You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

KHOA QUỐC TẾ HỌC

BÀI THU HOẠCH


MÔN HỌC:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO ĐƯƠNG ĐẠI

Tên học viên : Thái Thị Bạch Dương...........


Lớp : 21CNQTH02..........................
Ngành : Quốc tế học............................
MSSV : 416210132..............................

Đà Nẵng., tháng ..9... năm 2023


Đề bài:Cảm tưởng của anh/chị sau khi Tham quan-nghe giảng (Study
Tour) tại chùa Huệ Quang, Tp. Đà Nẵng với chủ đề “Đặc điểm Phật
giáo Việt Nam” chiều ngày 16/9/2023 do Thượng tọa, Tiến sĩ Thích
Thông Huệ trình bày, liên hệ bản thân?

Bài làm:
Phật giáo được xem là một tín ngưỡng có bề dày lịch sử qua hàng
ngàn năm. Đến ngày nay, Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, đồng
thời gây ảnh hưởng không nhỏ trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia
Châu Á. Để có cái nhìn "sâu sắc hơn về Phật Giáo cùng những"bí mật"chưa
từng được tiết lộ về tôn giáo này, chúng em đã có dịp trải nghiệm một buổi
học “study tour” đầy bổ ích do khoa Quốc tế học tổ chức.Nhân cơ hội này,
chúng em đã được khám phá sự liên kết sâu sắc giữa Phật Giáo và cuộc sống
hàng ngày của con người.
Vào chiều ngày 16/9/2023 chúng em đã có dịp đến thăm quan và nghe
giảng tại chùa Huệ Quang- Tp Đà Nẵng về chủ đề “ Đặc điểm Phật giáo Việt
Nam” dưới sự tổ chức của thầy Nguyễn Ngọc Chinh – giảng viên môn học
và được Thượng tọa, Tiến sĩ Thích Thông Huệ - một Trụ Trì đáng kính ở
chùa Huệ Quan giảng dạy những kiến thức về Phật giáo.
Với mong muốn mỗi học trò của mình có thể tìm hiểu sâu hơn về Phật
giáo nói chung cũng như Phật giáo Việt Nam nói riêng.Ngoài những tiết học
trên giảng đường, thầy còn hi vọng chúng em có thể nhìn, hiểu sâu rộng về
tôn giáo trong giờ học thực hành này để từ đó một phần giúp ích, bổ sung
thêm kiến thức chuyên ngành cũng như liên quan đến công việc sau khi ra
trường.
Từ xa bước vào cổng chùa, nơi đây đã tạo cho em cảm giác an lạc, thư
thái. Khói hương nghi ngút là một điểm đặc trưng hầu hết ở các ngôi chùa
Phật giáo.Không khí nơi đây thật yên bình, nhẹ nhàng quả đúng như những
gì mọi người hay nói rằng đi chùa ta cảm thấy mọi thứ thật nhẹ nhàng, bình
yên.

Ảnh: Chùa Huệ Quang, thành phố Đà Nẵng


Thomas Fuller từng nói rằng: “ Người đi nhiều hiểu biết nhiều”. Quả
đúng là như vậy, khi ta còn trẻ hãy luôn luôn đi tìm kiếm, học hỏi để tích luỹ
vốn kiến thức, trải nghiệm để có thể luôn nâng cấp bản thân ở mức độ tốt
nhất. Từ đó bản thân em cảm thấy chuyến đi này thật sự bổ ích, giúp cá nhân
mở mang kiến thức rất nhiều mà khó có dịp để được trải nghiệm.Phật giáo-
một tín ngưỡng linh thiêng, là đứa con tinh thần của hầu hết những người
theo đạo này.Nhưng mấy ai được tìm hiểu một cách cụ thể, tường tận về tôn
giáo này? Và điều đó đã được thầy Thích Thông Huệ - Trụ trì chùa Huệ
Quang giải đáp những thắc mắc cũng như bắt nguồn từ Phật giáo tới chúng
em vào ngày hôm ấy.
Đầu tiên, chúng em được đi tham quan sảnh chính nằm ở tần thứ hai,
với tổng quan kiến trúc hết sức đẹp đẽ cũng như ý nghĩa khi xây dựng ngôi
chùa.
Hình: Sảnh chính của chùa Huệ Quang
Dù ngôi chùa được xây dựng ở miền Trung nhưng kiến trúc lại mang
đậm miền Bắc với kiểu thờ phật ba gian giống với phái Bắc tông. Chùa được
xây dựng bằng các vật liệu quen thuộc với người dân việt Nam như gỗ, tre,
ngói lợp… và ở hầu hết chùa đều ghi nhận tên những người công đức trên
cột, tường hoặc ở các bàn thờ bằng đá, thậm chí trên các đồ sành, sứ trong
chùa như bát hương, bình hoa, chân đèn…
Đây là khoảng không gian chính của ngôi chùa, là trung tâm bài trí
các tượng Phật tổ, Quan Âm và cũng là nơi diễn ra các hoạt động giảng
thuyết, tụng kinh niệm phật.

Hình: Sảnh chính của chùa Huệ Quang


Thầy Thích Thông Huệ giới thiệu rất là nhiều và chi tiết về kiến trúc cũng
như các bức tranh được trang trí trên tường biểu tượng hay muốn nói về tích
của một câu chuyện về Bồ Tát khiến em không thể rời mắt và ghi chép
không kịp những lời thầy nói về sự kì diệu của Phật giáo đã giúp con người
ta thay đổi hành động cũng như suy nghĩ như thế nào hết sức hấp dẫn.
Thầy giảng rất là hay và gần gũi với sinh viên chúng em, đôi khi thầy
còn thêm vào những câu chuyện hài hước khiến chúng em được một tràng
cười giòn giã.Tuy không có nhiều thời gian nhưng thầy cũng đã cung cấp
một lượng thông tin khái quát giới thiệu về kiến trúc cũng nhu những câu
chuyện.Và các bạn ai nấy đều tập trung lắng nghe, ghi chép cẩn thận những
gì thầy truyền tải một cách hăng say.

Tiếp theo chúng em đi xuống sảnh phụ nằm ở bên trái sảnh chính để tiếp tục
nghe thầy giảng về “ Đặc trưng của Phật giáo Việt Nam”
Ngay khi được truyền vào, từ thế kỷ đầu, Đạo Phật đã nhanh chóng
thích nghi với lối sống của người dân Việt.
Phật giáo Việt Nam được thể hiện đầu tiên ở tính tổng hợp đó là người
Việt thuộc văn hoá lúa nước- trọng tình, đời sống chủ yếu làm nông nghiệp
nên họ luôn cầu: thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp để đáp ứng mùa
vụ.Từ đó hình thành nên Tứ pháp: pháp vân, pháp vũ, pháp lôi và pháp điện.
Thứ hai là tính linh hoạt mà dễ hiểu nhất là người Việt ta có câu: “
Thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ,thứ ba tu chùa”.Hay đó là sự đồng nhất
giữa cha mẹ với Đức Phật…
Thứ ba đó là tính nữ khi các ngôi chùa mang tên như chùa Bà Dâu,ở
một số vùng, ngay cả Phật tổ Thích Ca cũng được coi là phụ nữ (người Tày
Nùng gọi là “Mẹ Pựt Xích Ca”). Người Việt Nam còn tạo ra những “Phật
bà” riêng của mình: Đứa con gái nàng Man, tương truyền sinh vào ngày 8-4
được xem là Phật Tổ Việt Nam, bản thân bà Man trở thành Phật Mẫu. Rồi
còn những vị Phật bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính, Phật bà chùa
Hương.
Cuối cùng đó là tinh thần yêu nước để bảo vệ quốc gia lãnh thổ, bảo
vệ muôn dân, bảo vệ đạo pháp.Đời và đạo là hai thứ không thể tách rời, từ
thời xa xưa ông cha ta đã luôn hướng đến đó chính là tu đạo nhưng hộ quốc
an dân.Tích cực tham gia đấu tranh đòi hoà bình dân tộc và điển hình trong
lịch sử có bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu để lên án chế độ độc tài của
Diệm…
Kết lại, chúng ta có thể thấy rằng Phật giáo Việt Nam khác biệt so với
các nước khác khi Phật giáo ở Việt Nam đã sớm hoà nhập, bám rễ vào đời
sống dân tộc Việt Nam tạo nên thế đứng vũng chãi cho mình nên đã hình
thành nét đặc trưng rất riêng của Phật Giáo Việt Nam.

Cứ thế, buổi nghe giảng, trải nghiệm thực tế trôi qua thật là nhanh,
khiến em cảm thấy muốn thời gian kéo dài thêm để nghe những truyền tải
hay ho từ thầy Thông Huệ.Em đã từng đọc được một câu rằng: “Đích đến
của chúng ta không phải là một vùng đất, mà là một cách nhìn mới”. Sau
chuyến đi này, em thực sự thấy trân quý hơn bao giờ hết khi trong học tập và
trải nghiệm luôn mang đến cho ta những điều mới mẻ về tri thức cũng như
nhìn cuộc sống này qua vẻ lăng kính tín ngưỡng thật đẹp và giá trị đến
nhường nào.
Vậy là kết thúc một buổi tham quan, nghe giảng tại chùa Huệ Quang
với rất nhiều niềm vui và sự mới mẻ.
Hình ảnh chụo chung với các thầy sau khi nghe giảng

Kết thúc một buổi học chỉ vỏn vẹn hai giờ đồng hồ nhưng đã mang
đến cho em cũng như các bạn học sinh thật nhiều kiến thức bổ ích về một tín
ngưỡng tốt đẹp của mọi người dân trên thế giới nói chung và người Việt
Nam nói riêng cũng với đó là những trải nghiệm và niềm vui khi còn ngồi
trên ghế giảng đường.Em thật sự gửi lời cảm ơn đến thầy phụ trách bộ môn
Nguyễn Ngọc Chinh và trụ trì thầy Thích Thông Huệ đã giành thời gian
truyền tải những kiến thức thiết thực và giá trị cho chúng em.

LIÊN HỆ BẢN THÂN


Qua chuyến tham quan và học tập tại chùa Huệ Quang, bản thân em
nhận ra rằng tôn giáo là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của mỗi con người.Bởi tôn giáo mang đến cho chúng ta một triết lí chân-
thiện-mỹ mà mỗi một công dân tốt luôn hướng đến.
Chúng ta không chỉ được tiếp xúc với lịch sử và triết lý của Phật Giáo
mà còn được khám phá những di sản văn hóa quan trọng liên quan đến tôn
giáo này. Từ việc chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc độc đáo cho đến
tìm hiểu về nghệ thuật và văn hóa Phật Giáo, chúng ta đã được trang bị kiến
thức sâu sắc như một nguồn cảm hứng để khám phá thêm về tôn giáo
này.Đây không chỉ là một cơ hội để tìm hiểu Phật Giáo mà còn là một cuộc
phiêu lưu tâm linh và tri thức.Em cảm thấy đã được khuyến khích suy ngẫm
về ý nghĩa của cuộc sống và những giá trị cao quý mà Phật Giáo mang lại.
Đồng thời cũng nhận ra rằng việc hiểu và tôn trọng những tôn giáo khác
nhau là điều quan trọng trong xã hội đa văn hoá của chúng ta.Với sự chiêm
nghiệm này, em hy vọng có thể áp dụng những kiến thức mới vào cuộc sống
hàng ngày của mình và tiếp tục khám phá sự giàu có và đa dạng của các tôn
giáo trên toàn cầu.
Dưới sự hướng dẫn tận tình, vui tính từ tiến sĩ Thích Thông Huệ, buổi
học thực tế đã trở nên hấp dẫn, góp phần không nhỏ vào việc tìm hiểu về
Phật giáo Việt Nam của cá nhân em cũng như các bạn sinh viên khác.Những
kiến thức ấy được truyền tải một cách thực tế,dễ hiểu, dễ ghi nhớ điều đó
làm cho em hiểu hơn về Phật giáo khi du nhập vào nước ta thì có những thay
đổi ra sao để phù hợp với văn hoá của người Việt.
Sau buổi học ấy em cảm thấy rằng bản thân có thể tự tin trò chuyện
bàn luận với bạn bè cũng như gia đình về Phật giáo Việt Nam hình thành và
phát triển ra sao, có các đặc điểm khác so với Phật giáo Ấn Độ hay Thái
Lan, Myanma như thế nào.Từ đó xa hơn trong tương lai có thể giới thiệu với
bạn bè quốc tế những gì tốt đẹp, đặc trưng về mọi mặt của Phật giáo Việt
Nam để rồi khi mọi người nhắc đến tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam
chúng ta đều có thể trầm trồ, khen ngợi những đặc tính nổi bật,những giá trị
tốt đẹp mà ở đất nước họ không có.
Là một người cũng theo Phật giáo nên em càng thêm tự hào khi mình
được tìm hiểu kĩ càng và sẽ luôn trang bị thêm những kiến thức Phật giáo
trên nền tảng được thầy Thông Huệ thuyết giảng.Điều đó rất cần thiết cho
việc học tập cũng như đời sống tinh thần trong cuộc sống hằng ngày.Từ đó
hiểu được những giá trị cao đẹp mà Phật giáo mang lại cho chúng ta trở
thành một trang bị để trong những năm tiếp theo em có thể hoàn thành tốt
việc học cũng như tốt nghiệp có một công việc góp phần tạo được giá trị cho
cuộc sống này tốt đẹp hơn.

You might also like