You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

MARKETING NAM
KHOA THƯƠNG MẠI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KIỂM TRA MÔN: KINH TẾ VI MÔ ĐỢT 2


HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY KHÓA 23
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Sinh viên không sử dụng tài liệu)
Họ và tên : …………………………………………………………. Mã đề: 104

Câu 1. Hàm số cầu cà phê vùng Tây nguyên hằng năm được xác định là : Qd = 480.000 - 0,1P
(P:$/tấn, Q:tấn)
Sản lượng cà phê năm trước Qs2= 270 000 tấn. Sản lượng cà phê năm nay Qs2 = 280 000 tấn. Giá cà
phê năm trước (P1) & năm nay (P2 ) trên thị trường là :
A. P1 = 2 100 000 & P2 = 2 000 000
B. Đáp án khác
C. P1 = 2 100 000 & P2 = 1 950 000
D. P1 = 2 000 000 & P2 = 2 100 000
Câu 2. “Mặc dù tham gia vào WTO khiến cho một số người Việt Nam thất nghiệp, nhưng nó sẽ làm
tăng thu nhập trung bình của người việt Nam”, thuộc:
A. Kinh tế học vĩ mô, chuẩn tắc B. Kinh tế học vi mô, thực chứng
C. Kinh tế học vĩ mô, thực chứng D. Kinh tế học vi mô, chuẩn tắc
Câu 3. An có 100 ngàn đồng để chi tiêu cho thẻ chơi game và ăn sáng. Giá của một thẻ chơi game là
5 ngàn đồng, giá một phần ăn sáng là 20 ngàn đồng. Khả năng nào sau đây không nằm trong tập
hợp cơ hội của An:
A. 1 phần ăn sáng và 16 thẻ chơi game
B. 2 phần ăn sáng và 15 thẻ chơi game
C. Không phần ăn sáng và 20 thẻ chơi game
D. 5 phần ăn sáng và không có thẻ chơi game
Câu 4. Nhân tố nào trong số các nhân tố sau đây không được xem là nguồn lực sản xuất cơ bản:
A. Công nghệ. B. Lao động chưa được đào tạo
C. Máy móc thiết bị. D. Tiền
Câu 5. Một người tiêu thụ có thu nhập I = 36.000 đồng chi tiêu cho 3 loại sản phẩm X, Y, Z đơn giá
các sản phẩm: Px = Py = Pz = 3000đ/sản phẩm.
Sở thích của người tiêu thụ được thể hiện qua bảng hữu dụng sau:
Số lượng sản phẩm TUx TUy TUz
1 75 68 62
2 147 118 116
3 207 155 164
4 252 180 203
5 289 195 239
6 310 205 259
7 320 209 269

Để tối đa hóa hữu dụng, người tiêu thụ phải phân phối thu nhập cho 3 loại sản phẩm như thế
nào? Tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
A. 3 sp X, 5 sp Y, 4 sp Z; TUmax = 674 (đvhd).
B. 5 sp X, 3 sp Y, 4 sp Z; TUmax = 647 (đvhd).
Mã đề 104 Trang 1
C. 3 sp X, 5 sp Y, 4 sp Z; TUmax = 647 (đvhd).
D. 5 sp X, 4 sp Y, 3 sp Z; TUmax = 674 (đvhd).
Câu 6. Nếu đường cầu của hãng là đường nằm ngang thì doanh thu cận biên của hãng:
A. Bằng giá của sản phẩm
B. Nhỏ hơn giá của sản phẩm
C. Lớn hơn giá của sản phẩm
D. Lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá của sản phẩm phụ thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể.
Câu 7. Chọn đáp án sai: Đường giới hạn khả năng sản xuất là:
A. Là đường dốc xuống thể hiện sự đánh đổi
B. Là đường dốc lên thể hiện sự đánh đổi
C. Là tập hợp của các hàng hóa khác nhau mà doanh nghiệp đã sản xuất ra khi sử dụng hết một cách
hợp lí các yếu tố sản xuất
D. Là chi phí cơ hội
Câu 8. Tại điểm cân bằng của người tiêu dùng, sự lựa chọn sản phẩm Q1 và Q2 của hai hàng hoá
là:
A. MU1 = MU2. B. MU1/Q1 = MU2/Q2. C. MU1/P1 = MU2/P2. D. P1 = P2.
Câu 9. Thịt là hàng hóa thông thường. Khi giá thịt giảm, hiệu ứng thu nhập sẽ làm người ta mua
thịt ……… và hiệu ứng thay thế sẽ làm người ta mua thịt…….
A. Ít hơn; nhiều hơn B. Ít hơn; ít hơn
C. Nhiều hơn; nhiều hơn D. Nhiều hơn; ít hơn
Câu 10. Ví dụ nào sau đây minh họa cho quyết định “Sản xuất như thế nào?”
A. Doanh nghiệp nên cân nhắc giữa việc tuyển dụng thêm nhân viên làm việc toàn thời gian, hay sử
dụng nhân viên bán thời gian.
B. Doanh nghiệp sẽ sản xuất máy bay thương mại hay máy bay trực thăng.
C. Doanh nghiệp sẽ quyết định sẽ sản xuất một loại thiết bị khử mùi mới dùng cho các nhà hàng.
D. Doanh nghiệp nên cân nhắc giữa sản xuất trang phục cho trẻ em hay thang phục cho phụ nữ.
Câu 11. Nếu A và B là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng và khi giá hàng hóa A tăng làm cầu
hàng hóa B:
A. Tăng B. Không đổi
C. Có thể tăng và giảm D. Giảm
Câu 12. Khi giá hàng hoá A giảm thì cầu về hàng hoá B tăng, trong trường hợp này:
A. Là hàng hoá thông thường
B. A và B là 2 hàng hoá thay thế cho nhau
C. A và B là 2 hàng hoá bổ sung cho nhau
D. Là hàng hoá thứ cấp
Câu 13. Cho các phương án nằm trên đường PPF như sau:
Phương án Máy tính (cái) Lúa mì (tấn)
A 8 0
B 6 1000
C 4 4000
D 2 6000
E 0 7000
Khi thay đổi phương án từ D sang C thì:
A. Để có thêm được 1 máy tính thì phải từ bỏ đi ngày càng ít lúa mì.
B. Chi phí cơ hội của một chiếc máy tính là mất đi 1000 tấn lúa mì.
C. Để sản xuất thêm 2 máy tính thì phải từ bỏ đi 2000 tấn lúa mì.
D. Chi phí cơ hội của một chiếc máy tính là mất đi 2000 tấn lúa mì.
Câu 14. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nhận định nào dưới đây là đúng:
Mã đề 104 Trang 2
(i) Quy luật cầu cho biết khi giá bán của hàng hóa tăng lên sẽ làm cho người tiêu dùng mua hàng
hóa đó ít đi.
(ii) Quy luật cầu cho biết khi giá bán của hàng hóa giảm thì người bán sẽ tăng lượng hàng cung
ứng.
(iii) Quy luật cung cho biết khi giảm giá của hàng hóa buộc doanh nghiệp phải giảm lượng cung.
A. (ii) và (iii) B. (i), (ii) và (iii)
C. (i) và (ii) D. (i) và (iii)
Câu 15. Công cụ phân tích nào nêu lên các kết hợp khác nhau giữa 2 hàng hóa có thể sản xuất ra
khi các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả:
A. Đường đẳng lượng. B. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
C. Đường cầu. D. Đường giới hạn năng lực sản xuất.
Câu 16. Hàm tổng chi phí có dạng TC= 100+50Q, đường chi phí biên có dạng:
A. Đường thẳng đứng B. Đường hypebol
C. Nằm ngang song song với trục hoành D. Chữ U
Câu 17. Bạn bỏ ra một giờ để đi mua sắm và đã mua được 1 cái áo 300 ngàn đồng. Chi phí cơ hội
của cái áo là:
A. Một giờ cộng 300 ngàn đồng
B. 300 ngàn đồng
C. Phương án sử dụng thay thế tốt nhất một giờ và 300 ngàn đồng
D. Một giờ
Câu 18. Khi P < AVCmin, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn nên quyết định:
A. Sản xuất tại Q có MC = MR. B. Sản xuất tại Q có AVCmin
C. Sản xuất tại Q có P= MC D. Ngưng sản xuất.
Câu 19.
Sản lượng 0 1 2 3 4 5 6
Tổng chi phí 14 27 40 51 62 70 80
Tổng chi phí cố định (TFC) và chi phí biến đổi trung bình (AVC) tại mức Q=4 là?
A. TFC=15, AVC=15 B. TFC=14, AVC=12 C. TFC=14, AVC=12 D. TFC=12, AVC=14
Câu 20. Chi phí cơ hội là gì?
A. Là lợi ích cao nhất có thể có được từ một trong các phương án đã bị bỏ qua không được lựa chọn
thực hiện
B. Là chi phí thấp nhất có thể có được từ một trong các phương án đã bị bỏ qua không được lựa chọn
thực hiện
C. Là lợi ích thấp nhất có thể có được từ phương án đã được chọn
D. Là chi phí cao nhất có thể có được từ phương án đã được chọn
Câu 21. Hàm tổng chi phí của một DN cạnh tranh hoàn hảo TC=Q2 + Q + 121 (Trong đó, đvt của
TC: USD; Q: sản phẩm). Doanh nghiệp sẽ sản xuất được bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi
nhuận nếu giá thị trường là 29 USD và tính lợi nhuận tối đa đạt được (kí hiệu Prmax)
A. Q = 12; Prmax = 70 B. Q = 12; Prmax = 75
C. Q = 14; Prmax = 75 D. Q = 14; Prmax = 70
Câu 22. Trong dài hạn:
A. Tất cả đầu vào đều biến đổi
B. Tất cả đầu vào đều cố định
C. Qui mô của doanh nghiệp cố định
D. Các doanh nghiệp phải chịu hiệu suất theo qui mô giảm dần.
Câu 23. Quy luật hữu dụng biên giảm dần cho rằng:
A. Có khuynh hướng giảm dần theo thời gian.

Mã đề 104 Trang 3
B. Khi một người tiêu thụ một mặt hàng hoặc sản phẩm, sự hài lòng và lợi ích mà họ có được từ các sản
phẩm sẽ giảm đi khi họ tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm đó.
C. Mỗi đơn vị hàng hóa dùng thêm sẽ mang lại lợi ích không đổi cho người tiêu dùng.
D. Không theo đổi.
Câu 24. Doanh nghiệp trong ngắn hạn có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC = 3Q + 10; chi phí
cố định TFC = 100. Nếu doanh nghiệp sản xuất 100 đơn vị sản phẩm, chi phí trung bình (AC) là:
A. 312 B. 310 C. 307 D. 311
Câu 25. Trường hợp vốn và lao động tăng lên 2 lần mà sản lượng tăng hơn 2 lần, gọi là:
A. Năng suất không đổi theo qui mô B. Năng suất tăng dần theo qui mô
C. Năng suất giảm dần theo qui mô D. Kinh tế có triển vọng
Câu 26. Những yếu tố nào sau đây làm dịch chuyển đường ngân sách: 1) Hữu dụng; 2) Hữu dụng
biên; 3) Tỷ lệ các loại hàng hóa tiêu dùng; 4) Tỷ lệ giá cả các loại hàng hóa 5) Giá của hàng hóa;
6) Thu nhập của người tiêu dùng
A. 2, 4, 5 B. 1, 3, 5 C. 4, 5 D. 5, 6
Câu 27. Nếu giá cân bằng sản phẩm là P =15đ/sp, chính phủ đánh thuế 3đ/sp làm giá cân bằng tăng
lên P= 16đ/sp, có thể kết luận:
A. Tất cả đều sai. B. Cầu co giãn tương đương với cung.
C. Cầu co giãn ít hơn so với cung. D. Cầu co giãn nhiều hơn so với cung.
Câu 28. Nếu đường cầu là: P = 100 - 4Q và cung là: P = 40 + 2Q. Giá và sản lượng cân bằng thị
trường bằng bao nhiêu trước và sau khi đánh thuế t=5$?
A. Q=60, P=10 => Q=55/6, P=190/3 B. Q=10, P=60 => Q=55/6, P=190/3
C. Q=18, P=40 => Q=190/4, P=55/8 D. Q=10, P=40 => Q=190/3, P=55/6
Câu 29. Trong nền kinh tế nào sau đây chính phủ đứng ra giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản là cái
gì được sản xuất ra, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
A. Nền kinh tế hỗn hợp B. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
C. Nền kinh tế thị trường D. Nền kinh tế giản đơn
Câu 30. Thước đo hợp lý cho mức sống của một quốc gia là:
A. GDP danh nghĩa bình quân đầu người.
B. GDP thực bình quân đầu người.
C. GDP thực.
D. Tốc độ tăng của GDP danh nghĩa bình quân đầu người.
Câu 31. Hàm số cầu & hàm số cung sản phẩm X lần lượt là : P = 70 - 2Q ; P = 10 + 4Q. Thặng dư
của người tiêu thụ (CS) & thặng dư của nhà sản xuất (PS) là :
A. CS = 100 & PS = 200 B. CS = 150 & Ps = 200
C. CS = 150 & PS = 150 D. CS = 200 & PS = 100
Câu 32. Khi giá xăng tăng quá cao, Chính phủ đặt giá trần đối với xăng dầu sẽ dẫn đến?
A. Thị trường sẽ cân bằng trở lại.
B. Thị trường sẽ dư thừa xăng.
C. Người tiêu dùng mua xăng nhiều hơn.
D. Người sản xuất sẽ cung ứng xăng nhiều hơn.
Câu 33. Hàm tổng chi phí của 1 doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là: TC = Q2 +
Q + 289 (USD). Xác định mức giá hòa vốn và sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp?
A. Phòa vốn = 35; Qhòa vốn = 17 B. Phòa vốn = 20; Qhòa vốn = 11
C. Phòa vốn = 34; Qhòa vốn = 14 D. Phòa vốn = 23; Qhòa vốn = 13
Câu 34. Hữu dụng mà An nhận được do mua thực phẩm (F) và quần áo (C) được cho bởi: TU (F,C)
= F.C .Giả sử giá thực phẩm là 10 ngàn đồng một đơn vị, giá quần áo là 30 ngàn đồng một đơn vị
và Giang có 120 ngàn đồng để chi tiêu cho thức ăn và quẩn áo. Đường giới hạn ngân sách là:
A. C = 12 – (1/3)F. B. C = 4 – (1/3)F. C. C = 12 – 3F. D. C = 4 – 3F.

Mã đề 104 Trang 4
Câu 35. Dựa vào đồ thị trên hãy cho biết, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ ấn định giá bán
và sản lượng bán:

A. Tất cả đều sai B. P2, Q2 C. P1, Q1 D. P3, Q3


Câu 36. Hai bạn An và Lan đang đối đáp về cầu cá nhân và cầu thị trường. Điền đáp án thích hợp
vào chỗ trống:
An: “Cầu đối với một nhãn hiệu cụ thể, như kem đánh răng hãng S, co giãn theo giá nhiều hay ít hơn là
cầu đối với toàn bộ các nhãn hiệu kem đánh răng khác và tại sao?”
Lan: “Cầu về kem đánh răng hãng S co giãn hơn đối với cầu về kem đánh răng nói chung. Vì các nhãn
hiệu riêng lẻ cạnh tranh với các nhãn hiệu khác. Nếu hai nhãn hiệu tương tự, ……. một hàng hóa sẽ
khuyến khích nhiều người tiêu dùng chuyển sang các nhãn hiệu khác. ……. đáp ứng lại sự thay đổi trong
giá cả của một nhãn hiệu thì co giãn hơn lượng cầu đáp ứng lại đối với tất cả nhãn hiệu.”
A. Giữ nguyên giá, lượng cầu. B. Giữ nguyên giá, đường cầu.
C. Giảm giá, đường cầu. D. Tăng giá, lượng cầu.
Câu 37. Thị trường sản phẩm A có hàm số cung và hàm số cầu lần lượt là: Qs = P – 20, Qd = 80 –
3P. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm A trên thị trường?
A. Q= 15, P=15 B. P=20, Q=10 C. P=15, Q=5 D. Q=5, P=25
Sử dụng dữ liệu sau cho câu 38 và câu 39.
Giả sử chi phí biên của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn được cho bởi MC = 10 + 2Q. Nếu
giá sản phẩm thị trường của doanh nghiệp là 50 đvt.
Câu 38. Thặng dư của sản xuất doanh nghiệp là bao nhiêu?
A. 20 đvt. B. 400 đvt. C. 200 đvt. D. 40 đvt.
Câu 39. Giả sử chi phí cố định của doanh nghiệp là TFC = 300 đvt. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp
kiếm được bao nhiêu lợi nhuận?
A. 200 đvt. B. 100 đvt. C. 20 đvt. D. 10 đvt.
Câu 40. Khi ED> ES thì thuế chủ yếu đánh vào ai?
A. Nhà sản xuất
B. Người tiêu dùng
C. Tùy thuộc vào loại mặt hàng hoặc dịch vụ
D. Người tiêu dùng và nhà sản xuất chịu thuế như nhau

Mã đề 104 Trang 5

You might also like