You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


-------***-------

BÀI TẬP LỚN


MÔN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH:


“ KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO”. TỪ ĐÓ
LIÊN HỆ BẢN THÂN.

Họ tên: Trần Nguyệt Anh


Lớp: POHE – Truyền thông Marketing 62
Khóa: 62
Mã SV: 11200383

HÀ NỘI – 2021
PHẦN MỞ ĐẦU

Tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
tư tưởng mang tầm chân lý, một chân lý bất hủ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và giá
trị thời đại sâu sắc.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập, tự do là quyền dân tộc, quyền con người, là
xuất phát điểm đối với mọi dân tộc trên con đường đi tới phồn vinh và hạnh phúc.
Dân tộc không thể phát triển, đất nước không thể phồn vinh, nhân dân không thể
có cơm no, áo ấm và cuộc sống hạnh phúc nếu không có được độc lập, tự do. Do
đó, giành lấy và bảo vệ độc lập, tự do là yêu cầu sống còn của các dân tộc. Khi độc
lập, tự do bị xâm phạm cả dân tộc phải kiên quyết đứng lên chiến đấu đến cùng để
giữ vững và bảo vệ nền độc lập và tự do ấy.

Không phải đến khi viết lời kêu gọi ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới
khẳng định giá trị của độc lập tự do. Ngay từ khi còn niên thiếu, động lực thúc đẩy
Người quyết chí ra tìm đường cứu nước chính là để tìm lại độc lập tự do cho dân
tộc.

Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn cũng như làm rõ hơn về vấn đề này, trong bài
tiểu luận này, em đã chọn đề tài: “ Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Không
có gì quý hơn độc lập tự do và liên hệ bản thân.” Do còn nhiều hạn chế về trình độ
và kiến thức, bài viết này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy,
em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dạy và sửa đổi từ cô.

Em xin chân thành cám ơn !

1
MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………… 1
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ CỦA LUẬN ĐIỂM
1. Hoàn cảnh ra đời………………………………………… 3
2. Cơ sở thực tiễn………………………………………… 3
3. Cơ sở lý luận…………………………………………… 5
II. NỘI DUNG LUẬN ĐIỂM………………………………………
1. Khái niệm……………………………………………………. 9
2. Các dấu mốc lịch sử……………………………………….. 10
3. Bốn nội dung cơ bản của luận điểm………………………. 11
III. GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA LUẬN ĐIỂM
1. Giá trị………………………………………………………… 12
2. Ý nghĩa………………………………………………………. 13
IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN…………………………………………. 14
V. LIÊN HỆ BẢN THÂN…………………………………………… 16
PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………. 19

2
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ CỦA LUẬN ĐIỂM:
1. Hoàn cảnh ra đời:

“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội,
Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt
Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân
dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”

- Hoàn cảnh ra đời: Cách đây 55 năm, ngày 17/7/1966, giữa lúc cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ xâm lược đang diễn ra hết sức quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã viết bài “Không có gì quý hơn độc lập, tự do," kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả
nước anh dũng tiến lên chống Mỹ, cứu nước.
=>> Từ đó, câu nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do" đã trở thành bất hủ,

không chỉ phản ánh ý chí, khát vọng của toàn dân tộc mà còn trở thành động lực,
tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân Việt Nam trong suốt hành trình xây dựng, bảo vệ
và phát triển đất nước.

2. Cơ sở thực tiễn:

• Tình hình thế giới:


- Thời điểm Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đưa ra, thế giới đang
chìm trong Chiến tranh Lạnh (1946-1989), đứng đầu hai cực là Hoa Kỳ (tư bản) và
Liên Xô (cộng sản). Nguyên nhân cuộc chiến tranh tại Việt Nam một phần là bắt
nguồn từ cuộc Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên điều này không được thể hiện rõ ràng
vì nó còn thể hiện là một cuộc chiến nhằm giành độc lập cho đất nước và giải

3
phóng dân tộc. Tinh thần độc lập dân tộc là yếu tố cơ bản giúp Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa chiến thắng (chứ không phải nhờ ưu thế tư tưởng hay quân sự) .
- Hoa Kỳ cho rằng sự tham chiến của quân đội Mỹ, viện trợ chiến phí cho thực dân
Pháp và sau đó là Việt Nam Cộng hòa là để ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa
cộng sản tại Việt Nam nói riêng cũng như tại châu Á nói chung. Đó cũng chính là
lý do quân đội Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh tại Việt Nam cũng như
trực tiếp đưa quân đội tham chiến trên chiến trường miền Nam Việt Nam .
=>> Như vậy có thể nói tính chất của Chiến tranh Việt Nam là đa diện. Đối với
đại đa số người Việt Nam, mục tiêu của cuộc chiến là nhằm giành độc lập dân tộc
trước sự can thiệp và chia cắt đất nước đến từ Hoa Kỳ. Còn với Hoa Kỳ, đó là
tuyến đầu để họ thực hiện tham vọng kiểm soát vùng Đông Nam Á trong thời kỳ từ
năm 1955 đến 1975.

• Tình hình Việt Nam:


- Năm 1965, bị thất bại nặng nề trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ

thi hành chiến lược Chiến tranh cục bộ tại miền Nam Việt Nam. Đồng thời đế quốc
Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc XHCN bằng cuộc chiến tranh phá hoại do
không quân và hải quân thực hiện. Nhưng ngay mùa khô năm 1965 - 1966, quân
Mỹ đã bị đánh bại trên chiến trường miền Nam , còn ở miền Bắc quân và dân ta đã
bắn rơi hàng nghìn máy bay các loại của đế quốc Mỹ.
- Thua đau, nhưng đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược mà càng đem
quân và vũ khí, không chỉ mang quân Mỹ đến mà còn đưa cả quân chư hầu Úc,
Thái Lan, Nam Triều Tiên ... vào tham chiến, một mặt muốn giành lại thế chủ động
ở chiến trường ép quân giải phóng phải co cụm lại, đồng thời cắt đường tiếp tế cho
chiến trường miền Nam từ hậu phương miền Bắc, mặt khác chúng âm mưu ép ta
phải ngồi vào bàn đàm phán theo ý muốn của chúng.

4
- Trước âm mưu của địch, lường trước khả năng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước có thể còn lan rộng và vô cùng ác liệt. Để khẳng định quyết tâm bảo vệ độc
lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam, khẳng định cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta nhất định thắng lợi, đồng thời chuẩn bị
tư tưởng trước cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta bước vào một giai đoạn
chiến đấu mới quyết liệt hơn, khó khăn hơn và hy sinh nhiều hơn để giành lấy
thắng lợi hoàn toàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo tài liệu quan trọng: Lời
kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước.
- Luận điểm "Không có gì quý hơn độc lập tự do" trích trong Lời kêu gọi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc trên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam ngày 17-7-1966,
một luận điểm được Người đưa ra giữa lúc nhân dân miền Bắc đang anh dũng
chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của địch - là sự nối tiếp và phát triển logic tất
nhiên của tinh thần và ý chí ấy trong Tuyên ngôn độc lập. Với ý chí "Không có gì
quý hơn độc lập, tự do", nhân dân Việt Nam đã anh dũng, kiên cường chiến đấu hy
sinh đánh thắng hai đế quốc lớn, trở thành dân tộc tiêu biểu cho phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX.

3. Cơ sở lý luận:
• Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại từ phương Đông và phương Tây:
- Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hoá
phương Đông. Người cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ,
nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương
Tây và cách mạng Trung Quốc.
Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh được theo học chữ Nho với các thầy vốn là
những nhà Nho yêu nước. Đạo đức Nho giáo thấm vào tư tưởng tình cảm của
Người không phải là những giáo điều “tam cương”, “ngũ thường” nhằm bảo vệ tôn
ti trật tự phong kiến, mà tinh thần “nhân nghĩa”, đạo “tu thân”, sự ham học hỏi, đức
5
“khiêm tốn”, tính “hoà nhã”, cách đối nhân xử thế “có lý, có tình”. Những mệnh đề
“trung hiếu”, “nhân nghĩa”, “tứ hải giai huynh đệ”, “dân vi quý, xã tắc thứ chi,
quân vi khinh”, phương châm “khắc kỷ phục lễ”,... của các nhà hiền triết phương
Đông được Hồ Chí Minh hết sức trân trọng. Trong khi tiếp thu, vận dụng những
yếu tố tích cực của Nho giáo, Người cũng đồng thời phê phán loại bỏ những yếu tố
thủ cựu, tiêu cực của nó.
- Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên
cứu, tìm hiểu tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ và chủ nghĩa Tam dân của
Tôn Trung Sơn (Trung Quốc). Chủ nghĩa Tam dân có 3 yếu tố cơ bản nhất là:
dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Tại Mỹ, Hồ Chí Minh đã
đọc được và nghiền ngẫm bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Có thể
coi đó là một sự kiện quan trọng, khơi gợi được nguồn cảm hứng cho Người trên
hành trình tìm đường cứu nước sau này. Đặc biệt, Người quan tâm tới tư tưởng
Tự do, Bình đẳng, Bác ái trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789
của Cách mạng Pháp. Người đã vận dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng học
thuyết ấy lên một trình độ mới phù hợp với dân tộc và thời đại mới.
Hồ Chí Minh sau khi tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn
Dân quyền và Nhân quyền của Cách mạng Pháp đã tiếp nhận những nhân tố có giá
trị trong hai bản tuyên ngôn bất hủ đó như quyền bình đẳng, quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Người khẳng định: “ Đó là những lẽ
phải không ai chối cãi được”. Qua những bản tuyên ngôn đó, Hồ Chí Minh đã khái
quát và nâng cao thành quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Hơn nữa, Người còn tìm mọi cách để hiện thực hóa các quyền đó trên thực tế trong
xã hội Việt Nam. Tự do của cả dân tộc thì phải trả bằng máu mới có, còn tự do của
mỗi một con người trong quốc gia ấy thì phải trả bằng mồ hôi nước mắt.

6
=>> Như vậy, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Hồ Chí
Minh đã kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hoá phương Đông, phương Tây, nâng lên
một trình độ mới trên cơ sở phương pháp luận Mácxít - Lêninnít.

• Chủ nghĩa Mác – lênin:


- Từ khi rời Tổ quốc (1911) cho đến năm 1917, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước
thuộc địa và nhiều nước tư bản đế quốc. Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh
được bổ sung thêm những nhận thức mới về những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự
do, Bình đẳng, Bác ái mà vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên Người đã nghe. Khoảng
cuối năm 1917, khi trở lại Paris, Hồ Chí Minh đã làm quen với nhiều nhà hoạt
động chính trị, xã hội của nước Pháp và nhiều nước trên thế giới. Năm 1919, Hồ
Chí Minh tham gia Đảng Xã hội Pháp (SFIO), một đảng tiến bộ lúc bấy giờ thuộc
Quốc tế II.
- Ngày 16 và 17/7/1920, báo Nhân đạo (L’Humanite) của Đảng Xã hội Pháp
đăng toàn văn “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa” của Lênin. Người đọc, nghiên cứu bản Luận cương và Người
đã tìm thấy ở đó con đường giải phóng dân tộc. Người đã thốt lên: “Hỡi đồng bào
bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng
chúng ta!”
- Luận cương của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh những
vấn đề cơ bản nhất về con đường giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào -
điều mà chính Người đang tìm kiếm:
Tư tưởng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong Sơ thảo luận cương của
Lênin làm nền tảng hình thành chân lý bất hủ “Không có gì quý hơn độc lập tự
do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

7
- Mở đầu bản Sơ thảo luận cương, V.I.Lênin đã vạch trần tư tưởng dân chủ tư sản,
một tư tưởng chỉ rao giảng đến quyền bình đẳng chung chung, trừu tượng, hình
thức và quyền bình đẳng trên pháp luật chứ không phải là quyền bình đẳng thực sự.
- Vì vậy, V.I.Lênin yêu cầu các Đảng Cộng sản khi tiến hành cách mạng giải
phóng dân tộc phải xuất phát bằng việc nghiên cứu quyền bình đẳng trong xã hội
tư bản chủ nghĩa, nhờ đó, mới có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tình hình chính trị
- xã hội, mới đưa ra được phương pháp hành động cách mạng phù hợp nhất.
- Tư tưởng này, cùng với tinh thần yêu nước Việt Nam và bài học của nhiều năm
bôn ba khắp thế giới, trực tiếp tham gia các phong trào công nhân thế giới đã làm
sáng tỏ động cơ thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, tìm hiểu ý nghĩa
của cụm từ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Những luận giải rõ ràng, mạch lạc, khoa
học của V.I.Lênin đã củng cố vững chắc cho Hồ Chí Minh trong tư duy, suy nghĩ
về độc lập tự do cho dân tộc, và là tâm điểm phát triển tư tưởng đấu tranh giành
độc lập tự do ở Hồ Chí Minh sau này. Điều này được Hồ Chí Minh khái quát thành
chân lý thời đại, áp dụng triệt để trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam là:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chân lý đó không chỉ là tư tưởng mà còn là
lẽ sống, là lý luận cách mạng của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà
còn là khát vọng cháy bỏng của toàn thể dân tộc Việt Nam, là lý do chiến đấu, là
nguồn sức mạnh, là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ
chiến thắng mọi kẻ thù, dành lại độc lập tự do cho dân tộc.
- Việc Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin tháng 7-1920 và trở thành
người cộng sản vào cuối năm đó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong tư tưởng của
Người. Luận cương của Lênin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với -
- Chủ nghĩa Mác - Lênin và chính Luận cương của Lênin đã tạo ra bước ngoặt căn
bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của
Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác
ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng
8
sản. Người khẳng định “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách
mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không
những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới
thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Thế giới quan
và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận, đánh giá phân
tích tổng kết các học thuyết, tư tưởng, đường lối các cuộc cách mạng một cách
khoa học; cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để đề ra con đường
cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn.

=>> Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu nhất của sự hình
thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, là tiền đề cho luận điểm “Không có gì quý
hơn độc lập tự do”.

II. NỘI DUNG LUẬN ĐIỂM:


1. Khái niệm:

- Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia, một
dân tộc bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối cao.
Độc lập còn có thể hiểu là "sự không phụ thuộc" từ cá nhân, tập thể, xã hội, quốc
gia hay dân tộc nào vào cá nhân, tập thể, xã hội, quốc gia hay dân tộc khác. Tự do
là việc không bị kiểm soát bởi một cá nhân hay thế lực nào đối với thể xác vật
lý và tinh thần, số phận. Do vậy, có thể thấy ở đây, “không gì quý hơn độc lập, tự
do” tức là việc độc lập, không chịu sự chi phối từ bất kì phía nào, sống như một cá
thể là việc hết sức quan trọng và quý báu.

- "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" không chỉ đơn thuần là một tư tưởng mà đó
là một chân lý được đúc kết, được rút ra từ chính lịch sử dựng nước đi đôi với giữ
nước của dân tộc Việt Nam suốt hàng ngàn năm; từ mồ hôi, nước mắt và máu

9
xương của bao thế hệ cha anh. Vì nền độc lập, vì tự do, hạnh phúc, vì khát vọng tự
do cháy bỏng chảy trong máu, biết bao máu xương đã đổ, biết bao nước mắt đã rơi
và biết bao nấm mồ không tên đã mọc. Chỉ khi đặt trong mạch lịch sử như thế ta
mới càng thấm thía hơn tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".

2. Các dấu mốc lịch sử:

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng và tự do đã được hình thành lần
đầu tiên qua sự kiện Hội nghị ở Vécxây năm 1919, khi Hồ Chí Minh đã gửi tới
Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam, với 2 nội dung chính là quyền bình
đẳng về mặt pháp lý và đòi quyền tự do dân chủ (mặc dù bản yêu sách không được
chấp nhận)
- Căn cứ vào các nội dung về quyền của con người được ghi trong bản
Tuyên ngôn Độc lập của cách mạng Mỹ 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và
Dân quyền của cách mạng Pháp 1791, HCM tiếp khẳng định giá trị thiêng liêng
về quyền dân tộc “ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Đó là những lẽ phải
không ai chối cãi được”
- Chánh cương vắn tắt của Đảng 1930, HCM cũng xác định mục tiêu chính trị
của Đảng:
+ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến
+ Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.
- Trong Tuyên ngôn độc lập, HCM cũng đã lâm thời trịnh trọng tuyên bố trước
quốc dân đồng bào và thế giới “ Nước Việt Nam Có quyền hưởng tự do và độc lập,
sự thực đã thành 1 nước tự do và độc lập. Toàn thể dân VN quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”
- Trong thư gửi Liên hợp quốc 1946, 1 lần nữa HCM khẳng định “ Nhân dân
chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên
10
quyết chiến đầu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh
thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”.
- Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946, Người thể hiện
quyết tâm sắt đá “ Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”

3. Bốn nội dung cơ bản của luận điểm:

- Thứ nhất có độc lập, tự do thì sẽ có tất cả; đất nước không thể phồn vinh, dân
tộc không thể phát triển, nhân dân không thể có cơm no, áo ấm và cuộc đời hạnh
phúc nếu không có được độc lập, tự do. Vậy nên quyền được sống, quyền được
mưu cầu hạnh phúc trong một đất nước độc lập, tự do là vô cùng quý giá và thiêng
liêng. Không ai có thể tự cho mình cái quyền can thiệp, có quyền xâm phạm độc
lập, tự do của các quốc gia dân tộc khác, càng không thể có quyền thực hiện sự can
thiệp đó bằng bom đạn. Như vậy, độc lập, tự do là quyền dân tộc, quyền con người,
là vấn đề đầu tiên và thiêng liêng, là "xuất phát điểm" của mọi dân tộc bị áp bức
đứng lên đấu tranh để đi tới trên con đường phồn vinh và hạnh phúc. Giá trị to lớn,
ý nghĩa thời đại sâu sắc và lâu dài của chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự
do" chính là ở chỗ đó.
- Thứ hai, muốn có độc lập, tự do thì các dân tộc bị áp bức không thể ngồi yên
chờ đợi, càng không thể trông chờ vào sự "ban ơn" của các thế lực đế quốc, thực
dân. Muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thực sự thì vấn đề quyết định trước hết
là phải giành cho được độc lập, tự do, phải vùng lên xoá bỏ mọi gông xiềng, mọi
sự áp bức, nô dịch, thoát khỏi kiếp "ngựa trâu".

- Thứ ba, khi độc lập, tự do bị xâm phạm thì cả dân tộc phải kiên quyết đứng
lên chiến đấu đến cùng để giữ vững và bảo vệ nền độc lập và tự do ấy. Thể
hiện ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do trong những ngày đầu kháng chiến
11
chống xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ
nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Để bảo vệ độc
lập, tự do của dân tộc, nhân dân Việt Nam đã chiến đấu kiên cường, nêu cao chủ
nghĩa anh hùng cách mạng với tinh thần"quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

- Thứ tư, khi đã có độc lập, tự do thì phải quan tâm chăm lo đến đời sống vật
chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng
hạnh phúc. Giá trị thực sự của độc lập, tự do chính là ở chỗ đó. Làm cách mạng là
để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc thì đồng thời cũng phải đem lại tự do, ấm no,
hạnh phúc cho nhân dân; xây dựng chủ nghĩa xã hội là đưa nhân dân lao động lên
làm chủ, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, trên thực tế, là làm cho mỗi người
và cả dân tộc đều "sung sướng" và "tự do".

=>> Chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" như một lời nhắc nhở chúng ta
rằng: dân tộc Việt Nam phải tự quyết định con đường phát triển; phải giữ vững độc
lập, tự chủ cả về chính trị và kinh tế, không bị phụ thuộc, lệ thuộc vào bên ngoài dù
có đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế,
“hòa nhập chứ không hòa tan”.

III. GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA LUẬN ĐIỂM:

1. Giá trị:

- Tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng
mang tầm chân lý của mọi thời đại, một chân lý bất hủ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và
giá trị sâu sắc.
=> Do đó, không một quốc gia nào, thế lực nào có thể tự cho mình quyền can thiệp và
xâm phạm độc lập, tự do của các quốc gia dân tộc khác, càng không thể có quyền thực
hiện sự can thiệp đó bằng những hành động vũ lực. \

12
- “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 17-7-1966
• là sự kế thừa, nối tiếp tinh thần và ý chí quyết giành “độc lập tự do” cho dân tộc
đã từng được khẳng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập (năm 1945) và Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến (tháng 12-1946).
• là khát vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam, giá trị to lớn trong học thuyết Hồ
Chí Minh và cũng chính là mục tiêu chiến đấu
• là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp
đấu tranh vĩ đại vì độc lập, tự do, vì sự tồn tại và phát triển của dân tộc
• là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với tiến bộ nhân loại, đặc biệt đối với các dân
tộc bị áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh vì cuộc sống và hạnh phúc
của mình
- Đồng thời, tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” cũng thể hiện:
• sự kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại
• sự đúc kết tinh thần yêu nước mãnh liệt, ý chí sắt đá và nguyện vọng thiết tha của
dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
• nền tảng tư tưởng vững chắc cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Việt
Nam - nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, động lực chủ yếu quyết định thắng lợi của
cách mạng Việt Nam.
2. Ý nghĩa:
• Đối với dân tộc:
- Ý nghĩa thực tiễn to lớn của mệnh đề thể hiện trong cả cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, trong chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và quá trình xây dựng xã hội
mới: Khi đã có độc lập, tự do thì điều quan trọng là phải làm cho giá trị của độc lập, tự

13
do trở nên có ý nghĩa thực sự hơn, đó là cơm ăn, áo mặc, việc làm, học hành, quyền làm
chủ, quyền con người, cuộc sống thường ngày của mọi người dân.
- Giúp Việt Nam trở thành dân tộc tiêu biểu cho lương tri của nhân loại trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới ở thế kỷ XX
- Mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc bởi lẽ, có độc lập thì sẽ có tất cả.
• Đối với nhân dân:
- Nhờ ý chí này, nhân dân Việt Nam đã anh dũng, kiên cường chiến đấu hy sinh đánh
thắng hai đế quốc lớn
- Ý chí "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" là động lực tinh thần to lớn thôi thúc lớp
lớp các thế hệ người Việt Nam lên đường chiến đấu chống kẻ thù của độc lập, tự do, làm
nên chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu", làm nên Đại thắng mùa Xuân vĩ đại
năm 1975, thu giang sơn về một mối, giành hoàn toàn độc lập, tự do cho dân tộc, tạo
tiền đề đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Tư tưởng mang tính cách mạng sâu sắc:
• nó không chỉ là độc lập, tự do của Tổ quốc mà còn là hạnh phúc của nhân dân
• nó không chỉ thể hiện trong đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược
mà còn thể hiện sâu đậm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
=> Tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một
chân lý sáng ngời, có giá trị vĩnh hằng, trường tồn với thời gian, không chỉ cho hôm qua,
hôm nay mà còn cho cả mai sau.

IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN:


1. Lĩnh vực biển đảo:
*Chủ quyền:

14
Trước tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, các thế lực thù địch cùng
những khó khăn, thách thức và những yếu tố khó lường, chân lý “Không có gì quý
hơn độc lập, tự do” đòi hỏi chúng ta phải:
- Thứ nhất, phát huy tinh thần tự lực, tự cường
- Thứ hai, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao tính chính nghĩa
- Thứ ba, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế, “kiên quyết, kiên trì đấu
tranh”, tăng cường hợp tác quốc tế, “tạo sự đan xen lợi ích”, “vừa hợp tác, vừa đấu
tranh”
- Thứ tư, xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, không
thể nóng vội, kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình
- Thứ năm, bảo vệ lợi ích chính đáng của ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng
của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
*Ngoại giao:
- Tăng cường công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại quốc
phòng với các nước trong khu vực, các nước có vùng biển giáp ranh, chồng lấn để
xây dựng lòng tin, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt căng thẳng, kịp thời phối
hợp giải quyết bất đồng và các vấn đề nảy sinh trên biển.
- Qua đó, Nhà nước đã hình thành môi trường thuận lợi để bảo vệ chủ quyền biển,
đảo, không để xảy ra xung đột, không để đất nước bị cô lập trong vấn đề Biển
Đông, cùng các nước xây dựng vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển,
ổn định lâu dài. Đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước,
của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó QĐND và Công an nhân dân là
nòng cốt.

2. Kinh tế - xã hội:
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế tăng trưởng khá đưa Việt
Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển:

15
- GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 2.715 tỉ USD (gấp 15 lần năm 1990), tỷ
lệ hộ nghèo năm 2020 còn dưới 3%
- Điều kiện và chất lượng giáo dục ngày càng tăng, trình độ y tế ngày càng phát
triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, từ “ăn
no, mặc ấm" dần chuyển sang “ăn ngon, mặc đẹp" kết hợp vui chơi, giải trí.
- Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, chúng ta đã vào cuộc trường
chinh xây dựng “đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” với công cuộc đổi mới
theo sự chỉ dẫn của Bác Hồ “chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những
cái mới mẻ, tốt tươi”, để đi tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản

xuất của người dân và doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ
trợ người lao động và sử dụng lao động, giúp họ vượt qua khó khăn, có thêm niềm
tin vào cuộc sống.
- Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đẩy mạnh cuộc vận động học tập,
làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện các biện pháp
quyết liệt để ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe của nhân
dân.
=>> Như vậy, để hiện thực hóa khát vọng của Người, toàn Đảng, toàn dân và quân
ta cần tiếp tục phát huy cao độ truyền thống yêu nước, đoàn kết, ý chí tự lực tự
cường, tinh thần tương thân tương ái của dân tộc, vượt qua những khó khăn, trở
ngại, vững bước trên con đường đổi mới và phát triển, vì một Việt Nam dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

V. LIÊN HỆ BẢN THÂN:

16
Độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân là lẽ sống thiêng liêng
nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc,
là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một
cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm
bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”.
Và chân lý không có gì quý hơn độc lập, tự do trở thành chân lý của mọi thời đại.
Đại diện cho thế hệ trẻ ngày nay – thế hệ thanh niên Việt Nam xây dựng đất nước,
em sẽ cố gắng củng cố và tiếp nối giá trị luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản
thân còn là một sinh viên, với tuổi đời còn rất trẻ, muốn đóng góp lợi ích cho xã
hội thì trước tiên phải “ độc lập – tự do” trong suy nghĩ và hành động của chính
mình. Trước hết về phương diện “ độc lập” :

- Độc lập về tài chính: không nhất thiết phải độc lập hoàn toàn về mặt tài chính mà
một phần có thể đi làm để phụ giúp gia đình và đủ chi tiêu những nhu cầu cá nhân
của bản thân.

- Độc lập về suy nghĩ: tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình, dám nghĩ dám
làm. Sinh viên chúng ta cần chủ động, tích cực, thường xuyên tìm hiểu, tuyên
truyền tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về đạo đức, tinh thần trách nhiệm, nói
đi đôi với làm, góp phần nâng cao nhận thức và ý chí quyết tâm thực hành. Đồng
thời, cũng có không ít kẻ lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ để kích động bạo loạn,
gây chia rẽ xã hội hay thực hiện những hành động phi pháp. Vì thế, cần phải có suy
nghĩ tỉnh táo để không bị lôi kéo và dụ dỗ tham gia vào những hành động sai trái.
Phải trung thực với chính bản thân mình, với gia đình, bạn bè và với xã hội.

- Độc lập về hành động: Sẵn sàng và hoàn thành các nhiệm vụ được giao, không
tránh né và đùn đẩy việc cho người khác. Sẵn sàng nhận lỗi và gánh chịu hậu quả
xấu đến với mình khi mình không hoàn thành nhiệm vụ, không đổ thừa cho hoàn

17
cảnh hay người khác. Tích cực học tập và tu dưỡng đạo đức, nêu cao tinh thần
trung thực, tự giác, nói đi đôi với làm. Phải đấu tranh với tệ làm ăn chụp giật, quay
cóp, học hộ, thi hộ, bằng giả, mua bán tri thức. Xây dựng lối sống trong sạch, giản
dị, chân tình. Không gian lận trong thi cử, làm tròn trách nhiệm của một sinh viên
và đồng thời là một người con ngoan. Lên tiếng đấu tranh với những hành vi xâm
phạm nhân quyền, xây dựng cho mình một bản lĩnh vững vàng để không bị đối
tượng xấu lợi dụng
Có được độc lập chưa đủ, độc lập nhưng người dân phải được hưởng hạnh
phúc, tự do. Đấy chính là đòi hỏi chính đáng, điều mà không phải ai khác chính cụ
Hồ đã chỉ ra. Hạnh phúc, tự do mới chính là mục đích cuối cùng, là mong ước
thẳm sâu nhất của mỗi người dân nước Việt.Nhiều dân tộc đã bướcđi những bước
rất dài để hướng tới thịnh vượng văn minh, trong khi đó cũng có nhiều dân tộc vẫn
ngủ quên trong lạc hậu, đói nghèo do bảo thủ hoặc tự bằng lòng với tư duy cũ. Bản
thân em đang cố gắng rèn luyện bản thân để hướng tới cái “ tự do” mà Hồ Chí
Minh đề cập đến:
- Tự do làm những điều mình thích và mong muốn nhưng phải trong phạm vi được
phép và không trái thuần phong mỹ tục.
- Tự do bày tỏ quan điểm của bản thân, bảo vệ quan điểm chính kiến của bản thân
nếu nó có đủ bằng chứng chứng minh.
- Tự do sáng tạo, tự do chọn ngành học và việc làm mà mình đam mê và yêu thích,
không chịu bất cứ sự sắp đặt, dàn xếp của cá nhân nào khác.
- Chủ động tiếp thu kiến thức, học hỏi thêm từ bạn bè, tranh luận để tìm ra đâu là
đúng, sai.
- Có quyền lên tiếng về những bất cập và những điều mình không hài lòng trong
môi trường đại học. Không hiểu hoặc chưa rõ về bài giảng có thể hỏi trực tiếp
giảng viên để tìm ra vấn đề.

18
PHẦN KẾT LUẬN

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do" không chỉ đơn thuần là một tư tưởng mà
đó là một chân lý được đúc kết, được rút ra từ chính lịch sử dựng nước đi đôi với
giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt hàng ngàn năm; từ mồ hôi, nước mắt và máu
xương của bao thế hệ cha anh. Vì nền độc lập, vì tự do, hạnh phúc, vì khát vọng tự
do cháy bỏng chảy trong máu, biết bao máu xương đã đổ, biết bao nước mắt đã rơi
và biết bao nấm mồ không tên đã mọc. Chỉ khi đặt trong mạch lịch sử như thế ta
mới càng thấm thía hơn tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".

"Không có gì quý hơn độc lập, tự do" còn là một mệnh đề hành động. Chân lý
"Không có gì quý hơn độc lập, tự do" chỉ ra rằng, tự ta phải cứu lấy mình, các dân
tộc phải đứng lên tự quyết định lấy vận mệnh của chính bản thân. Một dân tộc
không thể có được độc lập, tự do, nếu dân tộc ấy không tự đứng lên để giải phóng.
Độc lập, tự do của các quốc gia dân tộc là một giá trị cao quý và thiêng liêng, là
"không có gì quý hơn", là kết quả đấu tranh liên tục, bền bỉ của cả dân tộc, của
nhân dân các quốc gia dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Hơn nữa, mệnh đề "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" không nên chỉ được xem
xét với tư cách là một chân lý đấu tranh, một động lực dân tộc, mà còn cần phải
được xem xét với tư cách là một mệnh đề cách mạng gắn với phạm trù cách mạng
vô sản, gắn với cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
và giải phóng con người, một sự nghiệp vĩ đại mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
phấn đấu, hy sinh cả cuộc đời.

Có thể khẳng định hơn nửa thế kỷ, tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do"
của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nội hàm rộng lớn vẫn luôn là chân lý bất hủ, có giá
trị sâu sắc cho đến mãi về sau.

19
20
21
22
23

You might also like