You are on page 1of 3

PHAN HOÀNG PHÁT 31211030663

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người kết thúc kiếp nô lệ của người dân Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất
Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh
ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất
ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ
là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.
Ngày 3-6-1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách
mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của
dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng
Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của
giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập
Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp
các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923,
Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại
hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương
Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội
Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ
thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể
của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt
trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế.
Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu
của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt
động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
Dự đoán về Đại thắng mùa xuân 1975

Ngày 30/4/1975, sau hơn 20 năm kháng chiến gian khổ, non sông đất nước đã được thu
về một mối. Trong ngày vui thống nhất, Người không còn nữa để nhìn thấy niềm vui ấy,
nhưng cả dân tộc vẫn luôn hướng về người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo vệ đại thắng mùa xuân 1975 từ rất sớm. Điều đầu tiên,
Người dự báo về hành động xâm lược trực tiếp của đế quốc Mỹ. Một ngày sau chiến
thắng Điện Biên Phủ, nhắc nhở đồng chí Tố Hữu về công tác tư tưởng, Người chỉ rõ:
“Chiến thắng Pháp rồi, phải nhớ trước mặt ta còn có kẻ địch mạnh hơn, hung ác hơn, đó
là đế quốc Mỹ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhìn thấy trước sự sụp đổ tất yếu của Đế quốc Mỹ, nhất là
sau khi phong trào Đồng Khởi (1960) bùng bổ và giành được nhiều thắng lợi.Có thời
điểm, niềm Nam có tới hơn 60 vạn quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ, gần 1 triệu
quân Ngụy được trang bị vũ khí hiện đại. Tuy nhiên, Người cũng dự báo cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước sẽ đến ngày thắng lợi. Ngay cả khi chuẩn bị đi vào cõi vĩnh
hằng, Người vẫn khẳng định: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm
nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết
tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong diễn văn bế mạc 15 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người
viết: “Trong lúc chúc mừng Ngày quốc khánh vĩ đại lần thứ 15, chúng ta càng nhớ đến
đồng bào ta ở miền Nam đang anh dũng đấu tranh chống chế độ tàn bạo của Mỹ - Diệm.
Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam tình ruột thịt và hứa với đồng báo rằng: Toàn dân
ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định sẽ
thống nhất, Bắc Nam nhất định sẽ sum họp một nhà”.

Tư Duy Khoa học, nhìn xa trông rộng, dự đoán tương lai là những điều em và thế
hệ tương lai còn phải học hỏi và phát huy rất nhiều từ Bác
Nghiên cứu những dự báo thiên tài của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam không
chỉ để thấy rõ hơn tài năng, sự hiểu biết, tầm nhìn xa trông rộng của Người mà còn là cơ
sở để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của mỗi tổ chức, cá nhân đối với công
tác nghiên cứu dự báo khoa học, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng từ khi ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi
trở thành lãnh tụ của Đảng, của cách mạng Việt Nam, với tầm nhìn thấu suốt và kinh
nghiệm của một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một lãnh tụ anh minh, Hồ Chí Minh đã dự đoán
chính xác nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trên thế giới và ở Việt Nam.
Những dự báo thiên tài nêu trên của Hồ Chí Minh hoàn toàn không mang màu sắc tâm
linh, huyền bí, mà được hình thành trên cơ sở nắm vững và vận dụng sáng tạo phương
pháp luận khoa học, với trí tuệ uyên thâm và năng lực khái quát cao. Những dự báo đó
còn là thành quả tất yếu của một nhân cách lớn trước vận mệnh dân tộc, là sản phẩm của
tư duy khoa học, sự hiểu biết sâu sắc đông - tây, kim - cổ, có tầm nhìn xa trông rộng; là
sự đúc kết những trải nghiệm trong mấy chục năm hoạt động cách mạng, là khả năng
nắm bắt được quy luật, xu thế phát triển của cách mạng Việt Nam và thế giới...
Nghiên cứu những dự báo thiên tài của Hồ Chí Minh cho thấy, việc dự báo các vấn đề, sự
kiện thế giới, trong nước liên quan đến quá trình cách mạng là sự quan tâm hàng đầu của
Người. Bởi lẽ, chính những dự báo khoa học đó là là căn cứ, cơ sở cho việc hoạch định
chủ trương, chiến lược, xác định mục tiêu, kế hoạch, tổ chức lực lượng, lựa chọn cách
thức giải quyết các vấn đề liên quan một cách phù hợp, đem lại hiệu quả cao. Thực tiễn
quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh đã minh chứng rõ điều đó.
Quán triệt tư tưởng của Người, trong suốt quá trình cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn
coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành có hiệu quả công tác nghiên cứu dự báo, nhất là
nghiên cứu dự báo chiến lược. Chính làm tốt công tác nghiên cứu dự báo đã góp phần
quan trọng vào thành tựu cũng như thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập, giải phóng dân
tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước 35
năm qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, công tác nghiên cứu dự báo vẫn còn những
hạn chế, bất cập. Điều này đã được Đảng ta chỉ rõ: “Công tác dự báo, hoạch định và lãnh
đạo tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước, quản lý phát triển xã hội còn nhiều bất cập”, “Năng lực dự báo còn hạn chế, cho
nên một số chủ trương, chính sách, giải pháp đề ra chưa phù hợp”
Ngày nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, trong nước có sự diễn biến nhanh
chóng, phức tạp, khó đoán định, việc nghiên cứu những dự báo chiến lược, thiên tài của
Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng với công tác dự báo của Đảng cũng như của các
cấp, các ngành, nhất là đối với lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Để công tác nghiên cứu dự
báo đáp ứng yêu cầu đặt ra, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều giải pháp,
trong đó tập trung thực hiện hiện tốt một số giải pháp….

You might also like