You are on page 1of 7

Họ và tên: Trầm Minh Khánh

Lớp: HC48(A)-2
Mssv:2353801014081

Bài tập bộ môn Lịch sử Đảng


 Câu hỏi: Sau chuyến tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh. Trình bày suy
nghĩ bản thân về tình hình đất nước từ năm 1954-1975. Trên cơ sở hình ảnh, thông
tin, tư liệu trong bảo tàng theo quan điểm cá nhân, trong chiến tranh con người bị vi
phạm chủ yếu ở những lĩnh vực nào. Là một sinh viên Luật sống trong thời kì đất
nước hoà bình, bản thân em thấy mình có trách nhiệm ra sao với việc xây dựng đất
nước hiện nay để năm 2045 Việt Nam thành đất nước có thu nhập cao.

 Bài làm:

Tình hình đất nước từ năm 1954-1975


Chiến tranh Việt Nam từ 1954-1975 diễn ra sau hiệp định Giơ-ne-vơ. Sau hiệp định
Giơ-ne-vơ, miền Bắc giải phóng hoàn toàn và chuyển sang giai đoạn cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Khó khăn là nền kinh tế lạc hậu và bị tàn phá nặng nề sau 15 năm
chiến tranh. Nhưng thuận lợi là tài nguyên vẫn còn phong phú, có nhà nước dân chủ
nhân dân và Đảng lãnh đạo giup đỡ.
Sau khi Pháp thất bại, Hiệp định Giơ-ne-vơ
được ký kết, đế quốc Mỹ gạt thực dân Pháp
ra khỏi miền Nam Việt Nam. Mỹ trực tiếp
tiến hành ý đồ xâm lược của mình. Vào tháng
6/1954, đế quốc Mỹ tiến hành hất văng thực
dân Pháp và đưa Ngô Đình Diệm về thành
lập chính phủ bù nhìn. Tiếp theo đó triển
khai kế hoạch phá hoại việc thi hành Hiệp
định Giơ-ne-vơ.
Trong chiến tranh Việt Nam từ 1954-1975, vào cuối năm 1959, cuộc đấu tranh của
miền Nam được chuyển hướng thành cuộc đấu tranh vũ trang.
Một số cuộc chiến tiêu biểu có thể kể đến tại Việt Nam như:
_ Trận Điện Biên Phủ mở màn 13/03/1954
_ Trận Bình Giã 02/12/1964
_ Trận Đồng Xoài 10/06-11/7/1965
_ Chiến dịch đường 14 - Phước Long 06/01/1975

1
Lĩnh vực chủ yếu ở quyền con người bị xâm phạm vào gian đoạn này:
Đa phần các quyền con người ở nước Việt Nam đều bị xâm phạm nặng nề, thậm chí
người dân không được xem trong như là một công dân con người bình thường mà
thường xuyên bị đối xử tàn nhẫn. Trong đó lĩnh vực chủ yếu mà người dân thường
gặp phải kể đến bị giam tù, tra tấn, bốc lột sức lao động,... Và đây là những thông tin
hình ảnh về vấn đề quyền con người bị xâm phạm:
Trong chiến tranh xâm lược Việt
Nam, chính quyền Mỹ và chính
quyền Việt Nam Cộng hòa luôn
chú trọng xây dựng và trang bị
một hệ thống lao tù dày đặc trên
toàn miền Nam với những kiểu
giam người khắc nghiệt. Trong
đó, các nhà tù khét tiếng là Nhà tù
Côn Đảo, Trại giam tù binh Phú
Quốc, Nhà lao Tân Hiệp, Nhà tù
Thủ Đức, Khám Chí Hòa,...
Riêng hệ thống nhà tù tại Sài Gòn
đã có 8 trại giam, trại thẩm vấn
cấp trung ương, 11 trại giam cấp
quận, 114 trại giam cấp phường,
140 trạm kiểm soát để bắt người.
Từ năm 1967 - 1972, chính quyền
Mỹ đã viện trợ 3.000.378.200 đô
la để xây cất, trang bị cho các nhà
tù tại miền Nam Việt Nam. Mỗi
nhà tù đều có từ một đến năm cố
vấn Mỹ và được trang bị nhiều
dụng cụ, phương tiện để tra tấn,
khai thác tù nhân.
Cùng với việc gia tăng quy mô
của chiến tranh xâm lược, quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tăng
cường các cuộc càn quét, dồn dân vào các khu tập trung, sàng lọc, bắt nhiều người
đem đi tra tấn, tù đày và thủ tiêu lén lút. Số lượng nhà tù, trại giam không ngừng tăng
nhanh, nhưng vẫn không đủ chỗ giam giữ. Nhiều nơi tôn nghiêm như chùa chiền, đền
miếu, trường học,… trở thành địa điểm giam giữ, tra tấn và thẩm vấn người. Từ năm
1954 - 1960 đã có hơn 90.000 người yêu nước ở miền Nam Việt Nam bị giết hại và
hơn 800.000 người khác bị bắt, giam cầm, tra tấn trong hơn 1.000 nhà tù lớn nhỏ.
“… Để tăng cường sát thương, địch đã bỏ
đi phần nhựa của dây điện, như vậy khi
đánh đầu roi điện, phần không có nhựa, móc
vào da thịt rách lỗ chỗ, máu tươm ra ướt cả
áo. Chưa đầy một tháng, hầu hết anh em bị
kiệt sức, bại liệt và tổn thương nặng. Chưa
bao giờ tình cảnh bi đát như vậy. Hầu hết ăn
cơm lạt, muối dùng để đắp lên vết thương”.
(Cựu tù nhân Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, Anh
hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Ngô
Tùng Chinh)

2
Khắp mọi nơi tại miền Nam Việt Nam đều có dấu vết tàn ác của thực dân, rất nhiều
nhà tù được dựng lên giam cầm sự tự do của những con người yêu nước mãnh liệt.

Hầm giam số 8 thuộc Khu giam giữ Chín Hầm ở Thừa Thiên - Huế.

Nhà lao Quảng Trị gồm 5 phòng giam


và dãy xà lim 32 phòng bằng đá hộc,
rộng chưa đầy 3m2 dùng để giam giữ
tù chính trị.

Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt giam giữ hơn


600 thiếu nhi từ các nhà tù ở miền Nam.

Nhà tù Phú Lợi được xây dựng năm 1957 ở Bình


Dương nơi diễn ra vụ đầu đọc hàng nghìn tù nhân
vào ngày 30/11/1958.

Trung tâm cải huấn


Tân Hiệp (Nhà lao
Tân Hiệp) nơi giam
giữ những người
Việt Nam yêu
nước.

3
Nhà tù Thủ Đức, nơi giam cầm phụ nữ Việt Nam
yêu nước.

Khám Chí Hòa - một nhà tù lớn được xây dựng ngay trung tâm Sài Gòn.

Toàn cảnh Trại I và Chuồng cọp


Côn Đảo.

4
Các thể loại nhốt tù tàn nhẫn:

Phòng giam được làm bằng


thùng sắt conex.

Phòng kỷ luật ở Phú Quốc

Chuồng cọp giam cầm tù binh

5
Tù binh bị đục hết hàm trên vì không chịu khai

Chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các cuộc ném bom hạt, vũ khí hạng nặng và chất
độc màu da cam:
HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC DA CAM TRONG CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA
MỸ Ở VIỆT NAM
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ không chỉ dùng các loại bom đạn
gây thương vong mà còn sử dụng cả chất độc hóa học nhằm triệt hạ nguồn sinh sống
của nhân dân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách
mạng.Từ năm 1961 đến năm 1971, Quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải
khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa 366kg dioxin,
xuống gần 26.000 thôn bản, với diện tích 3,06 triệu ha, bằng gần ¼ tổng diện tích
miền Nam Việt Nam; trong đó có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích
bị phun rải hơn 10 lần.

KHỐI LƯỢNG BOM MỸ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM (1965-1972)

Đơn vị: tấn

1965 1966 1967 1968 1969 1970 1971 1972


Miền 30.000 200.000 270.000 200.000 3.600 13.400 10.300 210.000
Bắc
Miền 21.800 302.000 598.000 1.059.000 957.000 511.000 238.000 561.700
Nam
Tổng 51.800 502.00 868.000 1.259.000 960.600 524.400 248.300 771.700
số

6
Trách nhiệm của một sinh viên Luật hành động để góp phần xây dựng đất nước
hiện nay để đến năm 2045 Việt Nam trở thành đất nước có thu nhập cao:

Học tập và Phát triển Chuyên môn: Đầu tiên và quan trọng nhất, nắm vững kiến thức
chuyên ngành của bản thân và không ngừng nâng cao kỹ năng pháp lý. Điều này giúp
em trở thành một chuyên gia có thể đóng góp vào việc xây dựng hệ thống pháp luật
mạnh mẽ và hiệu quả.

Tham gia vào Nghiên cứu và Phát triển Luật: Đóng góp vào các dự án nghiên cứu và
phát triển trong lĩnh vực luật để đề xuất các cải tiến, thay đổi pháp luật và chính sách
cần thiết cho sự phát triển bền vững.

Hỗ trợ Công bằng và Chính trị: Đặt sự chú ý vào công bằng và chính trị, hỗ trợ những
nỗ lực để xây dựng một hệ thống pháp luật và chính trị minh bạch, công bằng và đáp
ứng với nhu cầu của cộng đồng.

Thực tập và Giao lưu Nghề nghiệp: Tham gia vào các chương trình thực tập để có cơ
hội áp dụng kiến thức vào thực tế và xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp sớm.

Học ngoại ngữ và Hiểu Biết Quốc tế: Hiểu biết về quốc tế và học thêm một hoặc
nhiều ngoại ngữ có thể mở ra nhiều cơ hội hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật
quốc tế.

Tham gia vào Hoạt động Xã hội: Hỗ trợ các hoạt động xã hội và tổ chức phi lợi nhuận
để đảm bảo rằng bản thân đang đóng góp vào cộng đồng và giúp giải quyết các vấn đề
xã hội.

Liên kết và hợp tác: Hợp tác với đồng nghiệp, cơ quan chính phủ, và tổ chức phi
chính phủ để tạo ra những thay đổi tích cực trong hệ thống pháp luật. Từ đó tạo ra
một hệ thống pháp lý thật chặt chẽ đưa ra được những kết quả công bằng và bình đẳng
trong kinh doanh, mang lại một đất nước có nền kinh tế không chỉ phát triển mà còn
văn minh, minh bạch.

* Bài làm được thực hiện bởi sự tham khảo từ các nguồn sau:

_Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Tập 2, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1995; Đây các nhà tù Mỹ - Ngụy, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1995
_ Hình ảnh và nội dung từ bảo tàng chứng tích chiến tranh
_https://accgroup.vn/chien-tranh-viet-nam-tu-1954-den-1975
_ChatGPT

You might also like