You are on page 1of 6

VĂN HÓA PHẬT GIÁO

I. Thông tin chung

- Nhìn chung, Phật giáo là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống
triết học dựa trên lời dạy của Đức Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhartha
Gautama) và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá
trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời của Tất-đạt-đa Cồ-đàm.

- Đạo Phật ra đời khoảng thế kỷ VI trước công nguyên ở vùng phía Tây
Bắc Ấn do thái tử Siddhartha Gautama sáng lập hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

- Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ
nhất trước Công nguyên bằng hai con đường gồm đường thủy thông qua
việc mua bán trao đổi với các thương gia Ấn Độ, đường Bộ thông qua
giao lưu văn hóa, buôn bán với Trung Quốc => Phật giáo ở Việt Nam
mang sắc thái Ấn Độ và Trung Quốc.

+ Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ


đầu Công nguyên. Luy Lâu, trị sở quận Giao Chỉ, đã sớm trở thành một
trung tâm Phật giáo quan trọng.

+ Từ Trung Hoa, có ba tông phái Phật giáo được truyền vào Việt
Nam: Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông.

- Phát triển cực thịnh vào thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Thời Hậu Lê,
Nho giáo trở thành quốc giáo và Phật giáo suy thoái và đến thế kỷ 20,
Phật giáo ở Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ đặc biệt tại miền Nam.

II. Văn hóa Phật giáo

1. Phật giáo với Việt Nam

- Văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của người Việt Nam là thờ cùng tổ tiên,
thờ Thần trong đình, thờ Mẫu trong phủ thì Phật giáo cũng vậy. Đức
Phật được xem như một vị thần linh và được thờ cúng trong Phật điện,
chùa, am, với niềm cầu xin sự “phù hộ độ trì”. Phật giáo vào Việt Nam
không còn nặng nét tâm linh mà đặt nặng tình cảm, biến hóa cho phù
hợp với tính tình người Việt.
- Đạo Phật lấy con người làm gốc. Phật giáo đã làm thỏa mãn những
nguyện vọng cao quý và sâu xa của con người, và nó còn có thể chịu
đựng sự căng thẳng và nhiễm ô của đời sống hàng ngày, nó giúp họ lúc
tiếp xúc với đồng loại, ngoài ra còn đưa ra một mục đích sống.

- Phật nói: “Ta chỉ dạy khổ và diệt khổ”, Nhận thức đúng đắn thế nào là
khổ thì mới diệt được khổ và khi nào diệt được khổ thì chúng ta sẽ cảm
nhận được niềm vui chân chính: hỷ lạc, khinh an. Người Việt tin vào
nhân quả, mọi việc làm của con người đều dẫn đến những kết quả xứng
đáng, từ đó mới tin vào quy lực “ở hiền gặp lành”, “Gieo nhân gặt quả”.

- Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng của
dân tộc và, do vậy, đã được tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng. Hệ thống
chùa “Tứ pháp” thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị
thần tự nhiên Mây-Mưa-Sấm-Chớp và thờ đá. Lối kiến trúc phổ biến của
chùa Việt Nam là “tiền Phật hậu Thần” với việc đưa các thần, thánh, các
thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ trong chùa.

- Ở Việt Nam, không có tông phái Phật giáo nào thuần khiết, các giáo lý
và thiền tự pha trộn với nhau song phải phù hợp với phong tục và văn
hóa của người Việt.

- Phật giáo Việt Nam tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Phật với
Nho, với Đạo.

- Trong khi các vị Phật Ấn Độ đều là đàn ông, khi đến Việt Nam còn
xuất hiện thêm các Phật Bà. Người Việt Nam còn tạo ra những “Phật
Bà” riêng của mình: Đứa Con gái nàng Man, tương truyền sinh vào ngày
8-4 được xem là phật Tổ Việt Nam, bản thân bà Man trở thành Phật
Mẫu. Rồi còn những vị Phật bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính (tượng
bà trong các chùa thường gọi là “Quan âm tống tử”), Phật bà chùa
Hương (Quan Âm Diệu Thiện)

- ...

2. Kiến trúc Phật giáo


( chùa Trấn Quốc - Hà Nội)
( chùa Bửu Long - TP. HCM)

Năm 2019, Chùa Trấn Quốc (Hà Nội) và chùa Bửu Long (Thành phố Hồ
Chí Minh) được Tạp chí National Geographic (Mỹ) đưa vào danh sách
top 20 công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc nhất thế giới.

Một số các công trình hật giáo nổi tiếng Việt Nam: chùa Bà Tây Ninh,
chùa Thiên Mụ - Huế, chùa Một Cột - Hà Nội, chùa Vĩnh Nghiêm - TP.
HCM, chùa Linh Ứng Bãi Bụt - Đà Nẵng,...

Một số các công trình Phật giáo nổi tiếng trên thế giới phải kể đến như:
Thánh địa Phật giáo Bagan (Myanmar), Chùa Wat Arun (Thái Lan),
Chùa Todaiji (Nhật Bản), Mahabodhi (Ấn Độ),...

3. Các lễ hội

- Lễ cúng rằm tháng giêng – Lễ Nguyên tiêu: Lễ cúng rằm tháng giêng,
người Hoa còn gọi là lễ Nguyên tiêu. Ý nghĩa của lễ này bắt nguồn từ
cuộc sống của cư dân nông nghiệp. Sau khi dứt vụ mùa, nghỉ ngơi, vui
chơi, giải trí. Nhiều năm qua, người dân tiến hành lễ cúng rằm tháng
giêng nhằm tạ ơn trời đất, đã có một mùa lúa trúng, đồng thời cũng cầu
mong cho dân làng được sống yên ổn, nhà nhà đều gặp điềm lành.

-Lễ Phật đản (Vesak) Lễ Phật đản hay ngày giáng sinh của Phật được
xem là ngày trọng đại, được tổ chức với quy mô lớn, trang nghiêm trong
nghi lễ. Thường diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hoặc 15 tháng
4 âm lịch hàng năm.

- Lễ Vu lan rằm tháng 7 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày sinh hoạt
Phật giáo quan trọng, là ngày hội trọng thể, có ý nghĩa giáo dục xã hội
sâu sắc. Nhiều năm qua, tiếp nối truyền thống tốt đẹp này, lễ Vu lan đã
được cử hành, thu hút hàng ngàn người đi vào hội lễ, đi chùa.

You might also like