You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN


VIỆT NAM

CHUYÊN ĐỀ:
CHẤT ĐỘC DA CAM & NHỮNG SỰ THẬT LỊCH SỬ

Lớp học phần: 2411101113721


Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thị Túy
Nhóm thực hiện: 1

Nguyễn Trọng Tốt (nhóm trưởng) Nguyễn Duy Lâm


Nguyễn Bá Quân Nguyễn Đăng Khoa
Nguyễn Gia Bảo Văn Ngọc Quang Huy
Đinh Phát Đạt
MỤC LỤC

I. Lời nói đầu:.......................................................................................................1


II. Giới thiệu về Bảo Tàng Chứng tích chiến tranh:...............................................1
II.1. Giới thiệu sơ lược về Bảo Tàng Chứng tích chiến tranh:.........................1
II.2. Các chuyên đề thường xuyên:..................................................................2
II.2.i. Chuyên đề “Những sự thật lịch sử” :....................................................2
II.2.ii. Chuyên đề “Hồi niệm” :....................................................................2
II.2.iii. Chuyên đề “Việt Nam-Chiến tranh và hòa bình” :............................3
II.2.iv. Chuyên đề “Chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam” :.........3
II.2.v. Chuyên đề “ Tội ác chiến tranh xâm lược”:......................................3
II.2.vi. Chuyên đề “Hậu quả chất độc da cam” :...........................................4
II.2.vii. Chuyên đề “Thế giới ủng hộ VN kháng chiến chống Mỹ 1954-
1975”: ...........................................................................................................4
II.2.viii. Chuyên đề “ Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược VN”:.......5
III. Chuyên đề nhóm lựa chọn:.............................................................................5
III.1. Chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam.......................................5
III.1.i. Lý do lựa chọn chuyên đề:................................................................5
III.1.ii. Chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam:..................................6
III.1.iii. Hậu quả chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam:.....................7
III.1.iv. Cảm nghĩ về chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam:..............8
III.2. Những sự thật lịch sử:..............................................................................9
III.2.i. Lý do lựa chọn chuyên đề:................................................................9
III.2.ii. Những sự thật lịch sử:.......................................................................9
III.2.iii. Cảm nghĩ của nhóm về chuyên đề “Những sự thật lịch sử”:..........12
IV. Lời kết:..........................................................................................................12
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bảo tàng Chứng tích chiến
tranh ...................................................................4
Hình 2: Máy bay C-123 phun rải chất độc hóa
học ...................................................9
Hình 3: Những vùng bị rải chất độc hóa
học ...........................................................10
Hình 4: Cặp song sinh dính liền Việt và
Đức ..........................................................10
Hình 5: Ba người con trai của bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, tay chân bị dị tật bởi chất
độc da
cam ...............................................................................................................10
Hình 6: Những nạn nhân của chất độc da
cam ........................................................11
Hình 7: Thư của cô Trần Thị Hoan, nạn nhân chất độc da cam gửi Tổng Thống
Obama .....................................................................................................................11
Hình 8: Bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ...............12
Hình 9: Lời thú nhận của Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert.Mc Namara ....13
Hình 10: Tuyên ngôn Độc lập Mỹ
1776 ..................................................................14
Hình 11: Lời tuyên bố hống hách của Curtis Lemay ..............................................14
Hình 12: Một số hình ảnh trưng bày ở chuyên đề ..................................................15
I. Lời nói đầu:
Trước tiên Nhóm 1 chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Túy đã tạo
điều kiện cho chúng em tham gia buổi tham quan thực tế tại Bảo tàng Chứng tích
chiến tranh, bên cạnh đó chúng em còn được nghe thuyết minh tại Bảo tàng để
được hiểu một cách đúng đắn nhất về ý nghĩa lịch sử, những thông tin chính xác
nhất!
Chiến tranh - cơn ác mộng đeo bám suốt hàng thế kỷ, để lại dấu ấn đau đớn và
những hậu quả đáng tiếc không thể phai mờ. Nó lấy đi tất cả niềm vui, hạnh phúc,
tình thân mà mọi người đều xứng đáng có được. Nhìn lại quá khứ, ta không thể
không cảm thấy xót xa và căm hận trước những mất mát và đau khổ mà chiến
tranh mang lại. Dường như những gì ghi chép trong sử sách là không đủ để lột tả
những sự đau thương, mất mát mà bậc tiền nhân phải chịu đựng. Mãi đến chuyến
ghé thăm bảo tàng Chứng tích chiến tranh vừa qua, được tận mắt chứng kiến
những hình ảnh chân thực được chụp lại, nhóm chúng em mới thật sự phần nào
mường tượng ra sự khủng khiếp, tàn bạo mà quân đội Mỹ đã gây ra cho người dân
Việt Nam khi ấy!

II. Giới thiệu về Bảo Tàng Chứng tích chiến tranh:


II.1. Giới thiệu sơ lược về Bảo Tàng Chứng tích chiến tranh:
Để lưu lại những chứng tích anh
hùng của nhân dân Việt Nam trong
cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm
lược, đồng thời để tố cáo những tội ác
và nêu bật những hậu quả tàn khốc của
chiến tranh xâm lược, ngày 4/9/1975
Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được
phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà
trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được đổi
tên thành Nhà trưng bày Tội ác Chiến
tranh xâm lược (10/11/1990), sau đó Hình 1 Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
trở thành Bảo tàng Chứng tích chiến
tranh (4/7/1995). Bảo tàng chứng tích chiến tranh (War Remmants Museum) là
một bảo tàng vì hòa bình tọa lạc tại Số 28 đường Võ Văn Tần, phường 6, Quận 3,
Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trực thuộc Sở Văn hóa
và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, là thành viên của hệ thống Bảo tàng vì hòa
bình thế giới và Hội đồng các bảo tàng thế giới. Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
lưu giữ những gì còn sót lại sau những cuộc chiến đầy khốc liệt trong quá khứ bao
gồm những hình ảnh, những đồ vật mang tính chất lịch sử liên quan đến các cuộc
chiến tranh xâm lược đã gây ra cho người dân Việt Nam cụ thể là cuộc chiến chống
Nhóm 1 1
Đế quốc Mỹ. Bảo tàng đã lưu trữ, nghiên cứu và sưu tầm hơn 20.000 tài liệu, hơn
1.500 hiện vật và phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày
thường xuyên là minh chứng rõ ràng nhất cho tội ác và hậu quả của chiến tranh mà
các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam.
II.2. Các chuyên đề thường xuyên:
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh trưng bày các chuyên đề theo thứ tự từ lầu 2
xuống tầng trệt. Lầu 2 là khu vực trưng bày chuyên đề “Những sự thật lịch sử” với
66 bức ảnh, 20 tài liệu và 153 hiện vật. Chuyên đề này gợi nhắc về những tội ác
xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Bên cạnh đó là chuyên đề “Hồi niệm”
gồm bộ sưu tập những bức ảnh được chụp lại bởi các phóng viên đã mất khi tác
nghiệp tại chiến trường Đông Dương.
Lầu 2 Bảo tàng Chứng tích chiến tranh cũng là nơi trưng bày 2 chuyên đề
“Việt Nam chiến tranh và hòa bình” và “Chất độc da cam trong chiến tranh Việt
Nam”. Những bức ảnh phóng sự đầy bi thương được chụp bởi nhiếp ảnh gia Nhật
Bản Ishikawa Bunyo và Goro Nakamura mang lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về
cuộc sống của đồng bào ta thời chiến cùng những hi sinh to lớn để giành lại hòa
bình.
Bảo tàng hiện có 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên, nhiều triển lãm ngắn ngày
và triển lãm lưu động, tổ chức đón tiếp, gặp gỡ, giao lưu giữa công chúng với các
nhân chứng chiến tranh. Gồm các chuyên đề thường xuyên như sau:
II.2.i. Chuyên đề “Những sự thật lịch sử” :
Chuyên đề gồm 66 ảnh, 20 tài liệu, 153 hiện vật giới thiệu quá trình thực dân
Pháp, quân đội Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau gần 100 năm
anh dũng kháng chiến, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc Cách
mạng Tháng Tám 1945, đập tan ách đô hộ của thực dân Pháp. Ngày 2/9/1945 Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước toàn thế giới quyền độc
lập tự do của nhân dân Việt Nam. Nhưng thực dân Pháp được chính quyền Mỹ
giúp đỡ tài chính và vũ khí, tiếp tục âm mưu khôi phục ách thống trị ở Việt Nam.
Sau khi thực dân Pháp thất bại, quân đội Mỹ trực tiếp can thiệp, phá hoại Hiệp
định Giơnevơ, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở cả hai miền Nam và Bắc Việt
Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Trong chiến tranh, chính quyền
Mỹ đã huy động một lực lượng quân sự khổng lồ với trên 6 triệu lượt quân, trên 14
triệu 300.000 tấn bom đạn, tiêu phí 767 tỉ đô la. Ngày 30/4/1975, cuộc chiến của
nhân dân Việt Nam thắng lợi hoàn toàn. Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ
Mc.Namara đã thú nhận: "Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi
mặc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao sai lầm như vậy". Chính sự
sai lầm đó đã gây ra những hậu quả tàn khốc cho đất nước và nhân dân Việt Nam".

II.2.ii. Chuyên đề “Hồi niệm” :


Là bộ sưu tập ảnh về chiến tranh Việt Nam do 2 nhà báo ảnh người Anh là
Tim Page và Horst Faas thực hiện dưới sự giúp đỡ của Thông tấn xã Việt Nam. Bộ

Nhóm 1 2
sưu tập ảnh gồm 275 bức ảnh của 134 phóng viên, thuộc 11 quốc tịch đã chết trong
khi làm nhiệm vụ trên chiến trường ở Đông Dương. Hình ảnh chiếc máy ảnh của
phóng viên Nhật Bản Taizo Ichinnose bị đạn bắn thủng được xem là biểu tượng
“sinh nghề tử nghiệp” của các phóng viên chiến trường. Mỗi bức ảnh chụp ở chiến
trường là vô giá bởi vì để có được tác phẩm đó, các phóng viên phải đổi cả mạng
sống của mình.
II.2.iii. Chuyên đề “Việt Nam-Chiến tranh và hòa bình” :
Bộ sưu tập ảnh phóng sự: "Việt Nam- Chiến tranh và hoà bình" gồm 123 ảnh
của nhà nhiếp ảnh Nhật Bản Ishikawa Bunyo. Là phóng viên của hãng Focus
Studio Hongkong, ông Ishikawa Bunyo đã sống và làm việc tại Việt Nam từ năm
1965 cho đến khi chiến tranh kết thúc. Năm 1998, cuộc triển lãm 260 ảnh tư liệu
về Việt Nam của ông mang tên "Chiến tranh và hoà bình - Việt Nam 35 năm" được
tổ chức ở Tokyo và lần lượt ở Osaka, Okinawa, Hokkaido (Nhật Bản). Cũng vào
năm đó, ông Ishikawa Bunyo đã tặng phần lớn các tác phẩm ảnh của ông cho Bảo
tàng Chứng tích Chiến tranh. Ông Ishikawa Bunyo đã từng nói: "Ở Việt Nam, thế
hệ trẻ không biết gì về chiến tranh ngày càng nhiều. Tôi muốn cho họ biết chiến
tranh là gì, cho họ thấy giá trị của hoà bình và hoà bình chính là niềm vui của nhân
loại..."

II.2.iv. Chuyên đề “Chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam” :
Bộ sưu tập ảnh phóng sự gồm 42 ảnh của nhà nhiếp ảnh Nhật Bản Goro
Nakamura. Là phóng viên ảnh từ năm 1961, ông Goro Nakamura đã dành hầu hết
tâm sức của mình để ghi lại những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam và đặc biệt là
về thảm họa chất độc da cam do quân đội Mỹ gây ra ở Việt Nam. Ông cũng có
nhiều ảnh chụp về hậu quả chất độc da cam đối với các nạn nhân ở Mỹ và Hàn
Quốc. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng ở Nhật Bản và quốc tế, trong đó có giải
thưởng Eugene Smith của Mỹ (năm 1988), giải thưởng Ina Nobuo lần thứ 8 của
Nhật (năm 1983), giải thưởng đặc biệt của Đại hội các nhà báo Nhật Bản (năm
1995), giải thưởng các nhà báo khoa học công nghệ Nhật Bản dành cho công trình
30 năm về chất độc da cam (năm 2003). Ông là giáo sư giảng dạy khoa nhiếp ảnh
và báo chí ở nhiều trường đại học, trong đó có Đại học Yamanashi, Đại học Gifu.
Hiện nay, ông là Phó viện trưởng Viện nghiên cứu nhiếp ảnh hiện đại Nhật Bản.
Ông Goro Nakamura đã viết: “Thảm họa Hiroshima, Nagasaki vẫn còn đó và đã
thức tỉnh nhân dân thế giới rằng việc sử dụng chất độc hóa học nói chung và chất
độc da cam nói riêng là một tội ác chiến tranh cần phải ngăn chặn và cần phải ghi
lại những hình ảnh của thảm kịch đó”.

Nhóm 1 3
II.2.v. Chuyên đề “ Tội ác chiến tranh xâm lược”:
Chuyên đề gồm 125 ảnh, 22 tài liệu, 243 hiện vật giới thiệu những chứng tích
tội ác và hậu quả của chiến tranh xâm lược đối với đất nước và người dân Việt
Nam. Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 có đoạn viết: '“Tất cả mọi người
sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm
phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc”. Thế nhưng khi tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam,
quân đội Mỹ đã chà đạp các "quyền" nói trên, kể cả luật pháp quốc tế, thực hiện
một cách có hệ thống việc bắt bớ, tra tấn, hãm hiếp, bắn giết dân thường và tù
binh, kể cả thực hiện những cuộc thảm sát hàng loạt (điển hình là vụ thảm sát 504
thường dân ở Sơn Mỹ, Quảng Ngãi năm 1968). Ngoài ra quân đội Mỹ còn sử dụng
những phương tiện chiến tranh đã bị các công ước quốc tế nghiêm cấm như: bom
bi, bom lân tinh, chất độc hoá học, đặc biệt là chất độc da cam dioxin... Khi tiến
hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, tháng 11/1965, tướng Curtis Lemay
chỉ huy lực lượng Không quân chiến lược Mỹ đã trắng trợn tuyên bố "sẽ đẩy lùi
miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá". Chiến tranh kết thúc với khoảng 3 triệu
người chết (trong đó có 2 triệu dân thường), khoảng 2 triệu người bị thương,
300.000 người mất tích, hạ tầng cơ sở của cả hai miền Nam Bắc bị thiệt hại nặng
nề.

II.2.vi. Chuyên đề “Hậu quả chất độc da cam” :


Chuyên đề gồm 100 ảnh, 10 tài liệu, 20 hiện vật. Trưng bày hình ảnh, tư liệu,
hiện vật về hậu quả chất độc hoá học do quân đội Mỹ gây ra và sự vượt khó vươn
lên của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh
xâm lược Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện chiến tranh hiện đại
và tàn bạo nhất, trong đó có vũ khí hoá học. Đặc biệt trong vòng 10 năm (từ năm
1961 đến năm 1971) với chiến dịch "Ranch Hand" quân đội Mỹ đã phun rải xuống
miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam 'Việt Nam trên 100 triệu lít chất độc hoá
học trong đó có 65% là chất độc da cam chứa 386 kg dioxin tinh chất cực kỳ độc
hại, làm nhiễm độc trên diện tích 2,6 triệu ha, làm tổn thương nghiêm trọng đến
sức khoẻ (gây các bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh và hàng loạt loạn chức g khác) cho
từ 2,1 triệu đến 4,8 triệu người dân Việt Nam và các thế hệ con cháu của họ. Việc
phun rải chất độc da cam cũng gây tổn thương nặng nề đối với binh lính Mỹ và
binh lính các nước phụ thuộc Mỹ đã tham gia chiến tranh. Tuy chiến tranh đã kết
thúc, nhưng những di hại của chất độc da cam vẫn tồn tại hết sức nặng nề. Phong
trào đấu tranh lên án tội ác của chính quyền và các công ty sản xuất hoá chất của
Mỹ cũng như phong trào đấu tranh đòi lại công lý cho các nạn nhân chất độc da
cam đang được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

Nhóm 1 4
II.2.vii. Chuyên đề “Thế giới ủng hộ VN kháng chiến chống Mỹ 1954-
1975”:
Chuyên đề gồm 100 ảnh, 145 tư liệu hiện vật giới thiệu phong trào nhân dân
thế giới (kể cả nhân dân Mỹ) đoàn kết ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến
chống chiến tranh xâm lược. Người xem được nhìn thấy những cuộc mít tinh biểu
tình, hội nghị hội thảo của nhân dân các nước trên khắp các châu lục phản đối
chính quyền Mỹ xâm lược Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân
dân Việt Nam. Nhiều tranh cổ động, biểu ngữ, cờ, truyền đơn và vật phẩm các
loại...của các tổ chức và cá nhân khắp thế giới biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với
nhân dân Việt Nam... Bên cạnh đó người xem còn được nhìn thấy những kỉ vật do
chính những cựu chiến binh Mỹ đã tham gia chiến tranh Việt Nam tặng Bảo tàng
Chứng tích Chiến tranh để thể hiện sự kính trọng đối với nhân dân Việt Nam, và sự
hối tiếc về việc đã tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa này “Chúng ta nhiệt liệt
cảm ơn các Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân các nước trên thế giới, các
phong trào giải phóng dân tộc, các nước dân tộc chủ nghĩa, các nước yêu chuộng
hòa bình, các tổ chức dân chủ quốc tế và cả loài người tiến bộ đã đồng tình ủng hộ,
cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.”

II.2.viii. Chuyên đề “ Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược VN”:
Chuyên đề gồm 40 ảnh, 14 bảng trích, bản đồ, 21 hiện vật giới thiệu hệ thống
trên 200 nhà tù, do Mỹ và chính quyền Sài Gòn dựng lên nhằm đàn áp những
người Việt Nam yêu nước. Đặc biệt chuyên đề còn giới thiệu một số nhà tù điển
hình của sự tàn ác, được mệnh danh là những địa ngục trần gian như Côn Đảo, Phú
Quốc, Chí Hòa, Tân Hiệp, Thủ Đức... Người xem được giới thiệu một số phương
thức, hình cụ cực kì dã man nhằm đàn áp tra tấn hành hạ tù chính trị và tù binh.
Máy chém, dụng cụ chặt đầu người bị án tử hình, được thực dân Pháp sử dụng
rộng rãi và được chính quyền Ngô Đình Diệm đưa đi nhiều nơi để khủng bố tinh
thần những người yêu nước. “Chuồng Cọp”, một phương thức đày đọa nổi tiếng
man rợ ở Côn Đảo, được tái hiện lại giúp người xem hình dung phần nào những
thủ đoạn tàn bạo được nghiên cứu tinh vi để hủy diệt tù nhân cả thể xác lẫn tinh
thần.

III. Chuyên đề nhóm lựa chọn:


Được tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh thật sự là một niềm vinh dự
với chúng em. Mỗi một chuyên đề là mảnh ký ức về một giai đoạn lịch sử khó
khăn, gian khổ mà các bậc tiền nhân đã phải chịu đựng. Xuyên suốt 8 chuyên đề,
chúng em thật sự bị ấn tượng sâu sắc bởi chuyên đề “Những sự thật lịch sử” và
“Chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam”.

Nhóm 1 5
III.1. Chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam
III.1.i. Lý do lựa chọn chuyên đề:
Lí do chúng em chọn chủ đề chất độc da cam là vì đây là một vấn đề một cấp
độ quan trọng cấp bách cho cả người và môi trường. Dù đã gần 50 năm sau chiếc
máy cuối cùng bay của Mỹ thực hiện chuyến bay rải chất độc da cam xuống mảng
đất chữ S, loại hóa chất chết người này vẫn tiếp tục tàn phá sức mạnh của triệu dân
Việt Nam. Hiện tại, tác động tiêu cực đến những thế hệ tương lai của đất nước.
Cuộc đấu tranh công lý vẫn diễn ra hàng ngày và vẫn sẽ diễn ra tiếp tục diễn ra cho
những cơn nạn nhân da cam/ dioxin Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ của dư liệu
quốc tế, tuy nhiên cuộc gọi đấu tranh này khá là im ắng với công dân Việt nam
hiện nay.

III.1.ii. Chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam:


Cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với dân tộc Việt Nam là cuộc kháng chiến
cam go nhất, ác liệt nhất, để lại những nỗi đau nặng nề mà mãi đến tận bây giờ vẫn
chưa thể nào xóa nhòa được. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ
không chỉ dùng các loại bom đạn gây thương vong mà còn sử dụng chất đọc hóa
học nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân dân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến
của lực lượng vũ trang cách mạng.
Từ năm 1961 đến năm 1971,
chỉ trong vòng 10 năm, quân đội Mỹ
đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải
khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học,
61% trong đó là chất da cam chứa 366
kg dioxin xuống gần 26.000 thôn bản,
với diện tích hơn 3,06 triệu ha; trong
đó có 86% diện tích bị phun rải hơn 2
lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10
lần.

Nhóm 1 6
Các nhà khoa học đã thống nhất ý
kiến rằng: “Dioxin là hóa chất độc hại
nhất mà loài người tìm ra được cho
tới nay”. Chỉ cần 85gam dioxin có thể
giết toàn bộ cư dân một thành phố
khoảng 8 triệu người.
“Việt Nam đã trở thành nơi thí
nghiệm tất cả những phát minh của
các nhà kỹ sư quân sự Mỹ. Mục đích
là dùng mục tiêu sống để thử những
phát minh mà sau này có thể mang ra
dùng trên những chiến trường khác”
(Báo Le Figaro, 25/4/1965)

a học

Nhóm 1 7
III.1.iii. Hậu quả chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam:
Gần 25% tổng diện tích miền Nam Việt Nam, gồm
hầu hết các hệ sinh thái từ vùng thấp ven biển đến vùng
đồi núi cao thuộc 5 vùng sinh thái: Bắc Trung Bộ, duyên
hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ
đều bị ảnh hưởng, Đông Nam Bộ là vùng bị ảnh hưởng
nặng nề nhất. Khoảng 86% lượng chất độc được phun rải
lên các vùng rừng rậm; 14% còn lại được dùng để phá
hủy ruộng vườn, hoa màu, chủ yếu là đồng lúa và nương
rẫy ở các vùng núi.
Hình 3: Những vùng bị rải chất độc
hóa học

Với một lượng khổng lồ chất độc hóa học phun rải lặp đi lặp lại nhiều lần trong
một thời gian dài, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, các hệ sinh thái bị đảo lộn, nhiều
loài thực vật và động vật bị tiêu diệt. Do rừng bị tàn phá nặng nề nên chức năng bảo
vệ môi trường của rừng phòng hộ đầu nguồn của 28 lưu vực sông cũng bị phá vỡ, gây
nhiều thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế. Việc sử dụng chất da cam/dioxin ở chiến
trường trong suốt 10 năm không chỉ huỷ hoại môi trường, các hệ sinh thái mà còn để
lại hệ lụy đau lòng đến sức khỏe con người Việt Nam trong suốt hơn 60 năm qua.
Theo thống kê đã có 4,8 triệu người Việt Nam
bị phơi nhiễm chất độc da cam và trên 3 triệu
người là nạn nhân của chất độc này. Nhiều gia đình
có nguy cơ không còn duy trì được nòi giống.
Hàng vạn trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, có đời
sống thực vật, không có một phút giây sống như
người bình thường.
Hình 4: Cặp song sinh dính liền Việt và Đức

Nhiều phụ nữ không được hưởng hạnh phúc làm vợ, làm mẹ, và còn nhiều người
khác đang chết dần, chết mòn theo từng ngày từng giờ, quằn quại, vật vã vì những
căn bệnh quái ác do chất độc da cam gây ra. Với khả năng di truyền xuyên thế hệ, thì
hiện nước ta đã có hơn 150.000 nạn nhân
thuộc thế hệ thứ 2, 35.000 nạn nhân
thuộc thế hệ thứ 3 và cả 2.000 nạn nhân
thuộc thế hệ thứ 4. Phần lớn những gia
đình bị nhiễm chất độc da cam đã và
đang sống trong khổ đau, bệnh tật, đói
nghèo và vô vọng. Họ là những người
nghèo nhất trong những người nghèo,
đau khổ nhất trong những người đau khổ.
Hình 5:Ba người con trai của bà Nguyễn Thị Bích
Ngọc, tay chân bị dị tật bởi chất độc da cam
Nhóm 1 8
III.1.iv. Cảm nghĩ về chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam:
Khi tham quan đến căn phòng trưng bày những hình ảnh về các nạn nhân phải
chịu sự ảnh hưởng do chất độc da cam của quân đội Mỹ, người xem không khỏi bàng
hoàng trước những hình ảnh tàn khốc ấy. Hậu quả chiến tranh mà Mỹ mang lại đã
khiến cho đồng bào ViệtNam phải chịu biết bao đau thương, khốn khổ.

Hình 6: Những nạn nhân của chất độc da cam

Sau hơn 60 năm kể từ khi quân đội Mỹ gieo rắc nỗi kinh hoàng cho đất nước Việt
Nam bằng chất độc da cam, thì những người từng chịu ảnh hưởng của chất độc ấy
vẫn đang phải gặm nhấm nỗi đau về tinh thần lẫn thể xác do thứ hóa chất độc hại ấy
mang lại. Chiến tranh đã lùi xa, thế nhưng chất độc da cam vẫn ám ảnh, đeo đuổi,
làm gánh nặng cho biết bao người. Khi tận
mắt chứng kiến những nỗi đau, hậu quả mà
chất độc da cam mang tới, chúng ta mới càng
ý thức, sống có trách nhiệm, thêm yêu nền hòa
bình của dân tộc hơn. Thời gian luôn được
xem là liều thuốc hữu hiệu có tác dụng chữa
lành mọi vết thương. Nhưng đã hơn nửa thế kỉ
trôi qua, vết thương mang tên chất độc da cam
vẫn còn đó và những nạn nhân của nỗi đau này
vẫn phải hứng chịu những bất hạnh và khổ
đau.

Hình 7:Thư của cô Trần Thị Hoan, nạn nhân chất


Thông điệp cho giới trẻ hiện nay: độc da cam gửi Tổng Thống Obama

Chúng ta phải biết ơn những vị anh hùng đã không ngại hi sinh thân mình dành
lại độc lập tự do ngày hôm nay. Nên cảm thấy may mắn vì đã không bị nhiễm chất
Nhóm 1 9
độc trong chiến tranh. Bởi vậy, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa trên con đường đấu tranh
đòi lại công lí để làm vơi bớt sự đau thương mà các nạn nhân phải trải qua. Ta nên
đồng cảm, chia sẻ, cũng như tham gia nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ những người
bị nhiễm chất độc và những người không may đã bị dị tật bẩm sinh do chất độc để
giúp họ có được cuộc sống tốt hơn.
III.2. Những sự thật lịch sử:
III.2.i. Lý do lựa chọn chuyên đề:
“Chiến tranh” là một cụm từ mà mỗi khi được nhắc tới thì lại mang đến cảm
giác rùng mình, kinh sợ cho con người, bởi đơn giản dường như chẳng ai ưa thích
chiến tranh,không ai không yêu chuộng hoà bình. Thế nhưng, trong lịch sử luôn tồn
tại những cuộc chiến tranh phi nghĩa, chỉ mang lại đau khổ và sự mất mát cho cả hai
bên tham chiến. Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua 45 năm, mặc dù để lại nhiều kí ức
đau buồn nhưng đó cũng là minh chứng hùng hồn cho tinh thần dân tộc của người
Việt Nam. Tuy đã dành độc lập, nhân dân ta cũng chịu tổn thất vô cùng to lớn cả về
vật chất và tinh thần.
Hiện tại, chúng ta đang sống trong độc lập, tự do và hạnh phúc. Chúng ta phải
luôn biết ơn công lao to lớn, sự hy sinh cao cả của các bậc cha ông, các anh hùng liệt
sĩ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng… đã sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để
đổi lại nền hòa bình cho cả dân tộc như ngày hôm nay. Những hình ảnh, sự kiện về
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước mà chúng ta được nghe kể,
hay qua tivi, phim ảnh… đã cho chúng ta thấy được phần nào sự ác liệt của chiến
tranh. Song, những điều đó dường như chưa diễn tả hết được đầy đủ và chân thực
bằng khi tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh – nơi lưu giữ những hình ảnh
và hiện vật còn lại của chiến tranh, nơi mà người dân Việt Nam “gần nhất” với lịch
sử, với sự hào hùng và tinh thần dân tộc mạnh mẽ luôn rực cháy.
Xuất phát từ những lý do lịch sử và thực tế nêu trên, chúng em quyết định chọn
nghiên cứu đề tài về “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” để có thể hiểu rõ hơn về lịch
sử hào hùng của dân tộc, về sự hy sinh to lớn của những bậc tiền nhân. Qua đó, giúp
chúng em ý thức được nghĩa vụ của bản thân trong công cuộc xây dựng tổ quốc ngày
càng phát triển.
III.2.ii. Những sự thật lịch sử:

Nhóm 1 10
Sau gần 100 năm anh dũng kháng
chiến, nhân dân Việt Nam đã giành thắng
lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Tám
1945, đập tan ách đô hộ của thực dân Pháp.
Chuyên đề bắt đầu với hình ảnh Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập vào
ngày 2/9/1945, tuyên bố trước toàn thế giới
quyền độc lập tự do của nhân dân Việt
Nam. Đó là hình ảnh được phóng lớn với
câu trích trong bản Tuyên ngôn độc lập:
“…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và
độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết Hình 8: Bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa
đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Bên cạnh là bản in Tuyên
ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được trưng bày trang trọng trong
hộp kiếng. Phía dưới là những hình ảnh ghi lại những khoảnh khắc quan trọng: Ngày
2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên
ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, chấm dứt gần 100 năm
dưới ách đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam; Lễ mừng độc lập tại Sài Gòn chiều
2-9-1945; Ngày 2-3-1946, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội đầu tiên nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa đã bầu các thành viên của Chính phủ liên hiệp kháng chiến; Kỳ họp thứ
2 Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa và bầu Chính phủ mới (ngày 3-11-1946). Nhưng thực dân Pháp được chính
quyền Mỹ giúp đỡ tài chính và vũ khí, tiếp tục âm mưu khôi phục ách thống trị ở Việt
Nam.
Sau khi thực dân Pháp thất bại, quân đội Mỹ trực tiếp can thiệp, phá hoại Hiệp
định Giơnevơ, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở cả hai miền Nam và Bắc Việt
Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Trong chiến tranh, chính quyền
Mỹ đã huy động một lực lượng quân sự khổng lồ với trên 6 triệu lượt quân, trên 14
triệu 300.000 tấn bom đạn, tiêu phí 767 tỉ đô la.
Ngày 08/3/1965, 3.500 lính thủy đánh bộ thuộc Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 9 và
Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 3 (Lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 9) đổ bộ lên bãi biển Nam
Ô (Đà Nẵng) đánh dấu sự tham chiến công khai trên bộ đầu tiên của quân đội Mỹ tại
Việt Nam.
Máy bay ném bom chiến lược 8 động cơ B-52 được trang bị các phương tiện
dẫn đường, ném bom rải thảm và tác chiến điện tử hiện đại, có thể ném bom ở độ cao
trên 9.100 mét với trọng lượng bom trên 27 tấn (bom thường hoặc bom hạt nhân cỡ
500, 750 và 1.000 cân Anh).

Ngày 30/4/1975, cuộc chiến của


nhân dân Việt Nam thắng lợi hoàn toàn.
Nhóm 1 11
Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc.Namara đã thú nhận: "Chúng tôi đã sai lầm, sai
lầm khủng khiếp. Chúng tôi mặc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao
sai lầm như vậy". Chính sự sai lầm đó đã gây ra những hậu quả tàn khốc cho đất
nước và nhân dân Việt Nam".

Những bằng chứng này chính là sự khẳng định đanh thép về bản chất cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ: một cuộc chiến tranh phi nghĩa, vi phạm
Hiến Pháp Quốc Tế của quân đội Mỹ. Chính trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của
Mỹ đã thừa nhận quyền bình đẳng của mỗi con người mà không ai có thể vi phạm
được: quyền được sống, được tự do và mưu
cầu hạnh phúc, vậy mà sau đó chính đế quốc
Mỹ lại là người chủ động đem quân đội, vũ
khí quân sự sang Việt Nam. Với một thái độ
hống hách, bọn chúng mạnh miệng tuyên bố
đưa đất nước chúng ta về “thời kì đồ đá”.
Chúng cưỡng bức, giết người, hủy hoại mọi
thứ trong tầm mắt của chúng. Mỹ chà đạp lên
tất cả quyền con người của mỗi người dân Việt
Nam, xem Việt Nam chỉ là nơi để họ thí
Hình 1: Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776
nghiệm biết bao vũ khí quân sự tàn ác, những
hình thức tra tấn, tù đày man rợ với cả
những người dân thường. Cuộc chiến
này không hề mang ý nghĩa tự vệ, mà
đó là tất cả những gì kinh tởm nhất mà
đế quốc Mỹ mang đến cho Việt Nam.
Đối với họ, đây thực sự là bản
cáo trạng lương tâm mà bất kì một cựu
chiến binh Mỹ nào từng tham chiến ở
Việt Nam đều cảm thấy có lỗi và cần
Hình 11: hành động
Lời tuyên đểhách
bố hống được tha thứ.
của Curtis LemayNgay cả
những bạn trẻ người Mỹ cũng tự nhủ,
sẽ cùng với bạn bè mình ủng hộ Việt Nam và bảo vệ nền hòa bình trên đất nước Việt
Nam. Không những thế, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh không chỉ trưng bày bằng
chứng về tội ác của đế quốc xâm lược mà còn thể hiện khát vọng hòa bình, một tinh
thần bất khuất, trung kiên của nhân dân Việt Nam. Chính vì điều đó, năm 1998, Bảo
tàng đã được công nhận là một trong 61 bảo tàng thuộc hệ thống “Bảo tàng vì hòa
bình - thế giới”, năm 2008 là thành viên của Hội đồng Quốc tế bảo tàng (ICOM).
Các hiện vật, chứng tích, các bức ảnh được trưng bày tại nơi đây chính là minh
chứng sự khốc liệt, man rợ của chiến tranh và tinh thần kiên cường, bất khuất của dân
tộc Việt Nam.

Nhóm 1 12
III.2.iii. Cảm nghĩ của nhóm về chuyên đề “Những sự thật lịch sử”:
Tội ác của đế quốc Mỹ để lại trên đất nước chúng ta những hình ảnh, những tàng
chứng hãi hùng, khủng khiếp về việc tra tấn dã man, tàn sát, ném bom, rải thuốc diệt
cỏ, giết chết con người, những người Việt vô tội bị thảm sát,…
Hòa bình, tự do, hạnh phúc có lẽ là những điều mà chúng ta có thể nói với chính
bản thân mình về cuộc sống của mình hiện tại, để có được bình yên như ngày hôm
nay dân tộc chúng ta, bao thế hệ ông bà cha ông chúng ta đã phải trải qua một cuộc
chiến đẫm máu, biết bao sự hy sinh quên mình. Một cuộc chiến được xây dựng bởi
máu, bởi lòng đoàn kết và bởi một khao khát tự do mãnh liệt mà thế hệ trước với
mong muốn giành lại một bầu trời tự do cho thế hệ con em mai sau. Hãy luôn ghi nhớ
và mang lòng biết ơn đó, chúng ta những thế hệ trẻ – tương lai của nước nhà cần
không ngừng nỗ lực, phấn đấu góp sức lực nhỏ bé của bản thân xây dựng đất nước để
đất nước sánh cùng “các cường quốc năm châu”

IV. Lời kết:


Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua 48 năm nhưng nó đã để lại nhiều mất mát, đau
thương về con người, đất nước. Hậu quả chất độc da cam vẫn còn đó, những gia đình
mất đi người thân yêu vẫn còn canh cánh nỗi xót xa. Càng nhìn sâu về một thời lịch
sử hào hùng của dân tộc, chúng em càng cảm thấy may mắn và biết ơn khi được sinh
ra ở một thời đại hoà bình, độc lập, tự do. Chúng em nhận ra học lịch sử không còn là
một việc khô khan, sách vở mà nó chính là những bài học kinh nghiệm lịch sử quý
báu và là những gợi nhắc tới cách chúng ta phải trân trọng, giữ gìn nền hoà bình đất
nước. Thật may mắn khi đất nước lúc ấy còn đang chìm sâu trong sự khủng hoàng về
việc tìm kiếm con đường cứu nước thì Đảng Cộng sản ra đời như một ngọn đuốc soi
sáng con đường tương lai tăm tối của nhân dân Việt Nam. Đảng từ một tổ chức đã trở
thành một hệ tư tưởng dẫn đường những người con Việt Nam tiến tới giành chiến
thắng, giành được độc lập. Nhân dân Việt Nam với lòng yêu nước nồng nàn cùng một
lòng tin sâu sắc vào Đảng đoàn kêt, quyết tâm bảo vệ độc lập cho Tổ Quốc thân
thương. Sau khi chiến tranh qua đi, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nước ta đã
vượt qua những khó khăn bằng những hướng phát triển năng động trong tiến trình hội
nhập phát triển. Bản thân chúng em đều là những người trẻ sống trong thời đại hòa
bình, sẽ luôn nhớ mãi về công lao của bậc cha ông đánh đuổi bè lũ xâm lược, luôn
khắc ghi những nỗi đau, sự mất mát mà đất nước chúng ta khi ấy phải trải để hiểu
rằng có được hòa bình như hôm nay quý đến như thế nào. Đất nước chúng ta, tuy
không hề hiếu chiến, nhưng chỉ cần gặp mối đe dọa đến độc lập, chủ quyền của Việt
Nam, mỗi một người dân với tấm lòng yêu nước nống nàn sẽ cùng nhau đoàn kết, bảo
vệ tổ quốc! Sống ở thời bình, với tất cả lòng yêu nước kiên trung, bất khuất, chúng
em sẽ luôn nỗ lực hết mình để phấn đấu, học tập, rèn luyện, ngày một xây dựng quê
hương, tổ quốc thân yêu, sống xứng đáng với món quà vô giá mà cha ông ta để lại:
“Độc lập”- “Tự Do”-“Hạnh Phúc”.
-Hết-

Nhóm 1 13

You might also like