You are on page 1of 5

BÀI 1: BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA SAU NĂM 1975

Khái niệm: Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là tổng thể các hoạt động, các biện
pháp nhằm quy tụ lực lượng tạo nên sức mạnh tổng hợp để giữ vững độc lập, tự do, chủ
quyền quốc gia, lãnh thổ, biển đảo, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống
của nhân dân và các thành quả cách mạng, tạo điều kiện để phát triển đất nước về mọi
mặt.
Vị trí, vai trò: Bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng Việt Nam, là bộ phận quan trọng trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước,
giữ vị trò quyết định thành bại đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
I. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM
1. Sơ lược cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây nam
- Nguyên nhân:
+ Một là, tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari cho rằng: lịch sử vùng đất miền
Tây Nam bộ Việt Nam là của Campuchia.
+ Hai là, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 được ký kết, họ xoáy vào việc Việt
Nam bỏ rơi Campuchia, không bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nhân dân Campuchia.
+ Ba là, họ cho rằng, vì Việt Nam lập căn cứ địa cách mạng trên đất Campuchia
nên Mỹ và đồng minh đã oanh tạc vào vùng Đông Bắc Campuchia.
+ Bốn là, phát động chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam, lực
lượng Pôn Pốt - Iêng Xari nhằm tạo cớ để thanh trừng nội bộ.
+ Năm là, họ được các thế lực phản động nước ngoài “hà hơi, tiếp sức”.
- Diễn biến chính:
+ Ngày 3-5-1975 lực lượng Khơ me đỏ đổ bộ quân đánh chiếm đảo Phú Quốc,
ngày 10-5-1975 chúng đánh chiếm đảo Thổ Chu, trong những ngày tiếp theo chúng đưa
quân đánh chiếm các tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh...
+ Ngày 23-12-1978, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari “huy động 10 trong số 19 sư
đoàn bộ binh” tinh nhuệ, có xe tăng và pháo binh yểm trợ đang bố trí ở biên giới, mở
cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta, với ý đồ đánh chiếm chớp
nhoáng thị xã Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào miền Nam Việt Nam.
- Kết quả:
Cuộc tiến công quy mô lớn của tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari hoàn toàn bị đập tan.
Toàn bộ quân xâm lược bị quét khỏi bờ cõi nước ta, hoà bình lập lại trên biên giới Tây -
Nam Tổ quốc.
2. Giá trị lịch sử
- Đối với Việt Nam, Campuchia:
+ Ngày 18-2-1979 hai nước Việt Nam - Campuchia cùng nhau kí kết Hiệp ước
hoà bình, hữu nghị, hợp tác.
1
+ Quân đội Việt Nam có mặt ở Campuchia với số lượng và thời gian cần thiết
giúp nhân dân Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng
+ Khi đất nước Campuchia thực sự hồi sinh, ngày 26 tháng 9 năm 1989 lực lượng
quân đội Việt Nam hoàn toàn rút quân về nước
- Đối với quốc tế:
+ Thể hiện sức mạnh của tinh thần đoàn kết quốc tế, sự thủy chung, trọn nghĩa
vẹn tình giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia.
+ Chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt đã góp phần giữ vững hoà bình, ổn định
ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
+ Đấu tranh vạch trần bản chất của chế độ phân biệt chủng tộc, sắc tộc, chế độ
độc tài và cảnh báo cho nhân loại cảnh giác trước nguy cơ của chủ nghĩa dân tộc hẹp
hòi và chủ nghĩa phát xít mới.
3. Nghệ thuật quân sự
- Được thể hiện trên một số vấn đề cơ bản sau:
+ Một là, điều chỉnh, thay thế lực lượng, tổ chức phòng thủ, phòng ngự kết hợp
vận động tiến công, phản kích, truy kích đẩy địch ra khỏi biên giới, bảo vệ nhân dân,
mục tiêu, địa bàn.
+ Hai là, phối hợp lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động chiến dịch, chiến lược
đánh địch trên các hướng.
+ Ba là, sử dụng lực lượng tập trung, vượt trội, phát huy sức mạnh hiệp đồng quân
binh chủng, tổ chức phản công, tiến công đồng loạt, kết thúc chiến tranh.

II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC


1. Sơ lược cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
- Nguyên nhân
+ Một là, Trung Quốc cho rằng, Việt xâm lược Campuchia, Trung Quốc muốn cứu
Pôn Pốt.
+ Hai là, Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã ngã hẳn sang Liên Xô, phản bội Trung
Quốc.
+ Ba là, Trung Quốc đánh trả để tự vệ, bởi họ cho rằng Việt Nam đã "trục xuất
kiều dân người Hoa“...
+ Bốn là, Trung Quốc muốn “sát hạch” khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực
lượng, tranh thủ Mỹ và các nước đế quốc…
+ Năm là, họ cho rằng đánh Việt Nam, Trung Quốc có trách nhiệm để duy trì cân
bằng quyền lực đại cường…
+ Sáu là, đánh Việt Nam nhằm phá hoại tiềm lực quốc phòng và kinh tế của ta,
làm ta suy yếu…
+ Bảy là, đánh Việt Nam sẽ thâu tóm quyền lực trong nội bộ đảng, thống nhất ý
chí nội bộ.
2
- Diễn biến
+ Ngày 17-2-1979, Trung Quốc bí mật “huy động hơn 60 vạn quân của 11 quân
đoàn và nhiều sư đoàn độc lập” tiến công vào lãnh thổ Việt Nam.
+ Ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam.
+ Ngày 18-3-1979, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân.
- Kết quả
Qua 30 ngày đêm chiến đấu ta loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên, tiêu diệt và đánh
thiệt hại 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, thu nhiều vũ khí
và đồ dùng quân sự
2. Giá trị lịch sử
- Đối với Trung Quốc
+ Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa của phía Trung Quốc.
+ Mục đích của họ là muốn chống phá cách mạng Việt Nam, hậu thuẫn cho các
thế lực phản động để mưu toan áp đặt lợi ích dân tộc của họ trên bán đảo Đông Dương.
- Đối với Việt Nam
+ Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc năm 1979 là cuộc chiến
đấu chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của quốc gia.
+ Nhà cầm quyền Trung Quốc đang đi ngược lại lợi ích của nhân dân, phá hoại
nghiêm trọng tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đồng thời khẳng định
quân và dân Việt Nam không có con đường nào khác là thực hiện quyền tự vệ chính
đáng của mình để đánh trả.
3. Nghệ thuật quân sự
- Nghệ thuật ấy chính là sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật đánh giặc truyền thống
của cha ông (“lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”, “tránh thế ban mai, đánh lúc chiều
tà”).
- Kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích, chiến tranh chính quy; xây dựng khu vực
phòng thủ vững chắc trên tất cả các mặt chính trị - kinh tế - quốc phòng - an ninh; phát
huy sức mạnh chiến tranh nhân dân địa phương.
- Biết khai thác, phát huy tư tưởng nhân văn “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy
chí nhân thay cường bạo”, kết hợp với chủ anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ
Chí Minh.
III. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ BIỂN, ĐẢO THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ
QUỐC
1. Chiến dịch “Bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa năm 1988”
- Nguyên nhân
Xuất phát từ vị thế địa chiến lược quan trọng của Biển Đông; thông qua Biển
Đông Trung Quốc sẽ bóp chết yết hầu kinh tế và buộc các nước ASEAN phụ thuộc vào
mình đồng thời từng bước mở rộng khả năng hoạt động, thay thế Mỹ ở Thái Bình
Dương và bá chủ thế giới.
3
- Diễn biến chính
+ Năm 1956, Trung Quốc đánh chiếm cụm đảo phía Đông thuộc quần đảo Hoàng
Sa; tháng 1 năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam (Lúc bấy giờ quần đảo Hoàng Sa doa quân lực Việt Nam Cộng hòa đóng
giữ bảo vệ).
+ Đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực
tại quần đảo Trường Sa: Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Tư Nghĩa (Huy Gơ)
đồng thời có âm mưu chiếm giữ bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao; tiếp tục tăng cường
lực lượng, phương tiện xuống khu vực quần đảo Trường Sa.
- Kết quả của chiến dịch “Bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa năm 1988”
+ Việt Nam đóng giữ thêm 11 đảo chìm. Sau đó, tháng 11-1988, Hải quân Việt
Nam bắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực DK1 ở thềm lục địa phía Nam. Hiện nay, trên
quần đảo Trường Sa ta đóng giữ 21 đảo, trong đó có 9 đảo nổi, 12 bãi đá.
+ Trước những diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp ở Trường Sa,
ngày 30 - 11 - 1987 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 06-NQ/TW, về việc bảo vệ chủ quyền
của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tăng cường sự có mặt của
Việt Nam trên các đảo và vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của ta.
+ Theo đó đầu năm 1988, Quân chủng Hải quân đã mở chiến dịch “Bảo vệ chủ
quyền quần đảo Trường Sa năm 1988” nhằm tập trung cao nhất khả năng lực lượng của
toàn quân chủng để bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa.
2. Giá trị lịch sử
- Bài học đầu tiên có giá trị đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước là kẻ
thù xâm lược, dù đến từ đâu, cũng luôn luôn chọn thời điểm Việt Nam ở thế khó khăn,
ngặt nghèo nhất cả về đối nội lẫn đối ngoại để ra tay.
- Việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa tháng 1-1974 và Gạc Ma tháng 3-1988
là những minh chứng điển hình.
- Với tương quan ‘lực lượng, tiềm lực và thế lực chênh lệch, việc chúng ta giữ
được quần đảo Trường Sa, dù bị Trung Quốc chiếm mất một phần, cũng đã là một nỗ
lực to lớn và bền bỉ vô cùng.
3. Nghệ thuật quân sự
- Đề phòng khả năng từ những xung đột quân sự nhỏ có thể bùng nổ thành những
cuộc xung đột lớn trên biển, Tư lệnh Hải Quân Việt Nam Đô đốc Giáp Văn Cương đã ra
lệnh: "Hết sức bình tĩnh, kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên
quyết, táo bạo, với phương châm "có người, có đảo, còn người, còn đảo”.
- Phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Phát huy
mạnh mẽ nội lực là nhân tố quyết định; tranh thủ tối đa sự đồng, tình ủng hộ của cộng
đồng quốc tế.
- Việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, quốc phòng an ninh với
kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn; triển khai tích cực các hoạt động đối ngoại quân sự
4
quốc phòng, ngoại giao đa phương, góp phần tạo môi trường hòa bình và ổn định và
phát triển trong khu vực và trên thế giới.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌ S NH ĐỐ Ớ SỰ NGH Ệ ỦNG Ố UỐ
H NG, AN N NH BẢ Ệ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm
- Nhận thức được tính chất, nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia là
thường xuyên, phức tạp, quyết liệt và lâu dài.
- Tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp và pháp luật, hiểu được
những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia.
- Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2. Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia
- Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành
mạnh; tự giác chấp hành pháp luật và quy chế nhà trường…
- Thực hiện tốt với phương châm 3 không.
- Đoàn kết, tương trợ giúp nhau trong học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ
học tập, góp phần xây dựng Đoàn thanh niên vững mạnh.
- Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, cùng mọi người thực hiện nhiệm
vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.
3. Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội
phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Luôn nêu cao cảnh giác, phát hiện và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác những
thông tin.
- Chủ động đề phòng, không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo vào các hoạt động vi
phạm pháp luật, gây rối an ninh trật tự.
- Gần gũi động viên, giúp đỡ những người bị lầm lỡ, sa ngã để giúp họ mau
chóng tiến bộ, hòa nhập với cộng đồng.
- Phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, tổ chức cho học
sinh tham gia trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phầm bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc.

You might also like