You are on page 1of 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
Chương 1 : Khái quát nguyên nhân thiết lập thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê
– chúa Trịnh ở Đàng Ngoài..................................................................................1
1.1. Nguyên nhân từ yếu tố chính trị.................................................................1
1.2. Nguyên nhân nhân từ yếu tố lịch sử...........................................................2
1.3. Nguyên nhân từ tương quan lực lượng giữa các phe phái phong kiến.......3
Chương 2 : Những đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa
Trịnh ở Đàng Ngoài..............................................................................................4
2.1. Thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh là thể chế của hai dòng
họ, giữa vua và chúa kết hợp cùng nắm quyền vừa có sự hòa hợp vừa có sự
mâu thuẫn..........................................................................................................4
2.2. Thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh là thành quả của quá
trình kết hợp lực lượng với mục đích duy trì sự ổn định của đất nước.............5
2.3. Trong mô hình lưỡng đầu chế ở thời Lê - Trịnh có điểm khác biệt về
quyền lực giữa hai bên vua và chúa...................................................................5
2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh được xây dựng và tổ
chức theo nguyên tắc nhất định thể hiện tính thống nhất, chặt chẽ trong đó có
một số yếu tố của tổ chức bộ máy được hoàn thiện thành quy định luật pháp..6
2.5. Việc tổ chức cơ quan, văn thư phòng trong thời Lê - Trịnh có có sự cải
tiến về cả số lượng lẫn chất lượng, trong đó việc phân công quyền và nghĩa vụ
của cùng bộ phận rõ ràng hơn............................................................................6
KẾT LUẬN..........................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................7
MỞ ĐẦU
Trong suốt quãng thời gian từ thế kỷ XVI – XVIII nên chính trị thế giới
chịu sự ảnh hưởng của hai xu hướng chính trị cơ bản đó là xu hướng tản quyền
và xu hướng phân quyền. Đây là hai xu thế đối lập nhau về tư tưởng chính trị,
tuy nhiên mỗi xu hướng lại có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó, chưa
một xu hướng nào đạt đến sự hoàn hảo nhất. Trong bối cảnh đó, thể chế lưỡng
đầu ra đời là sự giao thoa giữa hai xu hướng chính trị cơ bản trên nhằm khắc
phục hạn chế của các xu hướng cũ. Thể chế lưỡng đầu ở Việt Nam thời Lê –
Trịnh không hẳn là cơ chế phân quyền cũng không hẳn là cơ chế tản quyền mà
là một trạng thái đặc dị, tồn tại mang nhiều nét đặc điểm đặc thù. Hơn nữa
nguyên nhân ra đời của thể chế này cũng có nhiều nét độc đáo, bí ẩn khác hẳn
với lý do ra đời của các thể chế khác. Chính vì vậy để tìm hiểu các yếu tố dẫn
đến nguyên nhân thiết lập và những điểm đặc thù để phân biệt cơ chế này với
các xu hướng chính trị khác, tôi tập trung nghiên cứu đề tài “Nguyên nhân
thiết lập và đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở
Đàng Ngoài (1599 – 1786)” để trả lời những vấn đề đặt ra trong yêu cầu của
tiểu luận với mong muốn có thêm nhiều kiến thức về học phần Lịch sử nhà
nước và pháp luật cũng như để tìm hiểu thêm về nền chính trị nước ta thời kỳ
phong kiến.

NỘI DUNG
Chương 1 : Khái quát nguyên nhân thiết lập thể chế nhà nước lưỡng đầu
vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
1.1. Nguyên nhân từ yếu tố chính trị
Việc lựa chọn thể chế nhà nước của một quốc gia chịu sự chi phối của rất
nhiều yếu tố về cả mặt chủ quan và khách quan. Nền chính trị của một nước,
một quốc gia dân tộc nào cũng được xây dựng trên một cơ sở kinh tế – xã hội
nhất định, chịu tác động và ảnh hưởng của hoàn cảnh và điều kiện lịch sử, của
môi trường xã hội trong nước cũng như của bối cảnh quốc tế và thời đại. Trong
có yếu tố tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng chính trị mà quốc gia
1
đang có tôn giáo đó thịnh hành. Ở Việt Nam thời kỳ Lê – Trịnh thì Nho giáo đã
trở nên phổ biến và là một tôn giáo lớn, xét trong hệ tư tưởng chính trị - xã hội
thì Nho giáo là một học thuyết chủ trương, một loại chế có sự thống nhất, tập
trung cao nhất. Theo quan niệm của Nho giáo, vua là do Trời ban xuống để cai
trị nhân dân, là người có quyền lực quân chủ tối cao của đất nước, không những
thế vua còn là đại diện tuyệt đối và duy nhất có ý chí của trời. Nho giáo trong
một thời điểm nhất định chỉ giữ quan niệm một nước chỉ có một vua, hoặc một
dòng họ đứng đầu và nắm quyền lực cao nhất mà không thể bị hạn chế hay chia
nhỏ. Đây được coi lập trường bất biến và khó thể thay đổi đối với các quốc gia
tuyên bố lấy Nho giáo làm học thuyết cai trị.

Tuy nhiên, do thuyết Chính danh của chính tư tưởng Nho giáo ở giai đoạn
vào cuối thế kỷ XVI đã xuất hiện quan điểm khác về người nắm cầm quyền của
đất nước, theo thuyết Chính danh thì mỗi người đều có cái “Danh” của mình để
làm việc, kể cả vua chúa cũng vậy. Do đó trong lịch sử Việt Nam ở giai đoạn
1599 – 1786 thuộc thế kỷ XVI – XVIII đã thiết lập và tồn tại một bộ máy quyền
lực nhà nước với cấp cao nhất được phân thành hai nhánh, đó là một loại thiết
chế vừa có vua và vửa có chúa cùng song song tồn tại ở Đàng Ngoài. Ở thiết
chế nhà nước Lê - Trịnh có nhiều nét đặc thù mang tính lịch sử, về cơ bản vẫn
chứa đựng những nét mâu thuẫn với nguyên lý, lý thuyết về quyền lực mà Nho
giáo đang truyền đạt. Tuy nhiên, ngoài những sự mâu thuẫn đó thì thiết chế nhà
nước thời Lê – Trịnh cũng bị thừa nhận rằng sự ra đời của mình là sự hiện diện
tuân theo tư tưởng của Nho giáo về quyền lực nhà nước. Chính vì sự mẫu thuẫn
với nguyên lý quyền lực của Nho giáo ở Đàng Ngoài đã làm hệ tư tương Nho
giáo ở đây bị ảnh hưởng theo hướng sa sút đáng kể, đồng thời cũng là lý do dẫn
đến những bất cập, hạn chế trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy chính
quyền vua Lê – chúa Trịnh thời đó.

2
1.2. Nguyên nhân nhân từ yếu tố lịch sử
Ngay từ đầu Thời Lê Trung Hưng, vào giai đoạn Nam Triều đã manh nha,
mầm mống cho việc hình thành thể chế lưỡng đầu. Tuy nhiên ở giai đoạn này
thể chế lưỡng đầu mới ở giai đoạn sơ sinh, còn non kém và nhiều hạn chế, trong
đó ban đầu của thể chế lưỡng đầu gồm vua Lê – Nguyễn Kim rồi mới đến vua
Lê – chúa Trịnh. Sau khi đánh đổ nhà Mạc, họ Trịnh không có một cách nào
khác mà đành phải duy trì vị trí của vua Lê ở Đàng Ngoài cùng với mình vì
nhiều lý do lịch sử khác nhau.

Về phía nhà Lê, từ năm 1497 trở đi, có nghĩa là sau thời vua Lê Thánh
Tông thì triều Lê đã mục nát, tàn tệ không còn đủ khả năng để một mình cai
quản Đàng Ngoài, không thể khôi phục lại vị thế tập quyền so với thời kỳ hưng
thịnh của vương triều mình như trong thời kỳ trước đây. Trong hoàn cảnh lịch
sử đầy biến động, khó khăn khi đó vua Lê muốn tồn tại phải dựa dẫm vào họ
Trịnh.

Về phía họ Trịnh giai đoạn đó đang bị nhiều thế lực thù địch nhăm nhe, đe
dọa chính vì lý do đó để tránh được hiểm họa cho mình và nhằm tiêu diệt các
đối thủ thì chúa Trịnh cũng phải mượn danh nghĩa của nhà Lê.

Hiểu một cách đơn giản, hai dòng họ này không thể tồn tại một cách riêng
rẽ mà phải phụ thuộc lẫn nhau để đứng vững, nếu một dòng họ loại bỏ bên đầu
kia của “lưỡng đầu chế” thì chấm dứt tồn tại là tất yếu. Đây cũng là câu trả lời
vì sao chúa Trịnh đủ khả năng để thoái vị vua Lê nhưng đã không làm như thế.
Ngoài ra, nếu chúa Trịnh cướp ngôi vua Lê thì còn bị khép vào tội phản nghịch,
không được lòng dân khi đứng lên nắm quyền, mà đã không được lòng dân thì
rất khó tồn tại.

1.3. Nguyên nhân từ tương quan lực lượng giữa các phe phái phong kiến
Một nguyên nhân nữa dẫn đến thiết lập thể chế nhà nước lưỡng đầu Lê –
Trịnh là xuất phát từ tương quan lực lượng giữa các phe phái phong kiến với
nhau. Đó là giữa nhà Lê với họ Trịnh, giữa nhà Nguyễn đại diện cho phong kiến

3
Đàng Trong và lưỡng đầu chế Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài có sự khác nhau về lực
lượng một cách rõ ràng.

Với bề dày tồn tại và cai trị đất nước, nhà Lê đến giai đoạn này vẫn là triều
đại để lại sự ảnh hưởng to lớn trong xã hội phong kiến nước ta, vẫn có uy tín
nhất định vối nhiều sĩ phu và quần chúng cho nên đã lôi kéo được đông đảo lực
lượng. Nhưng lúc này nhà Lê đã tỏ ra yếu kém, cần sự đồng hành của họ Trịnh
để làm lên nghiệp lớn. Họ Trịnh lại là một tập đoàn phong kiến trẻ, có tiềm
năng vươn lên nhưng chưa có nền tảng cơ sở vững chắc vẫn phải dựa vào quyền
uy của nhà Lê. Đồng thời, phong kiến đàng Trong có ý định giúp vua Lê để diệt
họ Trịnh do đó các chúa Trịnh rất cẩn trọng, không dám làm “phận lòng” vua
Lê để tập trung chống Nguyễn, tránh tình trạng “một cổ đeo hai gông”.

Tóm lại, chính vì những sự tương quan về lực lượng đó đã làm nguyên
nhân dẫn đến sự ra đời của bộ máy hành chính nhà nước Lê – Trịnh với mục
đích đưa mọi quyền lực về phía Họ Trịnh, còn vua Lê chỉ là cái bóng. Việc cho
ra đời thể chế Lê – Trịnh để tập trung chống lại các đối thủ khác như phong kiến
Trung Quốc và nhà Minh ở phía Bắc hay tập đoàn phong kiến Nguyễn ở phía
Nam. Họ Trịnh mượn danh nhà Lê để lấy niềm tin của nhân dân, do tập đoàn
Trịnh chưa có cơ sở xã hội vững chắc trong nhân dân, chưa được toàn dân ủng
hộ mà trái lại còn bị nhân dân nhiều nơi phản đối.

Kết lại, nguyên nhân thiết lập thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa
Trịnh ở Đàng Ngoài về cơ bản là do hoàn cảnh lịch sử, cụ thể là do các yếu tố tư
tưởng của thuyết chính danh của Nho giáo giữ vai trò chủ đạo cùng với sự
tương quan lực lưỡng của các phe.

4
Chương 2 : Những đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa
Trịnh ở Đàng Ngoài
2.1. Thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh là thể chế của hai
dòng họ, giữa vua và chúa kết hợp cùng nắm quyền vừa có sự hòa hợp vừa
có sự mâu thuẫn
Như đã phân tích ở trên, thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh
được tạo ra từ hai dòng họ, hai tập đoàn phong kiến. Một bên là tập đoàn có bề
dày tồn tại lâu đời, một bên là tập đoàn phong kiến mới thành lập có năng lực
thực tế nhưng chưa có cơ sở xã hội vững chắc. Hai bên kết hợp với nhau vì
nhiều nguyên nhân tuy nhiên cùng có chung một mục đích là cùng tồn tại và
phát triển với nguyên tắc cả hai cùng có lợi. Mỗi bên có quyền riêng của mình
trong từng lĩnh vực được phân chia một cách rõ ràng, tuy nhiên quyền lực chủ
yếu được tập trung cho họ Trịnh, vua Lê được quyền thu thuế một số khu vực
để chi tiêu trong triều đình. Trong quá trình tồn tại song song đó không thể
tránh khỏi những mâu thuẫn giữa hai tập đoàn trong việc tranh dành quyền uy
và phân chia nhiệm vụ tuy nhiên về cơ bản vẫn hòa thuận tồn tại hơn 200 năm.

2.2. Thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh là thành quả của quá
trình kết hợp lực lượng với mục đích duy trì sự ổn định của đất nước
Trong bối cảnh lịch sử đó, dòng họ Trịnh đang bị nhiều đối thủ từ nhiều
phía bao vây đe dọa, đồng thời nhà Lê đang được phe phong kiến đàng Trong
ủng hộ với khẩu hiệu “ phù Lê diệt Trịnh”. Đồng thời, triều đại Lê đang ở giai
đoạn suy thoái, mục nát từ bên trong, tiềm năng khôi phục vương triều như
trước gần như là không thể. Chính vì vậy, họ bắt tay nhau kết hợp lực lượng
trong đó, nhà Lê có được cơ sở xã hội vững chắc, được nhiều sĩ phu phong kiến
và quần chúng nhân dân hướng theo và họ Trịnh với sức mạnh của một tập đoàn
mới, với tu duy nhạy bén với thời cuộc đã đặt ra mục đích chung đó là duy trì sự
ổn định ở Đàng Ngoài.

Đây là mục đích mà cả hai bên đều hướng đến, vua Lê thì mong muốn tồn
tại càng lâu càng tốt, còn họ Trịnh thì mong muốn kết hợp lực lượng để chống

5
lại các lực lượng thù địch : phong kiến Trung Quốc và nhà Minh ở phía Bắc hay
tập đoàn phong kiến Nguyễn ở phía Nam,... và sự bạo loạn của nhân dân đàng
Ngoài. Sự ra đời này là minh chứng của thành quả của quá trình kết hợp lực
lượng với mục đích duy trì sự ổn định của đất nước.

2.3. Trong mô hình lưỡng đầu chế ở thời Lê - Trịnh có điểm khác biệt về
quyền lực giữa hai bên vua và chúa
“Triều đình giữ uy phúc, vương phủ giữ quyền bính” là nội dung sử Việt
ghi lại để mô tả về sự khác biệt về quyền lực giữa vua và chúa ở thể chế nhà
nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh. Các chúa Trịnh với tham vọng của mình
liên tục thực hiện các cuộc cải tổ bộ máy nhà nước với mục đích tập trung cao
độ quyền lực về tay mình. Việc cải cách tổ chức bộ máy như vậy còn có một
mục đích nữa là phân công quyền lực rõ ràng, có sự phối hợp công vụ chặt chẽ,
để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cai trị của Nhà nước phong kiến, giữ vững được
nền thống trị của giai cấp phong kiến đương thời. Chính vì sự phân công về
quyền lực rõ ràng như vậy đã giúp Lê – Trịnh tồn tại được suốt 240 năm.

2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh được xây dựng và tổ
chức theo nguyên tắc nhất định thể hiện tính thống nhất, chặt chẽ trong đó
có một số yếu tố của tổ chức bộ máy được hoàn thiện thành quy định luật
pháp
Cách thức cơ cầu tổ chức bộ máy nhà nước ở thời Lê – Trịnh có nhiều nét
rất độc đáo, khác biệt hẳn so với các thể chế Nhà nước trước đây. Bộ máy nhà
nước trong giai đoạn này được tạo thành bởi hai cơ quan quan trọng hàng đầu là
phủ chúa và triều đình. Phủ chúa là của họ Trịnh và triều đình là của vua Lê,
đồng thời còn có Lục bộ và Lục phiên. Lục bộ bao gồm 6 cơ quan chức năng
cao câp trong triều đình là Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công,
lục phiên ở phủ Chúa bao gồm : Lại phiên, Hộ phiên, Lễ phiên, Binh phiên,
Hình phiên, Công phiên. Tất cả các cơ quan này nhìn có vẻ khó hiểu và phức
tạp tuy nhiên được xây dựng và tổ chức hoạt động một cách rất chặt chẽ, có tính
thống nhất, hệ thống từ cao đến thấp được quy định rất rõ ràng. Một trong số

6
các cách thức tổ chức bộ máy này đã được luật hóa để thực hiện trong giai đoạn
này.

2.5. Việc tổ chức cơ quan, văn thư phòng trong thời Lê - Trịnh có có sự cải
tiến về cả số lượng lẫn chất lượng, trong đó việc phân công quyền và nghĩa
vụ của cùng bộ phận rõ ràng hơn.
Đây cũng là đặc điểm mới nổi bật và là điểm tiến bộ so với các thể chế nhà
nước trước đây. Việc cải tiến này giúp các văn thư phòng, nơi làm việc của
quan lại thời Lê - Trịnh có sự hiệu quả hơn, thực hiện tốt các nhiệm vụ nhà vua
và chúa giao. Nhà nước có nhiều cơ quan và chức quan mới được đặt ra, ngạch
quan võ có vai trò rất quan trọng, hầu hết các chức vụ chủ chốt từ trung ương
đến địa phương được trao cho các võ quan nắm giữ.

KẾT LUẬN
Tóm lại, thế chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
được thiết lập bởi một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, trong đó có nhiều yếu tố là tác
động đến sự ra đời của thể chế này. Vì nguyên nhân thiết lập đặc biệt như vậy
đã mang lại cho thể chế này những nét đặc điểm riêng biệt, đặc trưng mà không
có một mô hình thể chế nhà nước nào có được. Bằng việc thực hiện nghiên cứu
đề tài “Nguyên nhân thiết lập và đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu
vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1599 – 1786)” đã trả lời những vấn đề đặt
ra trong yêu cầu của đề tài tiểu luận. Trên đây là những hiểu biết của tôi về
nguyên nhân và đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh
ở Đàng Ngoài. Với tư cách là một học viên ngồi trên ghế nhà trường cho nên
kiến thức về học phần này còn nhiều thiếu sót, cho nên trong quá trình thực hiện
đề tài không thể tránh khỏi sai sót, hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự
quan tâm và giúp đỡ của quý giảng viên để tôi có thể hoàn thiện hơn kiến thức
của mình.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân.
2. Việt Nam lược sử, Nxb Tân Việt, Hà Nội, tác giả Trần Trọng Kim

You might also like