You are on page 1of 26

LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

ĐỀ LUYỆN THI THEO MÔN


MÔN: ĐỊA LÝ
ĐỀ 1:
CÂU 83: Nguyên nhân vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh và sớm nhất nước ta là?
A. Địa hình núi cao.
B. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc.
C. Ảnh hưởng của độ cao dãy chắn Hoàng Liên Sơn.
D. Mùa đông sâu sắc, biển mang hơi ấm.
CÂU 84: Loại gió tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là?
A. Gió mậu dịch. B. Gió mùa. C. Gió phơn. D. Gió địa phương.
CÂU 85: Gia tăng dân số tự nhiên là?
A. Hiệu số của người nhập cư và người xuất cư.
B. Hiệu số của tỷ suất sinh và Tỉ suất tử.
C. Tỷ lệ cao.
D. Tuổi thọ trung bình cao.
CÂU 86: Khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta trong giai
đoạn hiện nay là?
A. Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thấp.
B. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo.
C. Công tác kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú ý đúng mức.
D. Giá thành sản phẩm còn cao.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Đổi mới kinh tế và chính trị trong 30 năm qua đã thúc đẩy phát triển kinh tế và nhanh chóng đưa
Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia có thu nhập
trung bình thấp từ năm 2008. Mặc dù vậy, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp nói riêng và hệ thống an
sinh xã hội nói chung tại Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện để phục vụ tốt người lao động, do đó đa
số người dân phải làm mọi công việc để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Đây cũng
chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam thường thấp hơn so với các nước
đang phát triển. Theo kết quả TĐTDS&NO 2019, tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên

1
của Việt Nam là 2,05%; trong đó theo giới tính thì tỷ lệ thất nghiệp của nam giới từ 15 tuổi trở lên
là 2,00%, còn ở nữ giới là 2,11%.
Bên cạnh đó, Kết quả TĐTDS&NO 2019 của Tổng cục Thống kê đã cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp
của người dân ở khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt khá lớn. Việt Nam có tới
65,57% dân số cư trú ở khu vực nông thôn nhưng tỷ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn lại thấp
hơn gần hai lần so với khu vực thành thị. Tỷ lệ thất nghiệp chung của người dân từ 15 tuổi trở lên
ở nông thôn chỉ có 1,64% (trong đó ở nam giới là 1,59%, ở nữ giới là 1,69%); trong khi đó ở thành
thị, tỷ lệ này lên tới 2,93% (trong đó ở nam giới là 2,86%, còn ở nữ giới là 3,01%). Sự khác biệt
về cơ hội tiếp cận thông tin về việc làm, trình độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng lựa chọn công
việc linh hoạt của người lao động có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này.
Tính theo vùng kinh tế, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp cao
nhất cả nước với 2,65% dân số; tại đây tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 2,96%, ở nông thôn là 2,14%;
còn theo giới tính thì nữ giới lại có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới trong Vùng với mức tương
ứng là 2,71% và 2,60%. Đứng thứ 2 là Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ thất nghiệp chiếm
2,42% số dân trong vùng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tỷ lệ 2,14%. 2 Vùng kinh
tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước lần lượt là Trung du và miền núi phía Bắc 1,20% và Tây
Nguyên 1,50%.
(http://consosukien.vn)
CÂU 109: Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị nước ta cao hơn khu vực nông thôn chủ yếu là
do
A. Trình độ lao động của khu vực thành thị kém hơn.
B. Dân số ở khu vực thành thị đông hơn khu vực nông thôn.
C. Khu vực nông thôn có việc làm đa dạng hơn.
D. Mật độ dân số thành thị cao, chịu áp lực của chuyển cư từ nông thôn ra.
CÂU 110: Vùng có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn nhất là:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
CÂU 111: Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì:
A. Số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới.
B. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
C. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
D. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:

2
VỊNH HẠ LONG
Cảnh quan non nước ngoạn mục trên Vịnh được kiến tạo bởi hơn 1600 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ
trên làn nước xanh ngọc lục bảo đặc trưng của Vịnh Hạ Long. Đây cũng là nơi chứng kiến những
thay đổi trong lịch sử phát triển của Trái đất. Các cột đá vôi được bao phủ bởi các hàng cây nhiệt
đới xanh thẳm, cùng hệ thống hang, động đá vôi kỳ vĩ. Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận
là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần đầu tiên vào năm 1994 nhờ những giá trị cảnh quan tự nhiên
độc đáo và quan trọng về mặt thẩm mỹ. Năm 2000, Vịnh Hạ Long vinh dự lần thứ hai được công
nhận bởi những giá trị địa chất địa mạo đặc trưng, qua quá trình Trái đất kiến tạo trong hàng tỉ
năm.
Nhiều du khách không ngờ rằng Hạ Long lại là một Di sản mang giá trị lớn với nhân loại đến
vậy bởi sự đa dạng sinh học, văn hóa và lịch sử hiếm có. Nhờ những giá trị độc đáo đó, Vịnh Hạ
Long đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách, nơi họ có thể đến gần hơn với đất nước, con
người Việt Nam sôi động, thú vị.
Trong tiếng Hán-Việt, "Hạ" mang nghĩa giảm, còn "Long" có nghĩa là rồng. "Hạ Long" theo
nghĩa đen có nghĩa là "vịnh rồng hạ xuống", kết hợp giữa thần thoại cổ và lịch sử Việt. Trong
Tiếng Anh, có hai cách sử dụng từ là "Vietnam" và "Viet Nam". Hạ Long cũng vậy, cách dùng
từ "Halong" phổ biến hơn thông qua truyền miệng do nhận thức đã tồn tại lâu dài trong khi "Ha
Long" vẫn là tên gọi chính thức của Vịnh.
Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía đông bắc Việt Nam, chỉ cách Hà Nội 180 km
về phía đông; xung quanh là Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Lan Hạ, Đảo Cát Bà, Đảo Tuần Châu và
Thành phố Hạ Long. Dù có diện tích không lớn khoảng 1533km2, Vịnh Hạ Long sở hữu khoảng
1.600 hòn đảo đá vôi và đảo nhỏ. Các tháp đá vôi, đảo lớn và nhỏ với các hang động bị phong
hóa đặc trưng nằm sâu bên trong, hang lớn và nhỏ bên ngoài đều là những bí ẩn hấp dẫn chờ du
khách khám phá. Một số đảo hoàn toàn rỗng. Nằm bên đảo là những bờ biển tuyệt đẹp, với làn
nước ngọc lục bảo trong xanh vỗ về trên bãi cát trắng mịn.
CÂU 112: Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần đầu vào năm nào?
A. Năm 1994. B. Năm 2000. C. Năm 2007. D. Năm 2011.
CÂU 113: Vịnh Hạ Long sở hữu bao nhiêu hòn đảo?
A. 1533. B. 1696. C. 1800. D. 1620.
CÂU 114: Vịnh Hạ Long thuộc khu vực nào?
A. Vịnh Vĩnh Hy. B. Vịnh Nam Trung Bộ.
C. Đảo Cát Bà. D. Vịnh Bắc Bộ.

3
ĐỀ 2:
CÂU 83: Bờ biển miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
A. Có nhiều vịnh sâu, kín gió.
B. Có quá trình xâm thực, mài mòn đang diễn ra mạnh mẽ.
C. Có nhiều đầm phá, cồn cát ven biển.
D. Cao và khúc khuỷu ở phía bắc, thấp và bằng phẳng ở phía nam.
CÂU 84: Giải pháp nào có tác dụng tích cực nhất để giảm dần sự chênh lệch về trình độ phát triển
kinh tế - xã hội giữa các vùng, các dân tộc?
A. Đẩy mạnh giao lưu kinh tế - xã hội giữa các địa phương.
B. Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
C. Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp.
D. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
CÂU 85: Thành phần kinh tế Nhà nước đang giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta vì
A. Nước ta đang thực hiện đổi mới toàn diện hệ thống kinh tế - xã hội.
B. Kinh tế nước ta là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Nước ta đang chuyển từ kinh tế hai thành phần sang kinh tế nhiều thành phần.
D. Kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
CÂU 86: Ý nghĩa hàng đầu của việc xây dựng các công trình thủy lợi ở vùng Đông Nam Bộ là
A. Thực hiện khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp.
B. Sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng.
C. Dảm bảo nguồn nước sinh hoạt thường xuyên cho các đô thị.
D. Tạo điều kiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng của vùng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất của ngành
trồng trọt chiếm từ 64-68% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Tính chung năm 2021,
tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 48,31 triệu tấn, tăng gần 1 triệu tấn so với năm trước.
Lúa là cây trồng hàng năm chủ lực của nước ta. Sản xuất lúa gạo đánh dấu một năm sản xuất lúa
thắng lợi với năng suất tăng ở tất cả các mùa vụ, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2021 đạt
7,24 triệu ha, tuy giảm 38,3 nghìn ha so với năm trước nhưng năng suất trung bình cả năm đạt cao
với 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 43,88 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn. Vụ mùa năm nay
cả nước gieo cấy được 1.559,7 nghìn ha, giảm 26,1 nghìn ha so với năm trước. Tại các địa phương
phía Bắc, năng suất ước tính đạt 52,7 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha so với vụ mùa năm trước; sản lượng đạt
5,49 triệu tấn, tăng 19,2 nghìn tấn. Tại các địa phương phía Nam, năng suất ước tính đạt 49,9 tạ/ha,
tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng đạt 2,58 triệu tấn, giảm 55,4 nghìn tấn.
Tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm sơ bộ năm 2021 đạt 3.688,6 nghìn ha, tăng 72,3 nghìn ha
so với năm 2020, trong đó nhóm cây ăn quả đạt 1.173,4 nghìn ha, tăng 38,2 nghìn ha; nhóm cây
lấy dầu đạt 189,1 nghìn ha, tăng 5,8 nghìn ha; nhóm cây công nghiệp đạt 2.209,9 nghìn ha, tăng
24,1 nghìn ha; nhóm cây gia vị, dược liệu đạt 55 nghìn ha, tăng 2 nghìn ha.
Nhóm cây ăn quả có diện tích gieo trồng tăng, chủ yếu tập trung vào nhóm các loại quả nhiệt đới
và cận nhiệt đới như như sầu riêng, dứa, ổi, mít, bưởi, xoài,… do đây là những nông sản có thị

4
trường tiêu thụ ổn định.
Nhóm cây công nghiệp có diện tích gieo trồng năm 2021 tăng ở cây điều, cà phê và cao su. Diện
tích những cây này tăng chủ yếu do được trồng mới trên đất lâm nghiệp và do chuyển đổi từ diện
tích được trồng xen trong các vườn cây lâu năm kém hiệu quả từ trước đó.
Một năm nhìn lại, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng ngành trồng trọt đã phát huy được
lợi thế, sản lượng các loại cây trồng đạt khá, năng suất cao, cung cấp nhu cầu cho tiêu dùng nội
địa và cho xuất khẩu. Xuất khẩu nông lâm sản năm 2021 đạt 23,8 tỷ USD, tăng 15% so với năm
2020, trong đó xuất khẩu rau, quả đạt 3,5 tỷ USD, tăng 7,8%.

(https://www.gso.gov.vn/)

CÂU 109: Cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng của nước ta ở
A. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nam Bộ và Đồng Bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
D. Đồng Bằng sông Hồng và Đông Bắc.
CÂU 110: Phát biểu sau đây sai về trông trọt nước ta năm 2021
A. Sản lượng lúa tăng 1,1 triệu tấn so với năm trước.
B. Diện tích xoài đạt 114,2 nghìn ha, tăng 2,3 nghìn ha, sản lượng hơn 900 nghìn tấn, tăng
4,9%.
C. Chuyển đổi diện tích trồng lúa bị hạn hán, nhiễm mặn hoặc kém hiệu quả sang trồng rau,
màu, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tạo ra những sản phẩm có thị trường tiêu thụ cả trong
và ngoài nước với giá trị thu được cao hơn trồng lúa.
D. Xuất khẩu rau, quả đạt 3,5 tỷ USD, tăng 10,8%.
CÂU 111: Nơi nào được mệnh danh là thủ phủ hạt điều của nước ta
A. Bình Phước. B. Tiền Giang. C. Bến Tre. D. Cà Mau.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
DÂN TỘC CHĂM
Dân tộc Chăm ở Việt Nam hiện có khoảng 160.000 người, sống tập trung ở vùng duyên hải miền
Trung và Nam Bộ là các tỉnh Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, An

5
Giang… Dù sống ở đâu, bà con vẫn luôn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo, qua các làng nghề
thủ công truyền thống.
Nhóm Chăm Bà L Người Chăm ở Việt Nam gồm 4 nhóm: Ở Việt Nam, người Chăm, căn cứ theo
tôn giáo, người ta phần làm 4 nhóm. Thứ nhất là Chăm Bà La Môn, bây giờ một số nhà khoa học
đề nghị gọi là Chăm ảnh hưởng của Bà La Môn giáo, tức Ấn Độ giáo. Nhóm Chăm này chiếm
đông nhất.Nhóm Chăm thứ 2 chiếm tương đối nữa là nhóm Chăm Bà Ni, tức là Chăm Hồi giáo
cũ.Và nhóm Chăm thứ 3 là Chăm Hồi giáo mới, tức là Chăm Islam. Và nhóm Chăm không theo
tôn giáo thế giới nào cả, gọi là nhóm Chăm H’roi.
A Môn và Bà Ni tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Người Chăm Bà La Môn
còn tự gọi mình là Chăm gốc, hay Bà Chăm để phân biệt với người Chăm Bà Ni. Người Chăm Bà
La Môn theo tín ngưỡng đa thần của Ấn Độ giáo, còn người Chăm Bà Ni theo Hồi giáo, thờ Thánh
Ala và thiên sứ Mô-ha-mét. Tuy nhiên, Hồi giáo của người Chăm Bà Ni đã bị bản địa hóa sâu sắc,
thống nhất với các yếu tố tín ngưỡng dân gian và cô lập với Hồi giáo thế giới
Nhóm Chăm Islam theo Hồi giáo chính thống, còn gọi là Chăm Hồi giáo mới, để phân biệt với
người Chăm Bà Ni theo Hồi giáo cũ. Nhóm này chủ yếu ở An Giang, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí
Minh.
Hiện nay, đồng bào Chăm ở Nam Bộ còn 9 làng nghề, trong đó, có 4 làng nghề truyền thống với
hai nghề thủ công nổi tiếng là nghề làm gốm và dệt thổ cẩm. Có làng nghề đã tồn tại hàng trăm
năm, trở thành những làng nghề tiêu biểu, được thế giới biết đến như làng gốm Bàu Trúc (tỉnh
Ninh Thuận), làng gốm Bình Đức (tỉnh Bình Thuận), làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (tỉnh Ninh
Thuận), làng nghề dệt lụa Tân Châu (tỉnh An Giang). Nghề làm gốm cổ truyền ở làng gốm Bàu
Trúc đang được đệ trình hồ sơ lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị công nhận là Di sản
văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

CÂU 112: Phát biểu nào sau đây sai về dân tộc Chăm
A. Sống tập trung ở vùng duyên hải miền Trung và Nam Bộ với hai nghề thủ công nổi tiếng là
nghề làm gốm và dệt thổ cẩm.
B. Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ.
C. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô- Polynéxia (ngữ hệ Nam Đảo).
D. Chăm Bà La Môn chiếm ít nhất tập trung ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
CÂU 113: Không phải là nhạc cụ truyền thống của dân tộc Chăm
A. Đàn Kanhi. B. Đàn tranh. C. Kèn Saranai. D. Trống Paranưng.
CÂU 114: Khó khăn các làng nghề thủ công của dân tộc Chăm hiện nay đan đối mặt
A. Sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình.
B. Khả năng tiếp thị sản phẩm và giới thiệu còn hạn chế.
C. Chất lượng một số sản phẩm chưa cao, mẫu mã chưa phong phú.
D. Tất cả đều đúng.

6
ĐỀ 3:
CÂU 83: Ngành dầu khí ở nước ta có đặc điểm?
A. Tiềm năng trữ lượng lớn nhưng quy mô khai thác nhỏ.
B. Trên 95% sản lượng được dùng để sản xuất dầu thô.
C. Mới được hình thành trong thập niên 70 của thế kỉ XX.
D. Bao gồm cả khai thác, lọc dầu và hóa dầu.
CÂU 84: Tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng công nghiệp nào?
A. Vùng 3. B. Vùng 4. C. Vùng 5. D. Vùng 6.
CÂU 85: Cơ cấu thành phần kinh tế của nhà nước ta đang chuyển dịch theo hướng?
A. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
B. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước.
C. Giảm dần tỉ trọng khu vực kinh tế tư nhân.
D. Tăng nhanh tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
CÂU 86: Việt Nam gia nhập WTO khi nào?
A. 7/1995. B. 1/1998. C. 1/2006. D. 1/2007.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Vòng đời của một cơn bão
Một cơn bão cần từ nhiều giờ cho đến nhiều ngày trước khi hình thành nên cơn bão hoàn chỉnh.
Một chu kỳ của vòng xoáy tiếp diễn khi tốc độ của gió được đẩy lên và sự nhiễu loạn trải qua 3
giai đoạn chính:
- Áp thấp nhiệt đới: tốc độ gió dưới 38 mph
- Bão nhiệt đới: tốc độ gió từ 39 – 73 mph
- Bão: tốc độ trên 74 mph
Các cơn bão cũng có nhiều kích thước khác nhau. Một vài cơn bão nhỏ chỉ gồm một ít gió và mưa
đi kèm trong khi có những cơn bão trải dài hàng ngàn dặm với mưa và gió lớn. Trên đường di
chuyển, khi đến nơi có nhiệt độ thấp dưới 26°C, đến vùng biển lạnh hoặc vào sâu trong đất liền,
bão sẽ mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khí nóng ẩm trên biển, bão sẽ yếu dần và tan đi.
Đồng thời khi đến đất liền, với sự cản trở của địa hình, cây xanh cộng với lực ma sát với mặt đất
cũng làm bão tan nhanh.
Bão nhiệt đới "tropical storms" là những cơn lốc xoáy, hình thành ngoài biển khơi, khi nhiệt độ
của nước biển nóng quanh 26°C, khối lượng khí ấm bốc lên tạo thành những đám mây khổng lồ

7
ẩm và ấm, chúng hấp dẫn, hút không khí từ tứ phương đến, lấy năng lượng từ khí này tạo nên
những luồng gió có vận tốc lên đến 300km/h, 186mph.
Bão biển được định nghĩa và quy định qua các cơ quan khí tượng quốc tế, phân biệt và gọi tên
như: Cyclone, Hurricane, Typhoon, tùy thuộc vào nơi hình thành và cấu tạo của nó. Những loại
bão biển này kéo dài nhiều ngày đến 2 hay 3 tuần, chúng di chuyển tuyến đường dài, có đường
kính từ 15km đến 500km. Ngay chính giữa vòng xoáy của bão biển gần như không có mây, không
có gió. Khi cơn bão chạm với đất liền, do sức cọ chạm với đất và cây cối, chúng dần dần mất đi
năng lượng và từ từ biến mất.
(Nguồn: nchmf.gov.vn)
CÂU 109: Bão thường xuất hiện vào khoảng thời gian nào ở nước ta?
A. Từ tháng 6 đến tháng 8. B. Từ tháng 7 đến tháng 12.
C. Từ tháng 6 đến cuối tháng 11. D.Từ tháng 6 đến cuối tháng 12.
CÂU 110: Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?
A. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
B. Bão đổ bộ vào miền Bắc có cường độ yếu hơn bão đổ bộ vào miền Nam.
C. Bão tập chung nhiều nhất vào các tháng V, VI, VII.
D. Trung bình mỗi năm có 8-10 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta.
CÂU 111: Tên của các cơn bão phụ thuộc vào các yếu tố?
A. Thành phần và cấu tạo. B. Nơi hình thành và tính chất.
C. Nơi hình thành và cấu tạo. D. Tính chất và cấu tạo.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
Công nghiệp năng lượng được đánh giá là một trong những ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng
và cơ bản của một quốc gia. Nếu không có sự tồn tại và phát triển của ngành năng lượng, nền sản
xuất hiện đại sẽ không thể phát triển. Có thể nói, vai trò của ngành công nghiệp năng lượng là
động lực cho các ngành kinh tế phát triển.
Công nghiệp năng lượng được coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản
xuất, giữ vai trò cốt yếu cho quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển kinh tế – xã hội. Khi công
nghiệp năng lượng phát triển, sẽ kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp khác phát triển như
công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng… Trong khi đó, các ngành công nghiệp
luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hoá chất, dệt… cũng không thể thiếu nền
tảng từ công nghiệp năng lượng. Thậm chí, từ chỉ số tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu
người, có thể phán đoán khá chính xác trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật và văn hóa của một
quốc gia.

8
(Nguồn: solarpower.vn)
CÂU 112: Công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai ngành là?
A. Thủy điện và nhiệt điện.
B. Khai thác than và sản xuất điện.
C. Thủy điện và khai thác nguyên, nhiên liệu.
D. Khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện.
CÂU 113: Việc khai thác dầu thô ở nước ta hiện nay chủ yếu để?
A. Dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
B. Dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu trong nước.
C. Xuất khẩu thu ngoại tệ.
D. Dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.
CÂU 114: Công nghiệp năng lượng giữ vai trò gì trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
của nước ta?
A. Xuất khẩu thu ngoại tệ.
B. Làm nhiên liệu cho công nghiệp hóa chất, luyện kim.
C. Làm nhiên liệu cho nhà máy thủy điện.
D. Giữ vai trò cốt yếu và là bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước.

9
ĐỀ 4:
CÂU 83: Sau khi gia nhập WTO khu vực kinh tế nào tăng nhanh về tỉ trọng:
A. Kinh tế nhà nước. B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế tập thể. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
CÂU 84: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi:
A. Vị trí địa lí. B. Vai trò của biển Đông.
C. Sự hiện diện của các khối khí. D. Hình dạng lãnh thổ.
CÂU 85: Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho
các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự
do về hàng hải và hàng không nhưng công ước quốc tế quy định, được gọi là:
A. Nội thủy. B. Lãnh hải.
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải. D. Vùng đặc quyền kinh tế.
CÂU 86: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN có bao nhiêu thành viên?
A. 11 thành viên. B. 10 thành viên.
C. 12 thành viên. D. 9 thành viên.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
Với lợi thế sở hữu đường bờ biển dài 3.260 km và khu đặc quyền kinh tế với diện tích 1 triệu km2
nên Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Cùng với việc nắm bắt xu
hướng tiêu dùng thủy sản của thế giới nên ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam cũng linh hoạt
trong nghiên cứu và phát triển các cách thức nuôi trồng thủy sản để thu được hiệu quả cao.
Từ các hệ thống nuôi cấy quy mô nhỏ thì đến nay ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đã phát
triển đa dạng hoá các hoạt động nuôi trồng để có thể đáp ứng yêu cầu xuất khẩu ở mức độ siêu
thâm canh.
Không chỉ đạt được mức tăng trưởng về giá trị và chất lượng thủy sản mà ngành nuôi trồng thủy
sản của Việt Nam còn đảm bảo được yêu cầu phát triển bền vững. Với việc chuyển từ khai thác tài
nguyên thiên nhiên sang nuôi trồng trên mặt nước hiện có với lực lượng lao động tại chỗ, vừa
thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất mà vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên biển.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta thì ngày càng phát triển mạnh, tiêu biểu là năm vùng sau:
Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ. Để tận dụng và phát
huy tối đa thế mạnh của mình thì khu vực này tập trung vào nuôi trồng các đối tượng chủ yếu như:
tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng...

10
Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn lợ, với các đối
tượng chủ yếu là: cá rô phi, tôm các loại...
Vùng Đông Nam Bộ gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM: với
đặc thù của vùng thì người dân nơi đây chủ yếu tập trung vào nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ
chứa và thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại....
Vùng ven biển đồng bằng sông cửu long gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu
Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…Đây là khu
vực mà hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra sôi động nhất do đặc thù phù hợp nuôi trồng thủy
sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra - basa, sò huyết, nghêu và một số loài
cá biển.
Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ thống sông rạch khá
dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang. Khu vực này
thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá tra - basa, cá rô phi, cá chép…
(Nguồn: tindoanhnghiep.net)
CÂU 109: Những tiềm năng nào của nước ta để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản?
A. Đường bờ biển dài, khí hậu thuận lợi.
B. Vùng đặc quyền kinh tế biển rộng.
C. Đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng.
D. Khí hậu thuận lợi, lao động cần cù có kinh nghiệm.
CÂU 110: Các loại thủy sản nước ngọt thích hợp được nuôi ở khu vực nào?
A. Các tỉnh nội vùng, nằm sâu trong đất liền.
B. Các tỉnh nằm sâu trong đất liền.
C. Các tỉnh ven biển.
D. Các tỉnh nội vùng, nằm sâu trong đất liền có hệ thống sông rạch chằng chịt, dày đặc.
CÂU 111: Có bao nhiêu vùng nuôi trồng thủy sản ở nước ta?
A. 5 vùng. B. 4 vùng. C. 3 vùng. D. 6 vùng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Pháp đang đứng đầu thế giới về các lò phản ứng hạt nhân tái sinh và phóng vệ tinh thương mại,
thứ nhì về công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi, thứ ba về công nghiệp vũ trụ. Tài năng thiết kế
của người Pháp còn được thể hiện trong việc chế tạo tàu hoả cao tốc, thiết bị điện phức tạp, tên
lửa, vệ tinh viễn thông, máy bay (siêu thanh Concorde, Airbus, Caravelle, Mystère, Mirage). Các
hãng Renault và PSA Peugeot Citroën là những nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới và đang chiếm
24% thị phần Châu Âu.

11
Các sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng thế giới của Pháp thường được nhắc đến như nước hoa Chanel,
rượu vang Bordeaux, săm lốp Michelin, đồ sứ Limoges, đồ làm bếp Moulinex...
Pháp đứng thứ 5 thế giới (sau CHLB Đức, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản) về xuất khẩu hàng
hóa. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2007 đạt 400,939 tỷ euros, tăng 3,4% so với cùng
kỳ năm trước.
Mặt hàng xuất khẩu chính của Pháp là máy móc, thiết bị và các phương tiện vận tải (như ôtô, tàu
hoả, máy bay), sắt thép, thiết bị điện, điện tử, hoá chất, nông sản, thực phẩm, rượu vang, rượu
mạnh, hàng dệt may, đồ mỹ phẩm,...
Pháp đứng thứ 4 thế giới (sau Hoa Kỳ, CHLB Đức và Trung Quốc) về nhập khẩu. Tổng kim ngạch
nhập khẩu hàng hoá năm 2007 đạt 440,108 tỷ euros, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Pháp gồm sản phẩm dầu mỏ, máy móc, thiết bị, nông sản
thực phẩm, hoá chất, sắt thép, hàng tiêu dùng…
Pháp đứng thứ tư thế giới về dịch vụ: ngành dịch vụ của Pháp phát triển rất mạnh, đóng góp khoảng
65,9% tổng sản phẩm quốc nội.
Pháp đứng thứ ba thế giới về nông nghiệp: nông nghiệp (kể cả đánh cá và nghề rừng) tuy chiếm
6% lao động và khoảng 3,1% tổng sản phẩm quốc nội, nhưng vẫn đảm bảo hầu hết nhu cầu tiêu
dùng về lương thực và thực phẩm hàng ngày của người dân Pháp; đồng thời, dành một số lượng
đáng kể cho xuất khẩu (năm 2007, Pháp xuất siêu khoảng trên 7,9 tỷ euros hàng nông sản, thực
phẩm, gồm: lúa mì, rượu nho, các sản phẩm thịt, sữa...).
(Nguồn: Internet)
CÂU 112: Pháp đứng sau những quốc gia nào về sản xuất hàng hóa trên thế giới?
A. CHLB Đức, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.
B. CHLB Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc.
C. CHLB Đức, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
D. Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.
CÂU 113: Ngành dịch vụ đã đóng góp bao nhiêu phần trăm tổng sản phẩm quốc nội của Pháp?
A. 65%. B. 56,9%. C. 65,9%. D. 69,5%.
CÂU 114: Pháp nằm trong múi giờ nào?
A. GMT+1. B. GMT+2. C. GMT+3. D. GMT+4.

12
ĐỀ 5:
CÂU 83: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi
ngắn, nhỏ, chạy theo hướng tây – đông ở nước ta là:
A. Vùng núi Đông Bắc. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
CÂU 84: Yếu tố nào sau đây có sức ảnh hưởng làm cho vùng đồng bằng song Hổng trở thành
vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta?
A. Giáp biển, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
B. Diện tích rộng lớn, dân cư đông đúc.
C. Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào.
D. Vị trí địa lý thuận lợi, nhiều đô thị lớn.
CÂU 85: Khó khăn lớn nhất đối với phát triển công nghiệp ở Duyên hải miền Trung là:
A. Mạng lưới, cơ sở hạ tầng còn yếu. B. Trình độ lao động kém.
C. Vị trí địa lý cách xa 2 đầu đất nước. D. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế
CÂU 86: Nước ta có gió Tín phong hoạt động quanh năm là do:
A. Vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.
B. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc
C. Tiếp giáp biển đông, thông ra thái bình dương.
D. Nằm ở trung tâm vành đai gió mùa châu á.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111.
ĐÀ LẠT ĐI TIÊN PHONG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI
Trong những năm qua, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) nổi tiếng là địa phương phát triển vượt bậc
về nông nghiệp công nghệ cao và được xem là trung tâm sản xuất nông nghiệp hiện đại tiên phong
của cả nước.

Đà Lạt ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong trồng hoa cho hiệu quả kinh tế tốt hơn so với
cách trồng truyền thống. Ảnh: TTXN
Có được điều này là thành phố Đà Lạt áp dụng phương pháp truyền thống, ứng dụng khoa học kỹ
thuật, nông nghiệp công nghệ cao, thủy canh, khí canh và canh tác theo Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư. Theo đại diện UBND thành phố Đà Lạt, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp,

13
năng suất cây trồng đã tăng 1,5 đến 2,5 lần, chất lượng nông sản được cải thiện đáng kể. Doanh
thu và lợi nhuận tăng đã giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo. Đến nay, tổng giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp thành phố đạt trên 3.400 tỷ đồng. Tỷ trọng giá trị nông nghiệp công nghệ cao
đạt khoảng 70% giá trị ngành trồng trọt, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 17% cơ cấu kinh tế
của thành phố. Hiện nay, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn
thành phố gần 6.000 ha, chiếm 56,8% tổng diện tích đất sản xuất công nghiệp, tăng hơn 65% so
với cuối năm 2013. Giá trị thu hoạch bình quân 1ha đất canh tác đạt 350 triệu đồng/ha/năm, tăng
trên 84% so với năm 2013.
Sau thủy canh, phương pháp trồng rau khí canh cũng đã được trồng thử nghiệm với nhiều loại rau
khác nhau. Với phương pháp này, các loại rau khi trồng cho năng suất tăng ít nhất gấp 2 lần. Ngoài
ra, tiết kiệm được diện tích canh tác và cây tăng trưởng nhanh gấp 1,5 lần.
[…] Đà Lạt là trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước. Nhiều năm qua, thành
phố này tập trung đầu tư phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Từ những kết quả trên, có thể
khẳng định phong trào phát triển nông ứng dụng công nghệ cao của Đà Lạt đã thực sự đi vào đời
sống, lan tỏa tạo nên sinh khí mới.
Theo TTXVN – Ngày 7/3/2021.
CÂU 109: Đà Lạt là trung tâm sản xuất nông nghiệp hiện đại tiên phong của cả nước là nhờ:
A. Áp dụng phương pháp truyền thống.
B. Ứng dụng khoa học kỹ thuật.
C. Canh tác theo Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
D. Tất cả đều đúng.
CÂU 110: Năm 2013, Giá trị thu hoạch bình quân 1ha đất canh tác ở Đà Lạt đạt bao nhiêu triệu
đồng/ha/năm?
A.190. B.350. C.199. D.56.
CÂU 111: Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi nói về nền nông nghiệp ở Đà Lạt?
A. Đà Lạt là trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước.
B. Năm 2020, tỉ trọng giá trị nông nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 70% giá trị ngành trồng
trọt.
C. Hiện nay, với phương pháp trồng rau khí canh, các loại rau khi trồng cho năng suất tăng ít
nhất gấp 2 lần.
D. Đà Lạt ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp đặc biệt là trồng hoa cho
hiệu quả kinh tế rất cao.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114.
Phát triển du lịch bền vững trong các khu Di sản Thiên nhiên Thế giới
Trong khuôn khổ Sáng kiến Liên minh Vịnh Hạ Long - Cát Bà do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa
Kỳ tài trợ, sáng 12/3, tại Hà Nội, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức Tọa đàm
“Phát triển du lịch bền vững trong các khu Di sản”.

14
Đường vào động Thiên Cung, Hạ Long. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN
Phát biểu khai mạc, ông Jake Brunner, Quyền trưởng đại điện IUCN Việt Nam cho biết: Sự phát
triển của ngành du lịch đã và đang góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên
thiên nhiên và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy vậy, tại một số tỉnh duyên
hải, đặc biệt tại các khu vực lân cận và trong vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu Di
sản Thế giới, sự phát triển du lịch quá mức đang gây ra nhiều quan ngại. Chính vì vậy, qua buổi
tọa đàm này, các nhà báo sẽ có cơ hội trao đổi trực tiếp với các quản lý, các chuyên gia và các tổ
chức quốc tế về tác động của phát triển du lịch đối với môi trường nói chung và hệ sinh thái tại
khu vực Vịnh Hạ Long - Cát Bà nói riêng, cũng như tìm hiểu các giải pháp đối với phát triển du
lịch bền vững tại khu vực này.
Nghị Quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 16/1/2017 đã xác định du lịch là ngành
kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020, thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách
du lịch quốc tế và 82 triệu lượt khách du lịch nội địa. So với tổng lượng khách thực tế cuối năm
2016, có 10 triệu lượt khách quốc tế, 62 triệu lượt khách nội địa, mục tiêu năm 2020 đang hướng
đến tăng gấp 1.3 - 2 lần số lượng khách du lịch hiện có.

15
Nuôi cá lồng bè trên Vịnh Gia Luận - Cát Bà tạo cảnh quan đẹp thu hút du khách. Ảnh: Trọng
Đạt/TTXVN
Tại buổi tọa đàm, các nhà báo được tham gia thảo luận nhóm về các vấn đề chính liên quan đến
phát triển du lịch trong các khu di sản tại Việt Nam như: Quy hoạch du lịch về hạ tầng, quy hoạch
du lịch về dịch vụ; xử lý nước thải tàu du lịch; bảo tồn loài và đa dạng sinh học… Theo đó, các
nhóm đề cập đến việc thu thập thông tin như tiếp cận nguồn tin (từ các chuyên gia, cơ quan chức
năng…) hiện trường và nội dung thông tin lõi.
Các chuyên gia, các tổ chức quốc tế chia sẻ và đóng góp nhiều ý kiến chính cụ thể như: Quản lý
du lịch bền vững để bảo tồn các giá trị nổi bật toàn cầu của các Khu Di sản ở Việt Nam; nguyên
tắc quy hoạch hạ tầng phát triển du lịch nhằm bảo tồn các giá trị nổi bật của các khu di sản thiên
nhiên; mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch tại Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà; các
sáng kiến và kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trong nước và quốc tế…
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trong các
khu di sản thiên nhiên, trước hết cần xây dựng tầm nhìn và định hướng kế hoạch hành động Công
ước 1972 về bảo vệ Di sản Thiên nhiên và Văn hóa Thế giới, đáng chú ý là giải bài toán quy hoạch
phát triển (phân khúc cơ sở hạ tầng; dịch vụ; xử lý nước thải du lịch…) nhằm tăng cường nhận
thức của công chúng về hiện trạng môi trường, nâng cao chất lượng nước ở vịnh Hạ Long - quần
đảo Cát Bà.
Theo TTXVN
CÂU 112: Các vấn đề chính liên quan đến phát triển du lịch trong các khu di sản tại Việt Nam
như:
A. Quy hoạch du lịch về hạ tầng, quy hoạch du lịch về dịch vụ.
B. Xử lý nước thải tàu du lịch.
C. Bảo tồn loài và đa dạng sinh học.
D. Tất cả đều đúng.
CÂU 113: Giải pháp trước mắt giúp phát triển du lịch bền vững trong các khu di sản thiên nhiên
là?
A. Xây dựng tầm nhìn và định hướng kế hoạch hành động.
B. Giải bài toán quy hoạch phát triển.
C. Tăng cường nhận thức của công chúng về hiện trạng môi trường.
D. Quy hoạch du lịch về hạ tầng.
CÂU 114: Theo bài đọc, mục tiêu năm 2020, số lượng khách du lịch sẽ là bao nhiêu triệu lượt.
A.60. B.82. C.99-102. D.82-100.

16
ĐỀ 6:
CÂU 83: Huyện đảo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
A. Phú Quốc, Kiên Hải. B. Phú Quốc, Phú Qúy.
C. Lý Sơn, Hoàng Sa. D. Vân Đồn, Hoàng Sa.
CÂU 84: Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là
A. Sông ngòi nhiều phù sa.
B. Các sông lớn chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.
C. Lượng nước phân bố không đều trong năm.
D. Sông ngòi phân bố không đều giữa các khu vực.

CÂU 85: Năng xuất lao động xã hội chưa cao đã làm cho

A. Tình trạng việc làm ngày càng căng thẳng.


B. Sự phân bố lao động giữa các vùng ngày càng chênh lệch.
C. Quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến.
D. Chất lượng lao động khó nâng cao.

CÂU 86: Mỏ khoáng sản nào là mỏ than

A. Mỏ Núi Hồng. B. Mỏ Pác Lạng. C. Mỏ Ruby. D. Mỏ Sư Tử Đen.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:

Năm 2021, hoạt động hàng hải chịu tác động lớn từ dịch COVID-19, song tổng khối lượng hàng
hóa thông qua cảng biển Việt Nam vẫn ước đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Trong
đó, hàng xuất khẩu đạt hơn 184 triệu tấn, tăng 4%; hàng nội địa đạt gần 303 triệu tấn, tăng 5%.
Riêng hàng container ước đạt gần 24 triệu TEUs, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản
lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển cũng có sự khởi sắc trong đại dịch, ước đạt
156,5 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Sản lượng hàng container của đội tàu biển Việt Nam
ước đạt hơn 3 triệu TEUs, tăng tới 12% so với năm trước. Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam
hiện vẫn đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu
chuyên dụng như LPG, xi măng rời…

Đặc biệt, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển
cũng có nhịp tăng trưởng hiếm có, tăng tới 54% (đạt gần 5 triệu tấn) so với năm 2020. Các mặt

17
hàng chủ yếu vận tải trên các tuyến đi: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á
và một số tuyến châu Âu. Nhờ có sự đột phá về cảng biển, Việt Nam đã có năng lực đón những
‘tàu mẹ’ thuộc hàng lớn nhất trên thế giới trong năm vừa qua, chúng ta cũng có được tuyến vận tải
biển xa từ các cảng cửa ngõ như: Lạch Huyện, Cái Mép – Thị Vải đi bờ Tây, bờ Đông nước Mỹ,
châu Âu… để hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp trên các tuyến vận tải biển đi khắp thế
giới.

Bên cạnh đó, việc khai thác hệ thống cảng biển hiệu quả đã giúp Việt Nam thu hút được khoản
đầu tư rất lớn từ xã hội hóa lên tới 84% trong tổng số 250.000 tỷ đồng kinh phí dành cho đầu tư
kết cấu hạ tầng hàng hải trong 10 năm vừa qua.

Từ những kết quả đã làm được, giai đoạn tới đây, ngân sách Nhà nước tiếp tục được xác định sử
dụng bảo đảm một phần đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, tập trung vào khu vực Cái
Mép – Thị Vải, trọng tâm là Cái Mép Hạ; khu vực Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn và cảng Trần Đề.
Hạ tầng bến cảng sẽ tiếp tục thu hút vốn ngoài ngân sách. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý là phải
lựa chọn được nhà đầu tư tốt nhất”, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cho biết.

(Baochinhphu.vn)

CÂU 109: Một trong cảng biển lớn của Việt Nam
A. Lạch Huyện ở Bình Định.
B. Khu bến Cái Mép - Thị Vải ở Bà Rịa-Vũng Tàu.
C. Lạch Huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Khu bên Cái Mép - Thị Vải ở Đà Nẵng

CÂU 110: Phát biểu nào sau đây sai

A. Việt Nam có hệ thống cảng biển trải dài cả nước .


B. Hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển đạt gần 10
triệu tấn so với năm 2020.
C. Mạng lưới vận tải ven biển nội địa đã góp phần giảm áp lực cho vận tải đường bộ, phát huy
lợi thế vận tải khối lượng lớn, giá thành rẻ, thân thiện môi trường.
D. IMO là viết tắt của Tổ chức Vận tải biển Quốc tế.

18
CÂU 111: Không phải lợi thế giúp Việt Nam phát triển ngành vận tải biển
A. Vùng biển nước ta nằm trong tuyến đường quốc tế quan trọng nối liền giao thương giữa hai
đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tổ chức Thương mại Thế giới.
B. Có đường bờ biển dài hơn 3.000 km trải dài từ Bắc vào Nam
C. Có hệ thống hải cảng có quy mô lớn trải dài từ Bắc vào Nam
D. Có vị trí địa lý thuận lợi.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:

Chiều 15/9/2021 trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 33 Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình
Con người và Sinh quyển UNESCO tổ chức tại Nigeria, khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa và Cao
nguyên Kon Hà Nừng của Việt Nam được công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”. Như
vậy, từ năm 2000, Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng khu DTSQ đứng thứ 2 trong khu vực
Đông Nam Á, sau Indonesia, nước có 19 khu dự trữ sinh quyển.

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa với một vùng lõi là Vườn quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận)
có tổng diện tích 106.646,45 ha, là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng và
độc đáo của Việt Nam và Đông Nam Á. Hệ sinh thái rừng ở khu vực đề cử có giá trị đặc biệt vì
thuộc vùng sinh thái Trường Sơn, là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng toàn cầu và được lựa
chọn là một trong những vùng ưu tiên bảo tồn cao nhất của tất cả các kiểu sinh cảnh chính trên
Trái Đất. Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai), với tổng diện tích
413.511,67 ha, gồm 2 vùng lõi là Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kon
Chư Răng, có hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình còn tương đối
nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao đặc trưng cho hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng và hệ
động vật rừng của khu vực Tây Nguyên. Khu dự trữ sinh quyển này cũng có vai trò quan trọng
trong việc phát triển kinh tế xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực Tây Nguyên và cả
khu vực Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Hệ thực vật ở đây có tính đa dạng sinh học cao, được
xếp loại A tầm quan trọng quốc tế, với hàng nghìn loài. Trong đó, có nhiều loài thực vật quý hiếm,
được đưa vào Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới: sao hải nam, trầm hương, lan kim tuyến, trắc,
giáng hương... Hệ sinh thái động vật tại đây cũng có hàng nghìn loài. Nhiều loài nằm trong nhóm
cần được bảo tồn trong Sách Đỏ của thế giới như Voọc Chà Vá chân xám, vượn đen trung bộ,
chim hồng hoàng, chim chân bơi…Ngoài ra, tại đây còn có hệ thống thác nước kỳ vĩ. Riêng trong

19
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, có 12 thác nước cao trên 15 m nằm giữa rừng nguyên
sinh, với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng.

CÂU 112: Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa và Cao nguyên Kon Hà Nừng lần lượt thuộc tỉnh
A. Ninh Thuận, Gia Lai. B. Gia Lai, Bình Thuận.
C. Ninh Thuận, Lào Cai. D. Gia Lai, An Giang.
CÂU 113: Từ năm 2000, Việt Nam đã được UNESCO công nhận tổng cộng bao nhiêu khu dự trữ
sinh quyển thể giới
A. 16. B. 10. C. 18. D. 11.

CÂU 114: Loài thực vật nằm trong trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới

A. Voọc Chà Vá chân xám, vượn đen trung bộ, chim hồng hoàng, chim chân bơi
B. Sao hải nam, lan kim tuyến, trắc, giáng hương.
C. Trầm hương, lan kim tuyến, Vọoc Chà Vá chân đen, trắc.
D. Sao hải nam, trắc, Voọc Chà Vá chân xám, trầm hương.

20
ĐỀ 7:
CÂU 83: Đỉnh núi cao nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là:
A. Ngọc Linh. B. Bà Đen. C. Langbiang. D. Ngọc Krinh.
CÂU 84: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990-2005 là:
A. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu.
B. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo đúng hướng tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp tăng
nhanh.
C. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt nhiều thành tựu vững chắc.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp và dịch vụ đều phát triển ở trình
độ cao.
CÂU 85: Gió mùa Đông Bắc khi đến vùng Bắc Trung Bộ thì:
A. Còn ảnh hưởng khá mạnh.
B. Không còn ảnh hưởng.
C. Chỉ ảnh hưởng tới khu vực núi cao.
D. Gió mùa Đông Bắc không xuất hiện ở Bắc Trung Bộ.
CÂU 86: Các đô thị ở Bắc Trung Bộ có dân số từ 20 đến 50 vạn người là:
A. Huế, Vinh. B. Thanh Hóa, Huế.
C. Nha Tranh, Cam Ranh. D. Phan Rang - Tháp Chàm, Châu Đốc.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Có hiệu lực từ 01/08/2020, EVFTA là một trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới,
cho phép Việt Nam kết nối trực tiếp cùng lúc với 27 nền kinh tế thành viên EU, thị trường có sức
mua lớn thứ hai toàn cầu. Về phía mình, thị trường Việt Nam với 98 triệu dân và một nền kinh tế
định hướng xuất khẩu, cũng có nhu cầu rất cao về nguồn đầu vào cho sản xuất cũng như các sản
phẩm tiêu dùng chất lượng tốt từ EU. Nếu như suốt 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu của Việt
Nam sang EU tụt dốc liên tục với mức giảm tổng cộng là -5,9% so cùng kỳ năm 2019, thì tình
hình hoàn toàn thay đổi trong 5 tháng cuối năm 2020, dưới tác động tích cực của EVFTA. Trong
9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU vẫn tăng liên tục và ổn định, đặc biệt là sự
bứt phá của nhóm hàng nông sản. Ở chiều ngược lại, EVFTA cũng thúc đẩy mạnh mẽ nhập khẩu
từ EU vào Việt Nam, với các sản phẩm thế mạnh và cũng là nguồn đầu vào quan trọng cho Việt
Nam. Đáng chú ý, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sử dụng được ưu đãi thuế quan theo EVFTA của Việt
Nam cũng đạt được mức cao nhất so năm đầu thực thi của bất kỳ FTA nào khác. Sau 1 năm thực
thi khẳng định lợi thế thương mại của Việt Nam khi là thành viên EVFTA. Tuy nhiên, Việt Nam
đã và đang đối mặt với nhiều thách thức khi chi phí thương mại Việt Nam cao hơn các nước trong
khu vực. Đặc biệt, dưới tác động của đại dịch COVID-19, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) từ EU sang Việt Nam đang sụt giảm. Theo tính toán của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính
sách, nếu được thực thi trong điều kiện bình thường, EVFTA có thể đem lại 5,5 tỷ USD cho tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cùng cơ hội trở thành những mắt xích quan trọng hơn trong
chuỗi cung ứng toàn cầu.

21
CÂU 109: EVFTA là:
A. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.
B. Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam.
C. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu.
D. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
CÂU 110: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã thực thi là CPTPP, VKFTA.
B. Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực ASEAN ký hiệp định EVFTA.
C. Hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam nhập khẩu vào EU được hưởng ưu đãi thuế quan.
D. Sau khi thực hiện EVFTA, nông sản của Việt Nam càng tiến sâu vào thị trường EU.
CÂU 111: EVFTA được chính thức ký kết vào:
A. 2/9/2020. B. 1/8/2020. C. 30/6/2019. D. 2/8/2020.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha, trong đó 26,1 triệu ha đất cho nông nghiệp,
lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, 3,7 triệu ha sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp và 3,3
triệu ha còn lại chưa được đưa vào vào sử dụng. Trong tình hình dân số ngày càng tăng và sự phát
triển mạnh mẽ của các khu đô thị, khu công nghiệp mới một khu vực rộng lớn của quỹ đất phi
nông nghiệp và nông nghiệp đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Việt Nam có tới 9,34 triệu ha đất bị hoang hóa, tuy nhiên trong đó có khoảng 7,85 triệu ha chịu
tác động mạnh do sa mạc hóa gây ra, phần lớn là đất trống, đồi núi bạc màu, có nguy cơ bị thoái
hóa nghiêm trọng...Đất khô hạn đang chiếm tới 43% diện tích đất canh tác của thế giới (Sfarm.vn,
2018).
Tài nguyên rừng cũng bị suy giảm một cách đáng kể. Rừng bị mất làm tăng diện tích đất hoang
hóa, kéo theo đó là sự suy giảm đáng kể của các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn.
Nguyên nhân là do lãnh thổ nước ta có độ dốc cao; lượng dòng chảy phong phú, tốc độ lớn; cây
trồng cạn theo phương pháp quảng canh lâu dài, đốt rừng làm nương rẫy, nhất là rừng đầu nguồn
không có thảm thực vật che phủ, xói mòn đất, rửa trôi chất hữu cơ mà không có biện pháp bồi
dưỡng, bổ sung hữu cơ cho đất.
Ô nhiễm đất do sử dụng nhiều loại nông dược với số lượng lớn để bảo vệ chất lượng và số lượng
cây trồng, nhiều rác thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp; nhiễm mặn; nhiễm độc từ các chế
phẩm hóa học... đất đai dần bị thoái hóa. Ô nhiễm đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe,
đời sống con người thông qua đường hô hấp, ngoài ra nó còn ảnh hưởng một phần không nhỏ tới
hệ sinh thái làm suy giảm đa dạng sinh học, gây hậu quả nghiêm trọng cho trái đất và loài người.

CÂU 112: Nguyên nhân trực tiếp làm suy thoái đất đai nước ta là:
A. Đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng. B. Sóng thần, động đất.
C. Do lãnh thổ nước ta có độ dốc lớn. D. Tất cả đều đúng.
CÂU 113: Khu vực có diện tích sa mạc hóa lớn nhất nước ta là:
A. Đoạn bờ biển từ Bình Thuận đến Cà Mau.

22
B. Bờ biển miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận.
C. Đoạn bờ biển từ Cà Mau đến Kiên Giang.
D. Những bãi bồi ở các cửa sông Cửu Long.
CÂU 114: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khoảng 3,3 triệu ha đất chưa được đưa vào sử dụng của nước ta có tiềm năng phát triển và
giá trị sử dụng cao.
B. Con người “vắt kiệt sức” làm việc của đất để sản xuất nông nghiệp. Việc trồng cây lương
thực để sản xuất nhiên liệu sinh học, biến đổi khí hậu và những biện pháp canh tác đơn giản đang
làm tăng nguy cơ thiếu lương thực trong tương lai.
C. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm đất là từ hoạt động công nghiệp, khai thác mỏ,
canh tác và quản lý chất thải chưa chặt chẽ. Các chất gây ô nhiễm bao gồm kim loại, xyanua, DDT
và các loại thuốc trừ sâu khác; PCB…
D. Tính đến năm 2020, tỷ lệ rừng che phủ của Việt Nam đạt cao hơn mức bình quân của thế
giới.

23
ĐỀ 8:
CÂU 83: Các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Bắc Trung Bộ là:
A. Huế, Vinh, Thanh Hóa - Bỉm Sơn B. Dung Quất, Huế, Bình Dương.
C. Thanh Hóa - Bỉm Sơn, Hải Phòng. D. Huế, Vinh, Nha Trang.
CÂU 84: Phú Quốc trở thành một điểm du lịch hấp dẫn là do:
A. Vì có di sản văn hóa thế giới.
B. Do được thiên nhiên ưu đãi và được đầu tư mạnh.
C. Vì là di sản thiên nhiên thế giới.
D. Do có sân bay quốc tế.
CÂU 85: Đặc điểm nào dưới đây không còn là lợi thế của lao động nước ta hiện nay:
A. Lao động giá rẻ. B. Chất lượng ngày càng tăng cao.
C. Tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh. D. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
CÂU 86: Nguyên nhân đỉnh mưa nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam là do:
A. Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc.
B. Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Tây Nam.
C. Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
D. Hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
NGHỀ GỐM
Trong số rất nhiều nghề truyền thống của ông cha để lại, nghề gốm đã có lịch sử phát triển hàng
nghìn năm. Các sản phẩm gốm của các làng nghề có vai trò rất quan trọng phục vụ đời sống sinh
hoạt của nhân dân, đồng thời thể hiện tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Những trung
tâm sứ gốm ở Việt Nam, xuất hiện từ thời Lý - Trần (thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIV) mà đến nay
vẫn còn hưng thịnh nghề nghiệp, đó là Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương
Canh (Vĩnh Phúc), Chum Thanh (Thanh Hóa)... Và mỗi nơi, lại có mặt hàng gốm đặc trưng riêng
của mình, tạo nên sự đa dạng, phong phú của nghề gốm Việt Nam.
Dòng gốm Bát Tràng đẹp từ dáng gốm, nét vẽ, hoa văn và màu men đặc trưng mà không có dòng
gốm nào ở Việt Nam hoặc ở các nước khác có được như gốm Bát Tràng. Men gốm Bát Tràng được
người ta chế tác từ các nguyên liệu có từ thiên nhiên, đất đá, không có hóa chất nào cả. Chẳng hạn
như muốn làm màu nâu trầm thì người ta lấy nguyên liệu từ phù xa sông Hồng. Làm men tro bằng
cách lấy vôi bột trộn vỏ trấu đốt lên rồi nghiền nát lọc trộn tí đất sét làm thành men. Loại men đó
mới có chiều sâu, đẹp sáng lung linh chứ không đục như men đá quặng.
Với trí sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người thợ gốm, gốm Việt Nam đã trở thành một loại
hình nghệ thuật mang tính dân gian sâu sắc. Sản phẩm gốm sứ Việt Nam đã được xuất khẩu ra
nhiều nước.
Ở thời Lý, nghề gốm nổi tiếng đứng đầu là Gốm hoa nâu, tiếp đến là Gốm men vàng và xanh lục.
Gốm hoa nâu mang đậm yếu tố Phật giáo thời bấy giờ, những đề tài về hoa sen, hoa cúc được khắc

24
họa trên đồ gốm lúc hiện thực lúc thi vị hóa. Hoa văn hình rồng thời Lý trên gốm mang nét đặc
trưng với đường nét mềm mại, uốn lượn tinh xảo. Gốm hoa nâu có cốt gốm dày thô, chắc chắn.
Đến thời Trần, nghề gốm phát triển các dòng men trắng, xanh ngọc, hoa nâu nhưng tiêu biểu nhất
là dòng gốm hoa lam với màu men trắng đục họa tiết màu xanh lam. Hoa văn trang trí là hoa dây
lá, hoa sen, chim muông. Hoa văn hình rồng thời Trần trên gốm đã có thay đổi so với thời Lý với
những đường nét, dáng vẻ khỏe khoắn, uốn lượn tự do không thanh mảnh và gò bó như rồng thời
Lý.
CÂU 109: Phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Men làm gốm Bát Tràng được chủ yếu lấy từ đá quặng.
(2) Gốm Bát Tràng được hình thành phát triển từ thời nhà Lý.
(3) Nghề gốm thời Trần tiêu biểu nhất là dòng gốm hoa nâu trang trí là hoa dây lá, hoa sen, chim
muông.
(4) Sản phẩm gốm sứ nước ta vẫn còn hạn chế chưa được xuất khẩu ra nhiều nước.
A. (3). B. (1). C. (2). D. (4).
CÂU 110: Làng gốm Bát Tràng thuộc:
A. Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
B. Xã Bát Tràng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
C. Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
D. Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
CÂU 111: Ngoài Bát Tràng, một số làng gốm nổi tiếng khác như:
A. Quyết Thành (Hà Nam), Phù Lãng (Vĩnh Phúc).
B. Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Chu Đậu (Hải Dương).
C. Hương Canh (Bắc Ninh), Chum Thanh (Thanh Hóa), Thổ Hà (Vĩnh Phúc).
D. Chu Đậu (Thanh Hóa), Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc).

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG TƯƠNG ĐỐI
Báo cáo mới có tên "Dòng chảy thấp và tình trạng hạn hán của sông Mekong giai đoạn 2019 -
2023" do Ban thư ký MRC công bố cho thấy trong 3 năm qua, các dòng chảy chính của sông
Mekong đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 60 năm, trong đó năm 2020 là năm khô hạn nhất
của lưu vực hạ lưu sông Mekong.
Chế độ thủy văn đã thay đổi, dòng chảy mùa khô nhiều hơn và dòng chảy mùa mưa giảm do số
lượng thủy điện trong lưu vực tăng lên. Đến giai đoạn 2019 - 2021, mọi thứ trở nên đặc biệt khác
thường do lượng mưa giảm nhiều và điều kiện khí hậu ngày càng xấu đi. Trong khi dòng chảy
ngược của năm 2019 gần với mức trung bình, dòng chảy ngược trong các năm 2020 và 2021 đứng
ở mức thấp nhất từng ghi nhận. Tổng lượng dòng chảy ngược năm 2020 và 2021 lần lượt là 58%

25
và 51% tổng lượng dòng chảy ngược bình quân trong giai đoạn 2008 - 2021. MRC nhận định
những yếu tố trên kết hợp với nhau gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng thủy sản và nông nghiệp,
gây áp lực lên sinh kế của người dân ở khu vực ĐBSCL và đe dọa hệ sinh thái mong manh của
lưu vực sông Mekong.
Hiện tại ĐBSCL có độ cao trung bình chưa đầy 1m trên mực nước biển. Các nhà khoa học Hà Lan
dự báo nếu không có gì sớm thay đổi, phần lớn diện tích vùng châu thổ sẽ nằm dưới mực nước
biển vào năm 2050.
Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature, nhóm chuyên gia từ ĐH Wageningen và
ĐH Utrecht (Hà Lan) đã sử dụng mô hình tính toán mới, kết hợp các dự báo về sụt lún đất, nước
biển dâng và tình trạng thiếu hụt phù sa sông Mekong, để đánh giá tác động lên ĐBSCL trong 30
năm tới.
"Những năm gần đây, sụt lún đất diễn ra ngày càng nhanh do con người khai thác nước ngầm quá
mức. Sự kết hợp giữa sụt lún đất và nước biển dâng chúng tôi gọi là "mực nước biển dâng tương
đối". Đây là điều người dân sinh sống ở vùng châu thổ đang chứng kiến" - giáo sư Philip
Minderhoud từ ĐH Wageningen.
Nhóm khoa học gia Hà Lan gợi ý một chiến lược tạm đối phó với đất sụt lún và nâng cao vùng
đồng bằng là điều khiển phù sa tích tụ ở những khu vực nhất định. Đây không phải là giải pháp
toàn diện vì lượng phù sa của sông Mekong hiện quá ít để bù đắp cho sự sụt lún, nhưng Việt Nam
sẽ có thêm thời gian để thích ứng với những gì sẽ đến trong tương lai.
(https://tuoitre.vn/)
CÂU 112: Nguyên nhân của hiện tượng mực nước sông Mekong liên tục giảm do
A. 45 đập thủy điện ở phía thượng nguồn và tả ngạn sông Mekong gây ra.
B. Sự thay đổi của dòng chảy.
C. Xuất hiện hiện tượng La Nina.
D. Biến đổi khí hậu.
CÂU 113: Không đúng về tác động của việc mực nước sông Mekong giảm?
A. Lượng phù sa về ít ảnh hưởng đến nông nghiệp.
B. Sinh kế của bà con sống bằng mùa lũ trở nên khó khăn.
C. Rối loạn hệ sinh thái.
D. Tránh được hiện tượng lũ lụt, sạt lở.
CÂU 114: Giải pháp ưu tiên hiện nay để ngăn chặn hiện tượng mực nước biển dâng tương đối?
A. Ngừng việc khai thác nước ngầm quá mức. B. Điều khiển phù sa.
C. Đắp đê ngăn mặn giữ ngọt. D. Ngưng hoạt động các hồ chứa thủy điện.

26

You might also like