You are on page 1of 26

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.

368

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ

TIỂU LUẬN
Bộ môn: CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT

Đề tài:
Tìm hiểu về ký báo chí
trong mối liên hệ với ký văn học

1
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

PHẦN MỞ ĐẦU
Những quan niệm chung về ký
Trong văn học và báo chí, thể loại ký xuất hiện do nhu cầu phản ánh hiện
thực sôi động của cuộc sống. Con nguời sự vật hiện tượng được đề cập đến trong
ký đều có thật. Do vậy tính thuyết phục của ký phần lớn do chính những con người
sự việc trong tác phẩm.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa ký là một “thể văn tự sự viết về người thật
việc thật, có ý nghĩa thời sự, trung thành với hiện thực ở mức cao nhất.”
Trong “Thuật ngữ nghiên cứu văn học”, thể loại ký được xem là “một loại
hình văn học tái hiện cuộc sống qua sự ghi chép, miêu tả người thật việc thật…
Hình tượng của ký có địa chỉ của nó trong cuộc sống. Do đó, tính chính xác tối đa
là đặc trưng cơ bản của nó…”
Như vậy, ký phản ánh sự việc và con người có thật trong cuộc sống. Trong
ký, tính chính xác được thể hiện ở mức độ cao, hư cấu chỉ giữ vai trò thứ yếu. Ký
phản ánh kịp thời và linh hoạt cuộc sống, kết hợp hài hoà các yếu tố tự sự, chính
luận, trữ tình. Người viết ký cần phải chọn cho mình một hình thức ký thích hợp và
cần thiết bằng một thứ ngôn ngữ hấp dẫn với những cảm xúc chân thành. Những
đặc trưng này đã tạo cho thể ký sức hấp dẫn, lôi cuốn với bạn đọc.
Theo một số nhà nghiên cứu, Ký là một loại hình trung gian nằm giữa báo
chí và văn học gồm nhiều loại, thể khác nhau. Chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút
ký, hồi ký, phóng sự, ký sự, nhật ký…
Theo “Thuật ngữ nghiên cứu văn học” có thể phân chia các thể ký căn cứ
vào ‘đặc điểm của nội dung, mục đích của ngời viết, tính chất của những hiện tư-
ợng lịch sử được kể lại, tỉ lệ giữa các yếu tố tự sự trữ tình, chính luận…tuy nhiên
ranh giới ấy là tương đối.” Bởi nhìn chung, các yếu tố tự sự, trữ tình, chính luận
thường hoà lẫn nhau.
Trong “Từ điển văn học”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam viết: “Ký có
nhiều thể, có thể rút gần với thông tin như ký sự, phỏng vấn, có thể rất gần với
2
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

chính luận như tạp văn, bút ký chính luận, có thể rất gần với lịch sử như hồi ký, tự
truyện,…lại có thể mang nhiều yếu tố trữ tình như tuỳ bút, bút ký…
Hiện nay, còn có nhiều ý kiến khác nhau trong việc phân loại các thể loại báo
chí nên muốn xem xét các thể ký báo chí cân nhận diện hệ thống thể loại báo chí.
Hệ thống này gồm ba loại thể với những đặc trưng riêng:
* Loại thể thông tấn báo chí gồm những thể loại có nhiệm vụ thông tin về sự
kiện, sự việc, trong đó tin đóng vai trò hạt nhân; loại thể chính luận báo chí gồm
những thể loại có nhiệm vụ thông tin lý lẽ, trong đó bình luận là thể loại hạt nhân;
loại thể ký báo chí ngoài khả năng thông tin sự kiện, thông tin lý lẽ còn ít nhiều có
tính chất văn học. Điều này có được do sự xuất hiện trực tiếp của tác giả - nhân vật
trần thuật trong tác phẩm và với việc sử dụng ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu sinh
động, giàu chất văn học. Cũng cần nhấn mạnh rằng trước đây ký báo chí chưa được
nhận diện với tư cách là một loại thể tồn tại độc lập trong hệ thống thể loại báo chí
ở nước ta. Ký báo chí bao gồm một số thể loại như Phóng sự, ký chân dung, ký
chính luận, nhật ký phóng viên.. trong đó phóng sự là thể loại hạt nhân.
Chính vì những yếu tố gần gũi như vây giữa thể ký văn học và ký báo chí,
chúng ta có thể đi tìm hiểu một cách kỹ lưỡng hơn thể ký báo chí thông qua mối
liên hệ với ký văn học trong tiến trình phát triển của lịch sử báo chí Việt Nam.

3
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

PHẦN NỘI DUNG


1. Tìm hiểu mối liên hệ giữa văn học và báo chí
Trong lịch sử văn học và lịch sử báo chí Việt nam, có thể coi những năm cuối
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là một thời kỳ phát triển đặc biệt. Chính ở thời kỳ
bản lề này, sự xuất hiện và phát triển của chữ quốc ngữ và báo chí đã tạo ra một
động lực quan trọng cho sự xuất hiện và phát triển của nền báo chí và văn học Việt
Nam hiện đại.
Chúng ta biết rằng công cuộc Latinh hoá tiếng Việt bắt đầu từ thế kỷ XVI với
sự có mặt của các giáo sĩ phương Tây. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu tiên, chữ quốc
ngữ không nhận được thiện cảm của cả giới trí thức lẫn bình dân ở nước ta vì nó
gắn với sự xuất hiện của “người Tây” và là nguyên nhân làm mất dần vai trò độc
tôn hàng nghìn năm của Hán học. Mặc dù vậy, thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cùng
với phong trào canh tân văn hoá, với sự xuất hiện của máy in (1861) và công nghệ
sản xuất giấy, chữ quốc ngữ mới thực sự có một vai trò quan trọng và trở thành ph-
ương tiện của nền báo chí và văn học mới. Đến lượt nó, chính báo chí và nền văn
học hiện đại cùng với nhà in, trường học…đã tác động trở lai khiến cho chữ quốc
ngữ phát triển ngày càng mạnh mẽ. Theo tác giả Trần Hoà Bình, các trí thức Việt
Nam tiến bộ ngay từ cuối thế kỷ XIX đã nhìn nhận chữ quốc ngũ như một công cụ
vô song của công cuộc đổi mới văn hoá, trớc một bối cảnh rộng lớn của sự giao lưu
giữa phương Đông và phương Tây.
Với sự nhạy bén và với tinh thần canh tân xứ sở, các nhà trí thức nước ta khi
đó đã nhanh chóng nhận thấy vai trò của chữ quốc ngữ. Trong cuộc tranh luận về
quốc học ( từ năm 1924 đên 1939), tuy còn nhiều bất đồng ở một số vấn đề nhưng
riêng chữ quốc ngữ, hầu hết các ý kiến đều nhận thấy các ưu thế vợt trội của nó so
với chữ Hán và Nôm. Họ đẫ hăng hái cổ suý cho chữ quốc ngữ với tư cách là một
công cụ văn hoá có những tác động tích cực và cơ bản đến sự phát triển của nền
văn hoá dân tộc. Thực ra công cuộc này đã bắt đầu với lớp trí thức cuối thế kỷ XIX
như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của… và được nối tiếp mạnh mẽ ở những thế hệ
4
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

sau Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Triệu Luật, Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh…Trên báo
chí thời kỳ đó có khá nhiều những ý kiến dầy nhiệt tâm. Đó là lời kêu gọi của Phan
Khôi năm 1929: “ Này, hỡi người An Nam, ta hãy bắt đầu từ nay học viết chũ quốc
ngũ cho đúng đi. Có như vậy mới xứng đáng là người An Nam.” Năm 1931, Phạm
Quỳnh khẳng định: “Nước Nam ta đời trước không thể có quốc học bằng chữ Hán
được, nước Nam ta sau này cũng không thể có quốc học bằng chữ Pháp được.
Muốn cho nước Nam có quốc học thì phải có quốc văn bằng tiếng An Nam.” Một
nhà nghiên cứu năm 1939 cũng từng nhận xét: “Thứ chữ quốc ngữ ở nước ta hiện
nay, xem đã phổ thông lắm và tiện lợi cho sự học vấn của ta không biết chừng nào.
Nếu sau này dịch hết sách khoa học để dạy cho người mình thì sự tiến bộ mau
chóng vô cùng.”…Chính những tinh thần đó đã tạo ra cuộc cách mạng về văn hoá
ở nước ta trong giai đoạn bản lề quan trọng này.
Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, ban đầu các trí thức Việt Nam chưa
thực sự có sáng tạo văn học mà chủ yếu là dịch thuật tác phẩm của nước ngoài.
“Những nhà văn lớp đầu, dù thuộc nhóm Đông Dương tạp chí hay Nam Phong tạp
chí, hay là những nhà văn độc lập không viết riêng cho một cơ quan nào, phần
nhiều đều xu hướng về biên tập dịch thuật hay khảo cứu”. Phải bước sang những
năm đầu thế kỷ XX, công việc sáng tạo tác phẩm văn học và báo chí mới dần trở
nên phổ biến. Đó là thời kỳ mà sự phát triển của báo chí cũng đồng thời là sự phát
triển của văn học.
So với các nước trên thế giới, báo chí nước ta ra đời muộn hơn 2 thế kỷ. Tờ
báo tiến Pháp đầu tiên được xuất bản tại Sài Gòn ngày 29/9/1861. Tờ báo bằng chữ
quốc ngữ đầu tiên là tờ Gia Định báo ra số đầu tiên ngày 15/4/1865, chủ bút là Tr-
ơng Vĩnh Ký. Tờ báo tổng hợp này ra hàng tuần tại Sài Gònvà tồn tại suốt 44 năm
sau đó. TS Trần Thị Trâm cho răng thời điểm đó đến năm 1934 khi Nam Phong –
tờ báo lớn nhất do Phạm Quỳnh làm chủ bút bị đình bản, “đã có tới 186 tờ báo
tiếng Việt đã được xuất bản trên toàn quốc.”
Trước khi có các nhà xuất bản, báo chí là phương tiện duy nhất để truyền báo
5
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

văn học. Sự xuất hiện của các nhà xuất bản như Tân dân, Hàn thuyên, Minh Đức,
Châu Phương, Nam Kỳ, công nghệ sản xuất giấy, sự phất triển của mạng lưới bưu
điện và các hiệu sách…càng tạo ra những tác động tích cực đến sự phát triển của cả
văn học và báo chí. Sự xuất hiện của báo chí đã tạo ra một lớp người trước đó chưa
từng có là các nhà báo. Hầu hết các nhà văn như Xuân Diệu, Nhất Linh, Khái Hng,
Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng
Phụng, Tam Lang…đều bắt đầu sự nghiệp của mình bằng nghề báo. Tuy nhiên ở
thời kỳ đầu, nhìn chung không có sự phân biệt rõ rệt giữa nhà văn và nhà báo.
Mối quan hệ đặc biệt giữa nhà văn và nhà báo, giữa văn học và báo chí hiện
đại nước ta ngay từ khi ra đời là nguyên nhân tạo ra tình trạng giao thoa, thâm nhập
mạnh mẽ trên nhiều phương diện, nhất là trong ngôn ngữ và các thủ pháp biểu hiện
giữa ký văn học và ký báo chí.
2. Văn học và Báo chí - hai hướng nhìn
2.1. Văn học
Với tư cách là nghệ thuật ngôn từ, văn học có nhiệm vụ nhận thức về con
người trong toàn bộ sự sinh động và toàn vẹn của nó với những mối quan hệ
phôong phú của đời sống. Văn học có nhiệm vụ tái tạo những tính cách điển hình
tiêu biểu cho các tầng lớp người trong xã hội. Trong tương quan so sánh với báo
chí, văn học có đặc trưng cơ bản là tính hình tượng. Những hình tượng nghệ thuật
trong tác phẩm văn học vừa thể hiện chân thực cuộc sống, vừa biểu hiện quan niệm
thẩm mỹ của tác giả. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật. Thông tin
trong tác phẩm văn học là thông tin thẩm mỹ. Nó tác động vào tình cảm của công
chúng thông qua những cảm nhận trực quan sinh động để từ đó dẫn dắt đến nhận
thức lý tính.
Như vậy, tính hình tượng là dấu hiệu đặc trưng cơ bản giúp ta phân biệt văn
học với các loại tác phẩm khác. Trong khi đó, mặc dù cũng lấy hiện thực đời sống
làm đối tượng nhận thức và phản ánh, đồng thời cũng sử dụng ngôn từ là công cụ
chủ yếu nhất nhưng báo chí có nhiệm vụ phản ánh hiện thực thông qua những sự
6
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

kiện thời sự. Nó tác động vào nhận thức lý tính và thông qua đó chi phối tâm lý,
tình cảm của công chúng.
2.2. Báo chí
So với văn học, sử học, triết học, báo chí là hình thái ý thức xã hội muộn hơn
hàng nghìn năm. Hình thức phôi thai của nó là những bản tin viết tay được phân
phát ở những nơi đông đúc như bến cảng, chợ búavà những nơi đông người từ
khoảng thế kỷ XVI…Theo giáo trình nghiệp vụ báo chí tập 1 của Khoa báo chí tr-
ường Tuyên huấn trung ương, ở thành phố cảng Vơnidơ của nước ý, các nhà buôn,
các ông chủ đã sử dụng phơng pháp thông tin này để loan báo về tình hình tàu
thuyền đi lại, tình hình hàng hoá, giá cả…Thoạt tiên họ thuê người viết tay các bản
tin rồi đem phân phát những nơi đông đúc trong thành phố. Người xem dần dần
thành nếp dẫn đến hình thành nhu càu phổ biến. Các nhà kinh doanh chuyển từ phát
không sang bán lấy tiền với giá một đồng tiền Vơnidơ cho mỗi bản tin. Tên gọi
đồng tiền đó là “Ga-det-ta”. Từ Ga-det-ta dần dần biến thành tên gọi các bản tin đó.
Tuy nhiên, báo chí chỉ thực sự ra đời cùng với chủnghĩa tư bản ở châu Âu từ
cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII trên có sở của sự phát triển về kinh tế và xã hội.
Đặc biệt những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển
hơn nữa, trong đó có báo chí với sự phát minh ra máy in. Tuy nhiên trong giai đoạn
đầu tiên nó chỉ đóng vai trò khiêm tốn trong xã hội và nhà báo cũng không thực sự
được coi trọng.
Báo chí có nhiệm vụ thông tin về cái mới- những con người mới, sự việc, sự
kiện, tình huống mới…tiêu biểu nảy sinh hàng ngày hàng giờ trong đời sống. Nó
phản ánh hiện thực đúng như mọi trạng thái tồn tại có thực và luôn luôn chịu sự chi
phối gắt gao của áp lực thời sự. áp lực này có khi đòi hỏi gay gắt đến từng phút.
Chính đặc điểm này đẫ chi phối một cách toàn diện, kể từ dung lượng, ngôn ngữ,
bút pháp cho đến cách thức tổ chức tác phẩm và hàng loạt yếu tố khác của các thể
loại báo chí. Báo chí nhằm thoả mãn nhu cầu được cung cấp thông tin để có sự hiểu
biết về những sự thật nóng hổi, sinh động, từ đó tạo cơ sở cho nhận thức, tư duy và
7
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

hành động. thông tin báo chí vừa cố gắng đảm bảo một thái độ khách quan, đồng
thời lại không che giấu thái độ thẩm định của nhà báo trên cơ sở một quan điểm
chính trị nhất định. Điều đó cho thấy mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng báo
chí và văn học là những hình thái tư duy có phương pháp không giống nhau trong
việc tiếp cận và phản ánh đời sống.
2.3. Những mối tương quan giữa văn học và báo chí
Khác với báo chí, văn học mang bản chất nghệ thuật. Mặc dù trong một số
trường hợp, có những tác phẩm báo chí nhưng xét về bản chất, hiện thực được phản
ánh trong tác phẩm văn học là hiện thực thẩm mỹ, gắn liền với thế giới quan thẩm
mỹ của nhà văn. Đặc điểm quan trọng này vẫn được thể hiện trong các tác phẩm
phản ánh về những con người và sự việc có thật trong đời sống như các tác phẩm
thuộc loại thể chính luận nghệ thuật và ký văn học.
Báo chí có nhiệm vụ thông tin thời sự về người thật việc thật nhằm tác động
vào nhận thức lý tính của công chúng. Chính điều đó đã chi phối toàn bộ những
khía cạnh có liên quan đến hoạt động báo chí nói chung. Hiện thực trong tác phẩm
báo chí phải là hiện thực tươi rói, nguyên vẹn, một hiện thực còn chưa bị “chưng
cất” theo quan niệm thẩm mỹ như trong tác phẩm văn học. Để phản ánh một thế
giới hiện thực chứa đầy thông tin, báo chí có một hệ thống thể loại khác biệt so với
hệ thống các thể loại văn hoá. Hiện nay, báo chí là một hoạt động thông tin đại
chúng nhất, năng động nhất với những tác động mạnh mẽ và trực tiếp vào sự phát
triển của xã hội.
Trên cơ sở so sánh với văn học và những hình thức phản ánh hiện thực khác,
có thể xác định những đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức của tác phẩm báo
chí phải đáp ứng được những yêu cầu là: thông tin về hiện thực phải đảm bảo tính
chính xác một cách tối đa, tính thời sự ngặt nghèo và tính định hướng trực tiếp.
Trong đó yêu cầu về tính xác thực đòi hỏi không được bịa đặt hoặc thêm bớt một
cách tuỳ tiện trong qua trình thông tin sự thật. những sự kiện trong báo chí phải đợc
tái hiện chính xác và cụ thể về địa điểm, thời gian, không gian và nhân chứng. Yêu
8
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

cầu về tính thời sự đòi hỏi báo chí phải phản ánh kịp thời về những cái tiêu biểu
mới xảy ra, đang xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra, đôi khi gay gắt đến từng phút. Tính
định hướng trực tiếp được nhấn mạnh để đảm bảo cho những thông tin được đăng
tải thể hiện một thái độ chính trị rõ ràng trước sự thật. Về phương diện hình thức,
ngắn gọn và đơn giản, dễ hiểu là đặc điểm chung của tác phẩm báo chí.
Trong quá trình phát triển, báo chí luôn có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh
vực hoạt động tinh thần khác như văn học, chính trị, triết học, lịch sử…Đó là mối
liên hệ có tính qui luật, gắn liền với chức năng thông tin của báo chí. Trong thực tế
đời sống báo chí thường xuất hiện một số thể loại có thể kết hợp tính chât báo chí
với văn học và các hình thức khác như lịch sử, ghi chép tư liệu, báo cáo…Riêng
mối quan hệ giữa văn học và báo chí có thể coi là một mối quan hệ đặc biệt. Tuy
nhiên, ở những thời kì trước đây đã từng có quan niệm cực đoan, đề cao một phía
nên đã tạo ra những đối lập giữa nhà văn-nhà báo nói riêng, giữa văn học và báo
chí nói chung. Điển hình trong số đó là quan niệm của Hoài Thanh. Trong đó, mặc
dù vẫn nhận thấy vai trò quan trọng của nhà báo trong việc “nhắm vào xã hội hiện
thời, công kích những điều không hay, hô hào những điều hay, luôn luon đi bên
cạnh những ngời hèn yếu” nhưng ông lại đi đến những so sánh thiên lệch. “Nhà báo
chỉ mong thay đổi một thời, nhà văn có cái hi vọng ảnh hưởng đến lòng người mãi
mãi; nhà văn muốn trao mỹ cảm cho ngời xem, nhà báo nếu có ước muốn ấy sẽ
thành nhố nhăng rồ dại”.
Mặc dù có những khác biệt về đặc trưng và phương thức tác động nhưng
chính những quy luật thông tin phản ánh hiện thựcđã tạo ra mối quan hệ gắn bó mật
thiết giữa hai hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tàn vốn có nhiều điểm
tơng đồng này. Nói về vấn đề này, trước đây, một nhà văn đồng thời là nhà báo của
Cuba cho rằng: “Ngời làm báo viết chuyện sốt dẻo, sử dụng chất liệu sống động
diễn ra hàng ngày. Còn nhà viết tiểu thuyết ngắm nghía từ xa, qua một phối cảnh
cần thiết, như là một sự kiện đẫ đày đủ và hoàn thành.” Về khái niệm nhà văn và
nhà báo, ông khẳng định: “Riêng tôi nghĩ rằng không bao giờ phân biệt được hai
9
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

chức năng nhà văn và nhà báo vì nhà văn hay nhà báo cũng đều hoà chung trong
một nhân cách.” Như vậy ta có thể thấy, thông tin trong văn học và trong báo chí là
một quá trình liên tục, xuyên suốt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa tác giả - tác
phẩm – công chúng. Đó cũng là một đặc điểm chung của mọi hình thái ý thức, đ-
ược thể hiện rất rõ trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học và báo chí.
Trong cuốn cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Giáo sư Hà Minh Đức dành
hẳn một mục để bàn về “văn học và báo chí”. Về đối tượng nhận thức, ông cho
rằng văn học và báo chí là hai hoạt động tinh thần có khả năng nhận t hức, miêu tả
xã hội lớn nhất. Báo chí là tấm phiên bản của xã hội, nó phản ánh dòng chảy của
cuộc sống, thông tin cho công chúng về mọi điều mà họ quan tâm “nhà báo - con
ngời hoạt động tích cực tắm giữa dòng sự kiện, lăn lộn với thực tế xã hội đợc xem
là nhân chứng của thời cuộc”. Văn học cũng thực hiện chức năng khám phá sáng
tạo theo đặc trng riêng của nó. Trong văn học, việc phê phán cái ác, cái xấu, khẳng
định chân thiện mỹ, góp phần xây dựng nhân cách tốt đẹp của con người là mục
tiêu của các nhà văn tiến bộ trong quá khứ, hiện tại và tơng lai. Trong những điểm
tương đồng và khác biệt giữa văn học và báo chí, tác giả đặc biệt lu ý đến ngôn
ngữ. Ông nhấn mạnh: “Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí đều đợc xem là
ngôn ngữ chuẩn mực, tiêu biểu cho ngôn ngữ dân tộc ở từng thời kì nhất định. So
với ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ văn học giàu hình ảnh và sức biểu cảm, nhiều từ
ngữ được dùng theo những ý đồ nghệ thuật riêng.”
Cũng theo nhận xét của Giáo sư Hà Minh Đức, đứng trước cuộc sống, văn
học và báo chí đều bình đẳng với tư cách là những hình thái ý thức xã hội đặc thù.
Nếu như đã có những tác phẩm văn học trường tồn với thời gian thì vẫn có những
tác phẩm báo chí trải qua hàng trăm năm vẫn giữ nguyên giá trị. Bài báo “Sáng
kiễn vĩ đại” (ngày 28/6/1919) của Lênin đã trở thành cương lĩnh hành động cho
những ngời cộng sản và toàn thể nhân dân Liên Xô thời kì ấy. Tác phẩm Hành hình
kiểu Linsơ, một phương diện ít người biết đến của văn minh Mỹ (ngày 9/10/1924)
của nhà báo cách mạng Nguyễn ái Quốc là một bằng chứng lịch sử chỉ ra bản chất
10
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

tàn bạo của bọn đế quốc ở bất cứ nơi nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào. ở Việt Nam,
những tấm ảnh của Võ An Ninh về nạn đói 1945 hay những thước phim tư liệu về
cảnh xe tăng ta xông vào húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30/4/1975 đã ghi lại
những khoảnh khắc không bao giờ quên và không bao giờ lặp lại. Khoảnh khắc ấy
trở thành vĩnh viễn. Đó chính là một trong những cơ sở để cái nhất thời có thể trở
thành cái lâu dài.
2.4. Mối tương quan giữa ký văn học và ký báo chí
Khẳng định sự khác biệt của ký văn học và ký báo chí không có nghĩa là phủ
nhận quá trình giao thoa, thâm nhập và chuyển hoá giữa chúng. Trong thực tế, ký
văn học và ký báo chí có mối quan hệ chặt chẽ và thờng xuyên tác động qua lại với
nhau. Đó là một quy luật trong quá trình vận động phát triển của đời sống văn học
và báo chí đợc biểu hiện trớc hết ở việc phản ánh những sự thật sinh động của đời
sống. Cũng giống như người viết ký báo chí, tác giả ký văn học phải lăn xả vào
cuộc sống đang vận động phát triển, trực tiếp lắng nghe hơi thở của cuộc sống ấy
và lựa chọn trình bày những sự thật thông qua vai trò của cái tôi trần thuật.
Trong những ngày rung chuyển của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga, Giôn
Rit - nhà văn, nhà báo Mỹ đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe một cách trung
thực và cặn kẽ trong Mời ngày rung chuyển thế giới - một tác phẩm vừa giống như
phóng sự ký sự, lại có cả tính chất của nhật ký. Có thể nói trong mấy trăm trang của
cuốn sách này đầy ắp những sự việc được tác giả ghi chép cụ thể và chi tiết giống
như một cuốn phim.
Chính do việc lựa chọn từ những điển hình có thật trong đời sống để xây
dựng hình tượng nghệ thuật đã khiến cho các thể ký văn học có quan hệ với báo chí
một cách tự nhiên. Nói cách khác, chính quy luật phản ánh về những sự thật của
đời sống đã tạo ra những nét tương đồng của hai loại ký, còn sự khác biệt giữa
chúng chịu sự chi phối do những khác biệt về đặc trưng của văn học và báo chí.
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều tác phẩm ký văn học không những thể hiện
sinh động những phẩm chất văn học mà còn có khả năng đáp ứng được yêu cầu
11
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

thời sự của báo chí và ngược lại, đã có không ít tác phẩm ký báo chí lại thể hiện đ-
ợc những phẩm chất văn học sinh động. Có thể minh chứng cho điều này bằng
những tạp văn của văn hào Lỗ Tấn. Bên cạnh đó, trong nhiều tác phẩm của nhà báo
Nguyễn ái Quốc đã từng gây ấn tượng sâu sắc với công chúng nớc Pháp từ đầu thế
kỷ XX, về phương diện rất khó có thể chỉ ra đâu là tiểu phẩm, là ký chính luận hay
ký chân dung. Ngay trong giọng điệu cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa căm
thù, phẫn nộ xót xa, thương cảm…
Trong số các nhà báo viết tạp văn, tiểu phẩm ở nước ta, Ngô Tất Tố là một
trong những cây bút hàng đầu. Tạp văn, tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là những bằng
chứng sinh động về giao thoa giữa báo chí và văn học. bằng việc phản ánh một
cách kịp thời và sắc bén về những sự thật trong đời sống, tác phẩm của ông vừa có
giá trị báo chí vừa có giá trị văn học. Đó là mức độ điển hình của những sự việc và
con người được đề cập và do những biện pháp nghệ thuật phong phú, linh hoạt với
bút pháp châm biếm sắc sảo…Với lòng yêu nước nồng nàn và sự gắn bói chặt chẽ
với nhân dân, được sự hậu thuẫn của các phong trào cách mạng, tạp văn, tiểu phẩm
của Ngô Tất Tố đã trở thành một vũ khí sắc bén chĩa vào kẻ thù và những đồi
phong bại tục trong xã hội cũ. Ông đã đề cập đến hàng loạt vấn đề điển hình của cái
xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ. Ngoài ra, còn có nhiều chân dung kẻ thù
được ông phác hoạ theo lối biếm hoạ rất thành công. Theo GS Phan Cự Đệ, “văn
tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là một phòng triển lãm những chân dung khác nhau của
giai cấp thống trị và những kiểu ngời điển hình trong xã hội cũ”.
Ký văn học phản ánh sự thật, mà trong bản thân sự thật đã chứa đựng những
yếu tố thẩm mỹ. Cuộc sống vô cùng phong phú, nhiều khi tự nó sản sinh ra những
con người, sự việc, hoàn cảnh, tình huống…điển hình mà ngay cả một nhà văn giàu
tưởng tượng nhất cũng không tưởng tượng ra được. Nhà văn Nguyễn Khải đã có
những nhận xét sắc sảo về vấn đề này: “Làm sao mà tưởng tượng cho hết cái mà
đời sống đã có thực? làm sao mà tạo ra được nhiều tình tiết như đời sống đã tạo ra.
Thực tế là ông thầy của chúng ta, một ông thầy luôn luôn làm cho ta phải thất vọng
12
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

và ghen tuông.” Nhà viết ký xuất sắc B. Pôlêvôi của Liên Xô trớc đây cũng đã từng
nói: “Cuộc sống chúng ta muôn hình muôn vẻ nh thế, biết bao sự việc xảy ra, thực
sự cũng không cần thiết phải hư cấu thêm thắt, tô vẽ gì thêm nữa.” Từ những năm
60, nhà thơ Chế Lan Viên đã so sánh một cách đầy thuyết phục: “Đã có Xêch-pia
nào nghĩ ra được một con mụ quái ác như Lệ Xuân? Có nhà sư hổ mang nào trong
Thuỷ Hử lại giống Thích Tâm Châu được? Chả bao giờ ai nghĩ ra được cái địa
ngục nào hơn chuồng cọp ngoài Côn Đảo. Và Bế Văn Đàn, Nguyễn Văn trỗi, út
Tịch, Tạ thị Kiều…thực sự là những sáng tạo của lịch sử, nhà nghệ sĩ thiên tài.”
Có thể lấy ví dụ băng những lá thư của Tập từ chuyến đầu Tổ quốc đã từng
gây xúc động mạnh mẽ không chỉ với nhân dân ta mà với toàn nhân loại. Những lá
thư được viết từ trong lửa và máu ấy là bằng chứng sinh động, hùng hồn về tội ác
của bọn đế quốc mỹ và tay sai gây ra trên đất nớc ta và tinh thần quật khởi của
đồng bào miền Nam trong những năm tháng khi đất nước còn bị chia cắt. Những
tội ác man rợ của kẻ thù cùng những câu chuyện về cuộc đấu tranh anh dũng của
đồng bào miền Nam được kể lại trong những lá thư ấy tuy không có mục đích văn
chương nhưng đã gây cho người đọc những cảm xúc mạnh và sâu sắc. Trong bão tố
của cuộc chiến đấu một mất một còn, chống giặc trong gian khổ và tang tóc, đồng
bào Miền Nam vẫn tỏ ra lạc quan, yêu đời, vững lòng tin ở sức mạnh của mình,
vững lòng tin ở tương lai và thắng lợi cuối cùng. Sức sống mãnh liệt mà Từ tuyến
đầu Tổ quốc có được trước hết chính là ở sức mạnh của sự thật đau thương và hào
hùng. “Qua những bức thư của ngời thân gửi cho ngời thân, bạn đọc đã tìm đợc câu
trả lời dứt khoát cho nhiều vấn đề lớn mà thời đại dang đặt ra trong tâm tư, tình
cảm của mỗi chúng ta”[129, tr.3].
Sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt và những năm đầu của thời hậu
chiến, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới và chính trong bối cảnh này những sự
thật bị quên lãng. Những sự thật ấy đã trở thành nguồn đề tài vô cùng hấp dẫn, sinh
động cho các tác phẩm ký văn học và ký báo chí. Điều đó lý giải vì sao trong thời
kỳ đổi mới, các thể loại năng động như bút ký, bút ký chính luận, tạp văn, tiểu
13
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

phẩm và nhất là phóng sự lại được sử dụng nhiều hơn cả.


Riêng với thể loại phóng sự, với khả năng khám phá, phơi bày, điều trần về
những sự thật của đời sống một cách năng động đã thể hiện một cách rất sinh động
sự giao thoa giữa văn học và báo chí nói chung, giữa ký văn học và ký báo chí nói
riêng.
Như đã trình bày ở những phần trước, ngay từ những thập kỷ đầu của thế kỷ
XX ở nớc ta đã có một cuộc “bùng nổ” của phóng sự. Hiện tượng này có nguyên
nhân gắn liền với những mâu thuẫn đa dạng của một giai đoạn lịch sử đầy những
biến động khốc liệt. Do đặc điểm của tình hình này, các tác phẩm phóng sự cũng
thể hiện những khuynh hướng khác nhau: Có loại được viết ra để nhằm ca ngợi chế
độ thực dân, đề cao những kẻ đi “bảo hộ”, xuyên tạc cách mạng tháng Mời Nga
nhằm xoá nhoà đấu tranh giai cấp. Tiêu biểu cho loại này là một số phóng sự như:
Mời ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật ký(Phạm Quỳnh): Hãn mạn du ký
( Nguyễn Bá Trác). Khuynh hướng thứ hai là những phóng sự tỏ thái độ hoài nghi,
bi quan như Tôi buônlậu, Hà Nội lầm than ( Trọng Lang)… Nhưng khuynh hướng
nổi bật nhất là những phóng sự viết về cuộc sống của những con người bần cùng,
đề cập đến những bất công trong xã hội nhng lại không đề ra được biện pháp giải
quyết hoặc chỉ đề ra những biện pháp cải lương. Đó là những tác phẩm như Việc
làng, Tập án cái đình (Ngô Tất Tố): Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Làm đĩ,
Cơm thầy cơm cô, Lục xì(Vũ Trọng Phụng); Tôi kéo xe(Tam Lang)…
Sự bùng nổ của phóng sự trong những thập niên đầu thế kỷ XX ở Việt Nam
là một hệ quả tất yếu do sự hội tụ của hàng loạt yếu tố: sự dồn nén của những mâu
thuẫn trong đời sống; phong trào cách mạng phát triển; sự tha hoá xuống cấp của
đạo đức xã hội; sự giao lu văn hoá, sự phát triển của chữ quốc ngữ tạo cơ sở cho sự
phát triển của báo chí và nền văn học hiện đại v.v… Hiện tợng này cũng giống như
những năm đầu của thời kỳ đổi mới – một thời điểm xuất hiện hàng loạt những
mâu thuẫn như: hậu quả của tư duy cũ và nền kinh tế bao cấp trì trệ, những vấn đề
của thời kỳ hậu chiến; những mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trờng
14
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

v.v…
Những nét gần gũi, tương đồng của phóng sự đầu thế kỷ và phóng sự hiện
đại ở nớc ta trước hết đã xuất phát chính từ những đặc điểm cơ bản của thể loại.
Việc phản ánh hiện thực dưới dạng một bức tranh toàn cảnh cho thấy phóng sự có
thể mở ra một trường quan sát linh hoạt trước đời sống. Với năng lực khám phá,
phơi bày, điều trần những mâu thuẫn của đời sống xã hội. Không phải ngẫu nhiên
mà ngay từ đầu thập niên 40 của thế kỷ XX, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã
khẳng định: “Người viết phóng sự chân chính bao giờ cũng là người bênh vực lẽ
phải, bênh vực sự công bình”. Điều đó cho thấy trong phóng sự, tác giả không chỉ
là người ghi chép mà còn phải là người có khả năng phân tích thực tế.
Điểm chung của phóng sự ở hai thời kỳ lịch sử được thể hiện trước hết ở việc
khám phá, phơi bày những bí mật trong đời sống và nhất là ở xu hướng bám sát
những đề tài đa dạng, đời thường. Trong phóng sự những năm 30 - 45, đó là những
chuyện cờ bạc bịp bợm (Cạm bậy ngời), chuyện về những ngời phụ nữ có “nghề”
lấy Tây (Kỹ nghệ lấy Tây), chuyện đĩ điếm (Làm đĩ), chuyện những người nông
dân kéo ra thành thị để “tìm đến một cái chết khác”(Cơm thầy cơm cô); chuyện
những ngời phu kéo xe tay ở Hà Nội (Tôi kéo xe); chuyện về những hủ tục ở nông
thôn, ( trong các tập phóng sự Việc làng, Tập cái đinh).v.v…
Phóng sự của thời kỳ đổi mới cũng bám sát những đề tài tương tự như vậy
một cách rất năng động. Đó là những câu chuyện về nhân vật huyền thoại Tạ Đình
Đề, về Hoả Lò, về ông già ôm 7 kilogam đơn “ đi tìm công lý”…(trong các phóng
sự Xuân Ba); về số phận bi kịch của những ngời lính và gia đình họ thời kỳ hậu
chiến (trong các phóng sự của Minh Chuyên)… Phóng sự hiện đại cũng không bỏ
qua những câu chuyện đời thờng: chuyện “rợu ta ở bên Tây”( của Xuân Ba);
chuyện “ vợt cạn thời dịch vụ”, chuyện những người đi bán sức lao động ( của
Huỳnh Dũng Nhân)
Cũng giống như phóng sự đầu thế kỷ, trong phóng sự hiện đại nhân vật trần
thuật vẫn giữ vai trò là nhân tố quyết định trong việc tạo ra giọng điệu riêng gắn
15
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

liền với bản sắc của cá nhân tác giả. Đó là một cái tôi hoạt bát, năng động, vừa lý
trí vừa cảm xúc. Trong phóng sự giọng điệu rất phong phú, sinh động: khi nghiêm
túc, lý lẽ, lúc hài hước, châm biếm và khi lại tràn đầy cảm xúc … Giọng điệu linh
hoạt cùng với nghệ thuật dẫn chuyện, nghệ thuật trình bày chi tiết, nghệ thuật miêu
tả, đặc tả… đã khiến cho phóng sự có đầy đủ khả năng phản ánh hiện thực trong
nhiều trạng huống khác nhau một cách sinh động… Trong bối cảnh của nền báo chí
đổi mới hiện nay ở nước ta, phóng sự vẫn đang chứng tỏ sự thích ứng đặc biệt của
nó trong việc phản ánh sự phát năng động và đa dạng của đời sống hiện thực.
Trong những năm gần đây, báo chí và văn học nước ta có sự vận động biến
đổi rất nhanh nên việc nhận diện các thể loại càng trở nên khó khăn hơn. Trong khi
đó, phóng sự văn học và phóng sự báo chí lại có khả năng phản ánh hiện thực một
rất linh hoạt năng động nên khó có thể trói buộc chúng trong một cái khuôn đặc
trưng đặc điểm nào đó. Trong thực tế, nhiều tác phẩm phóng sự đã thể hiện sự giao
thoa, thâm nhập rất mạnh mẽ của văn học và báo chí ở việc đem đến công chúng
những sự thật điển hình không chỉ bằng lối tư duy logic mà còn nhiều xúc cảm…
Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không thể xác định được vị trí và
tính chất của các thể loại này. Khi đứng trước những tác phẩm kết hợp được đặc
điểm của những thể và loại khác nhau, tiêu chí căn bản để đánh giá tác phẩm trước
hết là ở giá trị của thông tin và hiệu quả tác động mà nó đem lại.
Nói tóm lại, không thể phủ nhận quá trình giao thoa, thâm nhập trên nhiều
phương diện của ký văn học và ký báo chí. Trong thực tế, quá trình đó sẽ còn tiếp
tục xảy ra như một động lực của sự vận động phát triển. Quá trình này có thể là tự
nhiên nhưng cũng có thể là kết quả từ ý đồ sáng tạo chủ quan của tác giả nhằm tạo
cho tác phẩm những phẩm chất mới. Tất nhiên trong trường hợp đó sự sáng tạo
phải dựa trên cái nền của kiến thức, của kinh nghiệm và tài năng. Những tác phẩm
như vậy có thể tạo ra những hiệu quả rất bất ngờ.
* Sự khác biệt giữa ký văn học và ký báo chí
Trong cuốn "Ký báo chí của Đức Dũng đã có nhiều câu hỏi mà các nhà
16
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

nghiên cứu đạt ra: "Ký có phải là văn học không? Nếu là văn học, ký đứng ở vị trí
nào trong hệ thống?
Cùng với sự đổi mới của đất nước, báo chí và văn học của chúng ta cũng
ngày thêm đa dạng và sâu sắc. Các tác phẩm ký trong văn học và báo chí dã cố
gắng phản ánh ngày một sinh động hơn hiện thực muôn màu của cuộc sống.
Nhìn chung, ký văn học và ký báo chí đều viết về người thật việc thật. Tính
hấp dẫn thuyết phục của ký trước hết và chủ yếu là ở chính sự việc, con người có
thật đựơc phản ánh trong tác phẩm. Ký có thể đem đến cho công chúng nét tươi
mới và sinh động của hiện thực, những thông tin đáng tin cậy và những giá trị về
nghệ thuật.
Bên cạnh những nét chung đó, ký văn học và ký báo chí cũng có nhiều điểm
khác biệt. Mỗi thể loại lại có những đặc trưng riêng như đã nêu ở phần trên.
3. Ký văn học và ký báo chí trong xã hội hiện đại
3.1. Bức tranh diện mạo của nền văn học và báo chí hiện đại
* Văn học:
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam, công cuộc
đổi mới đã mở ra sự phát triển mạnh mẽ và quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã
hội của đất nước. Sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và
công nghệ đã tạo điều kiện cho văn học và báo chí ngày càng phát triển.
Trong văn học, những dấu hiệu đổi mới đã xuất hiện từ đầu những năm 80.
Bối cảnh mới với những tác động cuả nền kinh tế thị trường đã tạo ra một trạng thái
tinh thần xã hội mới, dần thay thế hệ văn hóa tinh thần ổn định mang tính cộng
đồng trước đó. Những biến đổi sâu sắc ấyđã tạo ra những cơ sở quan trọng cho toàn
bộ nền văn học Việt Nam chuyển mình trên tất cả các phương diện. Cách nhìn tập
trung sâu hơn vào những mối quan hệ cá nhân với xã hội đã dần dần thay thế cách
nhìn sử thi truyền thống. Thể tài Lịch sử - xã hội dần dần chuyển sang thể tài thế sự
đời tư, gắn liền với những tính cách cá nhân con người với đời sống nội tâm phong
phú, trong những hoàn cảnh điển hình. Tính chất giáo huấn trực tiếp đã được thay
17
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

thế bằng lối tiếp cận đa chiều, đa diện. Sự phân hoá phân cực một cách đa dạng,
cách nhìn đa chiều và mạng đạm dấu ấn cá nhân đã có những tác động trực tiếp vào
dời sống văn học, thể hiện ở quan điểm sáng tác, đề tài, thể loại và kể cả trong thái
độ tiếp nhận của công chúng…Những đặc điểm quan trọng ấy đã tạo nên sự biến
đổi của tất cả các thể loại văn học.
* Báo chí:
Về báo chí, chúng ta đang sống trong một giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất
của báo chí Việt nam từ trớc đến nay. Báo chí đã tham gia vào tất cả mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh, quốc phòng, chính trị …và ngày càng trở thành
một lực đẩy sôi động, một vũ khí sắc bén trong công cuộc đổi mới đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Với việc tham gia mạng thông tin điện tử toàn cầu và
mở rộng diện phát sóng truyền hình và phát thanh tới một số nước trong khu vực và
trên thế giới, báo chí đã góp phần quan trong trong việc thực hiện đường lối đối
ngoại và chủ trương hội nhập của Đảng và nhà nớc ta. Tuy nhiên, so với các nước
trong khu vực, trình độ báo chí của Việt Nam nhìn chung còn thấp.

4. Xu hớng phát triển của thể loại ký (văn học và báo chí) trong dòng
chảy hiện đại
Trong bối cảnh của đời sống văn học và báo chí hiện nay, bên cạnh việc thẻ
hiện những đặc điẻm tương đối ổn định, các thể ký văn học vàký báo chí đang vận
động phát triển theo xu hướng chủ yếu sau:
4.1. Phóng sự tiếp tục xung kích đi đầu
Trong những năm đầu đổi mới, khi các thể loại văn xuôi đang tìm đường đi
thì thể loại phóng sự đã có một vai trò đột phá. Không giống như sự bùng nổ của
các tác phẩm phóng sự văn học trong những thập kỷ 20,30 của thế kỷ trớc, lần này
chủ yếu là sự bùng nổ của các tác phẩm phóng sự báo chí nhưng thể hiện khá sinh
động tính chất văn học. Chính sự xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ của phóng sự với
một cách nhìn mạnh dạn và thẳng thắn trước những vấn đề nóng bỏng của thực tế
18
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

đã tạo ra những tác đông tích cực sang các thể loại khác. Tác phẩm phóng sự vừa
đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự, đồng thời còn gây xúc động cho công chúng
bằng những sự thật xác thực giàu chất nhân văn được trình bày qua giọng điệu sinh
động và linh hoạt.
Phóng sự thường xuất hiện trong những hoàn cảnh có vấn đề, ở những thời
điểm cuộc sống đang có những chuyển biến mạnh mẽ với những mâu thuẫn đang
đặt ra gay gắt. Với khả năng phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp, tác phẩm phóng
sự có khả năng khám phá phơi bày về những sự thật chứa đựng mâu thuẫn của đời
sống. Điểm nổi bật của phóng sự là năng lực phản ánh hiện thực dới dạng một bức
tranh sinh động vừa có tính khái quát, vừa chi tiết cụ thể, sống động với vai trò của
nhân vật trần thuạt và các nhân chứng có cá tính, bản sắc. Phóng sự đặc biệt chú ý
đến tính thời sự, xác thực của những sự thật mà nó phản ánh và tác giả không giấu
giếm thái độ của mình. Những vấn đề mà tác phẩm phóng sự rút ra - dù trên cơ sở
của tư duy logic hay cảm xúc thẩm mỹ, thông thơng là kết hợp cả hai yếu tố, phải
là những vấn đề nóng bỏng của đời sống hiện thực.
Ví dụ tập phóng sự Mọi linh hồn đều đợc đa tiễn của Xuân Ba. Sự hấp dẫn
của tác phẩm trớc hết là sự hấp dẫn của những sự thật tiêu biểu mà tác giả đã dày
công khám phá và phơi bày với một tinh thần dũng cảm: Tạ Đình Đề - Huyền thoại
và sự thật, Ông già ôm bảy kilogam đơn từ, Rợu ta ở bên Tây, Gặp lại nguyễn Huy
Thiệp… Nhận xét về tập phóng sự này, nhà văn Nguyễn Khắc Trường viết: "Những
bài viết đã làn lượt in báo, vậy mà gom lại thành sách vẫn không hề giảm sức cuốn
hút và những vấn đề nêu ra vẫn nóng hổi tính thời sự. Bập vào đọc không dứt ra đ-
ược mà cũng không nhớ là văn hay báo, cứ hồi hộp theo dõi những số phận có thật
100% đợc tác giả viết với tất cả nhiệt tình cảm thông, sắc sảo và hóm hỉnh nữa".
Còn nhà văn Vương Trí Nhàn nhận xét: "Có thể là không phải bao giờ tác giả cũng
hiểu biết thấu đáo những nhân vật, sự kiện mà cuộc đời làm báo đã cho anh dịp tiếp
xúc. Song đọc tác phẩm của anh ngời ta không khỏi cảm thấy gì khang khác với vô
vàn nhà báo lớn nhỏ mà hàng ngày người ta vẫn biết."
19
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Trong những năm gần đây, tác giả Huỳnh Dũng Nhân cũng là một trong
những cây bút đợc chú ý. Phóng sự của anh có cái duyên của ngòi bút vừa dân dã
hóm hỉnh, vừa chao chát đến kinh ngạc. Coi trọng sự kiện khách quan nhưng anh
không phải là người khách quan chủ nghĩa. Anh còn là một nhà phân tích xã hội có
tính khuynh hớng. Từ mớ bòng bong của đám sự kiện anh có gắng tìm ra đợc cách
lý giải thoả đáng nhất, dù câu trả lời của anh có chưa thể làm vừa lòng tất cả mọi
ngời. Sự hấp dẫn của phóng sự Huỳnh Dũng Nhân trớc hết do lối sử dụng từ ngữ
dân dã, giọng điệu xuề xoà gần gũi với đời sống. Bút pháp hài hước luôn tạo ra
trong những phóng sự của anh nụ cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng, ngay cả khi anh viết
về những vấn đề gai góc nhất.
Hiện nay, phóng sự văn học và phóng sự báo chí đang có xu hướng mở rộng
phạm vi phản ánh tơi những con người sự việc, sự kiện đa dạng trong đời sống
hàng ngày. Trong đời sống văn học và báo chí đổi mới ở nước ta hiện nay, phóng
sự vẫn là thể loại báo chí có khả năng phản ánh những sự thật xác thực một cách
nghệ thuật.
* Người viết ký báo chí phải thực sự nhập cuộc:
Sự thay đổi cách nhìn về cuộc sống và ý thức về sứ mệnh của ngời cầm bút
là một trong những đặc điểm quan trọng của nền văn học và báo chí đổi mới nớc ta
trong những năm qua. Chính điều đó đã tạo ra một cái tôi nhập cuộc, bám sát đời
sống trong các tác phẩm ký.
Trớc đây trong bối cảnh đặc biệt của cuộc chiến tranh cứu nước, tác phẩm ký
văn học, ký báo chí nói riêng và cả nền văn học, báo chí nói chung ở nớc ta gắn
liền với một chủ đề xuyên suốt là khẳng định hình ảnh con ngời Việt Nam quật c-
ờng trong chiến đấu và trong xây dựng. Đè tài mang đậm dấu ấn của cách nhìn sử
thi truyền thống ấy vẫn còn tiếp tục khoảng mười năm sau khi thống nhất đất nớc.
Hầu hết các tác phẩm ký đều hướng tới việc xây dựng hình ảnh con ngời mới xã
hội chủ nghĩa với những phẩm chất cao đẹp. Công cuộc đổi mới đất nớc đã tạo ra
những chuyển biến quan trọng về nhiều mặt, tạo cơ sở hiện thực cho sự chuyển h-
20
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

ướng tích cực về đề tài của văn học và báo chí theo hớng thế sự, đời tư, gắn với
những số phận cá nhân, những hoàn cảnh riêng, những tính cách tiêng.. Trong bối
cảnh mới hiện nay, văn học và báo chí đã có thể đề cập mạnh dạn và thẳng thắn đến
những số phận, những sự việc, vấn đề mà thời kỳ trớc ít có điều kiện nói tới. Bối
cảnh mới đẫ cho phép những người cầm bút nhìn nhận về những sự thật của đời
sống hậu chiến và những tác động của cơ chế thị trờng với một cách nhìn trực diện,
tôn trọng sự thật.
5. Những yếu tố khiếm khuyết của diện mạo nền văn học và báo chí nước
nhà
Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận, hoạt động văn học và báo chí
nớc ta những năm qua còn cho thấy nhiều thiếu sót, hạn chế và tiêu cực, khuyết
điểm đôi khi còn khá nghiêm trọng.
Trong văn học, mặc dù đã có những chuyển biến trên nhiều phơng diện, từ
quan niệm nghệ thuật cho đến đề tài, thi phá, thể loại…với những thành quả đáng
ghi nhận, đồng thời cũng đã xuất hiện không ít hạn chế, lệch lạc. Trớc hết là sự
thiếu vắng những tác phẩm đặc sắc, thực sự có tầm cỡ dể phản ánh cuộc cách mạng
hào hùng của dân tộc ta trong suốt nửa thế kỉ đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ
quốc. Trên phương diện thể loại cũng chưa có nhiều dấu ấn đáng kể. Bên cạnh đó
còn có những biểu hiện lệch lạc và thái độ cực đoan trong quá trình đổi mới, trong
đó có đổi mới văn học, như tìm cách tuyệt đối hoá con người các nhân, tô đậm
những mặt tối của ý thức và bản năng con người, tuyệt đối hoá quyền lực của chủ
thể sáng tạo…Trong công tác nghiên cứu lý luận và phê bình văn học, đôi khi đã
xuất hiện tình trạng cực đoan, thái quá trong hững nhận xét và đánh giá nên đã tạo
ra những căng thẳng không đáng có…
Trong báo chí, xu hướng thương mại hoá chưa được ngăn chặn và đẩy lùi,
một số thông tin mơ hồ về quan điểm, đề cao một chiều tự do kinh doanh và văn
hoá phương Tây. Trong đấu chống tiêu cực, một số báo đầi còn thiếu sót, trong đó
có những sai sót nghiêm trọng do thiếu điều tra, nghiên cứu, thiếu khách quan trung
21
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

thực, vẫn còn hiện tượng thông tin kiểu báo lá cải và lối trình bày xa lạ với thẩm
mỹ dân tộc, lối quảng cao sai sự thật, thiếu văn hoá, thông tin giật gân, câu khách,
kích thích thị hiếu thấp hèn…Bên cạnh đó căn bênh tự mãn đã xuất hiện trong nhà
báo trẻ, không ít phóng viên, biên tập viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp…Những
năm qua, việc giáo dục ý thức dân tộc, ý thức cách mạng, đề cao đạo lý và nhân
cách Việt Nam, bảo tồn và phát huy văn hoá Việt Nam. Báo chí cha nhiều nhưng
nội dung thông tin thường trùng lặp, nghèo nàn do tin tức khai thác cùng một
nguồn. Các đài phát thanh, truyền hình dành quá nhiều thời lượng cho phim nước
ngoài. Báo thừa ở thành thị nhưng lại rất thiếu thốn ở nông thôn trong khi dân số n-
ớc ta hiện vẫn đang tập trung chủ yếu ở nông thôn. Hệ thống phát thanh, truyền
hình đã tăng diện phủ sóng nhng chất lượng sóng còn hạn chế, điện và máy thu
thanh, thu hình còn thiếu nhiều, nhất là ở vùng sâu vùng xa.
Riêng với các thể ký văn học và ký báo chí, sự chuyển biến đã được thẻ hiện
một cách đầy ấn tượng ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới và vẫn đang
phát riển mạnh mẽ cho tới hôm nay. Với u thế của sự cơ động, linh hoạt, nhạy bén
trong việc phản ánh hiện thực ở những nét sinh động và tươi mới và ở cái thế trực
tiếp với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật, các thể ký đã tạo ra một kênh
giao tiếp quan trọng, góp phần vào quá trình dân chủ hoá đời sống văn học và đời
sống báo chí. Những năm vừa qua, trong văn học và báo chí nớc ta đã xuất hiện
những tác phẩm bút ký, phóng sự, ký sự được viết ra với tinh thần nhìn thẳng vào
sự thật, nói rõ sự thật với cảm hứng phê phán mạnh mẽ. từ đó xuất hiện những tên
tuổi lớn: Xuân ba( Báo Tiền phong), Huỳnh Dũng Nhân, Vĩnh Quyền(Lao động),
Nguyễn Như Phong (An ninh thế giới), Bình Nguyên( Tuổi trẻ)…Nhiều tác phẩm
đã có sức mạnh tạo dư luận xã hội. Một số tác giả đã có những tập phóng sự, bút ký
được dư luận chú ý như Xuân Ba với Mọi linh hồn đều được đưa tiễn (1993), Vẫn
phải tin vào những giọt nớc mắt (1995), Huỳnh Dũng Nhân với Ăn tết trong rừng
chó sói (1994), Ký sự xuyên Việt (1996), Tôi đi bán tôi(2001)…Sự bùng nổ đáng
ghi nhận ở cuối thập kỷ 80, các thể ký văn học và ký báo chí vẫn tiếp tục khẳng
22
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

định sức mạnh trong việc phản ánh cuộc sống mới.
Bên cạnh những bước phát triển đáng ghi nhận ở trên, trong thực tế của đời
sống văn học và báo chí nớc ta những năm vừa qua còn nhiều lệch lạc sai sót. Trên
báo chí đôi khi xuất hiện những bài ký bịa đặt nhằm ca ngợi, tâng bốc hoặc để vu
khống bôi nhọ. Ngoài ra còn có xu hớng viết giật gân câu khách bất chấp sự thật,
trái ngược với thuần phong mỹ tục…

23
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

KẾT LUẬN
Việc hình thành loại thể ký báo chí trong hệ thống thể loại báo chí ở nước ta
có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là nhu cầu của công
chúng và nhu cầu của chính những người cầm bút. Đó là mong muốn vựơt khỏi lối
văn thông tấn để tái hiện hiện thực một cách sinh động. Bên cạnh đó, quá trình giao
thoa, thâm nhập, chuyển hoá giữa văn học và báo chí cũng là một nguyên nhân
quan trọng tạo điều kiện cho báo chí xuất hiện và phát huy vai trò của nó. Đó cũng
còn là một trong những hệ qủa của thời kỳ "văn báo bất phân" từ đầu thế kỷ XX
với những ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài của nó trong lộ trình văn học và báo chí
nớc ta cho đến ngày nay.
Khẳng định sự khác biệt giữa ký văn học và ký báo chí là một công việc cần
thiết, có ý nghĩa quan trọng về phơng diện lý thuyết thể loại. Bên cạnh đó cũng
không thể phủ nhận quan hệ mật thiết giữa chúng. Trong thực tế các thể loại thuộc
ký văn học và ký báo chí thường xuyên có sự giao thoa, xâm nhập, chuyển hoá.
Nhiều tác phẩm đã kết hợp được cả ký văn học và ký báo chí.
Thể ký nó chung vốn linh hoạt, năng động trong việc phản ánh hiện thực và
luôn luôn biến đổi, đòi hỏi tác giả viết ký cũng phải luôn nhạy bén. Quá trình bùng
nổ thông tin hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới với văn học và báo chí nói
chung, đối vơi ký văn học và ký báo chí nói riêng. Bên cạnh việc khai thác khả
năng của những thể loại quen thuộc, người viết ký còn có thể sáng tạo ra những
hình thức biểu hiện mới trên cơ sở hiểu biết đúng đắn về những ưu thế và hạn chế
của các thể loại.
Ký báo chí và ký văn học có thể nói như anh em cùng cội là văn học, có sự
khác biệt trong phương pháp thể hiện nội dung tư tưởng nhằm truyền tải thông tin
đến người đọc. Giữa hai thể loại này có nhiều tương đồng với nhau mà cũng phân
biệt tương đối ổn định. Với những tìm hiểu trên đây về hai thể loại ký của hai
ngành văn học và báo chí, vừa chung mà vừa riêng, hy vọng đã tìm ra một số cách
nhìn khách quan phân biệt giữa hai thể loại và tìm hiểu mối tương quan thống nhất
24
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

giữa chúng.

25
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................3
1. Tìm hiểu mối liên hệ giữa văn học và báo chí................................................3
2. Văn học và Báo chí - hai hướng nhìn..............................................................5
2.1. Văn học........................................................................................................5
2.2. Báo chí.........................................................................................................6
2.3. Những mối tương quan giữa văn học và báo chí.....................................7
2.4. Mối tương quan giữa ký văn học và ký báo chí.......................................10
3. Ký văn học và ký báo chí trong xã hội hiện đại...........................................16
4. Xu hớng phát triển của thể loại ký (văn học và báo chí) trong dòng chảy
hiện đại.................................................................................................................17
4.1. Phóng sự tiếp tục xung kích đi đầu..........................................................17
4.2. Những yếu tố khiếm khuyết của diện mạo nền văn học và báo chí nước
nhà....................................................................................................................20
KẾT LUẬN.............................................................................................................23

26

You might also like