You are on page 1of 8

Họ và tên: Nguyễn Hoàn Ý Duyên

MSSV: 2353801014037
Lớp: HC48A1

Đề: Tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh và trình bày suy nghĩ của bản thân em
về tình hình đất nước từ năm 1954 đến năm 1975. Trên cơ sở hình ảnh, thông tin, tư
liệu trong bảo tàng, theo quan điểm cá nhân em thì quyền con người bị vi phạm chủ
yếu ở những lĩnh vực nào. Là một sinh viên luật sống trong thời kì đất nước hòa bình,
bản thân em có suy nghĩ ra sao trong việc góp phần xây dựng đất nước hiện nay như
thế nào để đến năm 2045 Việt Nam thành nước thu nhập cao.
Bài làm
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh – nơi lưu giữ những hồi ức về một thời kỳ lịch sử hào
hùng, oanh liệt nhưng cũng đầy đau thương của dân tộc Việt Nam ta. Các hiện vật, chứng
tích, bức ảnh, khung cảnh được phục dựng và trưng bày tại nơi đây cũng đã tái hiện lại phần
nào sự tàn bạo và khốc liệt của chiến tranh nhưng cùng với đó là lòng yêu nước, tinh thần
quả cảm, đoàn kết của những người lính nói riêng và cả nhân dân Việt Nam nói riêng.
Hơn 20.000 tài liệu, hơn 1.500 hiện vật và phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên
đề trưng bày thường xuyên là minh chứng rõ ràng nhất cho tội ác tàn độc và hậu quả chưa
bao giờ nguôi của chiến tranh mà quân đội Mỹ đã gây ra cho dân tộc ta. Những kiểu tra tấn
man rợ, không còn tính người được dựng lại đầy chân thực khiến ai cũng phải rùng mình.
Tùng hiện vật, hình ảnh, tư liệu được trưng bày nơi đây như một thước phim quay chậm, đưa
em quay ngược thời gian trở về quá khứ để rồi như được chứng kiến những năm tháng chiến
tranh ác liệt mà đất nước đã trải qua. Nỗi ám ảnh về những trận bom càn khốc liệt, về những
người lính anh dũng đã hy sinh, về những nỗi mất mát: mẹ mất con, vợ mất chồng, con mồ
côi cha mẹ vì chiến tranh hiện lên sống động trước mắt.
Như một người chứng kiến đi qua từng khu trưng bày, em như chết lặng khi tận mắt nhìn
thấy: Những ánh mắt chứa đầy nỗi sợ hãi, hoảng sợ, sự đau thương mất mát không thể diễn
tả của những người dân khốn khổ sinh và sống trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc. Trên
hết, bức ảnh khiến em ấn tượng sâu sắc nhất chính là hình ảnh một cô gái mặc chiếc áo cánh
đen đang cài cúc áo trông có vẻ không sợ hãi như những người dân bên cạnh khi phải đối
mặt với cái chết cận kề. Bức ảnh đã là một minh chứng hùng hồn cho việc song hành tội ác
chiến tranh đi cùng với cưỡng hiếp. Chính xác, cô gái thoạt nhìn trông có vẻ bình tĩnh cài áo
kia chính là nạn nhân của cuộc cưỡng hiếp bởi một lính Mỹ trước khi ra tay giết người dân
chúng ta. Nỗi kinh hoàng đó thường sẽ không được ghi chép, không được phơi bày ra ánh
sáng và rất hiếm khi được các thầy cô chúng ta giảng dạy trong những tiết học lịch sử. Nạn
nhân của tụi lính ấy thường có độ tuổi từ 10 đến 45. Nhiều vụ tấn công là cưỡng hiếp như cô
gái áo cánh đen nhưng thường khủng khiếp hơn cả là các vụ hiếp dâm tập thể và tra tấn tình
dục. Thật sự chẳng có gì có thể bù đắp được cho những chấn thương về tinh thần và thể xác
mà người phụ nữ thời bấy giờ đã phải trải qua và chịu đựng trọng suốt những năm tháng
chiến tranh. Cưỡng hiếp là thứ vũ khí mà theo em nó còn nguy hiểm hơn cả những đạn dược,
bom mìn. Bởi những gì nó để lại là vết thương tâm lý không bao giờ chữa lành được.
Được xây dựng bí mật từ năm 1940, Chuồng cọp được Pháp ngụy trang kín đáo sâu trong
trại giam Phú Tường với hai lối ra vào. Hệ thống Chuồng cọp và trại giam chỉ ngăn cách
bằng cánh cửa nhỏ bị khóa, ngụy trang như cánh cửa đã không dùng lâu ngày. Ngoài những
cai ngục, không ai được biết về bí mật nơi biệt giam này. Tù nhân chính trị được đưa vào
đây khi bị tra tấn đến ngất, rồi được đưa vào bằng cửa khác để đánh lạc hướng... Tất cả tù
nhân đều không xác định được vị trí trại giam, vì vậy khả năng trốn thoát là không thể.
Chuồng cọp thời Pháp bị phá bỏ để xoa dịu dư luận nhưng đầu năm 1971, Chuồng cọp kiểu
Mỹ lại hình thành với quy mô và mức độ khốc liệt hơn. Đây là trại giam khắc nghiệt nhất
trong giai đoạn cuối cùng của ngục tù Côn Đảo. Mỹ Ngụy dùng cả yếu tố bất lợi của thiên
nhiên vào việc đày ải con người. Chưa cần đến đòn roi, Chuồng cọp Mỹ đã hành hạ tù nhân
rất tinh vi, làm cho người tù chết dần chết mòn.
Với những hình thức tra tấn dã man, tưởng chừng như các tù nhân chính trị không còn sức
chống cự nhưng đây lại là nơi nổi dậy đầu tiên của tù chính trị vào lúc 12 giờ đêm 30/4, rạng
sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975 (tại khu GH) chiếm được nhà tù Côn Đảo, chấm dứt hoạt
động của nhà tù này sau 113 năm là “địa ngục trần gian".
Đây là "chuồng cọp" - nỗi ám ảnh
kinh hoàng của những người tù cách
mạng. Chuồng cọp kẽm gai là một
kiểu phòng nhốt tập thể được làm
trên nền cát. Tù nhân bị lột quần áo,
tống vào bên trong, bị bỏ đói nhiều
ngày liền. Một ngăn dài 1,8m ngang
0,75m và cao 0,4m sẽ nhốt từ 2-3
người, tù nhân phải nằm nghiêng
san sát nhau, không thể nhúc nhích.
Ngăn bên cạnh có kích thước dài
1,8m, ngang 0,75m và cao 0,6m, giam từ 5-7 người, tù nhân phải ngồi cúi gập người, không
thể ngồi thẳng được.
Những cái gậy nhọn được chúng sử dụng để chọc vào tù bình từ phía trên, chúng cứ thế chọc
như thể đang chơi một trò chơi bắt chuột trong lồng vậy. Cơm thì là một nắm với đầy cát,
một con khô mực đắng nghét, một muỗng mắm thì đầy dòi. Chỗ ở là chuồng cọp thì hẹp
nhưng lại nhét đến hơn chục người một chỗ. Việc sinh hoạt đều diễn ra trong phạm vi này, tự
tiêu tự hủy. Ngày nay chúng ta gọi đó là "địa ngục trần gian", nơi đày đọa các chiến sĩ, người
hoạt động cách mạng đến sức cùng lực kiệt, bệnh tật không gì chữa được, chỉ đợi cái chết để
giải thoát cho họ.
Trong ảnh là máy chém -
dụng cụ chặt đầu người bị án
tử hình được thực dân Pháp sử
dụng rộng rãi và chính quyền
Ngô Đình Diệm đưa đi nhiều
nơi để sử dụng, khủng bố tinh
thần những người yêu nước.
Chiếc máy chém với chiều
cao 4.5m, nặng đến 50kg,
được xem là một công cụ giết
người tàn bạo, ám ảnh nhất
của bọn đế quốc Mỹ. Nó là
một công cụ cho chiến dịch
"lê máy chém đi khắp miền
Nam" - một vũ khí giết người
hàng loạt với khẩu hiệu thà
giết nhầm còn hơn bỏ sót. Chúng còn kinh tởm hơn khi mà lôi xác của dân ta về chất đống
lên, rồi chụp ảnh hăm hở khoe chiến tích như thể đi săn được những miếng mồi ngon. Một
hình ảnh quá man rợ và mất nhân tính của bọn lính thực dân đế quốc.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện chiến
tranh hiện đại và tàn bạo nhất, trong đó có vũ khí hoá học. Đặc biệt trong vòng 10 năm (từ
năm 1961 đến năm 1971) với chiến dịch "Ranch Hand" quân đội Mỹ đã phun rải xuống
miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam 'Việt Nam trên 100 triệu lít chất độc hoá học trong
đó có 65% là chất độc da cam chứa 386 kg dioxin tinh chất cực kỳ độc hại, làm nhiễm độc
trên diện tích 2,6 triệu ha, làm tổn thương nghiêm trọng đến sức khoẻ: gây các bệnh ung thư,
dị tật bẩm sinh và hàng loạt loạn chức khác cho từ 2,1 triệu đến 4,8 triệu người dân Việt
Nam và các thế hệ con cháu của họ. Việc phun rải chất độc da cam cũng gây tổn thương
nặng nề đối với binh lính Mỹ và binh lính các nước phụ thuộc Mỹ đã tham gia chiến tranh.
Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, song hậu quả của chất độc hóa học ấy đối với môi trường và
con người vẫn chưa đi vào dĩ vãng. Cho đến tận ngày nay, những thiệt thòi to lớn do chất
độc ấy mang lại vẫn còn hiện hữu rõ nét trong cuộc sống của nhiều gia đình bất hạnh, phá đi
cuộc sống và tương lai của vô số đứa trẻ kém may mắn.

Đây là ngôi mộ của 3 em bé được chia thành 2 phần, một phần dành cho 2 bé song sinh dính
liền và phần còn lại dành cho một em bé khác. Những thi hài này đều là nạn nhân của chất
độc da cam/điôxin trong chiến tranh Việt Nam.
Cuối năm 1974, khi cục diện chiến trường có nhiều thay đổi theo hướng có lợi cho ta, Bộ
Chính trị họp bàn và đi đến quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975. Mệnh lệnh
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới
chiến trường giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng” mà Tổng Tư lệnh - Đại tướng
Võ Nguyên Giáp thay mặt Quân ủy Trung ương truyền đi khắp chiến trường như một làn sóng
cổ vũ tinh thần chiến đấu và quyết tâm chiến thắng của toàn thể quân dân Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân


và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy trên toàn
miền Nam và liên tiếp giành thắng
lợi. Cuối tháng 4/1975, quân ta ào
ào như vũ bão, tiến vào giải
phóng Sài Gòn. Chiến dịch Hồ
Chí Minh lịch sử đi đến thắng lợi
cuối cùng, non sông Việt Nam thu
về một mối. Vào lúc 11h30’ ngày
30/4/1975, lá cờ của Quân giải
phóng đã tung bay trên nóc Dinh
Độc Lập, đánh dấu sự sụp đổ
hoàn toàn của đế quốc Mỹ và
chính quyền tay sai ở miền Nam
Việt Nam. Chiến dịch Hồ Chí
Minh toàn thắng, non sông Việt
Nam thống nhất. Đại thắng mùa
xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ
và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng
minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến
thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ
nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử
nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm
quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to
lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống
nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của
Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của
dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên
hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

Quyền con người bị vi phạm chủ yếu ở hầu hết ở mọi lĩnh vực đời sống, văn hoá, kinh tế, xã hội,
…Cụ thể là bị vi phạm ở các quyền cơ bản sau đây:

- Quyền được sống: Hình ảnh và tư liệu về các nạn nhân chiến tranh, bao gồm cả trẻ em, cho
thấy sự tàn khốc của chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của nhiều người vô tội. Việc sử dụng vũ
khí hóa học và sinh học đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người, dẫn đến
nhiều ca tử vong và di chứng lâu dài.

- Quyền tự do và an ninh cá nhân: Nhiều người bị tra tấn, giam giữ, và tù đày một cách phi
pháp. Chiến tranh đã khiến nhiều người phải ly tán khỏi nhà cửa, mất đi quê hương và người
thân.

- Quyền tự do ngôn luận và báo chí: Việc kiểm duyệt thông tin và đàn áp các hoạt động báo chí
độc lập đã hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân.

- Quyền được hưởng nền giáo dục và y tế: Chiến tranh đã phá hủy nhiều trường học và bệnh
viện, khiến nhiều người không có cơ hội học tập và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ

- Quyền được sống trong môi trường hòa bình: Chiến tranh đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng cho môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và các thế hệ sau.

Là một sinh viên luật sống trong thời kì đất nước hòa bình, bản thân em có suy nghĩ như sau để
góp phần xây dựng đất nước hiện nay như thế nào để đến năm 2045 Việt Nam thành nước thu
nhập cao: Thứ nhất, thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập
đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu nước. Tuổi trẻ
Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình
thành nguồn nhân lực chất lượng cao, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để thích ứng với những bước
phát triển mới trong khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai
của đất nước phải không ngừng học tập, sáng tạo, tiếp thu các công nghệ mới để trang bị một
nền tảng tốt, giàu kiến thức, vững kỹ năng để tiếp nối các thế hệ cha anh trong quá trình thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Thứ hai, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa
các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các
giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc. Đây sẽ là một động lực quan trọng để phát
huy giá trị truyền thống của dân tộc, phát huy giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung
và tuổi trẻ Việt Nam nói riêng để đóng góp vào sự phồn thịnh của đất nước.
Thứ ba, luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính
trị. Hiện nay, các thiết bị công nghệ hiện đại và hệ thống mạng xã hội đang ngày càng phát triển
đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sinh viên, bao gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực,
một trong số đó là khiến giới trẻ nói chung, trong đó có sinh viên sống tách biệt với xã hội, hình
thành lối sống vô tâm, vô cảm, thờ ơ chính trị. Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ chủ yếu đọc báo qua
những bài được chia trẻ trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng cụ thể, thay vì chủ động tiếp
cận tới các nguồn tin chính thức, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch truyền bá những thông tin
xuyên tạc Đảng và Nhà nước mà nếu không có những nhận thức chính trị đầy đủ, người đọc sẽ
hình thành suy nghĩ sai lệch, gây ra những hệ lụy khôn lường cho tình hình an ninh xã hội. Sinh
viên Việt Nam phải có nhiệm vụ tự mình nâng cao nhận thức trị, học và làm theo Bác, hỗ trợ
Đảng và Nhà nước trong việc loại bỏ các thông tin xuyên tạc, tiêu cực khỏi các nền tảng mạng
xã hội, tuyên truyền đến người thân, bạn bè có cách tiếp nhận thông tin đúng đắn, chính xác.
Thứ tư, biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của
công nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội. Trong quá trình xây
dựng nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, ta không nên mù quáng phủ nhận tất cả những sản phẩm
Chủ nghĩa Tư bản đã tạo ra mà phải chắt lọc, kế thừa những thành tựu phù hợp với điều kiện
phát triển của đất nước. Trong đó, sinh viên với bản chất năng động, sáng tạo, nhiệt huyết,
nhanh nhạy là đối tượng lý tưởng để tiếp thu các công nghệ mới, tham gia giao lưu, hội nhập
quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập phải luôn tỉnh táo để không đánh mất bản sắc văn
hóa của dân tộc, phải dung hòa được nếp sống hiện đại với những giá trị truyền thống. Nhiệm vụ
học tập khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế đòi hỏi lớp sinh viên hiện nay phải nhanh
chóng trang bị cho mình năng lực hội nhập, như bản lĩnh, kiến thức, trình độ ngoại ngữ, tin học,
kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu biết văn hóa dân tộc, đất nước mình, đồng thời phải hiểu
biết tình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi sinh viên
phải phát huy tinh thần tự học tập, tự rèn luyện.

You might also like