quốc được dân tộc
- Đạt nhiều thành tựu to lớn. hóa
- Đạt nhiều thành tựu lớn trong tất cả
các thể loại

II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

Giai đoạn 1: X- XIV

Giai đoạn 2: XV- XVII

Giai đoạn 3: XVIII – NỬA ĐẦU XIX

Giai đoạn 4: NỬA SAU XIX

GĐ1: Từ thế GĐ2: Từ thế GĐ 3: Từ thế GĐ4: Nửa sau


kỉ X đến hết kỉ XV đến hết kỉ XVIII đến thế kỉ XIX
thế kỉ XIV thế kỉ XVII nửa đầu thế kỉ
XIX
Giành được Chiến thắng Nội chiến Pháp tiến hành
quyền độc lập quân Minh phong kiến, xâm lược ->
tự chủ, lập xâm lược, chế bão táp của đất nước rơi
nhiều kì tích độ phong kiến phong trào vào tay giặc
Tình hình lịch trong công đạt độ cực nông dân khởi -> VN chuyển
sử xã hội cuộc kháng thịnh của cuối nghĩa. Chế độ từ xã hội
chiến thế kỷ XV, ở phong kiến đi phong kiến
Chế độ phong thế kỷ XVI có từ khủng sang nửa thực
kiến đang ở những biểu hoảng đến suy dân nửa phong
thời kỳ phát hiện khủng thoái. Đất kiến, văn hóa
triển. hoảng. nước nằm phương Tây
trước hiểm bắt đầu có
họa xâm lăng những ảnh
của thực dân hưởng tới đời
Pháp. sống xã hội
VN.
Nhận định Nhận định Nhận định Nhận định
chung: Văn chung: Văn chung: văn chung: văn
học có những học có bước học phát triển học tiếp tục
bước ngoặc phát triển mới, vượt bậc, có phát triển
Tình hình văn lớn, mở ra sự nổi bật nhất là nhiều đỉnh cao nhưng đã qua
học phát triển toàn thành tựu văn nghệ thuật, giai đoạn đỉnh
diện, mạnh mẽ học chữ Nôm trở thành giai cao của văn
của văn học đoạn rực rỡ học trung đại
dân tộc. nhất của văn
học trung đại
VN

GĐ1: Từ thế GĐ2: Từ thế GĐ 3: Từ thế GĐ4: Nửa sau


kỉ X đến hết kỉ XV đến hếtkỉ XVIII đến thế kỉ XIX
thế kỉ XIV thế kỉ XVII nửa đầu thế kỉ
XIX
Tình hình văn -Nội dung: yêu -Nội dung: đi -Nội dung: -Nội dung: văn
học nước mang âm từ nội dung xuất hiện trào học yêu nước
hưởng hào yêu nước lưu nhân đạo phát triển
hùng. mang âm chủ nghĩa phong phú và
- Nghệ thuật: hưởng ngợi ca - Nghệ thuật: nhìn chung
văn học chữ đến nội dung văn học phát mang âm
Hán tiếp thu phản ánh hiện triển mạnh cả hưởng bi tráng
những thể loại thực, phê phán về văn xuôi -Nghệ thuật:
của Trung xã hội lẫn văn vần, chủ yếu vẫn
Quốc có - Nghệ thuật: văn học chữ theo thể loại
những thành văn học chữ Hán lẫn văn và thi pháp
tựu lớn. Văn Hán phát triển học chữ Nôm; truyền thống;
học chữ Nôm với nhiều thể những thể loại xuất hiện một
đặt những viên loại phong văn học dân số tác phẩm
gạch đầu tiên phú; văn học tộc như thơ văn xuôi quốc
trên con chữ Nôm có Nôm Đường ngữ
đường phát sự Việt hóa luật, ngâm
triển của các thể loại khúc, truyện
văn học viết tiếp thu từ thơ, … được
bằng ngôn Trung Quốc khẳng định và
ngữ dân tộc. đồng thời sáng đạt tới đỉnh
tạo những thể cao; văn xuôi
loại văn học tự sự chữ Hán
dân tộc: thơ cũng đạt nhiều
Nôm Đường thành tựu nghệ
luật, ngâm thuật lớn
khúc, diễn ca..

III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG

1. Chủ nghĩa yêu nước

- Là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại

- Gắn liền với lí tưởng trung quân (trung quân – ái quốc) nhưng không tách rời
truyền thống yêu nước của văn học dân tộc.

- Phong phú, đa dạng trong âm điệu và biểu hiện:

. Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc

. Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

. Tự hào trước chiến công thời đại.

. Tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.

. Biết ơn, ca ngợi những người anh hùng hi sinh vì đất nước.

. Yêu thiên nhiên, đất nước.

2. Chủ nghĩa nhân đạo

- Là nguồn cảm hứng lớn, xuyên suốt văn học trung đại

- Bắt nguồn từ truyền thống nhân văn của dân tộc, từ cội nguồn văn học dân gian,
chịu ảnh hưởng tích cực của các tư tưởng, học thuyết Nho giáo, Phật giáo, Đạo
giáo

- Biểu hiện:
. Lòng thương người

. Lên án tố cáo những thế lực chà đạp lên con người

. Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng
chân chính của con người.

. Đề cao những quan hệ đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

3. Cảm hứng thế sự:

- Xuất hiện rõ nét từ văn học cuối thời Trần.

- Trở thành nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Có bước phát triển mạnh trong văn học giai đoạn thế kỉ XVIII, XIX

- Cảm hứng thế sự trong văn học trung đại tạo tiền đề cho chủ nghĩa hiện thực
trong thời kì sau.

IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NGHỆ THUẬT

1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm:

- Tính quy phạm là đặc điểm nổi bật nhất của văn học trung đại

- Tính quy phạm: là những quy định chặt chẽ mà các tác giả phải tuân theo khi
sáng tác.

- Biểu hiện:

. Quan niệm văn học: coi trọng mục đích giáo huấn

. Tư duy nghệ thuật: nghĩ theo những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công
thức.

. Thể loại văn học: có những quy định chặt chẽ.

. Thi liệu: sử dụng điển cố, điển tích, thi liệu…quen thuộc.

- Tính quy phạm khiến văn học trung đại thiên về ước lệ, tượng trưng.
- Các tác giả một mặt vừa tuân thủ theo tính quy phạm, mặt khác, vừa phá vỡ quy
phạm, phát huy cá tính sáng tạo.

2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị:

- Tính trang nhã là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại.

- Biểu hiện:

. Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn là cái đời thường

. Hình tượng nghệ thuật: tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc.

. Ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ hoa mỹ, trau chuốt, hơn là cách diễn đạt tự nhiên,
gần gũi với đời sống.

- Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của văn học trung đại, xu hướng ngày càng
gắn bó với hiện thực đã đưa văn học trung đại tới gần với đời sống hiện thực, tự
nhiên, bình dị.

3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài:

- Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc, thể hiện ở:

. Ngôn ngữ: dùng chữ Hán để sáng tác,

. Thể loại: tiếp thu những thể loại văn học Trung Quốc: thơ Đường luật, hịch, cáo,
chiếu, biểu…

. Thi liệu: sử dụng những điển cố, thi liệu trong văn học Trung Quốc.

- Quá trình dân tộc hóa văn học dân tộc thể hiện ở:

. Ngôn ngữ: sáng tạo ra chữ Nôm và sáng tác bằng chữ Nôm

. Thể loại: Việt hóa thể thơ Đường luật, sáng tạo những thể thơ, thể loại văn học
dân tộc.

. Lấy đề tài, chất liệu sáng tác trực tiếp từ hiện thực đời sống của nhân dân Việt
Nam làm thi liệu.

You might also like