You are on page 1of 28

GIA PHẢ HỌ MAI

(Phần chi cánh họ nhà ta)

Con người có Tổ có Tông như cây có cội, như sông có nguồn. Để cho Hậu
duệ các con, cháu, nội ngoại nhớ được phần nào tổ tông nhà Ta, có nhiều tự hào
và không chút hổ thẹn. Ta lược ghi vài dòng để con, cháu, chút chit…nhớ về cội
nguồn, phát huy truyền thống, học tập ông cha, tổ tiên. Rèn luyện thật nhiều, phấn
đấu không ngừng, trước là để thành người, sau là thành đạt phú, quý. Có được như
vậy, bản thân mới vinh quang, góp phần làm rạng danh dòng họ nhà Ta. Linh hồn
các bậc tổ tiên sẽ được sáng ngời nơi cõi vĩnh hằng và luôn theo sát phù hộ cho
con cháu muôn đời.
Theo lời kể của các cụ, rằng họ Mai gốc ở miền trung nước ta (có thể là ở
tỉnh Thanh Hóa, huyện Nga Sơn). Cụ tổ họ nhà Ta, tên là Mai Xuân Đa, đến vùng
ven biển huyện Tiên Lãng, tỉnh Kiến An (nay là thành phố Hải Phòng) sinh cơ,
lập nghiệp. Cụ đã sinh ra được 04 người con trai: 03 người con ở thôn Phú Cơ, xã
Quyết Tiến (nay thành 03 chi họ); 01 người con ở xã Quang Phục (thành lập 01
chi họ), huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Do gia phả bị thất lạc, không ghi
chép đầy đủ. Nên việc xác định chi trên, chi dưới không chính xác. Việc xác định
chi trên, chi dưới là dựa vào người cao tuổi trong họ lúc bấy giờ mà xếp sắp trên
dưới. Chi nhà Ta:
I/Trưởng chi: Cụ tổ chi tên là Mai Công Tự Pháp Quỳnh (giỗ ngày 11
tháng chạp), sinh ra cụ Mai Xuân Nghi (giỗ ngày 16/8). Nghành trưởng thuộc về
gia đình cụ Mai Văn Môn, tên thường gọi là cụ Đấu; cụ Khả (nay có các cháu tên
là: Hàn, Tân, Tín, Nhiệm ở làng Bùng). Thời pháp thuộc làm công nhân ở Hải
Phòng, sau định cư tại Dư Hàng Kênh, Huyện An Hải, nay thuộc nội thành Hải
Phòng (cụ Trùm Vằn là bố cụ Đấu là người giỏi võ có tiếng). Cụ Đấu sinh ra các
ông:
1/Ông Mai Văn Thuận là thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
(QĐNDVN), nguyên chính ủy Quân đoàn II, nghỉ hưu sống cùng vợ con tại khu
tập thể Nam Đồng, quận Đông Đa, Hà Nội. Ông sinh ra được 03 người con: 02

1
con trai (tên là Bảo, Bình), 01 con gái (tên là Thảo); cả 3 người con đều sinh các
cháu gái (không có cháu trai). Gia đình ông Thuận đều là sĩ quan QĐNDVN: bà
Bẩy (vợ ông Thuận là bác sĩ quân y, các con trai, con gái, con dể đều là sĩ quan
quân đội).
2/Ông Mai Văn Thanh làm công nhân, cùng gia đình sống tại nội thành
Hải Phòng. Ông sinh được 02 người con gái, 01 con trai.
  3/Ông Mai Văn Minh làm công nhân, cùng gia đình sống tại Hải Phòng
(Dư hàng kênh). Ông sinh được 02 người con trai, 01 người con gái. Con trai lớn
tên là Quang, con thứ hai tên là Trung (đã chết). Việc ở trong quê Tiên Lãng, chủ
yếu do bà Lĩnh (vợ ông Minh và bác Quang, con trai lớn ông Minh) đai diện họ,
hàng ở Hải phòng về thăm hỏi. Ông Minh rất đa tài, là thợ điện, nhưng rất giỏi
điện tử. Ông từng mở lớp dậy sửa chữa, lắp giáp ti vi tại nhà. Ông từng là tay súng
thiện xạ. Ông Minh đã từng dạy ông Dần căn chỉnh, sử dụng súng săn và hai anh,
em đều bắn rất tốt. Ông Minh mất sớm do bị bệnh tai biến.
4/Bà Mai Thị Ngần. Lấy chồng và sống ở thị xã Cao Bằng.
II/Các cụ thứ chi. Sinh ra các cụ sau: (các cụ dưới đây ngang hàng với cụ
Huy-cha Ta).
1/ Cụ Khả: Sống ở làng Bùng Hạ, xã Bình Dương, huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh. Cụ sinh ra ông Quảng và ông Yên: Ông Quảng sinh được 02 người con
gái (ông Quảng bị bệnh điên dở chết sớm, 02 người con cũng chết sớm); ông Yên
sinh đươc các anh là: Hàn, Tân, Tín, Nhiệm và các chị Hiền, Huệ.
2/Cụ bà Di (thường gọi là bà chánh hội): Lấy chồng là cụ chánh hội ở thôn
Chi Nhị, xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (cụ Di là chị cụ Khả).
3/Cụ Cóong: Cụ là em cụ Khả, cụ sinh ra bà Khanh. Cụ bị giặc pháp bắt và
bị giặc bắn chết. Cụ bà đi lấy chồng bà Khanh ở với ông Yên. Lớn lên đi làm công
nhân, lấy chồng, sinh được 03 con trai. Hiên nay ở xã Nhân Hoà, huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh.
III/Gia đình nhà Ta: Các cụ từ tứ Đại trở lên ta không nắm rõ. Ta chỉ ghi
lại từ cụ tam đại trở xuống.

2
1/Cụ Mai Văn Côi (ta gọi là ông nội). Hiện nay phần mộ táng tại xứ Mả
Hầm, thôn Ngân Cầu, xã Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Cụ
bà là Lương thị Bẫn. Hiện phần mộ táng tại xứ Đống Oanh, thôn Duyện Dương,
xã Phú Hòa, huyên Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Cụ bà sinh ra tại làng Thái Lai, xã
Cấp Tiến, huyên Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Hai cụ sinh thời làm nghề khâu
tay (may quần áo cho khách hàng kiếm sống). Các cụ còn có nhề nhuộm vải, cho
nên thiên hạ thường gọi là cụ phó nhuộm. Thời đó có nghề thủ công kiếm sống là
rất hiếm
2/Cụ Lẵng họ Vũ là em cùng mẹ khác cha với cụ Côi. Cụ lẵng sinh ra cụ
Tùng. Cụ Tùng sinh ra các ông Mai, ông Hòe, ông Lâm (liệt sĩ), các bà Hùy,
Dương…đều sinh sống ở Hải phòng (cụ bà Tùng là con gái Họ Mai).
IV/Cánh dưới nhà Ta: có các cụ ở thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc
Giang: gồm cụ Điềm, cụ Quý. Sinh ra các ông Sinh, ông Điềm, ông Hòa, ông
Tỵ… (có các con tên là Điển, Tuân, Tuấn…). Có con cháu ông Xê, thay mặt con
cháu trong chi cúng Tổ Chi
V/Cánh dưới nữa là cụ Khước, sinh ra ông Mậu ở thành phố Bắc Ninh.
Ông Mậu sinh ra con tên là Mai Hòa (phó giám đốc đài tuyền hình Việt Nam,
thường trú tại T.P.HCM), Mai Thắng (đại tá, phó giám đốc công an tỉnh Bắc
Ninh), Mai Hà, trung tướng (cục trưởng cục tuyên truyền, Bộ công an) và các cô
con gái.
VI/Dưới nữa có cánh ông Thanh ở huyện An Lão, gần nhà ông Sùng
Giữ chức trưởng Họ hiện nay là ông Phong, ở thôn Phú Cơ (còn có tên
gọi là làng Thọ Hàm), huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Nhà thờ Tổ
đặt trên đất nhà ông Phong, tại thôn Phú Cơ, xã Quyết Tiến, huyện Tiên
Lãng, thành phố Hải Phòng
*Chú ý: Họ Mai nhắc nhở con cháu lấy chữ đệm Xuân (Mai xuân…), theo
Tổ họ là Cụ Mai xuân Đa.

3
PHẦN MỘT: GIA TỘC NHÀ TA
Từ các cụ tứ đại trở lên ta chỉ ghi được các ngày giỗ ở phần sau. Các cụ tam
đại trở về sau ta sẽ ghi chi tiết hơn:
I/Tam đại. Cụ ông (ta gọi là ông nội): Mai Văn Côi. Sinh ra và lớn lên, lập
nghiệp tại thôn Phú Cơ (làng Thọ Hàm), xã Quyết Tiến. Kết hôn với cụ bà Lương
thị Bẫn. Sinh ra được 03 người con trai, 04 người con gái (có 03 bà chết trẻ). Cụ
thể: Người con trai cả là cụ Mai Văn Chiểu; người con trai thứ hai là cụ Mai Sinh
Huy (sau thay chữ đệm là Mai Xuân Huy theo sự thống nhất của họ, lấy chữ đệm
của cụ tổ ); người con trai thứ ba là cụ Mai Văn Hoàn (tính tất cả các cụ con gái,
cụ Hoàn là con út). Cụ Côi và cụ bà cùng các con có ruộng vườn, nhà cửa đầy đủ.
Các cụ có nghề chính làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa và trồng cây thuốc
lào. Ngoài ra còn có nghề khâu tay may quần áo thuê, nghề nhuộm vải (sau này
thành nghề kiếm sống chính). Cụ sinh được bẩy người con, có ba bà chết trẻ là: cụ
bà Hiểu (rất thiêng), cụ bà Hảo, hai cụ là chị cụ Huy, cụ bà Đỏ là em cụ Huy. Còn
lại hai cụ và bốn người con dắt nhau đi làm ăn bằng nghề nhuộm vải, khâu tay ở
các nơi xa và trụ lại tại thôn Hoàng Xá (làng Vàng Xá), xã Quyết Thắng, huyện
Thanh Hà, tỉnh Hải Dương (ở đó có chợ Vàng rất lớn lúc bấy giờ). Tại đây có
bước ngoặt lớn cho ra đình nhà ta là: Cụ Huy lấy vợ lần thứ nhất đẻ ra ông Sùng là
anh cả của ta (sau hai cụ bỏ nhau; cũng tại đây cụ bà Diệu lấy ông Tửu (hiện nay
con, cháu nội ngoại của cụ đều tại đây). Từ đây cụ Chiểu quay lại Phú Cơ sinh
sống lập nghiệp. Cụ Côi, cụ Bẫn và các con ở lại đây là cụ Huy, cụ Hoàn làm
nghề nhuộm và khâu tay kiếm sống, vì vậy mọi người thường gọi cụ là cụ Phó
Nhuộm. Tại đây gia đình nhà ta kết nghĩa anh em với gia đình nhà cụ Liêm, cụ
Khiết, các cụ coi như ruột thịt. Sau khi cụ Liêm, cụ Khiết qua đời các ông con lớn
của cụ cũng qua đời, mối quan hệ cũng bị phai nhạt và gần như không đi lại nữa.
Một sự kiện đăc biệt quan trọng mang tầm chiến lược quyết định đến toàn bộ nền
tảng phát triển của gia đình nhà ta sau này là: Các cụ đã cho cha ta (cụ Huy) đi
học chữ nho và học cắt thuốc (đông y), để sau này cụ là một nhà nho yêu nước,
một thầy đồ nho, một danh y đã từng cứu nhân độ thế.
Sau một quãng thời kỳ dài sinh cơ lập nghiệp ở Thanh Hà (gọi tắt cho gọn),
có sự cưu mang, giúp đỡ rất lớn của gia đình cụ Liêm và cụ Khiết như ruột thịt.
Các cụ di chuyển đến Gia Bình, Bắc Ninh. Hiện nay phần mộ của cụ đặt tại xứ

4
(đường) Mả Hầm, thôn Ngân Cầu, xã Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng, thành phố
Hải Phòng.
II/Cụ bà (ta gọi là bà nội): Lương Thị Bẫn. Sinh ra và lớn lên tại thôn Thái
Lai, xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng (thôn Thái Lai có hai
dòng họ Lương khác nhau). Các cụ họ Lương sinh ra cụ bà nhà ta hiện nay không
có con trai. Việc về quê tìm họ gần chủ yếu là các cháu ngoại của cụ. Ta được
nghe các bậc cha chú kể lại rằng, cụ bà là người phụ nữ mẫu mực. Cụ hết mực
thương chồng, thương con. Cụ có tầm nhìn xa trông rộng hơn người; Cụ từng dạy
con cháu “Nhịn miệng tiếp khách đường xa, đấy là của gửi chồng ta ăn đường”.
Trong lúc hoàn cảnh khó khăn chung của xã hội, gia đình cụ đã quyết tâm tìm
thầy cho các con ăn học chữ, học nghề. Kết quả là cụ thân sinh ra ta (cụ Huy cha
ta), đã trở thành một nhà nho yêu nước, một danh y nổi tiếng và sau này là nhà
hoạt động cách mạng (về thân thế và sự nghiệp của cụ sẽ nói ở phần sau). Cụ ông
mất trước cụ bà. Cụ bà cùng con trai là cụ Huy và cụ Hoàn chuyển đến sinh cơ,
lập nghiệp tai thôn Bùng, xã Bình Dương, huyện gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Tại
Bùng có cánh anh em cụ Khả, cụ Cóong (cùng chi cánh họ) và cụ Tốt là người chi
trên (hiện nay con cháu cụ Tốt vẫn ở làng Bùng). Tại nơi đây cụ Huy đi dạy hoc,
cắt thuốc, giao lưu thiên hạ, được bạn bè giới thiệu gặp gỡ, mai mối kết hôn với cụ
Thuần (mẹ ta), ở làng Ngụ. Các cụ lấy nhau sinh sống ở làng Bùng, sau này mới
chuyển về làng Ngụ. Cụ Bẫn sinh năm đinh sửu 1877, mất năm ất dậu 1945, thọ
69 tuổi (ở thời điểm đó dân ta chỉ có tuổi thọ trung bình dưới 40 tuổi). Phần mộ
của cụ hiện nay táng tại xứ Đống Oanh (gần bờ sông Khoai, bên làng Duối), thôn
Duyện Dương, xã Phú Hòa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. (Chú ý: khu mộ của
cụ là nơi đất kết).
III/Nhị đai:
1/Cụ Mai Văn Chiểu, kết hôn với cụ Vũ Thị Cỏn, người cùng thôn Phú
Cơ, sinh ra hai người con gái (không có con trai) là bà Nhớn (Mai Thị Anh); bà
Bé.
Các cụ ở lại quê Phú Cơ và mất tại quê. Phần mộ cụ ông táng tại đống cây
xanh sát làng Phú Cơ, cụ bà táng chung vào một khu vực các cụ họ Vũ, tại xứ Mả
Hầm.

5
- Bà Nhớn sinh ra hai người con trai; anh kốp (bị bệnh, sống ở Hải Phòng),
anh An sống ở quê Tiên Lãng và ba người con gái tên là Óng, Thanh, Thúy làm
nghề buôn, bán tự do. Vì vậy người họ hàng gần nhất là anh An (cháu ngoại). Bà
Nhớn đã chết năm 2019.
- Bà Bé lấy ông Vát ở làng Triều Đông, thị trấn Tiên Lãng (làng sát chân
cầu Khuể). Sinh ra các anh Hùng, Mạnh, các chị Mẽ, Vang. Các anh chị đều làm
nghề tự do ở quê. Bà Bé chết năm 2016.
2/Cụ Mai Xuân Huy (trước kia cụ đặt là Mai sinh Huy, sau này họ tộc quy
định phải lấy đúng tên đệm của cụ tổ là chữ xuân, cho nên có người đổi chữ đệm
thành chữ xuân, có người không đổi). Cụ sinh năm mậu thân (1908), mất ngày 23
tháng 2 năm Tân Dậu (1981), thọ 74 tuổi (cụ là người họ Mai đầu tiên thọ trên 70
tuổi, lúc bấy giờ).
Cụ kết hôn lần thứ nhất với cụ bà ở Thanh Hà, sinh ra ông Sùng. Thời gian
cụ đi học chữ nho, học nghề thuốc đông y và làm ăn xa nhà. Bà cụ Sùng, bế ông
Sùng đi biệt tích và lấy người khác. Sau ngày hòa bình lập lại (1954), khoảng năm
1957 cụ Huy mới tìm được ông Sùng. Lần thứ hai cụ kết hôn với cụ Thuần. sinh
ra được các ông Khải, ông Hùng (hai ông đều chết trẻ), nhận nuôi ông Nuôi (cũng
chết trẻ), nhận nuôi ông Phương và cụ sinh ra ông Dần, bà Nhã. Tóm lại còn bốn
người con: ông Sùng (con bà cả), ông Phương (con nuôi), ông Dần, bà Nhã (con
đẻ của bà hai). Cụ Huy được cụ khóa Viện (tên tục là Vũ Đăng Gia ở làng Thạch
Lỗi, xã Thạch Lỗi, huyên Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nhận làm con nuôi và dạy
học chữ nho, dạy nghề bốc thuốc. Sau cụ còn học được nghề may bằng máy may
(còn nhỏ cụ đã có nghề khâu tay). Sau này cụ mở cửa hàng may, cắt thuốc, đồng
thời dạy học chữ nho tại chợ Ngụ (cụ có nhà đất và cửa hàng tại phố chợ Ngụ
xưa).
Cụ đến định cư tại đất Gia Bình vào khoang thời gian những năm 1919-
1920 (cụ từng kể chuyện năm 11 tuổi cụ đã đi bộ từ làng Bùng về làng Vàng Xá,
Thanh Hà, Hải Dương). Thời gian đầu gia đình sinh sống ở làng Bùng. Sau khi cụ
Huy lấy cụ Thuần vẫn sinh sống tại làng Bùng một thời gian mới chuyển về Ngụ.
Tại làng Ngụ cụ từng kinh doanh may mặc, cắt thuốc chữa bệnh, dạy học, dạy cắt
may (trong số các học trò của cụ, sau này có ông Nguyễn Bá Bình nhận làm con

6
của cụ và đi lại cho tới ngày nay). Do có chút chữ nghĩa nên có thời gian cụ làm
thư ký cho chính quyền thời đó. Vì vậy cụ còn có tên thường gọi là cụ Ký, cụ Ký
máy, cụ Ký Huy. Cụ ông lấy cụ bà vào khoảng năm 1940-1943 (lúc cụ bà khoảng
26 tuổi). Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, cụ tham gia hoạt động cách mạng; cụ
là đảng viên ĐCSVN; được nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng
ba (thời kỳ chống Pháp). Năm 1969 cụ nghỉ hưu (63 tuổi) sinh sống tại làng Ngụ.
Cụ mất tại làng Ngụ. Phần mộ của cụ táng tại xứ con Voi, thôn Cầu Đào, xã Nhân
Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Sinh thời cụ sống rất nhân đức và vị tha,
cho nên được rất nhiều người kính nể; cụ từng chữa bệnh cứu được nhiều người,
cho nên cụ có nhiều người nhận làm cha nuôi. Cụ là người họ Mai từ nơi khác đến
mà làm ăn, sinh sống được ở chợ Ngụ, nơi có nhiều những tên chuyên trộm, cướp,
lang thang, dặt dẹo, chí phèo. Điều đó thể hiện cụ là người văn võ song toàn, cụ đã
cảm hóa được những thành phần bất hảo ở địa bàn, lãnh thổ vùng này. (Có chuyện
kể rằng khi có người làm mối cụ với cụ bà. Khi đó cụ đi từ làng Bùng ra làng
Ngụ, trên đường cụ đi đến cây đa cổ thụ ở đống Lời (làng Lời). Có một vài người
chuyên làm cướp ở làng Ngụ chặn đường gây sự, dọa dẫm. Cụ nhảy lên, bẻ một
cành đa cầm trên tay. Ngay sau đó những người kia chắp tay bái lạy cụ, xin nhận
làm huynh, đệ (cành đa rất dẻo, không phải ai cũng bẻ được). Từ đó cụ đi lại tự do
và làm ăn sinh sống đàng hoàng tại quê người và được rất nhiều người kính nể. Cụ
là người có bản lĩnh hơn người. Năm cụ 11 tuổi do tự ái một câu nói của cụ Khả ở
làng Bùng mà mới ngồi vào mâm cơm, cụ đã đứng dạy nhịn đói một mình đi bộ
về Thanh Hà. Cụ cũng từng theo các lớp học võ. Sau này ta có dịp gặp cụ Huy ở
làng Cao Thọ (cụ Huy công tác ở Ty công an Hà Bắc) kể rằng cụ cùng học một
lớp võ thuật với cụ nhà Ta. Cụ nhà Ta rất nhanh và rất giỏi võ. Ta nói thêm một ít
về cụ Huy công an: năm 1969 ta tốt nghiệp lớp 10 phổ thông (hệ 10 năm). Ta
được gọi nhập trường Đai học sư phạm Việt Bắc (nay là ĐH Thái Nguyên), từ
năm 1966 đến năm 1969, không phải thi đại học, ai tốt nghiệp phổ thông là được
gọi vào học đại học. Ta đã bỏ không đi đại học sư phạm. Năm sau nộp hồ sơ thi.
Từ năm 1970, nhà nước lại tổ chức thi đại học. Hồ sơ của ta sau này được biết hai
cụ đã bàn với nhau xếp cho ta thi vào trường Đại học Kinh tế Kế hoặch Hà Nội
(nay là ĐH KTQD) và ta đã đỗ với mức điểm là 23 điểm/điểm chuẩn là 17 điểm
(khối A: toán, lý, hóa). (Vì cụ Huy công an lúc đó phụ trách mảng văn hóa, giáo
dục, tuyển sinh trong nghành công an).

7
Phần mộ của cụ hiện nay an táng tại đường Con Voi, thôn Cầu Đào, xã
Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (đặt trên bành voi, mộ cụ ông với cụ
bà xây quây chung, ở dưới có hai tiểu riêng biệt. Nhìn về hướng đông nam, cụ ông
đặt bên trái tiến về trước, cụ bà đặt bên phải lùi phía sau).
2.2/Cụ bà Nguyễn Thị Thuần. Sinh năm 1918 mậu ngọ. Cụ bà kết hôn
với cụ ông vào khoảng năm 1940-1943 (lúc cụ bà khoảng 26 tuổi). Cụ sinh ra
trong một gia đình nông dân, có nhiều ruộng vườn, đông anh, em. Các cụ trên sinh
ra được 7 người con, cụ bà nhà ta là người con thứ ba. Trên nhất là bà cụ Phát chết
do bị bom của giặc Pháp, người thứ hai là cụ ông Chăm (đi lính dõng cho pháp),
người thứ ba là cụ bà nhà ta, thứ tư là cụ ông Oanh, thư năm là cụ ông Quải (liệt sĩ
chống Pháp), thứ sáu là cụ ông Quyến (liệt sĩ chống Pháp), thứ bẩy là cụ ông
Quát. Bà Phát đi lấy chồng và chết sớm, ông chăm đi lính dõng, các ông ở dưới
còn bé, vì vậy việc chăm nom nuôi dậy các cậu chủ yếu do hai cụ nhà ta. Cụ Quát
lúc sinh thời đã nhắc các con cháu điều đó và từng được ông Khánh con trai cụ
Quát nhắc lại. Cụ từng nuôi hai cậu liệt sĩ và cậu út (cụ Quát). Cụ ông cha ta rất
khái tính, thể hiện cụ thân sinh cụ bà cho cụ vườn đất để làm nhà, cụ không nhận.
Tuy vậy cụ vẫn có trách nhiệm rất lớn với gia đình nhà ngoại. Cụ bà mẹ ta rất lam
lũ vất vả. Bốn lần sinh con mất hai, hai lần nuôi con nuôi mất một. Sau khi nuôi
con nuôi “có nuôi con cậu mới, mới đậu con mình” và cầu tự mới sinh được ra ta.
Tám năm sau tiếp tục xin cầu mới lại sinh người con gái là bà Nhã (em ta). Cụ
tham công, tiếc việc hay lam, hay làm. Cụ rèn ta lao động từ nhỏ, bắt ta phải chăm
học chăm làm. Phương châm của cụ là “chữ hay, cày biết”. Cụ rất khuyến khích ta
việc học hành. Cả hai cụ cha, mẹ ta thường đưa ra mục tiêu cho ta phấn đấu là:
‘’có học sẽ có xe hơi, nhà lầu”. Chính vì vậy, sau khi học hết lớp 7 phổ thông,
nhiều bạn học của ta đã đi học trung cấp, học nghề. Cha ta đã hỏi ta: con có thích
đi học trung cấp không? Ta đã suy nghĩ và trả lời cụ rằng, bố cho con học hết cấp
3 (tức xong phổ thông). Cụ đồng ý và ta lại thi chuyển cấp vào học cấp 3, trường
huyện. Lúc này việc học rất gian nan. Phải đi buổi hàng ngày, trường cách nhà
7km (sáng đi từ gà gáy, đêm đông rét buốt, trưa đói bụng, cồn cào hơn 1giờ chiều
mới về tới nhà). Ở nhà mẹ phần cơm rất chu đáo (thời đó đời sống rất khó khăn,
nhiều nhà ăn không đủ no, mặc không đủ ấm). Tuy vậy hai cụ lo đầy đủ cho các
con ăn, học.

8
Năm 1969 cụ ông về nghỉ hưu chí đã cùng cụ bà làm được ngôi nhà ngói 4
gian (Lúc đó có nhà ngói là rất khá, trong làng chỉ có vài nhà có nhà ngói, người
ta thường xếp những nhà có nhà nhói, sân gạch là nhà giàu). Tuy vậy các cụ cũng
phải vay mượn mới làm nổi. Năm 1970 ta vào đại học, 1971 quê nhà lại bị vỡ đê,
ngập lụt, mùa màng thất bát. Hai cụ lại gặp muôn vàn khó khăn. Đến năm 1975 là
lúc ta ra trường, cũng là lúc các cụ đã trả hết nợ nần. Cuộc sống đi vào ổn định.
Lúc này ở nhà có hai cụ và bà Nhã, ông Phương ở riêng, ta công tác ở Bắc Giang.
Năm 1981 cụ ông mất, năm sau bà Nhã lấy chồng. Lúc đầu vợ chồng bà Nhã ở
chung với cụ. Sau này ở riêng, cụ ở một mình một nhà (nhà ở cạnh bến Lang, sau
này khi cụ mất ta bán cho anh Tiến con ông, bà Duy). Cụ mất năm 1998 sau một
cơn đau đột ngột, cụ hưởng thọ 81 tuổi. Phần mộ của cụ táng tại xứ con Voi (xây
quây chung với phần mộ cụ ông. Nhìn về hướng đông nam thì cụ ông đặt bên tay
trái, cụ bà đặt bên phải, cách sau cụ ông hơn một thân tiểu sành).
3/Cụ Mai Thị Diệu, lấy cụ Hoàng Văn Tửu, ở thôn Hoàng Xá, xã Quyết
Thắng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Cụ Tửu chết trong kháng chiến chống
pháp (là liệt sĩ). Hai cụ sinh được 05 người con: 03 trai, 02 gái: bà Thiệu (lấy ông
Thật), ông Đạo, ông Thạc, bà Doan (bị bệnh chết sớm khi chưa lấy chồng), ông
Khải, các ông, bà sinh được nhiều con, cháu.
4/Các cụ bà cô chết trẻ: Cụ Hảo (chị cụ Huy), cụ Hiểu (chị cụ Huy), cụ Đỏ
(em cụ Huy). Chú ý: Cụ Hiểu là bà Cô linh thiêng.
5/Cụ Mai Văn Hoàn, kết hôn với cụ bà Nguyễn Thị Thuận. Sinh sống tại
làng Ngụ. Cụ Hoàn tham gia bộ đội kháng chiến chống pháp, là thương binh, sau
này bị vết thương tái phát mất năm 1961. Cụ sinh ra được 05 người con. Người
con thứ 5 chết sau một năm khi cụ Hoàn mất (ông này mất khi mới được 1 tuổi do
bị bỏng nước sôi).
- Ông Mai Sinh Toàn, sinh năm1953. Ông được nhà nước cho cho đi học
nghề (thực tập sinh) tại Ba Lan, từ năm 1969 đến năm 1974 (nghề khai thác than).
Về nước ông được phân công về vùng mỏ Quảng Ninh làm việc. Chiến tranh
chống Tầu tháng 2/1979, ông nhập ngũ, đóng quân tại đặc khu Quảng Ninh. Sau
chiến tranh, ông ra quân, chuyển về công tác tại nhà máy điện Uông Bí, sau
chuyển về nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Ông nghỉ hưu từ đây.

9
Ông Toàn kết hôn với bà Loan (bà Loan quê xã Thái Bảo, làm nghề y tá kỹ
thuật tại bệnh viện huyện). Sinh ra hai người con trai là: Mai Cao Khánh và Mai
Thành Ba.
+ Mai Cao Khánh đi làm ăn tại Quảng Châu, Trung Quốc, đã lấy vợ người
Trung quốc (vợ đã có 1 đứa con riêng), sinh được một cậu con trai. Ngoài ra cũng
có một cô vợ người Việt Nam tên là Tuyến (cưới chui), sinh được một con gái đặt
tên là Mai Khánh Huyền, nhưng không mặn mà, thiếu quan tâm, bỏ lửng.
+ Mai Thành Ba học song phổ thông. Lấy vợ tên là Hân quê ở Cẩm Giàng,
ở nhà làm nghề may (ở với ông bà Toàn). Ba đi lao động ở Hàn Quốc, sau làm
công nhân tai khu công nghiệp Đinh Vũ, Hải phòng. Sinh được bốn cậu con trai
đặt tên là: Mai Thành Long, Mai Thành Thắng, Mai Thành An, Mai Thành Nam.
- Bà Mai Thị Hòa, lấy ông Ngừng ở làng Đại Bái. Sinh ra các con tên là
Bình (gái), Minh (trai), Tuyết (gái), Nhung (gái). Do cụ Hoàn mất sớm, cụ bà
không nuôi nổi các con, phải cho làm con nuôi (bà Hòa ở với bà nội là mẹ nuôi cụ
Hoàn ở làng Đai Bái).
- Bà Mai Thị Hiền, học trung cấp Y Hà Bắc, sau về làm tại bệnh viện
huyện. Lấy ông Ổn người cùng làng Ngụ. Sinh ra được một người con gái. Đặt tên
là Đỗ Mai Dung. Lấy chồng tên là Tuấn, sống và làm tại Bắc Ninh.
- Ông Mai Văn Lại (tên trong các loại hồ sơ, giấy tờ là Nguyễn Văn Lại- vì
làm con nuôi nhà họ Nguyễn). Lúc nhỏ đã phải cho làm con nuôi nhà cụ Lung ở
làng Bùng. Lớn lên ông đi học đại học Thủy Lợi Hà Nội, làm việc tại xí nghiệp
thủy nông huyện Lương Tài. Ông lấy bà Tiệp người xã Thái Bảo, sinh được hai
người con, một trai, một gái tên là: Nguyễn văn Tùng (học ĐH KTQD HN) đi làm
cho các công ty, lấy vợ người tỉnh Thanh Hóa, sinh được một cậu con trai;
Nguyễn Thị Dương làm giáo viên trường ĐH KTHC Bộ Công an, lấy chồng sinh
được hai cô con gái. Cụ Hoàn sinh được người con thứ năm đặt tên là Công, bị
bỏng nước sôi, chết lúc một tuổi.

10
IV/Các con, cháu cụ Mai Xuân Huy:
1/Ông Mai Sinh Sùng, sinh năm 1936 (tuổi bính tý) tại làng Vàng Xá,
Thanh Hà (viết gọn-vì đã nêu địa danh đầy đủ ở phần trên). Do cụ mẹ ông Sùng
bế ông bỏ nhà ra đi. Sau này theo lấy cụ ông ở làng Câu Thượng, xã Quang Hưng,
huyện An Lão, T.P Hải Phòng. Từ đó ông Sùng lấy vợ, sinh cơ, lập nghiệp tại Câu
Thượng. Khi còn nhỏ ông được người cha dượng quan tâm cho đi học chữ, học
nghề (nghề thợ mộc, cắt tóc). Có thời kỳ ông đã làm giáo viên, làm công nhân
nông trường. Nói chung ông rất thông minh và khéo tay. Ông lấy bà Phùng thị
Cấm, cùng làng Câu Thượng, sinh ra được 8 người con (5 trai, 3 gái). Con trai thứ
bẩy chết đuối tại trạm bơm đầu làng. Hoàn cảnh gia đình ông bà Sùng rất khó
khăn. Tuy vậy cũng được các cụ bên ngoại giúp đỡ, đùm bọc rất lớn. Ông Sùng
rất hiền lành mẫu mực, là tấm gương sáng cho anh em, con cháu. Bà Sùng là
người phụ nữ tuyệt vời “công, dung, ngôn, hạnh”. Rất tiếc, việc học hành của các
con ông Sùng không thành đạt, có lẽ một mặt do phong trào học hành của địa
phương, mặt khác do các cháu tự ty lười học, mặt khác nữa là do gia cảnh khó
khăn lúc đó. Đến đời các cháu sau này có khá hơn.
Kể qua về việc cụ Huy đi tìm ông Sùng cũng rất khó khăn: sau hòa bình ở
miền Bắc nước ta, năm 1954 cụ Huy bắt đầu đi tìm con (cụ bà Huy rất đồng tình
việc này), về Thanh Hà thì nhận được tin cụ bà Sùng nói ông Sùng đã chết. Tuy
vậy cụ Huy vẫn chưa tin, phải dò la, tìm kỹ. Đến khoảng năm 1956, 1957 đã tìm
được đến thôn Câu Thượng điều tra tin tức (kể cả việc qua chính quyền địa
phương). Kết quả là đã tìm được ông Sùng. Sau khi tìm thấy ông, cụ Huy và cụ bà
đã bàn tính đón ông Sùng về Bắc Ninh (đây là nguyện vọng lớn thứ nhất mà cụ
Huy không thực hiện được) do nhiều lý do tế nhị, phức tạp và rất nhiều khó khăn.
Chính vì vậy còn sinh thời cả cụ ông và cụ bà đã giành tình cảm đặc biệt cho ông,
bà Sùng và các cháu, cụ bà đã coi ông Sùng như con đẻ và ngược lại ông bà Sùng
đã coi cụ bà như mẹ đẻ thật sự của mình. Về phía người cha dượng của ông Sùng
cũng được cụ Huy tôn trọng vì đã nuôi dưỡng dạy dỗ ông sùng chu đáo (cha sinh
không bằng mẹ dưỡng), điều này đã được ông, bà Sùng ghi nhận. Các cụ sinh ra
bà Sùng, sinh ra nhiều con, các cụ và các con cụ cũng rất quan tâm giúp đỡ cháu
ngoại (gia đình ông Sùng). Sau đây là các con cháu ông Sùng:

11
1-1/Mai Sinh Vân, sinh năm 1958 tại thôn câu Thượng. Lấy vợ tên là Lan,
đẻ được 3 con gái, 1con trai đặt tên là Nhung, Dung, Dũng, Thúy (con trai tên là
Dũng). Anh Vân đã từng đi bộ đội chống Tầu. Sau về phục viên. Các con gái là
Nhung, Thúy lấy chồng gần nhà, Dung học xong đại học lấy chồng hà nội. Dũng
làm nghề lái xe, lấy vợ làm công ty, hiện nay sinh được 02 con (01 trai tên là
Đăng, 01 gái tên là Dương). Anh Vân đã có các cháu nội, ngoại. Vợ chồng anh
Vân và các con cháu sinh sống ở Câu Thượng.
1-2/Mai Sinh Khánh, lấy vợ cùng làng tên là Liên đẻ được 02 con đặt tên là
Hòa, Hợp. Một cậu (Hòa) ở nhà đi làm tự do; Một câu học xong đại học (nghành
điện) đi làm công ty. Vợ chồng anh Khánh sinh sống tại Câu Thượng.
1-3/Mai Thị Thấm, lấy chồng tên là Hải Ở xã Quang Trung (sạnh xã Quang
Hưng), đẻ được con trai, con gái đầy đủ. Anh, chị đã có cháu nội, cháu ngoại. Anh
Hải làm công nhân đã nghỉ hưu tại quê. Anh Hải là con dể trưởng rất chu đáo và
mẫu mực.
1-4/Mai Thị Nhuần, lấy chồng người cùng làng Câu Thượng tên là Tám. Đẻ
ra các con trai, gái đầy đủ và đã có cháu nội, ngoại. Hiện sinh sống tại thôn Câu
Thượng.
1-5/Mai Sinh Khôi, lấy vợ lần thứ nhất người cùng làng, đẻ được 02 cậu con
trai (rất khôi ngô, tuấn tú) đặt tên là Như, Nước. Vợ chồng con cái theo bố mẹ vợ
dắt nhau vào miền nam làm ăn. Vợ chồng bỏ nhau, anh Khôi dắt con trai lớn là
Như về quê lấy vợ (người dân tộc ở Quảng Bình, sau cũng bỏ nhau). Anh Khôi
lấy vợ lần thứ hai (vợ tên là Hà, người cùng làng nhà anh Hải, chị Thấm, xã
Quang Trung), sinh được hai con, 01 trai tên là Trường, 1gái tên là Ánh. Hiện sinh
sống tại Câu Thượng.
1-6/Mai Sinh Phục, lấy vợ tên là Hương người Bắc Giang (di cư vào Tây
Ninh, sát biên giới Căm Pu Chia). Hiện nay hai vợ chồng làm ăn sinh sống bằng
nghề buôn bán ở chợ Tân Lập, xã… huyện Tân Biên, gần cửa khẩu Xa Mát. Hai
người đẻ được hai con (một con trai tên là Mai Xuân Sang, một con gái tên là Mai
Minh Thư). Anh Phục cũng đã đi bộ đội, sau về phục viên.
1-7/Mai Sinh Hồi, còn bé đi tắm và chết đuối tại bể xả trạm bơm đầu làng
Câu Thượng.

12
1-8/Mai Thị Tưởng, lấy chồng làng bên cạnh, cùng xã tên là Luận, đẻ ra một
con trai tên là Nguyên, con gái tên là Ngân.
Tóm tắt chung gia đình ông, bà Sùng sinh sống ở một vùng quê rất khó khăn
về kinh tế. Nơi đây là vùng nông nghiệp, nhưng đồng chua, nước mặn. Trồng trọt
chủ yếu là cây đay, cây cói; cây lúa thì năng suất thấp; nghề thủ công, buôn bán
thương nghiệp không có gì; phong trào học hành không được như các nơi khác.
Trong hoàn cảnh đó ông Sùng lại đông con. Ăn bữa nay lo bữa mai không thể bứt
phá được. Các con ông Sùng sau này cũng quyết tâm ra đi tìm đường cứu thân,
nhưng cũng không thành (khi đi có cả gia đình, khi về mất cả vợ lẫn con). Được
anh Vân “quyết ly nông, không ly hương” giám nghĩ, giám làm kinh doanh thịt
lợn, giò chả, ăn uống, bàn ghế, phông giạp, bát đĩa, bàn ghế, máy cày …cho nên
có khá hơn các em. Tuy vậy thôi, đến đời các cháu đã có nhiều cháu triển vọng
sáng sủa hơn. Sau này nơi đây (huyện An Lão, Hải Phòng) sẽ hình thành một cánh
họ Mai, Ta lược ghi lại để con, cháu lưu truyền mà tìm đến nhau.
2/Ông Mai Sinh Phương, sinh năm 1940 (năm Canh Thìn, đã chết ngày
12/2/2020, tức ngày 19 tháng giêng, năm Canh Tý, do mắc bệnh k họng). Ông
Phương lúc lên 4 tuổi, bố mẹ đẻ chết hết, được ông cậu ruột gánh hai thúng hai
bên, một bên con, một bên cháu đi qua chợ Ngụ, vào cửa hàng của cụ Huy cho cụ
Huy đứa cháu để làm con nuôi của cụ và được cụ đặt tên là Phương. Ông Phương
lấy bà Trần Thị Vui, người làng Ngụ. Đẻ ra các con:
2-1/Mai Sinh Phức, sinh năm 1966, chết đuối năm 1970 tại ao trước cửa
nhà ta gần bến Lang (bờ sông ngụ). Cháu Phức rất đẹp trai và kháu khỉnh.
2-2/Mai Thị Phượng, ốm chết lúc còn bé.
2-3/Mai Sinh Phong, sinh năm 1977, lười học, lang thang đi đào vàng, đào
than kiếm tiền. Nhưng không thành, trung tuổi cũng tu trí làm ăn ở làng quê. Anh
phong lấy chị Tiến cùng làng, ở nhà làm ruộng. Đẻ được con trai tên là Đại, học
hết phổ thông đi bộ đội; con gái tên là Ngọc Anh.
2-4/Mai Thị Thanh Khương, hồi nhỏ ốm, tiêm nhiều kháng sinh, nên bị
điếc. Ở nhà làm ruộng, lấy chồng ngươi làng Khoai đẻ được 01 con trai tên là
Tuyền. Chồng chết, ở nhà với ông, bà Phương.

13
2-5/Mai Thị Hương, lấy chồng lần đầu người làng Ngụ, sau bỏ nhau, lần
thứ hai lấy chồng người làng Khoai tên là Minh, đẻ được hai con: 1 trai, 1 gái.
2-6/Mai Sinh Cảnh, lấy chị Chuyên người Cùng làng Ngụ. Anh cảnh đi bộ
đội về phục viên, học nghề lái xe. Hàng ngày lái xe thuê. Thời vụ đi cày, bừa thuê
(anh Cảnh và anh Phong mua chung máy cày). Chị Chuyên là giáo viên mầm non.
Nhìn chung kinh tế nhà anh Cảnh khá hơn anh, chị em. Anh Cảnh, chị Chuyên
sinh được 02 cô con gái tên là Huyền, Hằng, 01 cậu con trai tên là Hợi (các con
anh cảnh học giỏi, trường chuyên, lớp chọn).
Tóm tắt chung gia đình ông Phương, các con, cháu học hành cũng không
đến nơi, đến trốn. Bản thân ông Phương lúc nhỏ đều nói dối các cụ, trốn học đi
chơi. Đến năm 20 tuổi đi bộ đội. Hết nghĩa vụ quân sự về phục viên, cụ xin cho đi
học lớp công nhân máy kéo (ông đã có lúc định bỏ học). Sau này về làm tại trạm
máy kéo Gia Thuận (chức đội trưởng). Một thời gian ông xin thôi việc, về nhà làm
ruộng. Có thời gian ông làm ban quản trị HTX NN (thời bao cấp), có thời gian
ông làm ủy viên thư ký (thường trực UBND) xã, do tính khí thẳng thắn, bất cần
ông đã cùng một số đảng viên trong làng trả thẻ đảng và ra khỏi tổ chức Đảng
CSVN. Do thời gian công tác của ông không liên tục cho nên ông không được
hưởng chế độ hưu trí. Về quan hệ gia đình, có lúc ông đã muốm đổi họ về họ cha
đẻ, họ Lê (là chính họ cha đẻ của ông), nhưng do thủ tục phức tạp, các con ông
không thống nhất, nên vẫn giữ họ Mai. Gần cuối đời ông không theo cúng cha, giỗ
mẹ ở nhà Ta, mà tự cúng riêng tại nhà ông. Năm 2017, ngày giỗ mẹ (Nguyễn thị
Thuần) ông đã cùng vợ và các con cháu theo giỗ nhà Ta –có chuyển biến suy
nghĩ.
3/Các ông chết trẻ:
-Ông Mai Thế Khải.
-Ông Mai Thế Hùng.
-Ông Mai Văn Nuôi.
Các cụ chỉ ghi ngày giỗ, không ghi năm mất và cũng không rõ táng tại đâu.
4/Ông Mai Sinh Dần. Sinh ngày 14 tháng 9 năm 1950 (năm canh Dần). Hồ
sơ công tác là ngày 07/6/1952. Theo lời kể của cụ bà, ông Dần là do cụ cầu xin
mới sinh được ông (cậu nói ra: “Ta tìm cho anh sinh chị đẻ một em, nhưng nó bị

14
tật đấy”). Quả vậy năm lên 3 tuổi ta bị đau mắt và bị hỏng một mắt bên phải. Ta
được cha mẹ cho ăn học đầy đủ và cũng được rèn lao động rất tích cực. Nghỉ hè
lớp 9, 10 ta đã đi làm thuê, kéo cát thuyền (múc từ đáy sông), đội thúng cát đầy từ
thuyền lên bờ, có nơi rất dốc và cao. Nói chung là rất vất vả và nặng nhọc (việc
này do ta tự nguyện), nghỉ hè năm thứ nhất đại học, ta cũng từng đi vác đá thuê ở
bến sông, cày bừa ruộng đồng. Nói chung là ta rèn luyện lao động rất nặng, việc
học hành của ta khá thuận tiện (vào đại học ta đã nói ở trang 7). Ta nhập học vào
trường Kinh tế Kế hoạch Hà Nội (khoa Kinh Tế Vật Giá) -(nay là trường đại học
KTQD) ngày 21tháng 10 năm 1970. Ra trường ngày 15 tháng 5 năm 1975 (khóa
học lúc đầu là 4 năm, sau phải kéo dài lên 4 năm rưỡi, vì do chiến tranh bắn phá
miền bắc lần thứ 2 của đế quốc Mỹ). Ngày 01 tháng 6 năm 1975 nhận công tác tại
Ty công nghiệp tỉnh Hà Bắc. Ngày 01 thang 4 năm 1979 chuyển công tác sang Ủy
ban vật giá tỉnh Hà Bắc (ta học đúng khoa Kinh tế Vật giá). Năm 1980 ta được bổ
nhiệm phó phòng, phụ trách phòng (hưởng lương trưởng phòng). Năm 1989 sát
nhập ngành vật giá toàn quốc vào ngành Tài chính ta chuyển sang sở tài chính Vật
giá Hà Bắc. Năm 1990 tách hệ thống thuế, kho bạc riêng khỏi sở Tài chính. Ta
được điều về Cục thuế tỉnh. Năm1997 chia tách tỉnh Ta được điều động về làm
phó chi cục trưởng chi cục thuế huyện Gia Lương. Năm 1999 chia tách huyện Gia
Lương, Ta được được điều động và bổ nhiệm chi cục trưởng chi cục thuế huyện
Gia Bình, công tác tại đó cho đến ngày về hưu là ngày 1 tháng 7 năm 2016. Ta kết
hôn với bà Nguyễn Thị Số năm 1973 (Ta đang học năm thứ 3 Đại học).
Bà Nguyễn Thị Số. Sinh năm 1951 (năm tân mão). Tại thôn Đăng Triều, xã
Trừng Xá, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Bà học hết cấp II phổ thông (lớp 7)
năm 1967, đi làm công nhân xí nghiệp may X200 (xí nghiệp may Đáp Cầu); Năm
1970 do cụ ông ngoại mất sớm, Bà phải thôi việc về quê giúp mẹ nuôi các em.
Năm 1973 Bà kết hôn với ông, về làng Ngụ ở. Năm 1975 Bà vào học trường công
nhân cơ điện thủy lợi Hà Bắc tại thị xã Bắc Ninh. Năm 1976 (đang học) sinh được
Mai Thành Sơn. Năm 1977 ra trường, làm việc cụm thủy nông Cầu Chính, huyện
Lạng Giang. Năm 1978 sinh được Mai Thị Thủy. Năm 1979 chuyển về trạm bơm
Xuân Hương, Lạng Giang. Năm 1981 sinh được Mai Xuân Hòa. Năm 1984
chuyển về làm tại trạm bơm xã Nhân Thắng, huyện Gia Lương, sau này chuyển về
trạm bơm xã Phú Hòa, làm đến năm 2006 về nghỉ hưu.

15
Ông Dần, bà Số về hưu vẫn sống ở Làng Ngụ (có Nhà bên bờ sông Khoai).
Tuy vậy năm 2013 ông, bà mua đất làm nhà tại khu 3, phường Đại Phúc, T.P Bắc
Ninh (đường Đại Phúc 14, số nhà 98). Ông, bà vẫn giữ nhà ở Ngụ, có ruộng ở
Ngụ, hộ khẩu vẫn để ở quê.
Ông Dần và bà Số sinh ra ba người con (hai con trai, một con gái) là:
4-1/Mai Thành Sơn. Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1976, tức ngày 06 tháng 6
năm bính thìn (thứ 6). Sau khi học hết phổ thông (lớp 12), thi đỗ vào trường trung
cấp An Ninh Nhân Dân I (Sóc Sơn, Hà Nội), học hai năm sau ra trường. Được
phân công về công tác tại Công an tỉnh Lạnh Sơn. Tại đây đã được kết nạp vào
Đảng CSVN, hai năm sau thi đỗ học viện ANND. Tốt nghiệp học viện, ra trường,
được điều động về Tổng cục ANND, được bổ nhiệm là phó chánh Thanh Tra
Tổng cục An ninh, Bộ công an. Sau này bộ công an sắp xếp lại bộ máy, bỏ cấp
tổng cục, Sơn điều về cục ANĐT.
Sau khi hoc xong đại học. Mai Thành Sơn kết hôn với Vũ Thị Bích Hải
sinh năm 1978 (mới tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm ngoại ngữ), quê ở thị trấn Lim,
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và cùng nhau sinh sống tại Hà Nội. Sinh được hai
con, một con gái, một con trai. Vũ Thị Bích Hải đã tốt nghiệp hai trường đại học
là đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội và trường đại học tài chính Hà Nội; Bích
Hải đã là thạc sĩ ngôn ngữ học và còn du học tại Úc, đã có học vị tiến sĩ. Hiện nay
là giảng viên trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội. Sơn Hải sinh đươc:
4-1-1/Mai Hải An (con gái). Sinh ngày 22 tháng 9 năm 2004, tức ngày
mồng 09 tháng 8 năm giáp thân (thứ tư). Cháu gái rất ngoan, rất biết nhường nhịn
các em. Rất xứng đáng là chị cả.
4-1-2/Mai Quốc Bình (con trai). Sinh ngày 30 tháng 6 năm 2007, tức ngày
16 tháng 5 năm đinh hợi (thứ 7). Cháu rất mẫu mực, chững chạc, nhường nhịn.
Rất xứng đáng với vai trò cháu trưởng.
4-2/Mai Thị Thủy. Sinh ngày 07 tháng 5 năm 1978, tức ngày mồng 01
tháng 4 năm mậu ngọ (chủ nhật). Học xong phổ thông thi vào Đại học Phương
Đông. Sau khi ra trường về làm hợp đồng tại chi cục thuế huyện Gia Bình, sau thi
đỗ công chức thuế, làm việc tại chi cục thuế Gia Bình đến năm 2006 chuyển về
công tác tại cục thuế tỉnh Bắc Ninh cho đến nay. Đã học xong cao học Quản trị

16
kinh doanh-là Thạc sĩ kinh tế. Năm 2001 kết hôn với Nguyễn Chí Dưỡng sinh
năm 1976, là luật sư quê thôn Đại Lộc, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
ninh. Hiện nay đang làm tại đoàn luật sư tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời thành lập
doanh nghiệp và làm giám đốc công ty luật Dân Chí Bắc Ninh. Thủy Dưỡng sinh
được hai con (một con trai, một con gái) là:
4-2-1/Nguyễn Chí Thành (con trai). Sinh ngày 22 tháng 01 năm 2003, tức
ngày 20 tháng chạp năm nhâm ngọ (thứ tư).
4-2-2/Nguyễn Thị Minh Châu (con gái). Sinh ngày 10 tháng 12 năm 2007,
tức ngày 01 tháng 11 năm đinh hợi (thứ hai). Từ lúc mới sinh ra đã rất khỏe và rất
nghịch ngợm.
4-3/Mai Xuân Hòa. Sinh ngày 25 tháng 4 năm 1981, tức ngày 21 tháng 3
năm tân dậu (thứ 7). Học xong phổ thông thi đỗ vào trường Đại học Nông Nghiệp
I, Hà Nội (khoa kinh Tế nông nghiệp). Ra trường về công tác tại sở Kế Hoặch Đầu
Tư tỉnh Bắc Ninh (Trung Tâm Tư Vấn Đầu Tư). Sau đi học cao học (vừa học, vừa
đi làm) tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, thi đỗ cao học, là Thạc Sĩ, được
tuyển thẳng vào công chức nhà nước. Hiện nay là phó trưởng phòng tổng hợp sở
Kế hoặch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh. Học xong, đi làm, kết hôn với Phạm Thị Băng
Trinh, quê xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay Trinh làm
việc tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh. Đã học xong cao học –Thạc sĩ kinh tế. Hòa
Trinh sinh được hai con trai:
4-3-1/Mai Phúc Hưng. Sinh ngày 17 tháng 10 năm 2007, tức ngày mồng 07
tháng 9 năm Đinh Hợi (thứ tư). Cháu rất chăm chỉ học tập, học giỏi và ngoan
ngoãn.
4-3-2/Mai Đức Thịnh. Sinh ngày 11 tháng 7 năm 2012, tức ngày 23 tháng 5
năm Nhâm Thìn (thứ tư). Cháu khỏe mạnh và rất ngoan, hiền.
5/Bà Mai Thị Nhã. Sinh năm 1958 (cuối năm Đinh Dậu). Từ nhỏ sức khỏe
của bà cũng không được tốt. Việc học hành cũng vất vả (học kém), chỉ học hết lớp
7(hết cấp II); ở nhà làm ruộng với cụ Bà. Kết hôn với ông Nguyễn Tiến Hạnh năm
1981. Ông Hạnh con Bà Bính, họ Nguyễn Kim, bố ông Hạnh người Nghệ An.
Ông Hạnh Bà Nhã sinh được ba người con (hai con gái, một con trai):

17
5-1/Nguyễn Thị Nhàn. Lấy chồng Làng Hương Vinh, thị trấn Gia Bình, tên
là Đại, ở thôn Hương Vinh, thị trấn Gia Bình. Sinh được hai con trai. Chồng lao
động tự do ở nước Nga.
5-2/Nguyễn Thị Nhiên. Lấy chồng làng Bảo Ngọc, xã Thái Bảo, huyện Gia
Bình, tên là Tiện. Sinh được ba con trai. Chồng làm tự do, lao động ở Đài Loan.
5-3/Nguyễn Tiến Kiểm. Là thằng nghiện ma túy, cờ bạc, mất dậy (đã từng
đánh cả mẹ đẻ ra nó). Lấy vợ, người làng Huề Đông, xã Đại Lai, huyện Gia Bình.
Sinh được hai con trai. Hai vợ chồng trốn nợ vào Sài Gòn lang thang, kiếm sống
(sau bị chết một thằng thứ hai do bị bệnh hiểm nghèo). Nay kiểm đã có tiến bộ.
Ghi chú: ông Hạnh bị tai nạn do xe máy đâm vào, hiện nay nằm liệt ăn ỉa tại
chỗ, không đi lại. Bà Nhã vừa lao động kiếm sống, vừa phải chăm sóc chồng.

PHẦN HAI: HỌ NGOẠI Ở LÀNG NGỤ


Cụ Nguyễn Thị Thuần (mẹ ta), sinh ra và lớn lên tại làng Ngụ. Cụ là con
gái họ Nguyễn Kim ở làng Ngụ. Cụ thân sinh ra cụ bà là:
I/Cụ Nguyễn Kim Kinh. Kết hôn với cụ bà Nguyễn Thị Thêm (họ Nguyễn
Đỗ, cánh nhà cụ Đãi. Cụ sinh ra cụ Thêm, chỉ sinh được hai người con. Người con
trai tên là nguyễn đỗ Chí, hiệu phúc Ý giỗ ngày 14/4/Âl, không có con. Vì vậy nhà
cụ Đãi ăn thừa tự và cúng khấn các cụ). Cụ được Nhà nước truy tăng danh hiệu
“Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng”, do có hai người con là liệt sĩ. Cụ sinh ra các
người con sau:
1/Cụ bà Phát (Vợ cụ Phát-không nhớ tên cụ bà). Đẻ ra ông Tuyết, Ông
Thu. Ông Tuyết có con tên là Lợi, Luận…Ông Thu cùng ra đình vào làm ăn sinh
sống ở trong nam.
2/Cụ Nguyễn Kim Chăm (lấy 3 bà vợ) và sinh ra các con sau đây:
+ Bà cả là Cụ Đỗ Thị Láp. Sinh được một người con gái, bị chết đuối lúc
còn bé, lần đẻ thứ hai bị chết cả mẹ lẫn con.
+ Bà thứ hai, người thôn Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du. Sinh được
bốn người con:

18
- Bà Nguyễn Thị Bàn. Lấy chồng người Quảng Ngãi tập kết ra bắc năm
1954. Bà Bàn chết do cuốc vào quả bom bi khi đào thùng tôi vôi.
- Ông Nguyễn Kim Như. liệt sĩ chống Mỹ.
- Ông Nguyên Kim Chỉ. Lấy bà Vọng cùng làng Tam Tảo. Sinh được hai con
trải tên là Trung, Hiếu và hai con gái. Hiện nay gia đình sống ở thôn Tam Tảo.
- Bà Nguyễn Thị Xe. lấy chồng cùng làng Tam Tảo (đẻ 3 con: 1 gái, 2 trai)
+ Bà ba tên là Xuân, người họ Nguyễn Bá, làng Ngụ, sinh ra:
- Ông Nguyễn Kim Duy. Đẻ được 4 con trai là: Quy, Tiến, Tới, Hội. Tất cả
đều sinh sống ở làng Ngụ.
- Ông Nguyễn Kim Hiền. Làm con nuôi ở xã Phú Lương, huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh.
- Bà Nguyễn Thị Hoa. Lấy ông Nguyễn Đỗ Vân, người làng Ngụ. Hiện đang
sinh sống tại làng Ngụ.
- Ông Nguyễn Kim Đồng. Lấy bà Tươi người làng Đoàn, đẻ ra 3 con gái tên
là: Lan, Huệ, Cúc.
3/Cụ Nguyễn Thị Thuần (mẹ của Ta). Đã viết ở phần trên.
4/Cụ Nguyễn Kim Oanh. Kết hôn với cụ Nguyễn Thị Bé, họ Nguyễn Đỗ,
người làng Ngụ. Sinh ra:
- Bà Nguyễn Thị Xuân.
- Ông Nguyễn Kim Luân đã chết trẻ.
- Bà Nguyễn Tị La.
- Bà Nguyễn Thị Huệ
- Ông Nguyễn Kim Vân
- Bà Nguyễn Thị Bẩy.
Tất cả các con trai, gái dâu, dể nhà cụ Oanh đều vào nam làm ăn, sinh sống.
5/Cụ Nguyễn Kim Quải. Liệt sĩ chống Pháp.

19
6/Cụ Nguyễn Kim Quyến. Liệt sĩ chống Pháp.
7/Cụ Nguyễn Kim Quát. Kết hôn với cụ Nguyễn Thị Thường, cùng làng
Ngụ, sinh ra 3 con gái 1 con trai. Tên là Nga, Thu, Anh, Bình, Khánh (ông Khánh
sinh được 2 con gái, không có con trai).
II/Chi cánh họ Nguyễn Kim gần gồm các gia đình sau: cánh cụ sinh ra ông
ông kim Thiện là anh, tiếp đến cụ sinh ra cụ Kinh là thứ hai, cụ sinh ra ông sĩ,
Nho… là thứ ba. Cánh ông Liên, Biên, Thiện là anh, em ruột. Cánh Ông Đắc, Phất
là con chú, bác ruột với ông Thiện.
PHẦN BA: HỌ NGOẠI Ở LÀNG MÀI
Làng Mài, tức thôn đăng triều, xã Trừng Xá, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc
Ninh, là nơi sinh ra và lớn lên của bà Nguyễn Thị Số.
I/Cụ Nguyễn Đức Sáo (bà Số gọi là ông Nội). Kết hôn với cụ bà Nguyễn
thị Mớ. sinh ra các cụ sau:
1/Cụ Nguyễn Đức Liếc, sinh ra bà Lanh. Cụ Liếc mất sớm, bà lanh ở với
chú ruột là cụ Đa.
2/Cụ Nguyễn Đức Đa (sinh năm 1919 kỷ mùi - mất nam 1971, tho 53 tuổi).
Kết hôn với cụ Đoàn thị Khoát, người cùng làng Mài. Sinh ra bà Nguyễn Thị Số;
Một Bà chết trẻ; Bà Nguyễn Thị Lựu; Ông Nguyễn Đức Lưu.
2-1/ Bà Nguyễn Thị Số. đã viết ở trang 14.
2-2/Bà Nguyễn Thị Lựu. Kết hôn với ông Hiền, người cùng làng Mài. sinh ra:
- Trần Trọng Thiện. Lấy vợ tên là Mai. Sinh được hai con gái, đặt tên là
Thùy, Thảo và một con trai, hai vợ chồng làm nông nghiệp và chạy xe tải chở
hàng thuê.
- Trần Thị Ngọc. Đang đi học đại học.
2-3/ Ông Nguyễn Đức Lưu. Kết hôn với bà Luân người làng Nhị Trai, xã
Trừng Xá (ông Lưu mất sớm, bà Luân đi lao động ở Ma Cao nhiều năm chưa về).
sinh ra:

20
- Nguyễn Đức Long. Lấy vợ tên là Nhung, người xã Bình Định, huyện
Lương Tài. Mới sinh được hai con gái. Long làm công an ở Hà Nội. Nhung làm ở
bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh.
- Nguyễn Thị Liêm. Lấy chồng tên là Công ở làng Chọi, thành phố Bắc
Ninh.Vợ chồng làm nghề buôn bán hàng nội thất. Sinh được hai con trai.
3/ Cụ Nguyễn Thị Chong. Lấy chồng về thôn Đỉnh Dương, xã Trưng xá.
4/Cụ Nguyễn Thị Nhỡ. Thiểu năng trí não, không có chồng.
II/Chi họ Nguyễn Đức. Trưởng chi hiện nay là gia đình ông Phương (đẻ ra
các các anh Côn, Kiếm, Trác…). Họ Nguyễn Đức gần nhất là gia đình Đẳng, Hợi,
Cửu…. Các con là Hoằng…
III/Các cụ Họ Đoàn. (bên ngoại).
1/Cụ Đoàn Thị Khoát (cụ Bà nhà ta).
2/Cụ Đoàn Thị… Sinh ra bà Mây, ông Triển, ông Mạ…
3/Cụ Đoàn khắc Kệ. Sinh ra các ông Pha, Trường, Quế, Quê…
4/Cụ Đoàn khắc Ưởng. Sinh ra các ông Sùn, ông Toàn, ông Tròn, các bà
Huệ, Mí, Mì, Trọn.

BAN THỜ GIA TIÊN


CÁC NGÀY GIỖ
Cung Thỉnh:
Ngày giỗ tổ họ: Mồng 10 tháng giêng. Cụ tổ họ: Mai Xuân Đa.       
Ngày giỗ tổ chi: ngày 11 tháng12 (chạp). Cụ tổ chi: Mai Xuân Quỳnh
(Mai công tự pháp Quỳnh).
I/Sáu đời trở xuống:

21
1-Viên tổ tỷ Mai công chính thất, Đoàn Thị, hiệu Từ Đang. Giỗ ngày
20/6/ÂL.
2-Viên tổ khảo Mai Quý Công, tự Xuân Lãng, hiệu Pháp Dậu. Giỗ ngày
17/11/ÂL.
3- Viên tổ tỷ Mai Công chính thất, Vũ Thị Bất, hiệu Từ Nhương. Giỗ ngày
25/3/ÂL.
4- Thúc đường (nhà chú). Viên tổ khảo Mai công, tự Văn Việt, hiệu Anh
Tài. Giỗ ngày 25/10/ÂL.
II/Năm đời trở xuống:
1-Cao tằng tổ khảo, Mai Quý Công, tự văn Lễ, hiệu Khắc Cứ. Giỗ ngày
20/7/ÂL.
2-Cao tằng tổ tỷ Mai Công chính thất, Vũ thị Hoài, hiệu Nhu Hòa. Giỗ ngày
18/11/ÂL.
III/Bốn đời (Tứ đại) trở xuống:
1-Tằng tổ khảo Mai Công tự Văn Nhượng, hiệu Khắc Khiêm. Giỗ ngày
17/5ÂL.
2- Tằng tổ khảo Mai Công, tự Văn Mộc Nghị Luận. Giỗ ngày14/giêng.
3-Tằng tổ khảo Mai Công tự Văn Thức. Giỗ ngày 17/4/ÂL.
4- Tằng tổ khảo Mai Công tự Văn Thấy. Giỗ ngày 15/11/ÂL (cụ sinh ra cụ Côi).
5- Tằng tổ tỷ Mai Công Chính thất Đoàn Thị Thảo. Giỗ ngày 14/3/ÂL (Cụ
bà sinh ra cụ Côi).
IV/Ba đời (Tam Đại) trở xuống:
1-Tổ khảo Mai Văn Côi, hiệu Trung Hòa. Giỗ ngày 02/2/ÂL. (cụ sinh ra cụ
Huy). Táng tại Hải Phòng thành phố, Tiên Lãng huyện, Quyết tiến xã, Ngân Cầu
thôn, Mả Hầm Xứ.
2- Tổ tỷ Mai Công chính thất Lương Thị Bẫn, hiệu Diệu Bạn. Giỗ ngày
26/6/Âl (cụ bà sinh ra cụ Huy). Táng Bắc Ninh tỉnh, Lương Tài huyện, Phú Hòa
xã, Duyện Dương thôn, Đống Oanh xứ. Cụ rất linh thiêng.

22
V/Các cụ họ Lương (cụ bà Bẫn): Ở làng Thái Lai, xã Cấp Tiến, huyện Tiên
Lãng, T.P Hải Phòng.
1- Tằng tổ khảo Lương Công, Tự Húy Lô. Giỗ ngày 13/5 /Â l (cụ sinh ra cụ Bẫn).
2-Tằng tổ tỷ Lương công chính thất, Đỗ thị, Hiệu Từ Ất. Giỗ ngày11/11/ÂL.
(cụ bà sinh ra cụ Bẫn).
VI/Hai đời (Nhị Đại): Các bác, cha, mẹ, chú, cô…
1- Hiển Khảo Mai Sinh, tự Văn Chiểu. Giỗ ngày 15/4/ÂL. (anh cụ Huy).
2- Hiển Tỷ Mai công chính thất, Vũ Thị Cỏn. Giỗ 30/giêng/ÂL. (cụ Chiểu bà).
3- Hiển tỷ Mai Thị Hiểu (chị cụ Huy). Giỗ ngày 16/11/ÂL. Bà cô chết trẻ
linh thiêng.
4- Hiển tỷ Mai Thị Hảo (chị cụ Huy). Bà cô chết trẻ, giỗ quên ngày.
5- Hiển khảo Mai Xuân Huy, hiệu Phúc Hoàng (cha Ta). Giỗ ngày 23/2/ÂL
(Sinh năm 1908 mậu thân, mất năm 1981 tân dậu, thọ 74 tuổi). Táng tại Bắc Ninh
tỉnh, Gia Bình huyện, Nhân Thắng xã, Cầu Đào thôn, con Voi xứ.
6- Hiển tỷ Mai Công chính thất, Nguyễn Thị Thuần, Hiệu Diệu Thuận (mẹ
ta). Giỗ ngày 10/4/ÂL (Sinh năm 1918 mậu ngọ, mất năm 1998 mậu dần, thọ 81
tuổi). Táng tại Bắc Ninh tỉnh, Gia Bình huyện, Nhân Thắng xã, Cầu Đào thôn, con
Voi xứ.
7- Hiển tỷ Mai Thị Đỏ (em cụ Huy). Giỗ ngày 6/6/ÂL. Bà cô chết trẻ.
8- Hiển tỷ Mai Thị Diệu (em cụ Huy). Giỗ ngày 19/6/ÂL.
9- Hiển Khảo Mai Văn Hoàn (em cụ Huy). Giỗ ngày 26/7/ÂL.
10- Hiển tỷ Mai Công chính thất, Nguyễn Thị Thuận (cụ bà Hoàn). Giỗ ngày
6/3/ÂL.
* Các anh chết trẻ (con cụ Huy):
- Mai Thế Khải. Giỗ ngày 2/4.
- Mai Thế Hùng. Giỗ ngày 11/2/.
- Mai Văn Nuôi (con nuôi). Giỗ ngày 8/10/.

23
II/Các cụ ngoại ở làng Ngụ:
1-Tổ khảo Nguyễn Kim Kinh, hiệu phúc Linh (cụ sinh ra cụ Thuần). Giỗ
ngày 03/giêng/.
2-Tổ tỷ Nguyễn Công chính thất, Nguyễn Thị Thêm. Giỗ ngày 19/9/ÂL (cụ
bà sinh ra cụ Thuần).
VIII/Các cụ ở làng Thạch Lỗi, xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương (đã nuôi, dạy cụ Huy):
-Tổ khảo Vũ Đăng Gia (thường gọi là cụ khóa Viện). Giỗ ngày 10/12/. Cụ
khóa bà giỗ ngày 6/12/.
I X/Các cụ ở làng Mài:
- Hiển khảo Nguyễn Đức Đa (cụ sinh ra bà Số). Giỗ ngày 30/chạp/ (sinh
năm 1919 kỷ mùi, mất năm 1971 tân hợi, thọ 53 tuổi).
-Hiển tỷ Nguyễn Công chính thất, Đoàn Thị Khoát (cụ bà sinh ra bà Số). Giỗ
ngày 15/7/ (sinh năm 1925 ất sửu, năm 1994 giáp tuất, thọ 70 tuổi).
Cẩn cáo!

PHỤ LỤC
*Giải thích: Ý nghĩa các từ quy định thứ bậc ở bài cúng như sau:
STT Thứ bậc Gọi
1 Cụ tổ sáu đời Viên tổ (cụ ông là Tổ khảo, cụ bà là tổ Tỷ)
2 Cụ tổ năm đời Cao tằng tổ khảo (cụ ông), cao tằng tổ Tỷ (cụ bà)
3 Cụ tổ bốn đời Tằng tổ khảo (cụ ông), tằng tổ Tỷ (cụ Bà)
4 Ông bà nội (ba đời) Tổ khảo (ông), tổ Tỷ (bà)

24
5 Cha mẹ Cha là Hiển khảo, mẹ là Hiển Tỷ

Chữ “khảo” dành cho người đàn ông. Chữ “Tỷ” dành cho người đàn bà.
Người đời xưa phân thứ bậc theo hệ thống” cửu tộc”, tức chín đời thân tộc
như sau:
STT Thứ bậc Gọi
1 Cao Tổ Kỵ nội
2 Tằng Tổ Cụ nội
3 Tổ ông nội
4 Hiển cha
5 Kỷ thân chính mình
6 Tử con
7 Tôn Cháu
8 Tằng Tôn chắt
9 Huyền Tôn chút.
10 Viễn tôn các cháu xa về sau…

*Chú ý: Khi các cụ mất, lúc niệm vào quan tài thường người ta hay đặt tên
hiệu cho các cụ. Các cụ ông thường đệm chữ “phúc”, cụ bà đệm chữ “diệu”, cũng
có thể đệm chữ khác cũng được.

THAY LỜI KẾT


“Cây có gốc mới nở cành, xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng, sông
sâu”. Con người ta phải có tổ tiên mới có thể có mình. Tổ tiên là nguồn gốc. Cụ,
kỵ là những người sinh dưỡng ông, bà. Ông, bà là những người sinh dưỡng cha,
mẹ và cha, mẹ là những người sinh dưỡng ra mình… Đối với con người chết chưa
phải là hết, thể xác tuy chết, nhưng linh hồn vẫn còn bất diệt. Để giúp con cháu

25
nhớ tới tổ tông ta biên soạn cuốn gia phả này, tuy rất đơn giản, còn sơ lược.
Những mong con cháu đời đời sau nhớ tới tổ tông, họ hàng. Để tìm đến nhau; Để
giúp đỡ nhau; Để bảo vệ nhau “Một giọt máu đào, hơn ao nước lã”. Từ trước tới
nay do chiến tranh loạn lạc, ly tán chi họ nhà ta đi rất nhiều nơi, ở phân tán, việc
gặp gỡ ít, thu thập thông tin không kịp thời đầy đủ. Việc ghi chép gia phả có khó
khăn, nhà nào biết nhà đó. Ta mong sau cuốn gia phả ta biên soạn, các con cháu
đời sau viết tiếp bổ xung cho thông mạch, nối liền dòng Họ Mai Trường Tồn,
Phát Triển./.

Người Lập: Ông Mai Sinh Dần

Bắc Ninh năm 2020

26
GIA PHẢ
TỘC HỌ MAI

LẬP NĂM 2020

27
28

You might also like