You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI

VAI TRÒ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH
THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

MÃ PHÁCH:……………………………………………

TP.HỒ CHÍ MINH – 2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1

NỘI DUNG...............................................................................................................3

Chương 1: TIỂU SỬ VỀ LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ CÔNG CUỘC


TÌM KIẾM ĐƯỜNG LỐI GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM....................3

Chương 2: VAI TRÒ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI QUÁ
TRÌNH THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.....................................6

2.1. Bối cảnh lịch sử và vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động
thành lập Đảng.......................................................................................................6

2.2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng thành lập Đảng.
..............................................................................................................................10

2.3. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng...........13

2.4. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.......................................................18

KẾT LUẬN............................................................................................................18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................20


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thực dân Pháp chính thức thôn tính đất nước ta vào năm 1858, đã đặt chế độ cai
trị chuyên chế hà khắc và tàn bạo. Chế độ cai trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đối
với nhân dân Việt Nam là “chế độ độc tài chuyên chế nhất, nó vô cùng khả ố và khủng
khiếp hơn cả chế độ chuyên chế của nhà nước quân chủ Châu Á thời xưa". Mâu thuẫn
giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bè lũ tay sai càng gay gắt, khát vọng đấu
tranh giành độc lập ngày càng trở nên bức thiết. Con đường giải phóng đất nước ta khỏi
ách thống trị của thực dân Pháp là một con đường không dễ dàng, các phong trào đấu
tranh chống Pháp, dù theo khuynh hướng phong kiến hay theo khuynh hướng dân chủ tư
sản, cuối cùng đều đi đến bế tắc, chủ yếu là do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu một tổ
chức chặt chẽ và thiếu lực lượng cần thiết, cách mạng Việt Nam đã chìm trong cuộc
khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

Trong bối cảnh đó, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm
biến đổi sâu sắc tình hình thế giới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ
có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu trang của giai cấp vô sản đối với các nước tư bản, mà
còn có tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa, đó cũng là
ngọn cờ cổ vũ cho cách mạng nước ta.
Trước yêu cầu cấp bách phải tìm một con đường cứu nước mới, bằng thiên tài trí
tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén, năm 1911, Nguyễn Ái Quốc quyết định ra đi tìm
đường cứu nước. Với tên gọi Văn Ba, Người đã qua nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là
các nước tư bản phát triển như Mỹ, Pháp, Anh. Trong quá trình tìm đường cứu nước,
Người đã tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như Cách mạng Mỹ
(1776), Cách mạng Pháp (1789), Người khâm phục tinh thần đấu tranh của 2 cuộc cách
mạng nhưng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản. Từ đó, Nguyễn
Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc
cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng.
Vì những lẽ trên, em quyết định chọn đề tài Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
đối với quá trình thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam làm bài nghiên cứu để từ đó tìm
hiểu sâu hơn về Nguyễn Ái Quốc và con đường cứu nước của Người.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


1
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án này là hệ thống hóa quá trình hình
thành Đảng Cộng sản Việt Nam, làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình
xây dựng đảng. Từ đó, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa và lợi thế mà Nguyễn Ái
Quốc mang lại cho đất nước chúng ta. Vừa là lời nhắc lại những mốc son lịch sử, vừa
chính thức đánh dấu sự lãnh đạo, chỉ huy của Đảng ta về mọi mặt.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Từ đầu thế kỷ 20 đến lịch sử Việt Nam những năm 1930, tầm quan trọng của lãnh
tụ Nguyễn Ái Quách trong công cuộc cứu nước cho đến khi thành lập Đảng.
Hiểu được vai trò quan trọng của Nguyễn Aig Kuo đối với dân tộc Việt Nam và
Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đầu thế kỷ 20 đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác nhau:
phương pháp lôgic kết hợp với phương pháp lịch sử, phân tích và tích hợp, phương pháp
so sánh và thống kê. Điều này càng làm nổi bật vai trò của Bác Hồ đối với việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.

5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Hiểu rõ về nguồn gốc về quá trình hình thành của Đảng Cộng Sản Việt Nam và
vai trò của Chủ tịch Nguyễn Ái Quốc về sự hình thành của Đảng ta

2
NỘI DUNG

Chương 1: TIỂU SỬ VỀ LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ CÔNG CUỘC


TÌM KIẾM ĐƯỜNG LỐI GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước,
nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền
thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn
cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên
thiếu.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu
suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và
quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.

Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu,
châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những côngnhân và những người dân
thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm
1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối
duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp
Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong
phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản

3
yêusách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và
bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu
tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện
trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa chủ
nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản

Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm
1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô,
nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin
và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn
Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản
và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và
xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á.
Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà
hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo
hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.

Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để
thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
       Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc
tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị
quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta.

Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp hội nghị n
thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi
Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt
Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần
chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng
quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách
mạng.

4
Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa,
Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm
chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh
tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên
ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị
bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người
Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân
Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ
mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.

  Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra
vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động
Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.

Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng
đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến
tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung
ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân
Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải
phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới
của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai
nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung
ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân
dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành

5
cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam,
thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

  Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của
mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã
đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng
cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên
hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
"Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH
VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF
CULTURE) vào năm 1990.

Chương 2: VAI TRÒ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI

QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

2.1. Bối cảnh lịch sử và vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động
thành lập Đảng

a. Tình hình thế giới tác động đến cách mạng Việt Nam

Chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài
thì xâm lược và áp bức các dân tộc thuộc địa.

Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ sự ra đời của các Đảng Cộng sản là yêu cầu khách
quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức bóc lột.

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 giành được thắng lợi mở đầu thời đại mới
“thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Đã cổ vũ mạnh mẽ
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước.

Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản lần thứ III (tháng 3- 1919), đã thúc đẩy mạnh mẽ
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai

6
trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

b. Tình hình chuyển biến của xã hội Việt Nam từ 1858 đến 1930

1/9/1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau khi dập tắt được các phong trào
đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp tiến hành thiết lập bộ máy thống trị, để đàn áp,
bóc lột nhân dân ta.

Về mặt chính trị: Thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị, chia nước ta
thành ba kỳ với các chế độ chính trị khác nhau. Nam Kỳ là chế độ thuộc địa, Bắc Kỳ,
Trung Kỳ là chế độ bảo hộ. Dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, người Việt Nam mất
hết mọi quyền tự do dân chủ, nước Việt Nam mất độc lập.

Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện hai cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam
(1897 – 1914 và 1919 – 1929). Tiến hành khai thác thuộc địa, một mặt khuyến khích, bọn
quan lại, địa chủ cướp đoạt ruộng đất của nông dân, mặt khác chúng cũng ra sức cướp
đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền trồng cây công nghiệp. Chúng chỉ chú trọng
phát triển những ngành công nghiệp phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa và vơ vét
tài nguyên, khoáng sản ở Việt Nam phục vụ cho lợi ích của nước Pháp.

Về văn hóa giáo dục: Thực hiện chính sách ngu dân về mặt giáo dục, đầu độc về
văn hóa là một trong những biện pháp cai trị của bộ máy thống trị thực dân. Thực dân
Pháp hạn chế tới mức tối đa việc phát triển giáo dục, kìm hãm nhân dân Việt Nam trong
vòng ngu dốt. Đồng thời chúng đẩy mạnh tuyên truyền ca ngợi chính sách ‘khai hóa” của
nhà nước “bảo hộ”, du nhập văn hóa đồi trụy, khuyến khích những tệ nạn cờ bạc, rượu
chè, nghiện hút.

Dưới tác động của chính sách cai trị, chính sách kinh tế, văn hóa giáo dục của thực
dân Pháp đã làm cho tính chất của xã hội Việt Nam thay đổi, từ xã hội phong kiến độc
lập trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến; mâu thuẫn cơ bản của xã hội thay đổi,
ngoài mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến còn xuất hiện thêm mâu thuẫn
giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.

Quá trình bóc lột, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho kết cấu giai
cấp trong xã hội Việt Nam thay đổi: Giai cấp cũ bị phân hóa, giai cấp mới ra đời.

7
Giai cấp địa chủ: Một bộ phận nhỏ được dung dưỡng của thực dân Pháp ngày càng
có thế lực, là chỗ dựa đắc lực của thực dân Pháp; còn đại đa số tham cùng với nhân dân
chống thực dân Pháp và bọn phong kiến đầu hàng.

Giai cấp nông dân: Chiếm 90% dân số cả nước, do thuế và nạn cướp ruộng đất của
thực dân, phong kiến dẫn đến bần cùng hóa trên quy mô rộng lớn. Là lực lượng yêu nước
đông đảo nhưng lại đại diện cho nền sản xuất nhỏ, phân tán nên nông dân không thể vạch
ra đường lối đúng đắn để tự giải phóng và không thể đống vai trò lãnh đạo cách mạng.
Tuy nhiên, họ là một trong những động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam.

Giai cấp công nhân Việt Nam: ra đời là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp. Tuy số lượng còn ít (22 vạn người, chiếm 1,2% dân số
cả nước trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2), nhưng ngoài những phẩm chất của giai
cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng do quá
trình hình thành tạo nên: chịu ba tầng áp bức bóc lột là đế quốc, phong kiến, tư sản; phần
lớn xuất than từ nông dân, nên có quan hệ gần gũi với nông dân; ra đời trước giai cấp tư
sản Việt Nam nên nội bộ thống nhất, không bị phân tán; lớn lên trong đất nước có truyền
thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Do vậy, mới ra đời giai cấp công nhân Việt Nam
đã nhanh chóng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, trở thành lực lượng duy nhất
lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Giai cấp tư sản Việt Nam: Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bị tư sản Pháp
chèn ép. Giai cấp tư sản Việt Nam tuy có tinh thần yêu nước chống đế quốc, phong kiến,
nhưng do hình thành muộn, thế lực kinh tế yếu nên không có khả năng lãnh đạo cách
mạng Việt Nam. Mặt khác, do lập trường tư tưởng không kiên định nên họ chỉ tham gia
đấu tranh trong điều kiện nhất định.

Tầng lớp tiểu tư sản: Ra đời và phát triển trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
hai. Họ bị tư sản Pháp chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh, dễ bị sô đẩy vào con đường
thất nghiệp, phá sản. Trong khi đó bộ phận trí thức sinh viên lại có điều kiện tiếp súc với
trào lưu tư tưởng văn hóa tiến bộ bên ngoài. Vì vậy, đây là bộ phận nhậy cảm cảm với
thời cuộc, có tinh thần hang hái theo cách mạng.

c. Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng

- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.


8
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn
từng bước đầu hàng thực dân Pháp, nhưng nhân dân ta đã liên tiếp nổi dậy cầm vũ khí
chống bọn cướp nước. Phong trào Cần Vương (1885 – 1896) với những cuộc đấu tranh
tiêu biểu do các sĩ phu yêu nước phong kiến lãnh đạo như phong trào do Tôn Thất Thuyết
đứng đầu (1885- 1896). Các cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình (Thanh Hóa), Bãi Sậy (Hưng
Yên), Hương Khê (Hà Tĩnh)… diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần quật cường chống ngoại
xâm của các tầng lớp nhân dân.

Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong
kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Vua Thành
nêu cao tinh thần chống Pháp bị thực dân Pháp bắt đi đầy (1907), Vua Duy Tân tiến hành
khởi nghĩa năm 1916 cũng bị đàn áp. Đó là những cố gắng cuối cùng của phong trào yêu
nước theo hệ tư tưởng phong kiến.

- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Vào đầu thế kỷ XIX, trước sự ảnh hưởng của các khuynh hướng cứu nước ở các
nước châu Á, thì ở Việt Nam xuất hiện hai xu hướng cứu nước theo phong trào dân chủ
tư sản:

Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu: chủ trương xây dựng chế độ quân chủ lập
hiến như ở Nhật (1914), sau khi thất bại năm 1912 với tổ chức Việt Nam Quang phục
hội, chủ trương xây dựng chế độ cộng hòa tư sản như Trung Quốc nhưng cũng bị thất bại.

Xu hướng cải cách của Phan Chu Trinh: ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản Pháp,
lên án gay gắt tội ác của thực dân Pháp, quan lại phong kiến, chủ trương cải cách đất
nước. Sai lầm của Phan Chu Trinh là phản đối bạo động, dựa vào Pháp để đánh đổ phong
kiến.

Do hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên phong trào yêu nước đầu thế kỷ XIX không
thể tìm được hướng giải quyết đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cuối cùng
bị thực dân Pháp đàn áp.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân
chủ tư sản phát triển mạnh, nhiều tổ chức, đảng phái yêu nước xuất hiện như Tâm Tâm
Xã (1923 – 1925), Hội Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926)…

9
Tổ chức chính trị tiêu biểu nhất cho khuynh hướng tư sản ở Việt Nam là Việt Nam
Quốc dân Đảng. Tổ chức này chủ trương đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ chế độ phong kiến,
mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, nhưng chưa đưa ra một đường
lối chính trị cụ thể, rõ rang, chưa xây dựng được một hệ thống tổ chức thống nhất. Do
vậy, khi tiến hành khởi nghĩa cũng bị thất bại.

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn
ra liên tục, sôi nổi, với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, nhưng cuối cùng đều thết
bại. Xã hội Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối.

Một yêu cầu bức thiết đặt ra trước dân tộc Việt Nam là cần phải lựa chọn một con
đường cứu nước, giải phóng dân tộc phù hợp với xu thế thời đại và nhu cầu của nhân dân
Việt Nam.

2.2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng thành lập
Đảng.

a. Sự lựa chọn con đường cứu nước, cứu dân của Nguyễn Aí quốc

Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm
đường cứu nước, Người đã tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Tiếp
xúc với cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Người đã nhận xét “các cuộc
cách mạng trên tuy giành được thắng lợi nhưng chưa đến nơi, dân ta không theo”. Tiếp
xúc với cách mạng Nga năm 1917, Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có
Cách mạng Nga là thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng
cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.

Tháng 7- 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo, số ra ngày 16 và
17- 7- 1920. Những luận điểm của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã giải đáp
những vấn đề cơ bản và chỉ dẫn hướng phát triển của sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân
tộc, phù hợp với tư tưởng yêu nước, thương dân của Nguyễn Ái Quốc.

Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tour (tháng 12-1920), Người bỏ
phiếu tán thành ra nhập Quốc tế Cộng sản III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người – từ
người yêu nước trở thành người cộng sản.
10
Từ năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập để bổ sung hoàn thiện tư tưởng
cứu nước, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam nhằm
chuẩn bị tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính Đảng tiên phong ở
Việt Nam.

b. Quá trình tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức

- Về tư tưởng

Với tư cách là trưởng tiểu ban Đông Dương của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái
Quốc đã viết nhiều bài đăng trên báo và tạp chí (Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống
công nhân, Tập san thư tín quốc tế, Tạp chí Cộng sản…). Người đã góp phần quan trọng
vào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các thuộc địa, đồng thời tiến hành
truyền bá tư tưởng Mác – Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó với những người cộng sản
và nhân dân lao động Pháp với các thuộc địa và phụ thuộc.

Đặc biệt, từ ngày 17 – 6 đến ngày 18- 7- 1924, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự Đại
hội V của Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva (Liên Xô). Tại Đại hội này, Người đã trình bày
bản báo cáo rất quan trọng về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Bản báo cáo đã làm sáng rõ và
phát triển một số luận điểm của Lênin về bản chất của chủ nghĩa thực dân, về nhiệm vụ
của các Đảng Cộng sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột và đấu
tranh giải phóng ở các thuộc địa. Ngày 11- 11- 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu
(Trung Quốc) kết hợp với nhiệm vụ quốc tế và trách nhiệm với dân tộc. Bằng nhiều con
đường, Người truyền bá lý luận Mác – Lênin vào phong trào công nhân và phong trào
yêu nước Việt Nam.

Đây là sự chuẩn bị về tư tưởng, lý luận cho quá trình thành lập Đảng; “không có lý
luận cách mạng, thì không có cách mệnh, vận động… Chỉ có lý luận cách mạng tiên
phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm tiên phong”. “Đảng muốn vững thì phải
có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng
mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng
nhất là chủ nghĩa Lênin”. (ĐCSVN: Văn kiện Đảng TT, Nxb.CTQG, HN, 2002, T1, tr
15).

- Về chính trị


11
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hình thành một hệ thống luận điểm chính trị:

1.Chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù
chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế
giới.

2. Xác định cách mạng Giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế
giới. Cách mạng Giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng vô sản chính
quốc có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng Giải
phóng dân tộc có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc, góp phần
thúc đẩy cách mạng vô sản chính quốc.

3. Động lực cách mạng là công – nông, đồng thời tập hợp được sự tham gia đông đảo
của các giai cấp khac.

4. Cách mạng muốn giành được thắng lợi phải có Đảng cách mạng lãnh đạo.

5. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải của một vài
người. Vì vậy, cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ
thấp đến cao.

Những luận điểm trên được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào
phong trào yêu nước dưới nhiều hình thức, làm cho phong trào công nhân và các phong
trào yêu nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

- Về tổ chức

Tại Quảng Châu (TQ), nơi có rất đông người Việt Nam yêu nước hoạt động, để
xúc tiến công việc tổ chức thành lập đảng mác xít. Tháng 2- 1925 Nguyễn Ái Quốc đã
lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn.
Tháng 6- 1925, Người lập Hội CMTN tại Quảng Châu (TQ). Sau khi thành lập, từ năm
1925 – 1927, Hội đã mở trên 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa MLN cho
những người trong tổ chức của Hội. Hội còn cho xuất bản tờ báo Thanh niên làm cơ quan
ngôn luận. Tháng 7- 1925, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà cách mạng Trung
Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia… tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc áp bức Á
Đông.

12
Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ ở
Quảng Châu (TQ) được tập hợp thành cuống đường cách mệnh. Những hoạt động của
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển
của phong trào công nhân, phong trào yêu nước, đưa lý luận CNMLN và tôn chỉ mục
đích đấu tranh của Hội vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Từ
năm 1928, phong trào « vô sản hóa » của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã giác
ngộ sâu sắc tinh thần yêu nước và cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, bước đầu
kết hợp CNMLN với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

Trước sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam chuyển biến mạnh sang
xu hướng cách mạng vô sản, đến năm 1929 các hội viên của Hội VNCMTN thấy sự cần
thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản thay thế Hội VNCMTN để lãnh đạo cách mạng
đi đến thắng lợi.

Như vậy, từ năm 1921 đến 1929 bằng nhiều hình thức hoạt động phong phú,
Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh kiên trì, gian khổ nhằm truyền bá những
quan điểm cơ bản của CNMLN vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tồ chức cho việc thành lập Đảng của giai cấp công
nhân Việt Nam.

2.3. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

a. Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Việt Nam, các tổ chức cộng sản ra đời

Trong những năm 1919 – 1925, phong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức
đình công, bãi công, tiêu biểu như các cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925), cuộc
bãi công của nhà máy sợi Nam Định (tháng 4- 1925).

Trong những năm 1926 – 1929, phong trào công nhân có sự lãnh đạo của Hội
VNCMTN, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đời năm 1929. Ở giai đoạn này nhiều
cuộc bãi công diễn ra trong toàn quốc; năm 1930 có 98 cuộc đấu tranh.

Các cuộc đấu tranh của công nhân trong thời kỳ này mang tính chất chính trị rõ
rệt. Mỗi cuộc đấu tranh đã có sự liên kết giữa các nhà máy, các ngành và các địa phương.
Phong trào công nhân có sức lôi cuốn phong trào dân tộc theo con đường cách mạng vô
sản.

13
Cũng trong thời gian này, phong trào yêu nước cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt
là phong trào nông dân diễn ra nhiều nơi trong cả nước. Các cuộc đấu tranh của nông dân
các tỉnh Rạch Gía, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh… đấu tranh
chống bọn địa chủ cướp đất, đòi chia ruộng công. Sự đấu tranh của quần chúng công
nông trong thời kỳ này mang tính chất độc lập rõ rệt.

Trước sự chuyển biến của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, cuối
tháng 3- 1929, những người lãnh đạo Kỳ bộ Bắc Kỳ (Tràn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn
Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu…) họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, quyết định
thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

Tháng 5 – 1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên họp ở Hương Cảng (TQ), kiến nghị của đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ về giải
tán Hội để thành lập Đảng Cộng sản không được chấp thuận. Đoàn đại biều Kỳ bộ Bắc
Kỳ đã rút khỏi Đại hội về nước. Sau khi về nước, đoàn đã giải thích lý do rút khỏi Đại
hội và khẳng định đã có đủ điều kiện để thành lập chính đảng cách mạng. Ngày 17- 6-
1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), Đông Dương Cộng sản Đảng đã được
thành lập, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ và quyết định xuất bản báo Búa Liềm. Tuyên
ngôn Đông Dương Cộng sản Đảng nêu rõ: Thời kỳ đầu tiên của cách mạng ở Đông
Dương là tư sản dân quyền cách mạng, giai cấp vô sản “thực hành công nông lien hiệp”
để đánh đuổi đế quốc Pháp và lật đổ phong kiến địa chủ “thực hành thổ địa cách mạng”.

Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng là sự kiện kết thúc vai trò của
HVNCMTN, tác động tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản khác. Sau sự kiện này, tổ
chức đảng và các đoàn thể quần chúng phát triển mạnh mẽ ở các địa phương, nhất là ở
Bắc Kỳ.

Trước sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng và để đáp ứng phong trào cách
mạng, mùa thu năm 1929, các đồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt
động ở Trung Quốc và Nam Kỳ quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng (8- 1929).

Trước sự chuyển biến của phong trào yêu nước Việt Nam trong nửa cuối năm
1929, ở Trung Kỳ tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ngày càng phân hóa sâu sắc. Là một
tổ chức chính trị của trí thức, thanh niên yêu nước, thời kỳ đầu mới thành lập còn là một
tổ chức yêu nước chưa có lập trường giai cấp rõ rệt. Địa bàn hoạt động của Tân Việt là ở

14
các tỉnh miền Trung, chủ yếu thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Do ảnh hưởng của Hội
VNCMTN và tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, nội bộ Tân Việt càng phân hóa
sâu sắc: số đông ngả hẳn sang khuynh hướng cộng sản, quyết định thành lập Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn tháng 9- 1929 tại Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam vào cuối năm 1929 khẳng định bước phát
triển quan trọng của phong trào cách mạng Việt Nam và ưu thế của hệ tư tưởng cộng sản
trong phong trào dân tộc. Tuy nhiên, do có ba tổ chức cộng sản ở một nước nên không
tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành
động. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế trên, là nhiệm vụ cấp bách của những người
cộng sản và cũng là đòi hỏi bức thiết của cách mạng nước ta lúc bấy giờ.

Trước tình hình đó, ngày 27- 10- 1929, trong tài liệu của Quốc tế Cộng sản gửi
những người cộng sản ở Đông Dương đã nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất
của tất cả những người cộng sản ở Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính
chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở
Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là một tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông
Dương” (ĐCSVN: Văn kiện Đảng TT, Nxb, Ctqg, HN, 2002, t 1, tr 6)

b. Hội nghị thành lập Đảng

Cuối năm 1929 những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã
nhận thức được cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất,
chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam.

Ngày 27- 10- 1929, Quốc Tế Cộng sản gửi thư cho những người cộng sản ở Đông
Dương tài liệu về thành lập Đảng Cộng sản ở Đông Dương, yêu cầu những ngưởi cộng
sản Đông Dương phải khắc phục sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một
đảng của giai cấp vô sản.

Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông Dương, Nguyễn Ái
Quốc rời Thái Lan về Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị hộp nhất Đảng tại Hương
Cảng Trung Quốc từ ngày 6- 1 đến ngày 7- 2- 1930. Thành phần Hội nghị hợp nhất gồm:
Một đại biểu của Quốc Tế Cộng sản; hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng; hai
đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng.

Nội dung của Hội nghị


15
1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng
sản ở Đông Dương;

2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam

3. Thảo luận Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng;

4. Định kế hoạch thống nhất trong nước;

5. Cử một Ban Trung ương lâm thời gồm chin người, trong đó có hai chi bộ cộng
sản Trung Quốc ở Đông Dương.

Hội nghị nhất trí năm điểm lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc và quyết định
hợp nhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị quyết định phương châm, kế hoạch thống nhất các tổ chức cộng sản
trong nước, quyết định ra báo, tạp chí của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 24- 2- 1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Ban Chấp
hành Trung ương lâm thời họp và ra nghị quyết chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

c. Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Các văn kiện thong qua Hội nghị thành lập Đảng như: Chính cương vắn tắt; Sách
lược vắn tắt; Chương trình tóm tắt của Đảng hợp thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng với
nội dung:

- Cương lĩnh xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: “Chủ trương
làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạn để đi tới xã hội cộng sản”.

- Về phương diện chính trị Cương lĩnh xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của
cách mạng Việt Nam: “Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến; làm cho nước Việt Nam
hoàn toàn độc lập; lập Chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông”.

- Về phương diện xã hội, Cương lĩnh nêu rõ: “Dân chúng được tự do tổ chức; nam
nữ bình quyền, vv; phổ thông giáo dục theo công nông hóa”.

16
- Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của tư
bản đế quốc Pháp giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu ruộng đất của đế
quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo…

- Về văn hóa – xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, vv…
phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

- Lực lượng lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.

- Lực lượng cách mạng: Cương lĩnh chỉ ra rằng, phải đoàn kết với tất cả các giai
cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước để thực hiện giải phóng dân tộc: “Đảng phải hết sức
lien lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt…để cứu họ về phe vô
sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ
mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập” (sđd, tr4).
Đồng thời Cương lĩnh cũng chỉ ra lực lượng chính của cách mạng Việt Nam là giai cấp
công nhân và dân cày. Đây là thể hiện tính nguyên tắc trong chính sách đại đoàn kết dân
tộc và sự sắp xếp, tổ chức lực lượng của Đảng ta.

- Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới: Cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, chịu sự lãnh đạo của cách mạng vô sản thế
giới, đề cao vấn đề đại đoàn kết quốc tế chính là sự thể hiện việc kết hợp chặt chẽ chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, lợi ích dân tộc và lợi ích toàn nhân loại tiến
bộ đang đấu tranh để giải phóng khỏi áp bức, bất công trên thế giới.

- Vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp. Để làm
tròn sứ mệnh lịch sử là nhân tố tiên phong quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam,
Đảng phải: “thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình
lãnh đạo được dân chúng”.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ bản
nhất của con đường cách mạn Việt Nam. Lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản
Cương lĩnh chính trị phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng
được nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại.

17
2.4. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của của cuộc đấu tranh dân tộc
và giai cấp ở nước ta trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa CNMLN với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỷ XX.

Là cái mốc đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát
sang tự giác “chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách
mạng”.

Là cột mốc đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt cuộc
khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy thập kỷ.

Sự ra đời của Đảng gắn liền với tên tuổi của Hồ Chí Minh, Người sáng lập, lãnh
đạo và rèn luyện Đảng ta.

KẾT LUẬN

Sau thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân năm 1975, đất nước Việt
Nam thống nhất, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng XHCN, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống nhân
dân còn thiếu thốn, Đảng ta đã chủ động khởi xướng và lãnh đạo thành công công cuộc
đổi mới đất nước (1986). Những thành tựu to lớn trong 30 năm đổi mới trên các lĩnh vực:
Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh, quan hệ quốc tế... đã khẳng định
tính đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ một đất nước bị tàn phá
nặng nề bởi nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, bị các thế lực thù
địch điên cuồng chống phá, bị bao vây, cấm vận kinh tế, lại phải chịu nhiều tổn thất do
thiên tai khắc nghiệt gây ra, Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế -
xã hội; đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động không ngừng được cải thiện; chính
trị ổn định; lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng được củng cố; vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Trong quá trình lịch sử trước đây, để có thành công trong công cuộc đấu tranh
giành độc lập và thống nhất đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng
Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

18
Trong giai đoạn mới, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục được
khẳng định với vai trò đưa đất nước phát triển nhanh, ổn định, đem lại đời sống ấm no,
hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không chỉ ở khu vực Đông
Nam Á mà còn trên thế giới, có thể trở thành hình mẫu để các nước noi theo và học tập
kinh nghiệm.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng được khẳng định thông
qua những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội cũng như
nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Đây là khẳng định của Phó chủ tịch thứ nhất Hạ viện
Cộng hòa Séc, Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc-Morava (KSČM), ông Vojtech Fillip.

19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
2011, tr.562.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
2011, tr.289.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2002, tr.2

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.66.

[5] Giáo Trình lịch sử Cộng Sản Đảng của Trường Đại Học Nội Vụ Phân Hiệu Hồ Chí
Minh

[6]. Gíao trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2018). NXBCTQG Sự thật. HN

[7]. Gíao trình triết học MLN (2019). NXB Chính trị quốc gia, HN
[8]. Giao trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019) NXB Chính trị quốc gia, HN
[9]. Đảng Cộng sản VN (1991). Văn kiện Đại hội đại biều Toàn quốc lần thứ VIII. NXB
Sự thật, HN
[10]. ĐCSVN (1996). Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị
quốc gia, HN
[11]. ĐCSVN (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ X, NXB, CTQG, HN
[12]. ĐCSVN (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI. NXBCTQG, HN
[13]. ĐCSVN (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XII.NXBCTQG, HN
[14]. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, Giao1 trình Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia HN 2018

20

You might also like