You are on page 1of 3

BÀI TẬP MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG

1. Dạng bài tập về hàng hóa công cộng


Đường cầu về lưu lượng giao thông trên một chiếc cầu giờ bình thường là QBT = 40 - 2P, còn trong
những lúc cao điểm là QCĐ = 100 - 2P với Q là số lượt đi lại trên cầu (đơn vị tính là nghìn lượt) và P là
mức phí qua cầu (tính bằng nghìn đồng/lượt). Cây cầu có công suất thiết kế là 50 nghìn lượt. Khi xảy ra
tắc nghẽn, chi phí biên của việc sử dụng cây cầu bắt đầu tăng theo hàm số: MC = Q’, trong đó Q’ là số
lượt xe vượt qua điểm tắc nghẽn.
a) Trong những giờ bình thường có nên thu phí qua cầu hay không? Tại sao?
b) Nếu không thu phí thì tổn thất phúc lợi trong những giờ cao điểm là bao nhiêu?

c) Trong giờ cao điểm, nếu có thu phí thì mức thu tối ưu là bao nhiêu? Để tiến hành thu phí thì
chi phí giao dịch phát sinh cho mỗi lượt đi lại là 10 nghìn đồng/lượt. Vậy, có nên thu phí
hay không?
d) Vẽ đồ thị minh hoạ?
2. Dạng bài tập về ngoại ứng tiêu cực
Chi phí đầu vào để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng của nhà máy xi măng như sau:
Pxm = 140Qxm + 200. Khí độc mà nhà máy xả ra đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân sống
xung quanh tăng theo hàm số: Qng = 0,3Qxm. Trong đó, Qng là số người chịu ảnh hưởng của khí độc
với mỗi đơn vị xi măng được sản xuất thêm, phải mất chi phí khám chữa bệnh; Qxm là sản lượng xi
măng mà nhà máy sản xuất, đơn vị nghìn tấn.
Biết: - Chi phí khám chữa bệnh là 200 đơn vị tiền tệ / 1 lần khám
- Giá xi măng là 3000 đơn vị tiền tệ / 1nghìn tấn.
a. Đây là ngoại ứng gì? Xác định thị trường và đối tượng chịu ảnh hưởng của ngoại ứng?
b. Đứng trên quan điểm cá nhân, nhà máy sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào, khi đó doanh thu của
nhà máy là bao nhiêu? Nếu đứng trên quan điểm xã hội, nhà máy nên sản xuất bao nhiêu?
c. Nếu không bị điều tiết thì sản xuất của nhà máy gây tổn thất như thế nào về phúc lợi xã hội?
d. Để đạt được mức sản lượng hiệu quả xã hội thì Chính phủ có thể điều tiết bằng công cụ gì? Khi
đó, Chính phủ được thêm (hoặc phải chi ra) bao nhiêu tiền?
e. Vẽ đồ thị minh hoạ?

3. Dạng bài tập về ngoại ứng tích cực


Có 2 thửa ruộng A và B: A trồng cà, B trồng dưa. Nếu A được phun thuốc sâu thì sản lượng cà ở đây
tăng theo hàm số: Qcà = 44 - 2Qthuốc. Trong đó: Qcà là sản lượng cà tăng thêm khi phun thêm 1 đơn vị
thuốc trừ sâu; Qthuốc là lượng thuốc trừ sâu được phun.
Tuy nhiên B cũng được hưởng lợi ích từ việc phun thuốc sâu của A. Do đó, sản lượng dưa của
B cũng tăng theo hàm số: Qdưa = 22 - Qthuốc
Biết: giá cà là 10 đơn vị tiền tệ / tấn,
giá dưa là 5 đơn vị tiền tệ / tấn,
giá thuốc là 100 đơn vị tiền tệ / 1 đơn vị thuốc.
a. Đây là ngoại ứng gì? Xác định thị trường và đối tượng chịu ảnh hưởng ngoại ứng?
b. Xác định các hàm lợi ích biên và chi phí biên?
c. Lượng thuốc trừ sâu hiệu quả mà chủ ruộng A sẽ phun trên quan điểm cá nhân là bao nhiêu?
Nếu trên quan điểm xã hội thì anh ta nên phun bao nhiêu?
d. Nếu chủ ruộng A chỉ quan tâm đến lợi ích của mình thì tổn thất phúc lợi xã hội trong trường
hợp này là bao nhiêu?
e. Vẽ đồ thị minh hoạ?

4. Dạng bài tập về thuyết phân phối lại thu nhập


Một nền kinh tế gồm hai cá nhân A và B cùng chia nhau 10 quả cam. Ứng với mỗi quả cam được
chia thêm, độ thoả dụng biên của các cá nhân là như nhau và được thể hiện trong bảng dưới đây:

Quả cam thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


Độ thoả dụng biên
15 13 11 9 8 6 5 3 2 1
(MU)
a) Xác định độ thoả dụng của mỗi cá nhân ứng với mỗi lượng cam được chia?
b) Hãy xác định phương án phân phối cam tối ưu xã hội theo thuyết vị lợi?
c) Hãy xác định phương án phân phối cam tối ưu xã hội theo thuyết cực đại thấp nhất?
d) So sánh kết quả phân phối theo hai phương án nói trên (Giả định là quá trình phân phối lại
cam không làm thất thoát số cam hiện có)?

5. Dạng bài tập về thuế


Đường cung về sản xuất xi măng của nhà máy X có dạng: QS = 5P. Cầu về xi măng trên thị trường
được thể hiện qua hàm: QD = 100 - 5P.
Trong đó, QD và QS là lượng cầu và cung về xi măng, đơn vị tính là nghìn tấn; P là giá một tấn xi
măng, tính bằng triệu đồng.
a) Xác định giá và lượng cân bằng thị trường?
b) Chính phủ quyết định đánh thuế 1 triệu đồng/tấn vào người sản xuất sản phẩm này. Xác
định mức sản lượng, giá người mua trả và giá người bán nhận được sau khi có thuế?
c) Tổng số tiền Chính phủ thu được là bao nhiêu? Gánh nặng thuế mà người mua và người bán
phải chịu?
d) Tổn thất vô ích do thuế gây ra? Trong đó, tổn thất về phía người mua và người bán là bao
nhiêu?
e) Vẽ đồ thị minh hoạ?

6. Dạng bài tập về trợ cấp


Đường cầu về bột mỳ trên thị trường được thể hiện qua hàm: QD = 5.000 - 200P, còn đường cung
có dạng: QS = 2.000 + 100P.
Trong đó, QD và QS là lượng cầu và cung về bột mỳ, đơn vị tính là tấn; P là giá một kg bột mỳ, tính
bằng nghìn đồng.
a) Xác định giá và lượng cân bằng thị trường?
b) Chính phủ quyết định trợ cấp 3 nghìn đồng/một kg bột mỳ cho người tiêu dùng. Xác định mức
sản lượng, giá người mua trả và giá người bán nhận được sau khi có trợ cấp?
c) Tổng số tiền Chính phủ chi ra là bao nhiêu? Lợi ích trợ cấp mà người sản xuất và người tiêu
dùng được hưởng?
d) Tổn thất vô ích do trợ cấp gây ra? Trong đó, tổn thất về phía người sản xuất và người tiêu
dùng là bao nhiêu?
e) Vẽ đồ thị minh hoạ?

7. Dạng bài tập về lựa chọn công cộng


Có năm cử tri 1, 2, 3 bỏ phiếu lựa chọn việc xây dựng một công viên với các mức chi tiêu: A (thấp
nhất), B (trung bình) và C (cao nhất).
Giả sử sự lựa chọn của mỗi cử tri như sau:

Lựa chọn Cử tri 1 Cử tri 2 Cử tri 3


Ưu tiên 1 A C B
Ưu tiên 2 B A C
Ưu tiên 3 C B A

a. Vẽ biểu đồ mô tả sự lựa chọn của các cử tri?


b. Chỉ ra lựa chọn của cử tri nào là đơn đỉnh, của cử tri nào là đa đỉnh?
c. Mô tả quá trình biểu quyết theo đa số (sử dụng phương pháp đấu cặp)? Giải thích cho kết
quả đạt được?
d. Để có được phương án thắng cử cuối cùng thì cử tri nào phải thay đổi sự lựa chọn của mình?
Sự thay đổi đó như thế nào?

You might also like