You are on page 1of 14

MỞ ĐẦU

1.Nguyên nhân chọn đề tài

Phật giáo là 1 tôn giáo lớp du nhập vào Việt Nam, có những đóng
góp nhất định trên lĩnh vực đời sống, văn hóa.

Vì vậy, nghiên cứu những giá trị và hạn chế của Phật giáo đối với
đời sống của người Việt Nam hiện nay nhằm tìm kiếm các giải
pháp phù hợp để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu
cực của Phật giáo trong quá trình xây dựng đời sống mới xã hội
chủ nghĩa là việc làm cần thiết.

Trong bài này ta cùng tìm hiểu để có cái nhìn toàn diện về Phật
giáo.
2.Thực trạng nghiên cứu
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu Phật giáo được tiến hành liên
tục trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Các nghiên cứu đã đưa
ra những giá trị và hạn chế của Phật giáo .
Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà khoa
học đi trước, đề tài tập trung hệ thống hóa những giá trị cũng
như những hạn chế của Phật giáo đối với đời sống người Việt
hiện nay và đưa ra mốt số giải pháp cơ bản để giải quyết.

3.Giá trị đề tài


-Giúp mọi người nhìn nhận một cách đúng đắn về Phật giáo
-Làm rõ ảnh hưởng 2 mặt của Phật giáo
-Tìm kiếm các giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực,
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo.
4.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đồng thời vân dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: logic
và lịch sử, phân tích và tổng hợp.

5.Kết cấu đề tài


Đề tài gồm 3 phần:
I. Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của phật giáo
II. Giáo lý nền tảng
III. Phật giáo Việt Nam
NỘI DUNG
I.Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của phật giáo

-Vào cuối thế kỉ VI trước Công nguyên, Phật giáo xuất


hiện ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại ( nay thuộc Nêpan).

-Người sáng lập ra Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni, tên


thật là Siddhartha.

-Phật giáo gồm hai phái là Đại thừa và Tiểu Thừa. Từ hai
phai đó, mỗi phái lại chia thanh nhiều tông nên gọi là
“tông phái”.

-Nền tảng của truyền thống Phật giáo là Tam Bảo.


II.Giáo lý nền tảng
1.Tứ diệu đế
Cơ sở tư tưởng và cốt lõi của Phật pháp là Tứ diệu đế bao gồm:
-Khổ đế: là sự khổ đau trên thân gồm sinh, lão, bệnh, tử,…
-Tập đế: là nguyên nhân của cái khổ
-Diệt đế: là tiêu diệt hết đau khổ
-Đạo đế (Bát chính đạo): là con đường, phương pháp diệt khổ
+Chính niệm
+Chính tư duy
+Chính ngữ
+Chính nghiệp
+Chính mạng
+Chính tinh tấn
+Chính niệm
+Chính định
2.Về bản thể luận
Phật giáo đưa ra tư tưởng về “vô ngã”, “vô thuờng”

-Vô ngã: là không có những thực thể vật chất tồn tại một
cách cố định. Con người cũng chỉ là sự tập hợp của Ngũ uẩn
sắc, thụ, tưởng, hành, thức chứ không phải là một thực thể
tồn tại lâu dài.

-Vô thuờng: Bản chất của thế giới là một dòng chuyển biến
không ngừng

-Niết-bàn: là trạng thái diệt tận được tham ái, sân hận và si
mê để đạt đến trạng thái bình lặng tuyệt đối, là mục đích
chính, cuối cùng của các nhà tu hành.
3.Giáo luật của Phật giáo

Về cơ bản, đạo Phật có hai giợ luật quan trọng là


ngũ giới và thập thiện quy định những điều mà
người theo đạo phải tuân theo

Ngũ giới: Không sát sinh, Không trộm cắp, Không


tà dâm, Không nói dối, Không uống rượu.

Thập thiện: Không sát sinh, Không trộm cắp, Không


tà dâm, Không vọng ngữ, Không ỷ ngữ, Không
lưỡng thiệt, Không ác khẩu, Không tham lam,
Không sân giận, Không si mê
4.Giáo pháp đạo Phật

Kinh tạng

Giáo pháp
đạo Phật
được tập Luật tạng
hợp trong
tam tạng

Luận tạng
5.Nền tảng đạo Phật
Đạo Phật là đạo giải quyết khổ đau với 2 khái niệm quan
trọng là Nhân quả và Luân hồi.

-Nhân quả: Đạo Phật giải thích mọi sự việu đều do nhân
quả và tương tác theo luật hạt giống “gieo nhân nào gặt
quả nấy”. Đồng thời khẳng định đây là quy luật tự nhiên
khách quan.

-Luân hồi: chỉ việc trải qua nhiều kiếp sống. Chết là hết 1
kiếp, sau có thể tái sinh kiếp mới. Quan hệ Nhân quả sẽ
quyết định cách thức Luân hồi, tức là tùy theo Duyên hay
Nghiệp đã tạo mà sễ Luân hồi tương ứng để nhận quả.
III.Phật giáo Việt Nam
1.Lịch sử Phật giáo Việt Nam
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu
Công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo từ 1
nhà sư Ấn Độ.

Đến thời nhà Lý, Trần, Phật giáo phát triển và được coi là
quốc giáo.

Đến thời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và
Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái.

Từ đầu thế kỉ XX đến nay, dù Việt Nam chịu ảnh hưởng


mạnh của phương Tây, Phật giáo dần phát triển trở lại và có
tầm ảnh hưởng lớn đến con người, xã hội Việt Nam.
2.Những điểm tích cực
-Về mặt đạo đức
+Phật giáo luôn hướng con người tới cái “Thiện”.
+Phật giáo đưa ra những chuẩn mực đạo đức rất cụ thể
để con người rèn luyện: Ngũ giới và Thập thiện.

-Về mặt văn hóa


+Chùa có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và
góp phần tích cực hình thành tư tưởng, đạo đức, nhân cách
cho người dân.
+Lễ hội dân gian và văn hóa tín ngưỡng của người Việt
luôn gắn liền với lễ hội văn hóa – tín ngưỡng Phật giáo góp
phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống.
3.Hạn chế của Phật giáo
-Phật giáo thể hiện cách nhìn cuộc đời khá bi quan: “Đời là
bể khổ”
+Khiến con người chấp nhận thực tại đau khổ bất công mà
không phản kháng, đấu tranh.
+Hướng con người đến cuộc sống “an bần lạc đạo”, mọi
chuyện đều có số mạng định trước, kìm hãm sự phát triển của
con người.

-Ngày nay, nhiều người lợi dụng yếu tố mê tín, di đoan để lừa
người nhẹ dạ cả tin, trục lợi cho cá nhân gây ảnh hưởng xấu
tới xã hội.
KẾT LUẬN

Phật giáo là tôn giáo lớn đã có hơn 2000 năm phát triển ở Việt
Nam. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, Phật giáo đã
có những đóng góp cho dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện.
Hơn 2000 năm ở Việt Nam, Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm
trong lối sống của con người Việt Nam.

Các giá trị tinh thần truyền thống như phong tục, tập quán, giá
trị đạo đức, cách ứng xử và giao tiếp của con người Việt Nam
hiện nay ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tư tưởng và nhân sinh quan của
Phật giáo.

You might also like