You are on page 1of 3

BÀI 23

II. MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH “BÌNH ĐỊNH LẤN CHIẾM” TẠO THẾ VÀ
LỰC TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN
a. Bối cảnh:

- 29/3/1973, Mỹ rút quân về nước, nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn quân sự, lập Bộ chỉ huy quân
sự, vẫn tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

Quân đội Mĩ rút khỏi Miền Nam Việt Nam

- Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari, tiến hành chiến dịch “tràn
ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng của
ta,

→ Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. (chiến lược của Chính phủ Hoa Kỳ dưới
thời tổng thống Richard Nixo) ....XEM LẠI BÀI 22

- Sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, có lợi cho cuộc
đấu tranh của nhân dân miền Nam, chống âm mưu, hành động mới của Mỹ và chính quyền
Sài Gòn, đạt một số kết quả nhất định.

b. Chủ trương của Đảng:

- 7/1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nêu rõ:

+ Kẻ thù là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân
tộc, dân chủ nhân dân.
+ Phương pháp cách mạng: bạo lực cách mạng, nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu
tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

c. Kết quả thực hiện:

Thực hiện nghị quyết 21, quân dân miền Nam kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ và mở rộng vùng
giải phóng.

- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông - Xuân vào hướng Nam Bộ,
trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi lớn trong chiến dịch
đánh Đường 14 - Phước Long, diệt 3000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước
Long.

Chiến sĩ Quân đoàn 4 cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng”

Trên nóc Dinh tỉnh trưởng tỉnh Phước Long (6/1/1975)

Ý nghĩa:

-Cho thấy khả năng thắng lợi của ta

-Sự suy yếu, bất lực của quân SG

-Khả năng can thiệp của Mĩ bằng quân sự còn rất hạn chế

*Chính trị, ngoại giao:


- Nhân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao, tố cáo Mĩ và chính quyền Sài Gòn
vi phạm Hiệp định Pari, nêu cao tính chính nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta, đòi lật đổ chính
quyền Nguyễn Văn Thiệu, thực hiện các quyền tự do, dân chủ.

- Tại vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ
chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam. Các ngành sản xuất công nghiệp,
thủ công nghiệp, thương nghiệp,văn hóa, xã hội, giáo dục y tế....được đẩy mạnh.

You might also like