You are on page 1of 7

CHƯƠNG II

QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH, QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
I. Quy phạm pháp luật hành chính
1. Khái niệm quy phạm pháp luật hành chính
Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, chứa đựng
các quy tắc xử sự chung do cơ quan nhà nước, các chức vụ trong cơ quan nhà nước độc lập
hoặc phối hợp ban hành theo thủ tục luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình quản lý nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Như vậy, có thể hiểu quy phạm pháp luật hành chính là quy phạm pháp luật được đặt ra
nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nhà nước.
2. Đặc điểm quy phạm pháp luật hành chính
2.1 Đặc điểm chung của quy phạm pháp luật hành chính
- Mang tính bắt buộc chung - đặt ra những khuôn mẫu (chuẩn mực) của hành vi xử sự
(Xử sự chung) .
- Được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn cuộc sống.
- Được ban hành bởi các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền:
Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2020)
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy
ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy
ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy
ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch
giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông
tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định
của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương(sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp
xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Quốc hội: Hiến pháp
Quốc hội: Luật, Nghị quyết
Uỷ ban thường vụ Quốc hội: pháp lệnh, nghị quyết
Chủ tịch nước: lệnh, quyết định
Chính phủ: Nghị định
Thủ tướng chình phủ: quyết định

CATC + BT V Phân biệt tập thể / cá nhân


VTTC+ BT V
CATC + VTTC+ TKT V
BT+BT X
BT+BT+CATC V
2.2 Đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật hành chính
- Là loại quy phạm pháp luật chuyên điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.
- Do nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành trong đó chủ yếu là do các cơ quan hành
chính nhà nước ban hành.
- Quy phạm pháp luật hành chính có số lượng rất lớn với tần số ban hành liên tục, hiệu
lực pháp lý khác nhau.
3. Hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật hành chính là giá trị thi hành của văn bản ở
ba phương diện: thời gian, không gian và đối tượng thi hành.
3.1 Hiệu lực về thời gian
Hiệu lực về thời gian là thời điểm phát sinh, thời điểm chấm dứt hiệu lực của quy phạm
pháp luật hành chính.
3.1.1 Thời điểm phát sinh hiệu lực
Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được
quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban
hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương (1-8a); không sớm
hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (9-10), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ
thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. (12-15) . (Khoảng 11 không sớm hơn 7 và trễ hơn 10)
3.1.2 Thời điểm chấm dứt hiệu lực
- Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính
cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
- Không còn đối tượng điều chỉnh.
- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi
tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
3.2 Hiệu lực về không gian
Hiệu lực về không gian của quy phạm pháp luật hành chính là phạm vi lãnh thổ mà văn
bản đó tác động.
Hiệu lực trên phạm vi toàn quốc
Hiệu lực chỉ ở một hoặc một số địa phương nhất định
3.3 Hiệu lực về đối tượng áp dụng
Hiệu lực về đối tượng áp dụng của quy phạm pháp luật hành chính là phạm vi các cơ
quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thi hành văn bản.
4. Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
4.1 Khái niệm
Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ
chức, cán bộ, công chức nhà nước và cá nhân, nhằm đạt được mục đích là làm cho yêu cầu của
quy phạm pháp luật hành chính trở thành hiện thực.
4.2 Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
Trên thực tế, việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính được thể hiện bằng hai hình
thức chấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.
* Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính: là tuân thủ, thi hành, sử dụng quy phạm
pháp luật hành chính.
- Tuân thủ: không làm điều pháp luật cấm: không buôn bán ma túy
- Thi hành: làm những điều pháp luật yêu cầu
- Sử dụng: tự do làm những điều trong khuôn khổ pháp luật
* Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính: là việc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền căn
cứ vào pháp luật hành chính hiện hành để giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong hoạt
động hành chính.
Yêu cầu áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:
- Áp dụng đúng nội dung, mục đích quy phạm pháp luật hành chính
- Thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền
- Đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định
- Nhanh chóng, kịp thời, khách quan, công khai
- Đúng thời hạn, thời hiệu
- Kết quả áp dụng phải thể hiện bằng văn bản và bảo đảm thi hành
* Mối quan hệ giữa chấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:
- Chấp hành là tiền đề cho việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.
- Ngược lại, áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là căn cứ dẫn đến việc chấp hành
quy phạm pháp luật hành chính.
- Trong nhiều trường hợp, không chấp hành quy phạm pháp luật hành chính dẫn đến
việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính.
5. Nguồn của luật hành chính Việt Nam
Nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật, có chứa các quy
phạm điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước.
ĐK cần : VBQPPL
Đk đủ : quản lý
II. Quan hệ pháp luật hành chính
1. Khái niệm
Quan hệ pháp luật hành chính là một loại quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành
chính, giữa các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật
hành chính.
2. Đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính
- Phát sinh chủ yếu trong quá trình quản lý nhà nước;
- Chủ thể ít nhất một bên tham gia mang quyền lực nhà nước;
- Phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào mà sự đồng ý của phía bên kia
không phải là điều kiện tiên quyết - tức sự thỏa thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt
buộc cho sự hình thành quan hệ.
- Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính phần lớn được giải quyết
theo thủ tục hành chính.
3. Cấu thành quan hệ pháp luật hành chính
Các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật hành chính bao gồm: nội dung quan hệ
pháp luật, chủ thể, khách thể quan hệ pháp luật hành chính.
3.1 Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính
Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính là cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân khi tham
gia vào quan hệ pháp luật hành chính có năng lực pháp luật hành chính (bao gồm năng lực
pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính).

3.2 Nội dung quan hệ pháp luật hành chính


Nội dung quan hệ pháp luật hành chính bao gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
quan hệ pháp luật hành chính. Thông thường quyền bên này là nghĩa vụ bên kia và ngược lại.
3.3 Khách thể quan hệ pháp luật hành chính
Khách thể quan hệ pháp luật hành chính là lợi ích mà các bên tham gia quan hệ pháp
luật mong muốn đạt được. Trong quan hệ pháp luật hành chính, khách thể của quan hệ là lợi
ích của nhà nước, lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, tổ chức đạt được khi tham gia quan hệ.

*Chủ thể là A , B và Ủy ban ND xã X huyện y tỉnh z


*Nội dung:
- Chủ thể A và B có quyền đăng kí kết hôn. Nghĩa vụ của UBND phải thực hiện thủ
tục đăng kí kết hôn cho A và B
- UBND có quyền công nhận giấy đăng ký kết hôn của A và B. Chủ thể A và B tham
gia phải có nghĩa vụ xử xự, cung cấp giấy tờ hợp pháp, đem cccd, xác nhận về tình
trạng hôn nhân gia đình...theo quy định của pháp luật liên quan.
*Khách thể: A và B được Nhà nước công nhận là vợ chồng hợp pháp của nhau.
UBND lợi ích trong việc trật tự quản lý.
4. Sự kiện pháp lý hành chính
Sự kiện pháp lý hành chính là những tình huống, hoàn cảnh xảy ra trong đời sống thực
tế, được dự kiến trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật hành chính, là cơ sở thực tế
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính .
Căn cứ vào tính ý chí của sự kiện pháp lý hành chính, chúng được chia thành hai loại là
sự kiện pháp lý là sự biến pháp lý và hành vi pháp lý.
Sự biến pháp lý: là những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý muốn con người như:
thiên tai, bão lụt…
Hành vi pháp lý: là những sự kiện xảy ra phụ thuộc vào ý muốn của con người, tức là
hành vi (hành động hoặc không hành động). Có thể chia ra 02 loại là: hành vi hợp pháp và
hành vi bất hợp pháp.
Các quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh, thay đổi, chấm dứt khi có một sự
kiện pháp lý hành chính hoặc nhiều sự kiện pháp lý hành chính.
Như vậy, để một quan hệ pháp luật hành chính phát sinh, thay đổi, chấm dứt cần có đủ
ba điều kiện sau đây:
Một là, tồn tại quy phạm pháp luật hành chính: quy phạm pháp luật hành chính là cơ sở
pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
Hai là, tồn tại năng lực hành vi hành chính của các chủ thể.
Ba là, tồn tại sự kiện pháp lý hành chính.

Bài tập 1 1,2,3,4,5


1. Tất cả các cơ quan hành chính đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp Luật Hành
chính. Sai. Vì có các VBQPPL LHC chỉ có cá nhân có thẩm quyền hay sở phòng không có quyền.
1. Nghị quyết của Tỉnh ủy tỉnh X về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở địa
phương là nguồn của Luật Hành chính. Sai. Tỉnh ủy tỉnh X không có quyền ban hành VBQPPL.
2. Quyết định kỷ luật công chức của Giám đốc sở Tư pháp có thể là nguồn của luật hành chính.
Sai. Vì chủ thể không có quyền ban hành VBQPPL
3. Quyết định do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có thể là nguồn của Luật Hành
chính. Sai. Vì Chủ tịch Ủy ban ND cấp tỉnh phải không được ban hành VBQPPL.
4. Tập thể Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp Luật hành
chính. S Khoản 15 Điều 4
5. Tất cả các cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp Luật
Hành chính.
Sai. Vì các sở không có quyền ban hành VBQPPL hành chính. Khoảng 9,10 Điều 4

6. Nghị quyết do HĐND các cấp ban hành có thể không là nguồn của luật hành chính.
Đúng. Vì Chỉ có nghị quyết nào của HĐND có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính mang
tính chất quản lý mới là nguồn của Luật Hành chính.
NQ cá biệt không được coi là nguồn của Luật hành chính

7. Quan hệ pháp Luật Hành chính không thể phát sinh từ đề nghị của chủ thể không mang quyền
lực nhà nước.
Sai. Vì chủ thể có thể là công dân, người nước ngoài nhưng ít nhất phải có 1 bên trong quan hệ là
cơ quan nhà nước, hoặc cá nhân, tổ chức được trao quyền. Quan hệ pháp luật hành chính có thể
phát sinh do đề nghị hợp pháp của bất kì bên nào
VD: Phát sinh từ yêu cầu của đối tượng quản lý: Xin cấp giấy khai sinh
8. Tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn được giải quyết theo thủ
tục hành chính.
9. Quan hệ Luật Hành chính không thể phát sinh trái với ý chí của một bên tham gia quan hệ.
Sai.
10. Chủ thể Luật Hành chính luôn là chủ thể quan hệ pháp Luật Hành chính.
Sai.
11. Chủ thể quan hệ pháp Luật Hành chính luôn là chủ thể Luật Hành chính.
Đúng. Vì chủ thể Luật HC bao hàm chủ thế quan hệ PL HC
12. Các bên tham gia quan hệ pháp Luật Hành chính không thể đều là công dân.
Đúng. Vì quan hệ pháp luật hành chính ít nhất phải có 1 bên trong quan hệ là cơ quan nhà nước,
hoặc cá nhân, tổ chức được trao quyền
13. Chủ thể của quan hệ pháp Luật Hành chính có thể là người dưới 14 tuổi.
Đúng.
14. Tổ chức tham gia quan hệ pháp Luật Hành chính phải là tổ chức có tư cách pháp nhân.
Sai. Không cần thiết . Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nhưng vẫn là tổ chức
tham gia quan hệ pháp Luật HC.

Bài tập 2.
Các văn bản sau đây có phải là nguồn của Luật Hành chính không? Tại sao?
1. Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Đ
2. Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Thi đua khen thưởng. Đ
3. Thông tư số 33/2017/TT-BYT ngày 01/8/2017 của Bộ Y tế Quy định về tư vấn, hỗ trợ trẻ em
chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi. Đ
4. Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg ngày 29/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Đ
5. Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí
điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013. S
6. Quyết định số 669/QĐ-BNV ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố Danh
mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và Danh mục văn bản quy phạm pháp
luật hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ năm 2016. S
7. Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quy
chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các
cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đ
8. Nghị quyết số 21/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định về
mức thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với một số loại phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội
đồng nhân dân tỉnh. Đ
9. Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 13/9/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc tăng cường thực
hiện tiết kiệm trong sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. S
10. Công văn số 17053/BTC-TCCB ngày 30/11/2016 của Bộ Tài chính về việc tuyển dụng công
chức văn thư, lưu trữ cho một số đơn vị thuộc Cơ quan Bộ Tài chính. S
11. Quyết định số 577/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt đề án
phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. S
12. Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh Vĩnh Long về việc thông qua
bảng giá đất của Khu công nghiệp Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. S
Bài tập 3
- Áp dụng Quy phạm PL HC chỉ là việc xử phạt đối với các vi phạm HC
Sai vì có thể cấp giấy phép...
- Chấp hành Quy phạm PL HC có thể thể hiện dưới dạng hành động bất hợp pháp
Sai . Vì chấp hành phải hợp pháp

You might also like