You are on page 1of 2

(Đoạn này là mở đầu bài nên là lấy video chào với mấy cái video có mấy bạn

đi tham quan xung quanh lâu lâu tí nha:3)


Nơi chúng em đang đứng đây là Bảo tàng chứng tích chiến tranh TPHCM,
nằm tại 28 Võ Văn Tần, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Bảo tàng
có những chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày
những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của
các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam.
Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn
1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề
trưng bày thường xuyên. Qua chuyến tham quan lần này thuộc bộ môn
LSĐVN, nhóm chúng em cảm thấy “ Tội ác chiến tranh” là một chuyên đề
phản ánh chân thật, sâu sắc nhất về hiện thực chiến trường tàn khốc, những
âm mưu, thủ đoạn, tội ác vô cùng tàn bạo của kẻ thù; song song đó là những
nỗi đau thương, mất mát to lớn, những hậu quả nặng nề mà dân tộc ta đã phải
gánh chịu suốt những năm tháng ròng rã vì lý tưởng giải phóng đất nước,
giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Chuyên đề gồm 125 ảnh, 22 tài liệu, 243
hiện vật giới thiệu những chứng tích tội ác và hậu quả của chiến tranh xâm
lược đối với đất nước và người dân Việt Nam. Đất nước ta, một dải hình chữ
S nhỏ bé, là miếng mồi béo bở cho nhiều thế lực thù địch, trong đó không thể
không nhắc đến hai thế lực mạnh nhất chính là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Chiến tranh đã qua đi nhưng đau thương vẫn còn đó, những tội ác mà bọn
quân xâm lược gây ra vẫn là một nỗi đau khắc khoải trong tiềm thức của
những cán bộ chiến sĩ, những anh hùng thương binh liệt sĩ nói riêng và toàn
thể dân tộc ta nói chung. Một dân tộc tự cường, đoàn kết, yêu chuộng hòa
bình như Việt Nam không hề muốn chiến tranh xảy ra, nhưng hãy nhìn xem
bọn chúng đã làm những gì?
Trong tiến trình lịch sử CMVN, năm 1858, thực dân Pháp từ cửa biển Đà
Nẵng đã tiến vào nước ta, mở đầu công cuộc xâm lược. Tuy ta đã thực hiện
nhiều cuộc khởi nghĩa anh dũng, nhưng chính sự suy yếu, thối nát, bảo thủ
của triều đình nhà Nguyễn, đất nước ta trở thành thuộc địa của Pháp, kể từ
khi hiệp ước Patenotre được kí kết. Chúng tiến hành 2 cuộc khai thác thuộc
địa (1897-1914 và 1919-1929) với nhân danh “khai hóa”, “bảo hộ” nước ta,
nhưng thật chất không phải vậy! Chúng chỉ muốn làm giàu cho chính quốc
trong lúc nước ta đang loạn lạc, nhân dân ta phải gánh chịu nhiều sự áp bức
bóc lột, các nhà tư tưởng còn chưa có được con đường cứu nước phù hợp với
hoàn cảnh lịch sử VN. Những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra không chỉ
dừng lại ở những hành động quân sự tàn bạo, mà chúng còn dùng những đòn
tấn công vào tư duy, văn hóa, và tinh thần của một quốc gia đang cố gắng tìm
lại sự tự do và chủ quyền dân tộc. Chúng 2 lần bán nước ta cho Nhật, gây ra
biết bao đau thương mất mát cho đồng bào.
(Bắt đầu tới phòng tội ác chiến tranh)
Độc ác thay! Chúng còn là nguồn cơn cho Đế quốc Mỹ lấn sâu vào chiến
trường Việt Nam. Kháng chiến chống Mỹ tại nước ta là thời kì gây ra nhiều
nỗi ám ảnh mỗi khi được kể lại. Tội ác của cuộc chiến tranh phi nghĩa này đã
gây ra tổn thất nặng nề về con người và của cải do bom đạn, do những cuộc
thảm sát đẫm máu có quy mô của địch,… đã gây nên làn sóng phẫn nộ trên
toàn thế giới.
Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 có đoạn viết: '“Tất cả mọi người
sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời tuyên ngôn đanh thép của một đất nước
lớn mạnh trên thế giới là điều đáng để các nước học tập, noi gương. Ấy vậy
mà chính chúng lại đi ăn hiếp kẻ yếu thế hơn mình, tước đoạt đi những quyền
mà chúng cho rằng là tạo hóa đã ban cho thì không ai có thể xâm phạm được.
Cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam là một trong những việc làm
đi ngược lời nói của chúng, và ta có gần như đầy đủ những chứng tích về tội
ác thâm độc, tàn bạo này!

You might also like