You are on page 1of 4

Công nghệ 11

CHƯƠNG 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ


thuật.
I. Khổ giấy
Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau:
o A0: 1189 x 841(mm)

o A1: 841 x 594 (mm)

o A2: 594 x 420 (mm)

o A3: 420 x 297 (mm)

o A4: 297 x 210 (mm)

 Quy định khổ giấy để thống nhất quản lí và tiết kiệm trong sản xuất

 Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy A0

 Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên. Khung tên được đặt ở

góc phải phía dưới bản vẽ


II. Tỷ lệ
Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể
và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.
Có 03 loại tỷ lệ:
Tỷ lệ 1:1 – tỷ lệ nguyên hình
 Tỷ lệ 1:X – tỷ lệ thu nhỏ

 Tỷ lệ X:1 – tỷ lệ phóng to
III. Nét vẽ
1. Các loại nét vẽ
Nét liền đậm:
o A1: đường bao thấy

o A2: Cạnh thấy

 Nét liền mảnh:

o B1: đường kích thước

o B2: đường gióng

o B3: đướng gạch gạch trên mặt cắt

 Nét lượn sóng:


o C1: đường giới hạn một phần hình cắt

 Nét đứt mảnh:


o F1: đường bao khuất, cạnh khuất

 Nét gạch chấm mảnh:


o G1: đường tâm
o G2: đường trục đối xứng
2. Chiều rộng nét vẽ
0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều rộng nét
đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.
IV. Chữ viết
1. Khổ chữ
Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính
bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm
Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h
2. Kiểu chữ
Thường dùng kiểu chữ đứng hoặc nghiêng 750
V. Ghi kích thước
1. Đường kích thước
Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước.
2. Đường gióng kích thước
Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước,
vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn.
3. Chữ số kích thước
Chỉ trị số kích thước thực (khoảng sáu lần chiều rộng nét).
4. Ký hiệu: ∅,R

# Các câu hỏi:


1. Tại sao nói bản vẽ kỹ thuật là “ngôn ngữ” kỹ thuật? Vì bản vẻ kỹ thuật là “ngôn
ngữ” chung dùng cho kỹ thuật.
2. Việc quy định các khổ giấy có liên quan gì đến các thiết bị sản xuất và in
ấn?Quy định khổ giấy để thống nhất quản lý và tiết kiệm trong sản xuất.
3. Việc quy định chiều rộng các nét vẽ như thế nào và có liên quan gì đến bút vẽ
không? Ta cần sử dụng bút vẽ phù hợp với nét muốn vẽ, để thuận lợi cho việc
chế tạo và sử dụng bút vẽ. Vd: Ta không thể sử dụng có chiều rộng bằng 1.4mm
để vẽ nét mảnh bằng 0.25mm được.
4. Nếu ghi kích thước trên bản vẽ sai hoặc gây nhầm lẫn cho người đọc thì đưa
đến hậu quả như thế nào?
-Dựa vào kích thước thể hiện trên bản vẽ mà nhà sản xuất hay chế tạo sẽ làm ra
sản phẩm có kích thước đúng theo yêu cầu.
-Hàng hoá sản xuất ra sai à không sử dụng được, tốn nguyên vật liệu, tốn công
dẫn đến thua lỗ

5. Quan sát hình 1.4 và nêu nhận xét kiểu dáng, cấu tạo, kích thước các phần
của chữ? Các chữ đều là chữ in, 2 dòng đầu tiên là chữ in hoa và kích thước
lớn, 2 dòng sau là chữ in thường kích thước nhỏ hơn, 2 dòng tiếp theo là số và
kí tự đặc biệt.

6. Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật? Vì bản vẽ kĩ thuật là
ngôn ngữ chung dùng trong kĩ thuật. Vì vậy nó phải được xây dựng theo các quy
tắc thống nhất được quy định trong các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật. Để bất cứ
người dù ở quốc gia hay lãnh thổ khác nhau đều có thể hiểu được.

VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ
TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
1. Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp góc chiếu thứ ba vật thể

có vị trí như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu và người quan sát?

- Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt giữa người quan sát và

mặt phẳng toạ độ là mặt phẳng hình chiếu mà vật thể được chiếu vuông góc lên đó.

- Trong phương pháp chiếu góc thứ ba, các mặt phẳng toạ độ được đặt giữa người

quan sát và vật thể, vật thể được chiếu vuông góc lên các mật phẳng đó.

2. So sánh sự khác nhau giữa vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ của phương pháp

hình chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

PP góc chiếu thứ nhất PP góc chiếu thứ ba


Vị trí vật thể Hình chiếu bằng đặt dưới
Nằm trước mặt phẳng hình chiếu đứng, hình
chiếu đối với người quan chiếu cạnh đặt bên phải
sát. hình chiếu đứng.

Vị trí các hình chiếu Nằm sau mặt phẳng Hình chiếu bằng đặt trên
chiếu đối với người quan hình chiếu đứng, hình
sát. chiếu cạnh đặt bên trái
hình chiếu đứng.

You might also like