You are on page 1of 16

Câu 1: Nguồn gốc xuất hiện của nhà nước là gì?

Nguồn gốc nhà nước:

- Quan điểm phi Mác-xít về nguồn gốc nhà nước

- Quan điểm Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước

1. Các quan điểm phi Mác-xít:

- Thuyết thần quyền:

+ Là thuyết cổ điển nhất

+ Thượng đế là người sáng lập và sắp đặt mọi trật tự

+ Nhà nước do Thượng đế sáng tạo

+ Thượng đế trao nhà nước quyền lực

+ Quyền lực nhà nước siêu nhiên, bấy biến, vô hạn, vĩnh cửu

- Thuyết gia trưởng:

+ Kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng

+ Mô hình của một gia tộc mở rộng

+ Quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao

+ Tổ chức tự nhiên

- Thuyết khế ước xã hội:

+ Nhượng một phần quyền tự nhiên vì lợi ích chung


+ Nhà nước không hẳn hoi lật đổ -> khế ước mới

- Thuyết tâm lý: Tâm lý nguyên thuỷ phụ thuộc vàp thủ lĩnh giáo sĩ

- Thuyết bạo lực:

+ Chiếm đất

+ Thị tộc này đối với thị tộc khác

+ Thị tộc chiến thắng

+ Nô dịch kẻ chiến bại thông qua nhà nước

2. Quan điểm Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước:

Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước là một hiện tượng xã hội không
bất biến. Nhà nước xuất hiện khi các tiền đề cho sự ra đời của nhà nước
xuất hiện và biến mất khi các điều kiện cho sự tồn tại đó không còn nữa.
Trong lịch sử xã hội loài người, không phải lúc nào có xã hội cũng đều
xuất hiện nhà nước.

- Chế độ xã hội thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ về kinh tế:

+ Là tổ chức mang tính tự quản đầu tiên

+ Sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động

+ Trình độ sản xuất còn kém, công cụ lao động lạc hậu, năng suất lao
động thấp, cuộc sống con người phụ thuộc vào thiên nhiên

+ Bình đẳng trong lao động và hưởng thụ


+ Quyền lực trong xã hội không mang tính giai cấp

- Cách thức tổ chức xã hội trong hình thái cộng sản nguyên thuỷ: Thị tộc
-> bào tộc -> bộ lạc

Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất/ lớn tuổi không phân biệt
nam hay nữ

Quyết định của Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung/ bắt buộc

Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự

- Sự chuyển biến của xã hội: sự phát triển của lực lượng sản xuất -> 3
lần phân công lao động

+ Lần phân công lao động thứ nhất: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt

+ Lần phân công lao động thứ hai: thủ công nghiệp tách khỏi nông
nghiệp

+ Lần phân công lao động thứ ba: thương nghiệp xuất hiện. Tạo ra tiền
đề kinh tế và tiền đề xã hội cho sự xuất hiện của nhà nước

- Nhà nước ra đời do 2 nguyên nhân:

+ Nguyên nhân kinh tế: sự xuất hiện của chế độ tư hữu về sản

+ Nguyên nhân xã hội: sự ra đời của các giai cấp đối kháng cũng như sự
mâu thuẫn giữa chúng phát triển đến mức không thể điều hoà được một
cách tự nhiên mà cần có một bộ máy đặc biệt có sức mạnh cưỡng chế,
bộ máy đó chính là Nhà nước.
Sự ra đời của các nhà nước điển hình:

- Nhà nước Anten:

+ Hình thức thuần tuý nhất, đối lập giai cấp

+ Phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc

- Nhà nước Roma: ra đời dựa trên thắng lợi của giới bình dân chống lại
giới quý tộc thị tộc Roma.

- Nhà nước Giécmanh: xuất hiện dựa trên kết quả chinh phục của các tộc
người Giecman đối với đế chế Roma khi đế chế này đang trong quá trình
tan rã

- Nhà nước các quốc gia phương Đông:

+ Hơn 3000 năm trước công nguyên

+ Nhu cầu trị thuỷ, chống giặc ngoại xâm

Câu 2:Theo quan điểm của học thuyết Mac-Lenin, khi nào xã hội
loài người không cần đến Nhà nước?

Câu 3: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội Việt Nam hình thành
như thế nào?

Quan niệm truyền thống cho rằng lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên (thời
điểm lập quốc) ở Việt Nam cách đây chừng bốn ngàn năm. Song những
nghiên cứu quan trọng, các phát hiện mới của ngành khảo cổ, lịch sử và
khoa học văn hóa gần đây đã xem xét lại khoảng cách đó, đưa ra kết
luận khác hẳn nhưng đầy sức thuyết phục và phù hợp với thực tế khách
quan.
Thời điểm bắt đầu lịch sử văn minh của mỗi quốc gia là lúc xuất hiện
nhà nước đầu tiên. Với lịch sử Việt Nam, đó là thời các vua Hùng. Tuy
nhiên, dân tộc ta bước vào thời kỳ dựng nước chưa được bao lâu thì mất
nước. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc (từ năm 179 trước Công nguyên
(TCN) đến năm 938), dưới sức mạnh đô hộ và đồng hóa, lịch sử văn
hiến của người Việt đã gần như bị xóa mọi dấu vết, không được ghi chép
để truyền lại. Cái duy nhất mà kẻ thù ngoại bang không thể xóa được đó
là ký ức của nhân dân ta về lịch sử tổ tiên, ông cha mình. Bởi vậy, suốt
một thời gian dài, thời kỳ lập quốc của dân tộc Việt Nam chỉ được phản
ánh trong huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết dân gian. Các huyền thoại
Lạc Long Quân - Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Tiên Dung - Chử Đồng
Tử, Thánh Gióng; những sự tích về trầu cau, bánh chưng, bánh dày, dưa
hấu… đều liên quan đến phong tục, tập quán, cuộc sống của người Việt
xưa, ít nhiều khắc họa hình ảnh của thời kỳ lập quốc. Các “pho sử” đó
có sức sống khá mãnh liệt, bền lâu dù không chính xác và không thành
văn.
Từ khi giành được độc lập quốc gia, ý thức tự tôn và nhu cầu nhận thức
về nguồn gốc dân tộc đã kích thích, thúc đẩy các nhà sử học nước ta đi
sâu tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương. Đến thời Trần (1226-1400),
những huyền thoại, sự tích, truyền thuyết - vốn chỉ lưu truyền trong dân
gian - lần đầu được sưu tầm, tập hợp, biên khảo và ghi chép lại trong các
tài liệu thành văn, mà đáng chú ý nhất là bộ sách Việt điện u linh (của
Lý Tế Xuyên) và Lĩnh Nam chích quái (của Trần Thế Pháp). Sang thế
kỷ 15, nhà sử học nổi tiếng Ngô Sĩ Liên đã - một cách chính thức và có
hệ thống - đưa những tư liệu dân gian ấy vào bộ chính sử quy mô lớn do
ông và các sử thần triều Lê biên soạn. Trong bộ Đại Việt sử ký toàn
thư này, Ngô Sĩ Liên dành riêng một kỷ, đặt tên là Kỷ Hồng Bàng, để
trình bày những truyền thuyết mà ông thu thập được với diễn biến theo
thứ tự thời gian: Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - 18 đời Hùng
Vương. Ngô Sĩ Liên cũng là người đầu tiên nêu ra những niên đại tuyệt
đối cho thời kỳ lập quốc đó. Theo ông thì Kinh Dương Vương - ông nội
của vua Hùng thứ nhất - lên ngôi vào đời Phục Hy bên Trung Quốc (cụ
thể là năm 2879 TCN); còn vua Hùng cuối cùng (thứ 18) chấm dứt sự trị
vì của mình vào năm Chu Noãn Vương thứ 57 (tức năm 258 TCN).
Những mốc thời gian trên được nhiều người cho là chuẩn xác, là cơ sở
để khẳng định cách đây chừng bốn nghìn năm, dân tộc ta đã bước vào
thời kỳ lập quốc (các cụm từ “bốn nghìn năm lịch sử”, “bốn nghìn năm
văn hiến”, “bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước”… rất hay gặp trong
sách báo và cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam). Thế nhưng,
cũng không ít người nghi ngờ một cách hoàn toàn có lý rằng vua chúa
không thể có tuổi thọ của thần thánh, vậy mà trong suốt 2621 năm (2879
- 258 = 2621), chỉ có 20 đời vua (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân
và 18 vua Hùng) nối tiếp nhau, trung bình mỗi vua trị vì… 131 năm!
Hơn nữa, những điều Ngô Sĩ Liên đưa vào chính sử đều là huyền thoại
và truyền thuyết. Huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết mang tính lịch sử,
nhưng không phải là thực tế lịch sử. Do đó, không chỉ dựa vào truyền
thuyết nói chung để ấn định niên đại tuyệt đối cho các sự kiện lịch sử.
Ngô Sĩ Liên trình bày về Kỷ Hồng Bàng với nhiều sự việc, nhiều mốc
thời gian khá rõ ràng, nhưng lại không đưa được những chứng cớ xác
đáng, có sức thuyết phục để chứng minh. Ngay bản thân ông, sau khi
nêu xong những vấn đề trên, cũng đành viết: “Hãy tạm thuật lại chuyện
cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”!
Về mặt lý luận, nhà nước thường chỉ ra đời khi cơ sở kinh tế đã phát
triển, tạo tiền đề cho những chuyển biến xã hội tới mức có sự phân hóa
về địa vị và quyền lực. Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà nước đầu tiên
trên thế giới đều xuất hiện vào giai đoạn phát triển nhất của thời đại đồ
đồng hoặc đầu thời đại đồ sắt. Ngày nay, qua các phát hiện khảo cổ,
khoa học lịch sử Việt Nam đã thiết lập được tương đối hoàn chỉnh sơ đồ
diễn biến văn hóa vật chất của dân tộc ta, từ sơ kỳ thời đại đồ đồng đến
sơ kỳ thời đại đồ sắt, với các giai đoạn phát triển cơ bản theo thứ tự: Văn
hóa Phùng Nguyên - Văn hóa Đồng Đậu - Văn hóa Gò Mun - Văn hóa
Đông Sơn.
Theo kết quả xác định niên đại bằng phương pháp cacbon phóng xạ
(C14), Văn hóa Phùng Nguyên - thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng - tồn tại
cách đây chừng bốn nghìn năm. Như vậy, nếu theo quan niệm phổ biến
lâu nay, thì thời điểm nhà nước đầu tiên xuất hiện trên miền đất nước ta
(thời điểm lập quốc) tương ứng với niên đại của Văn hóa Phùng
Nguyên. Thế nhưng, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được
thuộc nền Văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, chưa hề tìm thấy bất kỳ
công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá vẫn còn phổ biến và chiếm ưu
thế tuyệt đối. Các nhà sử học đều thống nhất kết luận rằng xã hội thời
Văn hóa Phùng Nguyên chưa vượt khỏi hình thái công xã nguyên thủy
và do đó, không thể khẳng định trước đây bốn nghìn năm dân tộc ta đã
bước vào thời đại văn minh, đã có nhà nước!
Câu 4: Khái niệm và bản chất của nhà nước?
Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có
bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý
đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị và lợi ích thống trị
trong xã hội hoặc giai cấp cầm quyền và đại diện cho lợi ích chung toàn
xã hội.
Bản chất của nhà nước:

Bản chất tổng hợp các mặt, các mối quan hệ, các thuộc tính có tính tất
nhiên, tương đối ổn định bên trong nhà nước, quy định sự tồn tại và phát
triển của nhà nước.

Nhà nước được hiểu là công cụ bảo vệ lợi ích của các tầng lớp trong xã
hội, chủ yếu giai cấp thống trị hoặc cầm quyền để thực hiện mục đích
mà giai cấp này đề ra. Hay nói một cách khác, thể hiện tính giai cấp rõ
ràng của nhà nước.
Bên cạnh đó, nhà nước còn là công cụ thể hiện sự thống trị về các mặt:
kinh tế, chính trị, tư tưởng.

- Kinh tế: thông qua nhà nước, giai cấp thống trị đã thực hiện hóa ý
tưởng về một nền kinh tế, đảm bảo được quyền lợi của họ cũng như điều
hòa được các mâu thuẫn kinh tế trong xã hội.

- Chính trị: để có thể thống trị và xây dựng nền kinh tế đáp ứng được
yêu cầu, đòi hỏi giai cấp cầm quyền phải thống trị bằng nhà nước.

- Tư tưởng: để quản lí xã hội hiệu quả, giai cấp cầm quyền xây dựng tư
tưởng của mình thành hệ tư tưởng chính trị xã hội thông qua nhà nước
và bắt các giai cấp, tầng lớp khác tuân theo.

Tính giai cấp là thuộc tính cơ bản của bất kì nhà nước nào.( tùy theo
điều kiện, sự tiến bộ, hoàn cảnh mỗi nhà nước mà thể hiện khác nhau).

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhà nước từ công khai thể hiện tính
giai cấp chuyển sang kín đáo hơn, tăng cường vai trò xã hội của mình.
Tính xã hội: một thuộc tính khác, cũng là sự thay đổi phù hợp với sự tiến
bộ xã hội loài người. Cũng theo C.Mac thì chủ nghĩa xã hội là giai đoạn
đầu của hình thái kinh tế - xã hội, cộng sản chủ nghĩa là hình thái kinh tế
- xã hội cao nhất.

Chính vì vậy mà chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng riêng, cơ sở kinh
tế của nó dc thiết lập trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất, khác hoàn
toàn so với cơ sở các nhà nước trước đó. Ngoài ra, xã hội chủ nghĩa
không tồn tại giai cấp thống trị rõ ràng mà chỉ có sự tồn tại của giai cấp
cầm quyền đại diện cho quyền lợi của đông đảo nhân dân lao động trong
xã hội. Nhờ sự khác biệt đó, tính giai cấp dần được thu hep lại. Nói cách
khác, chuyên chính vô sản là nền chuyên chính kiểu mới, sự chuyên
chính của số đông chống lại số ít lực lượng thù địch của nhân dân lao
động.

Tính xã hội còn thể hiện qua các đặc trưng:

- Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, cầm quyền.

- Đảm bảo quyền lợi các giai cấp tầng lớp khác ở mức nhất định.

Như vậy có thể thấy nhà nước là tổ chức quyền lực công đặc biệt, nhân
danh xã hội để quản lí xã hội, đảm bảo lợi ích của mọi tầng lớp, giai cấp
trong khuôn khổ nhất định.

Từ những khía cạnh đó ta có thể suy ra được xã hội muốn phát triển ổn
định, có trât tự thì phải có nhà nước. Bởi bát kì xã hội nào cũng có
những vấn đề chung mag tính chất toàn xã hội không phải của riêng một
cá nhân nào nên nhà nước sẽ là thiết chế đại diện cho toàn xã hội đứng
lên giải quyết các vấn đề đó, đảm bảo sự ổn định và bền vững của xã
hội. Và ngày nay thì tính xã hội của nhà nước ngày một được mở rộng
do xu hướng toàn cầu hòa, không chỉ trong phạm vi của một quốc gia
mà lan rộng ra quốc tế, cùng hội nhập, hợp tác để cùng giải quyết những
vấn đề chung đó.
Nhà nước có 2 bản chất cơ bản: tính giai cấp và tính xã hội cùng tồn tại
trong thể thống nhất và có quan hệ biện chứng vs nhau. Ngoài 2 thuộc
tính nêu trên, nhà nước còn có tính dân tộc, tính pháp chế,…

Câu 5: Trình bày chức năng của nhà nước?

Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản, mang
tính thường xuyên, liên tục và ổn định xuất phát từ bản chất giai cấp, vai
trò.

Phân loại chức năng:

Có nhiều cách phân loại chức năng như căn cứ vào phương diện hoạt
động ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nhà nước hay căn cứ
vào mức độ tập trung nguồn lực để thực hiện chức năng nhà nước nhưng
phổ biến nhất hiện nay là cách phân chia chức năng nhà nước căn cứ vào
phạm vi hoạt động chủ yếu của nhà nước. Theo căn cứ phân loại này,
chức năng nhà nước gồm hai loại:

Chức năng đối nội:

+ Hoạt động cơ bản của nhà nước trong nội bộ đất nước.

Ví dụ như phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề xã hội, an ninh quốc
phòng.

Chức năng đối ngoại:

+ Hoạt động cơ bản của đất nước với các quốc gia khác, dân tộc khác.
Ví dụ như hợp tác quốc tế về mặt kinh tế, văn hóa khoa học, bảo vệ môi
trường.

Để thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều
hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có 3 hoạt động
chính:

Về hình thức thực hiện chức năng của nhà nước, về cơ bản có 3 hình
thức đó là:

- Xây dựng pháp luật

- Tổ chức thực hiện pháp luật

- Bảo vệ pháp luật

Về phương thức thực hiện chức năng của nhà nước rất đa dạng nhưng có
hai nhóm phương pháp thường được các nhà nước sử dụng đó là: giáo
dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Trong các kiểu nhà nước mà giai cấp thống trị là giai cấp bóc lột thì
phương pháp thực hiện chức năng nhà nước chủ yếu là phương pháp
cưỡng chế. Điều này thể hiện rõ tính giai cấp của nhà nước đó nhằm đàn
áp, bóc lột nhân dân lao động. Trong khi đó kiểu nhà nước lại coi trọng
phương pháp giáo dục, thuyết phục nhằm động viên khích lệ tạo điều
kiện cho đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào công tác quản lí
xã hội. Phương pháp cưỡng chế chỉ được áp dụng khi phương pháp giáo
dục thuyết phục không đạt được hiệu quả.
Câu 6: Kiểu nhà nước là gì? Theo quan điểm của học thuyết Mac -
Lenin, trong xã hội loài người có mấy kiểu nhà nước?

Khái niệm: Kiểu nhà nước là một dạng thức nhà nước ra đời, tồn tại và
phát triển trong một hình thái kinh tế xã hội có giai cấp nhất định, có bản
chất, đặc điểm, nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu hoạt động phù hợp với ý
chí của giai cấp cầm quyền trong hình thái kinh tế xã hội đó.

Theo quan điểm của học thuyết Mac -Lenin, trong xã hội loài người có 4
kiểu nhà nước:

+ Nhà nước chiếm hữu nô lệ

Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, ra đời trên cơ
sở tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc, gắn liền với chế độ tư hữu và phân
chia xã hội thành các giai cấp đối kháng. Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô
lệ được xây dựng dựa trên cơ sở chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với
toàn bộ tư liệu sản xuất và người nô lệ.

Nô lệ không có tư liệu sản xuất, bị coi là tài sản của chủ nô, vì vậy bị
bóc lột rất tàn nhẫn và phải phục tùng vô điều kiện những ý muốn của
chủ nô. Sự bóc lột không có giới hạn đó làm cho mâu thuẫn chủ nô và
nô lệ ngày càng gay gắt.

Nô lệ không muốn bị bóc lột, họ đứng lên đấu tranh chống lại chủ nô.
Mặt khác,giai cấp chủ nô cũng nhận thấy không thể duy trì quan hệ sản
xuất cũ. Họ giải phóng nô lệ, giao đất canh tác cho họ và thu thuế trên
những vùng đất đó. Chính điều đó đã dẫn đến sự chuyển hoá dần từ
phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong
kiến.

+ Nhà nước phong kiến

Nhà nước chiếm hữu nô lệ dần bị diệt vong và thay vào đó là nhà nước
phong kiến.

Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến
đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu là
ruộng đất và 1 phần sức lao động của nông dân. Nông dân không có
ruộng đất, phải làm thuê cho địa chủ và nộp tô thuế. Sự phát triển mạnh
mẽ của sản xuất và các cuộc phát kiến địa lí đem lại nguồn của cải lớn
về Châu Âu.

Trên cơ sở đó, công cuộc tích luỹ tư bản được tiến hành, hình thành 2
giai cấp mới tư sản và vô sản. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và chế độ
phong kiến ngày càng gay gắt, họ đứng lên đấu tranh. Hình thái kinh tế
xã hội phong kiến dần bị thay thế bởi hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ
nghĩa và nhà nước tư sản ra dời thay thế nhà nước phong kiến.

+ Nhà nước tư sản

Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư kiệu sản xuất và bóc lột giá
trị thặng dư. Người nông dân, công nhân vẫn tự do,và về hình thức vẫn
bình đẳng với chủ. Tuy nhiên,do không có tư liệu sản xuất công nhân
phải làm thuê và kết quả họ vẫn lệ thuộc vào nhà tư sản.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở thời kì đầu là những quan hệ sản
xuất tiến bộ so với quan hệ sản xuất phong kiến, tạo ra điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Nhưng do được xây dựng dựa
trên cơ sở tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư,
khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, những
quan hệ đó đã trở nên mâu thuẫn, không còn phù hợp với lực lượng sản
xuất đã phát triển đến một trình độ xã hội hoá rất cao.

Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng
để xoá bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thiết lập một quan hệ sản
xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là
kiểu quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất. Cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất sẽ dẫn đến sự thay
thế hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa tư bản sang xã hội chủ nghĩa và sự
thay thế kiểu nhà nước tư sản bằng kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
+ Nhà nước XHCN

Là kiểu nhà nước đặc biệt, nhà nước kiểu mới. Kiểu nhà nước cuối cùng
trong lịch sử xã hội loài người là nhà nước xã hội chủ nghĩa thay thế nhà
nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa . Là tổ
chức mà thông qua đó, đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai
trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính
trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã
hội; đó là một nhà nước kiểu mới; là hình thức chuyên chính vô
sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

You might also like