You are on page 1of 3

Bài tập 1: Nhà máy sản xuất thép trên thị trường có hàm

chi phí cận biên MC=16+0,04Q, hàm lợi ích cận biên
MB=40-0,08Q và hàm chi phí ngoại ứng cận biên
MEC=8+0,04Q. Trong đó Q (tấn )là sản lượng, P ($) là
giá một tấn.
Yêu cầu:
(1) Xác định mức sản xuất hiệu quả tư nhân?;
(2) Xác định mức sản xuất hiệu quả xã hội;
(3) So sánh phúc lợi xã hội tại mức hoạt động tối ưu tư
nhân và xã hội để thấy được thiệt hại hoạt động sản
xuất này gây ra;
(4) Để điều chỉnh hoạt động về mức tối ưu xã hội, cần
áp dụng mức thuế là bao nhiêu? So sánh phúc lợi xã
hội tại mức hoạt động tối ưu tư nhân và xã hội để thấy
được thiệt hại hoạt động sản xuất này gây ra.
Bài tập 2: Giả sử ong được nuôi cạnh vườn nhãn. Chủ
trồng nhãn được lợi bởi lẽ một tổ ong giúp thụ phấn cho
một ha nhãn. Chủ trồng nhãn không phải chi trả gì cho
chủ nuôi ong vì được thả tự do. Tuy nhiên, số lượng tổ
ong quá ít, không đủ thụ phấn cho vườn nhãn, nên chủ
vườn phải thu phấn nhân tạo với chi phí là 10$ cho một
ha. Còn đối với chủ nuôi ong xác định hàm chi phí biên
là MC=10+2Q (Q là số tổ ong). Mỗi tổ cho 10kg mật với
giá 2$/kg.
Yêu cầu:
(1) Người nuôi ong sẽ nuôi bao nhiêu tổ?
(2) Đó có phải là số tổ hiệu quả không? Vì sao?
(3) Để có hiệu quả xã hội, thì phải nuôi bao nhiêu tổ?
Bài tập 3: Giả định rằng đường lợi ích biên giáo dục có
đồ thị là đường thẳng. Chi phí cận biên để đào tạo một
sinh viên là 5 triệu đồng/năm. Số liệu mô tả lợi ích biên
của giáo dục như sau:

Số sinh viên (nghìn


10 20 30 40 50 60
người)

Lợi ích biên


6 5 4 3 2 1
(triệu/năm/sinh viên)

Yêu cầu:
(1) Xác định số sinh viên đi học và học phí/năm nếu
không có sự can thiệp của Chính phủ.?;
(2) Giả sử lợi ích ngoại ứng biên do giáo dục là 2 triệu
đồng/năm/sinh viên, hãy xác định số sinh viên đi học tối
ưu xã hội.?;
(3) Tổn thất phúc lợi xã hội nếu số sinh viên đi học dưới
mức tối ưu xã hội.?;
(4) Chính phủ làm gì và tốn kém bao nhiêu để giải quyết
vấn đề này.?
(5) Biểu diễn các kết quả trên đồ thị.

You might also like