You are on page 1of 7

*Hoàn cảnh:

-Hiệp định Pari 1973 ( giống vid). (Bổ sung): một trong những mục tiêu chiến
tranh mà Mỹ- Ngụy đề ra trong kế hoạch 3 năm ( 1973-1976) là chiếm lại toàn
bộ vùng giải phóng của ta, xóa bỏ hình thái “ da báo” ở miền Nam, nhằm biến
miền Nam thành 1 quốc gia riêng biệt, lệ thuộc vào Mỹ.
( Sau hiệp định pari được kí kết, dưới sự chỉ đạo của Mỹ, chính quyền Nguyễn
Văn Thiệu đã ngang ngược phá hoại hiệp định, mở các cuộc hành quân lấn
chiếm vùng giải phóng của ta. Trong vùng kiểm soát, cũng đã diễn ra liên tiếp
các cuộc hành quân càn quét và bình định nhằm khủng bố đàn áp.)

*Chủ trương:
-7/1973, Hội nghị lần thứ 22 1 BCHTW Đảng khóa III đã nêu rõ:
+ kẻ thù: Đế quốc Mỹ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
+ con đường cách mạng: con đường bạo lực cách mạng -> nhấn mạnh: bất kể
trong trường hợp nào cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến
lược tiến công.
+ đấu tranh trên 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
+ nhiệm vụ: giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển thực lực của cách mạng
-> yêu cầu bức thiết, cơ bản trong giai đoạn mới.
=> tư tưởng chỉ đạo: tích cực phản công, chuẩn bị tiến lên hoàn toàn giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Thực hiện NQ của Đảng, từ cuối năm 1973 và cả năm 1974, quân và dân ta ở
miền Nam đã liên tiếp giành được thắng lợi to lớn trên khắp các chiến trường,
mở rộng them nhiều vùng giải phóng, tiêu diệt nhiều cụm cứ điểm chi khu, quận
lỵ, bức rút nhiều đồn bốt, dồn địch vào thế đối phó lúng túng, bị động -> khả
năng giải phóng miền Nam đã chin muồi.
+ đặc biệt, cuối năm 1974 đầu 1975, quân ta thực hiện chiến dịch 14, đánh chiếm
thị xã Phước Long( 6/1/1975) giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, địch không
có khả năng đánh chiếm trở lại -> quân chủ lực cơ động của ta đã mạnh hơn ->
sự suy yếu của quân đội Sài Gòn => BCHTW nhận định 1975 là thời cơ và chỉ rõ
nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền nam,
nhấn mạnh sự cần thiết tranh thủ thời cơ “đánh nhanh, thắng nhanh” để giảm bớt
sự tàn phá của chiến tranh,…
* Chiến dịch Tây Nguyên (10/1974-3/1975): chiến dịch mở đầu với
nghệ thuật Nghi binh.
- Nguyên nhân chọn đây là chiến dịch mở đầu:
+ Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “ Ai chiếm được Tây Nguyên sẽ làm
chủ Việt Nam và Đông Dương” -> Tây Nguyên từ lâu đã trở thành vị trí chiến
lược mà bất cứ lực lượng nào cũng muốn kiểm soát toàn bộ khu vực Đông
Dương đều muốn chiếm lấy. Vì khu vực này tiện cho ta tiếp tế hậu cần mà địch
lại phòng thủ sơ hở. Thêm nữa, Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương- là vùng đất
có vị trí chiến lược quan trọng trong quân sự. Chiếm được Tây Nguyên sẽ cắt đôi
thế phòng thủ hiện tại của quân đội SG ở miền Nam => Khi mất Tây Nguyên sẽ
rất khó để tổ chức phản công tái chiếm.
-Diễn biến:
+ kế hoạch nghi binh: đánh lừa cho địch lầm tưởng ta chuẩn bị đánh Kon Tum,
Gia Lai nhưng thực tế điều quân đi xuống phía Nam Tây Nguyên, chuẩn bị đánh
Buôn Ma Thuật ( sử dụng dân loan tin ta chuẩn bị đánh Kon Tum -> đánh lừa
địch).
+ từ ngày 4-9/3/1975 đánh cắt giao thông trên các trục đường 14,19,21 tiêu
diệt các chi khu quân sự thực hiện nghi binh và chia cắt chiến lược lực
lượng địch ở Tây Nguyên, cô lập Buôn Ma Thuột
+ Từ ngày 10-11/3/1975, thực hiện trận then chốt mở màn, dùng sức mạnh
binh chủng hợp thành quy mô lớn tiến công giải phóng thị xã Buôn Ma
Thuột, phá vỡ thế lược của địch, tạo ra đột biến về chiến lược, mở ra thời
cơ mới
+ Từ ngày 12-17/3/1975 thực hiện trận then chốt quan trọng đập tan cuộc
phản kích của sư đoàn 23 và các lực lượng địch ứng cứu hòng chiếm lại
Buôn Ma Thuột, giữ vững thành quả, đẩy địch vào tình thế bị động đối phó
từ sai lầm này đến sai lầm khác.
+ Từ ngày 17-24/3/1975 thực hiện trận then chốt quyết định đánh truy kích
lực lượng quân đoàn 2 và hệ thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở quân
khu 2 , biến cuộc rút quân của chúng trên đường số 7 thành cuộc tháo chạy
hỗn loạn và bị tiêu diệt hoàn toàn, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên.
-> Chỉ trong 20 ngày (4-24/3), chiến thắng ở Tây Nguyên không chỉ giải
quyết hàng loạt mục tiêu quân sự, chính trị trên chiến trường chiến lược
quan trọng này mà còn tạo cơ sở và điều kiện thuận lời cho phát triển chiến
dịch (xuống các tỉnh ven biển miền Trung, mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng).
Trước tình hình quân ta thắng lớn ở Tây Nguyên, cuộc họp bộ chính trị
ngày 18/3/1975 đã quyết định giải phóng miền Nam trong nam 1975. Chiến
dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước sang giai đoạn mới. Từ cuộc tổng tiến công Tây Nguyên phát triển
thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam khi
chiến dịch Tây Nguyên chấm dứt thì chiến dịch Huế - Đà Nẵng bắt đầu
diễn ra từ 21/3 – 29/3 .
- Ý nghĩa:
+ Ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu diệt 1 bộ phận lớn sinh lực địch
, giải phóng địa bàn có ý nghĩa chiến lược, làm rung động toàn bộ hệ thống
phòng thủ của địch ở phía Bắc, phá vỡ và cắt đôi thế bố trí chiến lược của
địch, làm cho địch phải co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường ,
mở ra thời cơ cho cuộc tổng tiến công chiến lược.
+ Đẩy địch vào thế bị động lúng túng, tác động đến tinh thần binh sĩ địch
trên các chiến trường, cổ vũ và động viên tinh thần khí thế tiến công của
quân và dân ta ở tiền tuyến và hậu phương.

*Chiến dịch Huế- Đà Nẵng (21- 29/3/1975)


- Thắng lợi của Chiến dịch tiến công Huế-Đà Nẵng có ý nghĩa chiến lược. Cùng
với thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên, nó đã làm thay đổi hẳn cục diện chiến
tranh, tạo ra những điều kiện rất cơ bản, góp phần giải phóng Sài Gòn và hoàn
toàn miền Nam một cách nhanh chóng.
- Nguyên nhân chọn chiến dịch: Ngay sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột và
thắng lớn trên chiến trường Tây Nguyên, trên cơ sở phát hiện những lúng túng
và sai lầm trong chỉ đạo chiến lược của địch, ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị đã
khẳng định: Thời cơ chiến lược đã đến, hạ quyết tâm chuyển cuộc tiến công
chiến lược thành cuộc tổng tiến công chiến lược, chuyển phương án cơ bản sang
phương án thời cơ, hoàn thành kế hoạch trong hai năm 1975 - 1976 ngay trong
năm 1975, với hướng tiến công chiến lược chủ yếu là Sài Gòn. Nhưng trước mắt
nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ quân địch trong Vùng chiến thuật 1, từ Quảng Trị
đến Quảng Ngãi, giải phóng Huế, Đà Nẵng. Như vậy, với ba đòn tiến công chiến
lược chủ yếu (Tây Nguyên, Trị - Thiên - Huế và Đà Nẵng, Sài Gòn), mục tiêu giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước được thực hiện trọn vẹn. Chiến dịch Trị -
Thiên - Huế và Đà Nẵng là hoạt động trọng tâm của ta tiếp sau chiến thắng Tây
Nguyên.
- Diễn biến:
+ Sau khi mất Tây Nguyên, thế phòng thủ chiến lược của địch bị rung chuyển
nghiêm trọng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở chiến dịch
Huế-Đà Nẵng lấy tên là "Mặt trận 475".
+ Chiến trường được phân thành hai khu vực: Trị Thiên-Huế và Quảng Nam-Đà
Nẵng, trong đó mục tiêu chủ yếu là Huế-Đà Nẵng. Lực lượng tham gia chiến
dịch gồm: ngoài lực lượng đã có, Quân khu Trị Thiên được tăng cường thêm
Quân đoàn 2, có thêm Sư đoàn 325 (thiếu trung đoàn 95), Sư đoàn 304 và Sư
đoàn 2 thuộc Quân khu 5.
+ Ngày 21-3-1975, từ các hướng Bắc, Tây, Nam, quân ta đồng loạt tiến công,
hình thành nhiều mũi bao vây địch, mở màn cuộc tiến công Huế. Đến ngày 24-3,
quân ta đã bao vây chặt toàn bộ tập đoàn phòng ngự của địch ở Huế; cũng trong
ngày 24-3, quân ta đập tan tuyến phòng thủ của địch ở Tam Kỳ, xoá sổ Sư đoàn
2, Liên đoàn 12 biệt động quân nguỵ, giải phóng hoàn toàn thị xã Tam Kỳ
(Quảng Nam).
+ Sáng ngày 25-3-1975, Trung đoàn 101 Sư đoàn 325, Trung đoàn 3 Sư đoàn
324, các đơn vị của quân khu Trị-Thiên và các cánh quân của Quân đoàn 2 từ các
hướng tiến về Huế.
. Quân ta vây kín cả 4 phía và thần tốc tiến vào trung tâm thành phố Huế. Đến
10 giờ 30 phút ngày 25-3-1975, quân giải phóng cắm cờ chiến thắng trên đỉnh
Phù Văn Lâu, thành phố Huế được giải phóng.
=> Thắng lợi vang dội này là một đòn phủ đầu chí mạng giáng vào kế hoạch
phòng ngự co cụm chiến lược mới của địch ở vùng đồng bằng ven biển miền
Trung.
+ Cùng ngày, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị, hạ
quyết tâm giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam trước mùa mưa (tháng 5-1975).
Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương cũng thông qua kế hoạch giải phóng Đà
Nẵng và quyết định thành lập Bộ Tư lệnh mặt trận Đà Nẵng. Đồng chí Lê Trọng
Tấn, Phó Tổng tham mưu trưởng, được cử làm Tư lệnh, đồng chí Chu Huy Mân,
Tư lệnh Quân khu 5, được cử làm Chính ủy.
+ Đà Nẵng là một căn cứ quân sự liên hợp hải, lục, không quân hiện đại và mạnh
vào bậc nhất ở miền Nam, mặc dù lực lượng còn rất lớn nhưng đã hoàn toàn bị
cô lập.
. Sau khi mất Huế, lại mất Tam Kỳ (Quảng Ngãi), Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố
"tử thủ" Đà Nẵng bằng mọi giá.
. Thiệu cho rằng sau giải phóng Huế, nếu ta muốn tiến công Đà Nẵng thì phải
mất ít nhất một tháng chuẩn bị.
+ Nhưng chúng đã nhầm, Bộ Tổng tư lệnh với phương châm "nhanh nhất, kịp
thời nhất, táo bạo nhất, nhưng chắc thắng" quyết định tập trung lực lượng tiến
công vào Đà Nẵng.
. Sáng 29-3, các cánh quân đồng loạt tiến đánh Đà Nẵng. Đến 15 giờ ngày 29-
3, quân ta chiếm lĩnh toàn bộ căn cứ liên hợp Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà; 17 giờ
giải phóng hoàn toàn thành phố Đà Nẵng.
=> Chiến thắng Đà Nẵng đã kết thúc thắng lợi chiến dịch Huế-Đà Nẵng.

- Ý nghĩa:
+ Chiến dịch Huế-Đà Nẵng đã trực tiếp đập tan âm mưu co cụm chiến lược của
địch, cùng với chiến dịch Tây Nguyên góp phần quyết định làm thay đổi hẳn so
sánh lực lượng về mặt chiến lược, tạo ra sự nhảy vọt về cục diện chiến tranh
hoàn toàn có lợi cho ta, đẩy nhanh tới chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

* Chiến dịch HCM


- Tối ngày 7/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gia lệnh cho các cánh quân
đang tiến về SG “thần tốc thần tốc hơn nữa, táo bạo táo bạo hơn nữa. Tranh thủ
từng giờ từng phút xông tới mặt trận giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn
thắng”.
- Nguyên nhân chọn chiến dịch: Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và
chiến thắng Huế - Đà Nẵng bộ chính trị trung ương Đảng nhận định thời cơ chiến
lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam từ
đó quyết tâm phải tập trung nhiều nhất lực lượng binh kỹ kỹ thuật và vật chất giải
phóng VN trước mùa mưa - tức trước tháng 5 năm 1975.
+ Sở dĩ Đảng ta quyết định hoàn toàn giải phóng miền Nam trước mùa mưa vì
nguyên nhân có 2 mùa mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt nếu ta giải phóng hoàn
toàn miền Nam trước mùa mưa thì sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi khi hành quân
vận chuyển vũ khí và của cải vật chất từ Bắc vào Nam.
+ Mặt khác, lúc này thời cơ giải phóng miền Nam đang đến rát nhanh và cũng
có thể chủ quan nhanh, nếu chậm trễ sẽ để vụt mất cơ hội thuận lợi đến cuộc
tổng tiến công và nổi dậy cần phải nhanh hơn nữa, thần tốc hơn nữa.
+ Ngày mùng 1 tháng 4 năm 1975 Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ chỉ huy
chiến dịch giải phóng SG Gia Định
- Diễn biến:
+ Ngày 18/4, ta tiến công Phan Rang, đập tan tuyến phòng ngự của địch ở đây,
bắt sống Trung tướng Tư lệnh mặt trận Nguyễn Vĩnh Nghi.
+ Ngày 20/4, trước sức tiến công của ta, Sư đoàn 18 ngụy tháo chạy, Xuân Lộc
thất thủ.
+ Chiều ngày 26/4, ta nổ súng mở màn chiến dịch HCM từ 5 hướng các quân
đoàn đồng loạt tiến công SG.
+ Từ 26 đến 28/4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự kháng
cự của các sư đoàn địch, tiếp cận Sài Gòn. Địch bị rối loạn hoàn toàn về chiến
lược.
+ Ngày 29/4, quân ta tổng tiến công. Các binh đoàn bộ đội hợp thành tiến công
trong hành tiến, tiêu diệt các cánh quân địch ngăn chặn và phản kích, nhằm thẳng
các mục tiêu đã được phân công. 
+ 11h30 ngày 30/4, sau khi Dinh Độc Lập thất thủ, Tổng thống ngụy Dương Văn
Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện – Lá cờ chiến thắng đã được cắm trên Dinh
Độc Lập.
( Chiến dịch Hồ Chí Minh thực chất là chiến dịch chiến lược tổng hợp giữa tiến
công và nổi dậy. Đây cũng là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong
lịch sử quân sự thế giới. Đỉnh cao của nghệ thuật tác chiến trong chiến dịch Hồ
Chí Minh không những chỉ được thể hiện ở chọn hướng mục tiêu, sử dụng lực
lượng, tạo lập thế trận, xác định cách đánh chiến dịch... mà còn được thể hiện ở
nghệ thuật tổ chức chỉ huy điều hành chiến dịch của một tập thể Bộ tư lệnh chiến
dịch được tổ chức gồm các đồng chí trong Bộ Chính trị, Bộ Tổng tư lệnh, Trung
ương cục, Bộ tư lệnh miền có đầy đủ quyền hạn để chỉ huy thống nhất tất cả các
lực lượng trên địa bàn chiến dịch và đây cũng là một tập thể đoàn kết, trí tuệ,
bản lĩnh đầy mưu lược và quyết đoán, trước cuộc đọ sức quyết liệt, cuộc đấu trí
đấu lực cao nhất với các tình huống chiến đấu, chiến dịch diễn ra nhanh chóng,
phức tạp để giành thắng lợi cuối cùng, giải phóng toàn miền Nam, thống nhất
đất nước.)
 
- Kết quả: Đánh giá thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói
chung, chiến dịch Hồ Chí Minh nói riêng, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IV tháng 12 năm 1976 Đảng ta đã nhận định “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng
thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi
mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một
biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí
tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX,
một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tinh thần thời đại sâu sắc”.

- Ý nghĩa:Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của sức mạnh dân
tộc, là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam, là bản hùng ca
khải hoàn của một chân lý vĩnh hằng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Kỷ
niệm 47 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là dịp để chúng ta tự hào,
hiểu sâu sắc hơn về truyền thống vẻ vang của dân tộc anh hùng, quân đội anh
hùng của các thế hệ cha anh trong thời đại Hồ Chí Minh; tiếp tục phát huy tinh
thần, trí tuệ, chủ nghĩa anh hùng cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN trong tình hình mới.
 

You might also like