You are on page 1of 32

Chương 7

HÌNH CẮT & MẶT CẮT

TS. Phạm Minh Tuấn


Giới thiệu
Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp, nếu chỉ dùng
hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ có nhiều đường khuất, như thế
bản vẽ sẽ không rõ ràng.
Để khắc phục vấn đề này, trong vẽ kỹ thuật người ta dùng hình cắt
và mặt cắt để biểu diễn cấu tạo bên trong của vật thể.

2
Hình cắt
KHÁI NIỆM
Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể sau khi đã tưởng
tượng cắt đi phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.

3
Phương pháp biểu diễn
Vật thể được cắt bởi một hay nhiều mặt phẳng gọi là mặt phẳng
cắt. Chiếu phần vật thể nằm giữa mặt phẳng cắt và hình chiếu ta sẽ
có hình cắt.
Hình cắt được xem là hình chiếu của một phần vật thể (ở giữa mp
cắt và mp hình chiếu) trên mp hình chiếu.

4
Đường tuyến ảnh
Là những đường nét liền mảnh dung để ký hiệu vật liệu mặt cắt
của vật thể, có khoảng cách từ 3 – 5 mm với độ nghiêng 45o đối với
đường bằng, đường bao hay đường trục chính của hình vẽ. Trong
trường hợp cần thiết có thể chọn độ nghiêng 30o hoặc 60o.

5
Đường tuyến ảnh
LƯU Ý
Phải thống nhất về độ nghiêng và khoảng cách trên cùng diện tích
cắt của vật thể.
Phải khác độ nghiêng và khoảng cách trên vùng diện tích cắt của
hai vật thể.
Có thể giản lược theo chu vi hình bao nếu diện tích cắt quá rộng.
Được thay bằng bôi đen nếu diện tích cắt quá hẹp.

6
Đường tuyến ảnh
Đường tuyến ảnh còn có tác dụng thể hiện loại vật liệu trong khu
vực bị cắt.

7
Ký hiệu vị trí mặt phẳng cắt
Vị trí của các mp cắt được vẽ bằng nét liền đậm.
Nét cắt được đặt tại những nơi giới hạn của các mp cắt, nơi bắt
đầu, nơi kết thúc, nơi bắt đầu, nơi chuyển tiếp và nơi giao nhau của
các mp cắt.

8
Phân loại hình cắt
THEO VỊ TRÍ MẶT PHẲNG CẮT
Hình cắt đứng: mp cắt song song với mp hình chiếu đứng.

9
Phân loại hình cắt
THEO VỊ TRÍ MẶT PHẲNG CẮT
Hình cắt bằng: mp cắt song song với mp hình chiếu bằng.

10
Phân loại hình cắt
THEO VỊ TRÍ MẶT PHẲNG CẮT
Hình cắt cạnh: mp cắt song song với mp hình chiếu cạnh.

11
Phân loại hình cắt
THEO VỊ TRÍ MẶT PHẲNG CẮT
Hình cắt nghiêng: mp chiếu ở vị trí bất kỳ. Có thể xoay hình cắt
nghiêng 1 góc phù hợp với ký hiệu mũi tên cong.

12
Phân loại hình cắt
THEO SỐ LƯỢNG MẶT PHẲNG CẮT
Hình cắt đơn giản: chỉ có 1 mp chiếu, có dạng hình cắt dọc hoặc
hình cắt ngang.
Mp cắt dọc theo chiều dài/chiều cao trục → hình cắt dọc
Mp cắt vuông góc chiều dài/chiều cao trục → hình cắt ngang

13
Phân loại hình cắt
THEO SỐ LƯỢNG MẶT PHẲNG CẮT
Hình cắt bậc: các mp cắt song song nhau

14
Phân loại hình cắt
THEO SỐ LƯỢNG MẶT PHẲNG CẮT
Hình cắt xoay: các mp cắt giao nhau tại trục chính của vật thể.

15
Hình cắt đặc biệt
Hình cắt riêng phần: là hình cắt 1 phần nhỏ của vật thể, đặt ngay
tại vị trí tương ứng trên hình chiếu cơ bản, được giới hạn bằng nét
lượn sóng.

16
Hình cắt đặc biệt
Hình chiếu kết hợp hình cắt:
Nếu hình chiếu và hình cắt có chung trục đối xứng thì ghép chung với
nhau, lấy đường tâm để phân cách.
Nét đứt (đường bao khuất) ở phần hình chiếu đối xứng với nét đậm (đường
bao thấy) ở phần hình cắt được bỏ đi.

17
Hình cắt đặc biệt
Hình chiếu kết hợp hình cắt:
Nếu nét đậm trùng với đường tâm thì dùng nét lượn sóng làm đường phân
cách (thể hiện nét đậm)

18
Hình cắt đặc biệt
Hình chiếu kết hợp hình cắt:
Nếu nét đậm trùng với đường tâm thì dùng nét lượn sóng làm đường phân
cách (thể hiện nét đậm)

19
Ví dụ
GỐI ĐỠ TRỤC

20
Mặt cắt
Mặt cắt dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo của phần tử bị cắt
mà trên các hình chiếu khó thể hiện được.

21
Mặt cắt
KHÁI NIỆM
Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng chiếu khi ta
tưởng tượng dùng mặt cắt này cắt vật thể.

22
Phân loại mặt cắt
Mặt cắt rời: dùng để thể hiện những phần tử có đường bao mặt cắt
phức tạp, đường bao vẽ bằng nét liền đậm.
Mặt cắt rời có thể đặt bên ngoài hoặc đặt ở giữa phần cắt lìa của một hình
chiếu nào đó.

23
Phân loại mặt cắt
Mặt cắt chập: đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng. Đường bao
được vẽ bằng nét liền mảnh, các đường bao tại chỗ đặt mặt cắt
chập vẫn được giữ nguyên.

24
Quy ước mặt cắt
Mặt cắt được đặt theo đúng hướng mũi tên và cho phép đặt ở vị trí
bất kỳ trên bản vẽ.

25
Quy ước mặt cắt
Đối với những mặt cắt nghiêng nếu đã được xoay thì phía trên của
chữ ký hiệu có mũi tên cong thể hiện chiều xoay

26
Quy ước mặt cắt
Nếu mp cắt đi qua trục của lỗ hoặc lõm tròn xoay thì cho phép vẽ
đầy đủ đường bao của lỗ hoặc lõm tròn xoay đó.

27
Quy ước mặt cắt
Trong trường hợp đặc biệt cho phép dùng mặt cong để cắt vật thể,
khi đó mặt cắt được vẽ theo dạng hình trải và có ghi chữ “đã trải”
ở phía dưới đường gạch ngang.

28
Hình trích
Hình trích là hình biểu diễn được phóng to trích là từ một hình biểu
diễn đã có trên bản vẽ, nhằm thể hiện một cách tỉ mỉ về đường nét
và hình dạng của một phần tử nào đó của vật thể mà trên hình biểu
diễn chính nó chưa được thể hiện rõ.

29
Quy ước hình trích
Để chỉ tên hình trích, trên hình biểu diễn chính, người ta khoanh
tròn bằng nét liền mảnh chỗ cần vẽ trích ra và ghi ký hiệu bằng chữ
số La Mã hay chữ in hoa.
Hình trích thường đặt gần hình biểu diễn chính có ghi ký hiệu
tương ứng kèm theo tỉ lệ phóng to.

30
Ví dụ
BẢN VẼ TRỤC

31
HẾT CHƯƠNG 7

You might also like