You are on page 1of 58

Chương 3

Các vấn đề kinh tế về ô nhiễm môi


trường
Nguyễn Thị Thanh
Thanhhvbc@gmail.com
Khoa Kinh tế chính trị
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đặt vấn đề

 Tại sao không thể có mức ô nhiễm bằng 0?


 Chúng ta không thể mong đợi có được một bầu không khí trong lành hoàn hảo
hoặc một nguồn nước tinh khiết đầy đủ. Để tiếp tục tăng trưởng kinh tế, chúng
ta phải đạt được một sự thoả hiệp giữa kinh tế và môi trường:
 Một là, chúng ta phải quyết định với mức độ chất lượng môi trường như thế
nào thì có thể chấp nhận được? (mức ô nhiễm tối ưu?)
 Hai là, cần có những chính sách môi trường như thế nào để hướng tới phát
triển bền vững, đảm bảo chất lượng môi trường tốt nhất cho xã hội?
Tài liệu đọc

 Chương 2, Kinh tế học chất lượng môi trường, Giáo trình Kinh tế & Quản lý môi
trường, PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Trường Đại học kinh tế quốc dân
 Chương 2, Kinh tế ô nhiễm và ô nhiễm môi trường, các công cụ kinh tế và khả
năng áp dung để giải quyết vấn đề môi trường, Giáo trình Kinh tế môi trường,
PGS.TS, Lê Quốc Lý, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh
Nội dung chương 3

 3.1. Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế


 3.2. Ngoại ứng và tổn thất phúc lợi xã hội
 3.3. Kinh tế học ô nhiễm
3.1. Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế

 Cung, cầu và cân bằng thị trường


 Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
 Hiệu quả Pareto
 Thất bại của thị trường
Cung, cầu và cân bằng thị trường

 Cầu (D - Demand)
 Qd = a - bP
 Cung (S - Supply)
 Qs = c + dP
 Cân bằng thị trường (E - Equilibrium)
 Qd = Qs
Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

 Thặng dư tiêu dùng (CS – Consumer Surplus)


 CS = MB - P
 Thặng dư sản xuất (PS – Producer Surplus)
 PS = P - MC
 Lợi ích ròng xã hội (NSB – Net Social Benefit or
Social Welfare)
 NSB = CS + PS = MB – MC
 Lợi ích ròng xã hội lớn nhất khi nào?
Hiệu quả Pareto

 Do nhà KTH người Ý Vilfredo Pareto (1848 – 1923) đưa ra


 Một sự phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto (hay tối ưu Pareto)
nếu không có khả năng dịch chuyển tới một sự phân bổ khác có thể
làm cho ai đó tốt lên mà không làm ai đó bị thiệt đi.
 Ví dụ: có 20 quả cam, cần phân bổ cho 2 cá nhân A và B.
 Cách 1: A: 10 quả, B: 5 quả => chưa đạt hiệu quả Pareto
 Cách 2: A: 8 quả, B: 12 quả => đạt hiệu quả Pareto
 Cách 3: A: 11quả,B: 9 quả => đạt hiệu quả Pareto
Hiệu quả Pareto (tiếp)

 Với một mức độ nhất định của các nguồn lực và kỹ thuật, nền kinh tế có thể có
rất nhiều điểm phân bổ có hiệu quả Pareto, các điểm này khác nhau trong
việc phân phối của cải giữa mọi người
 Điểm cân bằng của thị trường cạnh tranh là điểm có tính hiệu quả Pareto
(trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo), MB = MC
 Hiệu quả trong phân phối và tiêu dùng
 Hiệu quả trong sản xuất
 Phi hiệu quả → cơ sở can thiệp của chính phủ
 Hoàn thiện Pareto là một sự phân bổ lại nguồn lực nhằm làm cho ai đó tốt lên
mà không làm ai khác bị thiệt đi → Vùng hoàn thiện Pareto
Hiệu quả Pareto (tiếp)
 Ví dụ về hoàn thiện Pareto trong việc phân bổ lại 20 quả cam cho
2 cá nhân A và B.

– Cách 1 (phân bổ ban đầu): A: 10 quả, B: 5 quả

– Cách 2: A: 8 quả, B: 7quả => cách 2 không phải là hoàn thiện Pareto
so với cách 1.

– Cách 3: A: 11quả, B: 9 quả => Đạt hiệu quả Pareto, là hoàn thiện
Pareto so với cách 1.

– Cách 4: A :8 quả, B:12 quả => đạt hiệu quả Pareto, không phải là
hoàn thiện Pareto so với cách 1.
Thất bại của thị trường

 Thất bại thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể
sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn → PLXH không
đạt tối ưu
 Tổn thất phúc lợi xã hội: sự không hài lòng, buồn phiền, khó chịu, bức xúc,…
 Các trường hợp:
 Độc quyền (thị trường thiếu tính cạnh tranh)
 Hàng hoá công cộng
 Ngoại ứng
 Thông tin không đối xứng
 …
2.2. Ngoại ứng và tổn thất phúc lợi xã hội

 Khái niệm ngoại ứng


 Phân loại ngoại ứng
 Ngoại ứng và thất bại thị trường
Khái niệm ngoại ứng

 Ngoại ứng là sự ảnh hưởng của một hoạt động xảy ra bên trong một hệ thống
tác động đến các yếu tố bên ngoài hệ thống đó.
 Ngoại ứng xuất hiện khi một quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một cá
nhân hay một tổ chức làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất hay tiêu dùng
của những người khác mà không thông qua giá cả thị trường.
Khái niệm ngoại ứng (tiếp)

 Ngoại ứng có thể xuất hiện giữa những người sản xuất với nhau, giữa những
người tiêu dùng với nhau hoặc giữa người sản xuất với người tiêu dùng.

 Vấn đề chính yếu của ngoại ứng là nó tạo ra các lợi ích và chi phí không được
bồi hoàn, không có sự tham gia của bất kỳ luồng tài chính nào.
Phân loại ngoại ứng

 Ngoại ứng gồm ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực, từ hoạt động sản
xuất hoặc từ hoạt động tiêu dùng
 Ngoại ứng tiêu cực nảy sinh khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân gây ra tổn
thất, thiệt hại cho người khác mà không phải thanh toán, bồi thường cho những
tổn thất, thiệt hại đó; nói cách khác ngoại ứng tiêu cực là khi hoạt động của một
bên áp đặt những chi phí cho các bên khác
 Ví dụ một DN sản xuất giấy thải nước bẩn ra dòng sông mà không phải chịu
một chi phí nào cả, mặc dù việc thải nước này đã gây nên những tổn thất cho
các sinh vật dưới dòng sông, làm giảm thu nhập của ngư dân và gây khó khăn
cho các hộ tiêu dùng nước sông, gây ra một số bệnh do sử dụng nước không
sạch
 Mỗi nhóm đưa ra một ví dụ thực tế về các hoạt động tạo ra ngoại ứng tiêu cực
(tiêu dùng & sản xuất)
Phân loại ngoại ứng (tiếp)
 Công bố 10 làng ung thư tại Việt Nam (Bộ TN&MT, 2014)
https://youtu.be/hd5MhrLuMco
Phân loại ngoại ứng (tiếp)

 Ngoại ứng tích cực xảy ra khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân tạo ra lợi ích
cho những người khác mà không nhận được những khoản thù lao thoả đáng
cho việc đó.
 Ví dụ một hộ gia đình sửa sang lại ngôi nhà của mình, xây bồn trồng hoa làm
đẹp cho cả khu phố. Các gia đình trong phố được hưởng những tác động tốt
đẹp này mà không phải trả một khoản nào, còn chủ nhân của ngôi nhà trên
cũng không tính đến lợi ích của xóm giềng trong quyết định sửa nhà, trồng hoa
của mình.
 Mỗi nhóm đưa ra một ví dụ thực tế về các hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực
(tiêu dùng & sản xuất)
Phân loại ngoại ứng (tiếp)
 Đường hoa làm đẹp xóm làng, Quảng Xương, Thanh Hoá (VTC14, 2017)
https://youtu.be/mQQPwGSziwI
Ngoại ứng tích cực Ngoại ứng tiêu cực
Ngoại ứng từ - Trồng rừng - Sử dụng phân bón, thuốc
hoạt động sản - Trồng hoa hồng cho sản xuất trừ sâu
xuất nước hoa - Ô nhiễm nước thải từ nhà
- Sản xuất sạch hơn máy hoá chat
- Nuôi ong và trồng nhãn - Ô nhiễm không khí do nhà
máy nhiệt điện
Ngoại ứng từ - Sơn sửa nhà cửa - Tiếng ồn, bụi do xe máy
hoạt động tiêu - Tiêm vắc xin phòng bệnh - Hút thuốc lá trong phòng,
dùng - Sử dụng túi vải (dùng nhiều nơi đông người
lần) thay vì túi nilon (một - Chặt phá rừng
lần)
- Các hoạt động góp phần - Các hoạt động gây ra ảnh
phục hồi, cải thiện chat hưởng làm suy thoái môi
lượng môi trường, phục hồi trường, ô nhiễm môi
tài nguyên thiên nhiên, sử trường…chính là các hoạt
dung tiết kiệm tài nguyên động tạo ra ngoại ứng tiêu
thiên nhiên…là các hoạt cực
động tạo ra ngoại ứng tích
cực
Ngoại ứng và thất bại thị trường

 Đồ thị minh hoạ: Ngoại ứng tiêu cực


từ hoạt động sản xuất
 Làm cho chi phí xã hội của ngành cao
hơn chi phí tư nhân dẫn tới sản lượng
thực tế lớn hơn sản lượng tối ưu
 Sự thất bại thị trường ở đây thể hiện ở
việc giá cả thị trường chỉ phản ánh chi
phí tư nhân biên (MPC) nhưng không
phản ánh chi phí xã hội biên (MSC)
 Tối ưu Pareto ở E # cân bằng thị
trường ở B
 Tổn thất PLXH: diện tích EAB
 Các nhóm vẽ ngoại ứng tiêu cực từ
hoạt động tiêu dùng.
Ngoại ứng và thất bại thị trường (tiếp)

 Đồ thị minh hoạ: Ngoại ứng tích cực từ


hoạt động tiêu dùng
 Làm cho lợi ích xã hội của ngành cao hơn
lợi ích tư nhân dẫn tới sản lượng thực tế
thấp hơn sản lượng tối ưu
 Sự thất bại thị trường ở đây thể hiện ở việc
giá cả thị trường chỉ phản ánh lợi ích tư
nhân biên (MPB) nhưng không phản ánh lợi
ích xã hội biên (MSB)
 Tối ưu Pareto ở E # cân bằng thị trường ở
B
 Tổn thất PLXH: diện tích EAB
 Các nhóm vẽ ngoại ứng tích cực từ hoạt
động sản xuất
Bài tập vận dụng
1. Giả sử có một chủ nuôi ong cạnh một chủ trồng nhãn. Chủ trồng nhãn được lợi bởi lẽ
một tổ ong sẽ giúp thụ phấn cho khoảng một ha nhãn. Chủ trồng nhãn không phải chi trả
gì cho chủ nuôi ong vì ong được thả tự do. Tuy nhiên, theo tính toán giữa số lượng ong
và diện tích vườn nhãn hiện có thì số tổ ong quá ít không đủ thụ phấn cho toàn bộ vườn
nhãn, do vậy chủ vườn nhãn phải hoàn tất việc thụ phấn bằng nhân tạo, khoản chi phí
này ước tính khoảng 10$ cho một ha nhãn. Còn đối với chủ nuôi ong người ta xác định
được hàm chi phí cận biên là MC = 10 + 2Q (Q là số tổ ong). Mỗi tổ ong tạo ra một lượng
mật là 10kg, giá thị trường là 2$ cho một cân mật ong.
a. Đây là loại ngoại ứng gì?
b. Hãy cho biết người nuôi ong nuôi bao nhiêu tổ?
c. Đó có phải là số tổ ong hiệu quả không? Vì sao?
d. Để có hiệu quả về mặt xã hội, hãy cho biết người nuôi ong nên nuôi bao nhiêu tổ?
e. Thể hiện các kết quả đã tính trên đồ thị

Trang 243, Giáo trình KT&QL Môi trường, ĐHKTQD


Bài tập vận dụng (tiếp)

2. Giả sử hoạt động sản xuất xi măng trên thị trường có hàm chi phí cận biên MC
= 16 + 0.04Q, hàm lợi ích cận biên MB = 40 – 0.08Q và hàm chi phí ngoại ứng cận
biên MEC = 8 + 0.04Q (Q là lượng sản phẩm tính bằng tấn, P là giá một sản phẩm
tính bằng $)
a. Đây là loại ngoại ứng gì?
b. Xác định mức sản xuất hiệu quả cá nhân và mức giá sản phẩm tương ứng
c. Xác định mức sản xuất hiệu quả xã hội và giá tương ứng
d. So sánh PLXH tại mức hoạt động tối ưu cá nhân và xã hội để thấy được thiệt
hại do hoạt động sản xuất này gây ra cho xã hội?

Trang 244, Giáo trình KT&QL Môi trường, ĐHKTQD


2.3. Kinh tế học ô nhiễm

 2.3.1. Ô nhiễm môi trường và ngoại ứng tiêu cực


 2.3.2. Ô nhiễm tối ưu – cách tiếp cận
 2.3.3. Giải pháp thị trường cho ô nhiễm tối ưu
 2.3.4. Giải pháp của Nhà nước đối với ô nhiễm
2.3.1. Ô nhiễm môi trường có phải là ngoại
ứng?
 Hàng xóm bật nhạc to đã gây ô nhiễm môi trường (ô
nhiễm tiếng ồn) và là ngoại ứng tiêu cực?
 Khái niệm ô nhiễm môi trường theo quan điểm kinh tế học
phụ thuộc vào 2 yếu tố: Tác động vật lý của chất thải và
phản ứng của con người đối với tác động ấy
 Tác động vật lý của chất thải: tiếng ồn, mùi lạ, giảm đa
dạng sinh học, ảnh hưởng đến mùa màng và sức khoẻ
con người…
 Phản ứng của con người đối với các tác động trên: sự
không hài lòng, buồn phiền, những thay đổi liên quan đến
lợi ích…
2.3.1. Ô nhiễm môi trường có phải là ngoại
ứng (tiếp)
 Khi có ô nhiễm vật lý không có nghĩa là sẽ có ô nhiễm về mặt kinh tế.
 Ô nhiễm về mặt kinh tế chỉ xuất hiện khi con người bắt đầu nhận thấy các tác động
vật lý của ô nhiễm làm suy giảm lợi ích của mình. Nếu một người, bị tác động vật lý
của chất thải nhưng lại hoàn toàn bàng quan với tác động đó, thì cũng xem như
không có ô nhiễm về kinh tế (vd, một số người có thể vẫn ngủ ngon và không quan
tấm đến những tiếng ồn xung quanh)
 Ô nhiễm môi trường là một dạng ngoại ứng mà ở đó tác động được tạo ra bên
trọng một hoạt động hoặc quá trình sản xuất hay tiêu dùng nào đó nhưng lại gây ra
những chi phí không được tính đến cho những hoạt động hoặc quá trình khác bên
ngoài.
 Nếu những chi phí ngoại ứng này được thanh toán hoặc đền bù bằng một hình thức
nào đó thì có thể xem như ngoại ứng ô nhiễm đã được giải quyết và ta gọi đó là “nội
hoá các chi phí ngoại ứng”
2.3.2. Ô nhiễm tối ưu – cách tiếp cận

 Xã hội vẫn có thể có lợi nếu ô nhiễm ở một mức độ nhất


định. Tuy nhiên, vấn đề mà các nhà kinh tế môi trường
đặt ra là: cần phải đạt được mức ô nhiễm tối ưu.
 Kinh tế học môi trường đã chỉ ra hai cách tiếp cận để đạt
được mức ô nhiễm tối ưu về mặt kinh tế:
 (1) Hoạt động sản xuất phải đạt được mức sản lượng tối
ưu xã hội (Q*)
 (2) Phải thải ở mức thải tối ưu xã hội (W*)
Ô nhiễm tối ưu – cách tiếp cận (tiếp)
 (1) Ô nhiễm tối ưu tại mức cân bằng xã hội
 (1.1). Ô nhiễm tối ưu, trường hợp một ngành công
nghiệp
 Đồ thị minh hoạ ngành công nghiệp sx giấy
 Khi mức sản xuất tăng thì ô nhiễm cũng tăng lên theo
 Tại mức hoạt động tối ưu cá nhân Qm, mức ô nhiễm
tương ứng là Wm
 Mức hoạt động kinh tế đạt hiệu quả Pareto khi nó phản
ánh được toàn bộ chi phí xã hội vào trong quyết định
sản xuất (MSC = MPC + MEC).
 Tại mức hoạt động tối ưu xã hội Q* (MSC = MSB), mức
ô nhiễm tối ưu là W*
 Chúng ta cần giảm việc sản xuất và tiêu dùng hàng hoá
kinh tế để có một chất lượng môi trường tốt hơn: sự
đánh đổi tối ưu giữa hàng hoá kinh tế và hàng hoá chất
lượng môi trường
Ô nhiễm tối ưu – cách tiếp cận (tiếp)
 (1.2). Ô nhiễm tối ưu: trường hợp một doanh nghiệp
 Ở góc độ doanh nghiệp, điều kiện tối ưu cho việc gây ô
nhiễm là sản xuất tới điểm mà: lợi ích cận biên từ hoạt
động gây ô nhiễm (MNPB – Marginal Net Private
Benefit) bằng chi phí ngoại ứng (MEC) do đơn vị ô
nhiễm đó gây ra, MNPB = MEC.
 Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
MNPB = MR – MC = P – MC = MEC
hay P = MC + MEC = MSC
 Điều kiện P = MSC cho thấy giá cả đã phản ánh đủ chi
phí xã hội của việc sản xuất, bao gồm cả chi phí cá
nhân và chi phí ngoại ứng
Ô nhiễm tối ưu – cách tiếp cận (tiếp)

 (2) Ô nhiễm tối ưu tại mức cực tiểu hoá chi phí ô nhiễm
 Một khi đã xuất hiện ô nhiễm, chúng ta có thể không hoặc chỉ xử lý một phần ô
nhiễm và sẽ chịu đựng những thiệt hại do ô nhiễm gây ra.
 Chúng ta có thể xử lý hoàn toàn ô nhiễm để tránh các chi phí thiệt hại do ô
nhiễm gây ra, chúng ta cũng có thể lựa chọn kết hợp vừa chi phí để giảm một
phần ô nhiễm vừa chịu đựng một phần thiệt hại do ô nhiễm gây ra.
 Chi phí ô nhiễm = chi phí kiểm soát ô nhiễm + chi phí thiệt hại môi trường
 Hiệu quả kinh tế sẽ đạt được tại một mức ô nhiễm mà tại đó tổng các chi phí
liên quan tới ô nhiễm là thấp nhất.
Ô nhiễm tối ưu – cách tiếp cận (tiếp)

 (2.1). Chi phí thiệt hại môi trường (DC – Damage Cost)
 Chi phí thiệt hại môi trường = tất cả các tác động bất lợi mà những người sử
dụng môi trường gánh chịu do môi trường bị ô nhiễm, suy thoái.
 Ví dụ, ô nhiễm dòng sông, chi phí thiệt hại môi trường = sự suy giảm thu nhập
của ngư dân vì tôm cá chết + phúc lợi giảm khi không còn có thể vui chơi giải
trí dưới dòng sông + chi phí cho bệnh tật do nguồn nước ô nhiễm gây ra + chi
phí người dân phải bỏ ra để xử lý nước trước khi sử dụng…
 Nói chung, ô nhiễm càng nhiều thì thiệt hại gây ra càng lớn.
Ô nhiễm tối ưu – cách tiếp cận (tiếp)

 Để thể hiện mối quan hệ giữa mức ô nhiễm và mức thiệt


hại, chúng ta sử dụng hàm chi phí thiệt hại biên – MDC
(Marginal Damage Cost)
 Hàm chi phí thiệt hại cận biên MDC thể hiện mức thay
đổi (hay biến thiên) về những thiệt hại khi lượng chất thải
hoặc nồng độ chất gây ô nhiễm trong môi trường thay đổi
một đơn vị.
 Đường MDC có độ dốc đi lên từ trái sang phải thể hiện
sự gia tăng nhanh của thiệt hai khi lượng chất thải ngày
càng nhiều.
 Tổng chi phí thiệt hại TDC được tính bằng diện tích nằm
dưới đường MDC, ví dụ nếu mức thải W1, thì tổng chi phí
thiệt hại = diện tích WoAW1
Ô nhiễm tối ưu – cách tiếp cận (tiếp)

 (2.2). Chi phí kiểm soát ô nhiễm hay chi phí giảm ô nhiễm (Abatement
Cost)
 Chi phí giảm ô nhiễm là những chi phí để làm giảm lượng chất gây ô nhiễm
thải vào môi trường hoặc làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm ở môi trường
xung quanh
 Ví dụ, chi phí giảm ô nhiễm = chi phí đầu tư cho công nghệ sạch + chi phí thái
chế chất thải + chi phí xử lý chất thải + chi phí thay đổi nguyên liêu đầu vào để
giảm gây ô nhiễm +…thậm chí cả cách giảm sản lượng.
Ô nhiễm tối ưu – cách tiếp cận (tiếp)

 Hàm chi phí giảm thải cận biên MAC (Marginal


Abatement Cost) thể hiện sự gia tăng trong tổng
chi phí giảm thải để làm giảm được một đơn vị
chất thải gây ô nhiễm. Các dạng tiêu biểu a, b, c.
 Đường MAC dốc lên từ phải sang trái thể hiện
việc muốn giảm thải thì phải tăng chi phí giảm ô
nhiễm
 Tổng chi phí giảm ô nhiễm TAC được tính bằng
diện tích nằm dưới đường MAC . Chẳng hạn, nếu
mức thải là W1 thì tổng chi phí giảm thải sẽ là diện
tích W1AWm
Ô nhiễm tối ưu – cách tiếp cận (tiếp)

 (2.3). Ô nhiễm tối ưu tại điểm cực tiểu hoá chi phí
 Thể hiện cả hai đường MDC và MAC trên cùng một đồ thị.
 Tại mức thải lớn nhất Wm, chi phí giảm ô nhiễm TAC = 0 và tổng chi
phí thiệt hại TDC là lớn nhất.
 Nếu chúng ta bắt đầu thực hiện giảm thải, tổng chi phí giảm thải TAC
tăng, nhờ đó lượng chất thải giảm và vì thế tổng chi phí thiệt hại TDC
cũng giảm.
 Nếu chúng ta cố gắng giảm thải về = 0, chúng ta sẽ phải chi phí rất
lớn cho việc này, TAC là lớn nhất và TDC = 0
 Bằng đồ thị, chúng ta thấy tại mức thải W* (tại đó MAC = MDC), tổng
chi phí môi trường là nhỏ nhất, TEC = diện tích OEWm, bao gồm tổng
chi phí giảm thải TAC = diện tích WmEW* và tổng chi phí thiệt hại
TDC = diện tích OEW*
 Nếu mức thải W1 thì TEC = ?
 Nếu mức thải W2 thì TEC = ?
Bài tập vận dụng

1. Có đường chi phí biên làm giảm ô nhiễm MAC = 40 - 4W và đường chi phí thiệt
hại biên MDC = 4W.
a. Vẽ 2 đường trên cùng đồ thị
b. Tính lượng thải tối ưu xã hội W*

2. Có 2 hãng sản xuất làm ô nhiễm môi trường, hàm chi phí giảm thải cận biên của
mỗi hãng là:
MAC1=600-4W
MAC2=320-2W
a. Tính tổng lượng thải 2 hãng thải vào môi trường khi không có quản lý của NN.
b. Hãng nào có khả năng giảm thải kém hơn. Tại sao?
2.3.3. Giải pháp thị trường cho ô nhiễm tối ưu

 (1) Quy định quyền sở hữu tài sản (Định lý Coase)


 (2) Giải pháp theo luật kiện đòi bồi thường
 (3) Dự luận xã hội
 (4) Sáp nhập
Giải pháp thị trường cho ô nhiễm tối ưu (tiếp)
(1) Quy định quyền sở hữu tài sản (Định lý Coase)

Nhà máy Hồ Ngư dân


Giải pháp thị trường cho ô nhiễm tối ưu (tiếp)

 Định lý Coase
 Ronald Coase (1910 – 2013) là nhà kinh tế học người Anh, giáo sư tại
trường Đại học luật Chicago, Mỹ. Nobel kinh tế năm 1991.
Khi các bên có thể thoả thuận để làm cho cả hai bên cùng có lợi, cơ chế thị
trường sẽ làm cho hoạt động chống ô nhiễm trở nên có hiệu quả bất kể
quyền tài sản được ấn định như thế nào.
 Có 2 trường hợp:
 Quyền sở hữu thuộc về người bị ô nhiễm
 Quyền sở hữu thuộc về người gây ô nhiễm
 “Quyền tài sản (quyền sở hữu) là quyền được quy định bởi quy tắc pháp
luật (hoặc rộng hơn có thể là chuẩn mực xã hội hoặc nội quy tổ chức…)
cho một cá nhân hay một tổ chức sử dụng, kiểm soát, hoặc thu phí đối
với một nguồn lực nào đó, họ được pháp luật bảo vệ khi có sự cản trợ họ
sử dụng những quyền ấy.”
Giải pháp thị trường cho ô nhiễm tối ưu (tiếp)

 TH1: Q. sở hữu thuộc về người bị ô nhiễm


 Điểm xuất phát của thoả thuận là gốc toạ độ 0
 Người bị ô nhiễm ko muốn có ô nhiễm, hoạt động ở
gốc tọa độ (0). Để được sản xuất, cần tiến hành
thỏa thuận để đưa sản lượng từ 0 → Q1→ Q*.
Người sản xuất phải trả chi phí ngoại ứng cho người
sở hữu MT

Trước thoả Sau thoả thuận +/- Lợi ích


thuận
Ngư dân MEC = 0 MEC > 0 nhưng Không đổi
được đền bù
Nhà máy LN = 0 LN > 0 sau khi đã Tăng
đền bù cho ngư dân

 Vì sao đàm phán sẽ dừng ở mức Q*?


Giải pháp thị trường cho ô nhiễm tối ưu (tiếp)

 TH2: Q. sở hữu thuộc về người gây ô nhiễm (nhà


máy)
 Điểm xuất phát của thoả thuận là tại Qp.
 Nhà máy muốn tối đa hoá lợi nhuận, nên sẽ sản
xuất đến Qp. Tại mức này chi phí ngoại ứng cũng là
lớn nhất và gây thiệt hại nhiều nhất cho người bị ô
nhiễm, diện tích 0iQp. Ngư dân muốn thoả thuận để
Qp → Q2 → Q*

Trước thoả Sau thoả thuận +/- Lợi ích


thuận
Ngư dân MEC max MEC giảm sau khi đã Tăng
đền bù cho DN
Nhà máy LN max LN không đổi vì được Không đổi
đền bù

 Vì sao đàm phán sẽ dừng ở mức Q*?


Giải pháp thị trường cho ô nhiễm tối ưu (tiếp)

(2) Giải pháp theo luật kiện đòi bồi thường


 “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi
xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại” –
Theo Điều 260 Bộ luật dân sự 2005.

 Một số vụ đền bù thiệt hại về môi trường:


 Vedan đã chấp nhận bồi thường gần 220 tỷ VNĐ cho 7.000 hộ nông dân, với
điều kiện các hộ nông dân rút lại đơn khởi kiện. (2010)
 Formosa cam kết đền bù 500 triệu USD (11.500 tỷ VNĐ) cho ngư dân. (2016)
 Người dân sống cách đám cháy từ 1-100m (thuộc vùng nhiễm độc thuỷ ngân
do vụ cháy gây ra) yêu cầu Rạng Đông bồi thường 1 tỷ đồng/1 lít máu bị nhiễm
0,1 microgram thủy ngân. (2019)
Giải pháp thị trường cho ô nhiễm tối ưu (tiếp)

(3) Dư luận xã hội


 Sử dụng dư luận XH để buộc các cá nhân và DN phải quan tâm tới ô nhiễm MT

Vedan là một DN 100% vốn đầu tư nước ngoài, trụ sở đặt tại Đồng Nai. Sau khi bắt đầu hoạt động, nguồn nước thải của Vedan
làm ô nhiễm sông Thị Vải, từ năm 1994 các hộ dân đã khiếu nại, nhiều hộ ngừng kinh doanh. Năm 1995, Vedan đã chi 15 tỷ
VNĐ hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp. Mặc dù vậy, Vedan tiếp tục gây ô nhiễm sông Thị Vải thêm 14 năm nữa mới bị
phát hiện. Tháng 9/2008 Vedan bị bắt quả tang thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải qua hệ thống những đường hầm bí mật.
Sau khi Vedan bị bắt quả tang, nông dân bắt đầu đòi Vedan bồi thường, yêu cầu của họ được dư luận xã hội ủng hộ trong suốt
các năm 2008-2010. Các tờ báo lớn ở VN liên tục đưa tin, tổ chức hội thảo, kêu gọi hỗ trợ nông dân. Các đoàn đại biểu Quốc
hội chất vấn trách nhiệm của Bộ TN&MT. Ngoài ra, các siêu thị cũng góp sức hỗ trợ nông dân. Vì bị người tiêu dùng tẩy chay,
từ tháng 10/2008 nhiều siêu thị Big C, Maximark, Coopmart, Metro đã ngừng kinh doanh sản phẩm của Vedan. Đến cuối tháng
07 đầu tháng 8/2010, tất cả những sức ép đa dạng này dồn Vedan vào thế phải thương lượng với nông dân.
Trước sức ép của dư luận, sự đe dọa của hàng ngàn vụ kiện, và sự tẩy chay của người tiêu dùng, Vedan từ chỗ chỉ hứa cam
kết hỗ trợ nông dân, đã bắt đầu chấp nhận thương lượng về bồi thường. Đến ngày 10/09/2010, thông qua thỏa thuận riêng rẽ
với đại diện nông dân của ba tỉnh, Vedan đã chấp nhận bồi thường gần 220 tỷ VNĐ cho 7.000 hộ nông dân, với điều kiện các
hộ nông dân rút lại đơn khởi kiện.
http://tiasang.com.vn/-dien-dan/vedan-mot-nam-nhin-lai-4456 (VEDAN, 1 năm nhìn lại, tạp chí Tia sáng, 2011)
Giải pháp thị trường cho ô nhiễm tối ưu (tiếp)

(4) Sáp nhập


 “Nội hóa” ngoại ứng bằng cách sáp nhập các bên liên quan với nhau
2.3.4. Giải pháp của nhà nước đối với ô nhiễm

 (1) Sử dụng các tiêu chuẩn trong chính sách môi trường
 (2) Thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou)
 (3) Phí xả thải
 (4) Sự lựa chọn giữa chuẩn mức thải và phí xả thải
 (5) Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng
(1) Sử dụng các tiêu chuẩn trong chính
sách môi trường
 Tiêu chuẩn môi trường gồm 2 dạng:
 dựa trên mức chuẩn công nghệ
 dựa trên mức chuẩn thải

 (1.1) Mức chuẩn công nghệ: cơ quan môi trường yêu cầu các DN phải áp
dung một công nghệ nhất định để hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
(1) Sử dụng các tiêu chuẩn trong chính
sách môi trường (tiếp)

 (1.2) Mức chuẩn thải: là quy định giới hạn mang tính pháp lý về lượng chất
thải tối đa một doanh nghiệp được phép thải vào môi trường.
 Nếu DN nào thải quá giới hạn cho phép đó thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể
bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý.
 Tiêu chuẩn dựa trên mức chuẩn thải quy định rõ mức phát thải đối với tất cả
các chủ thể gây ô nhiễm nhưng không quy định công nghệ được sử dụng để
đạt được mức chuẩn thải đó. Vì vậy, mức chuẩn thải đảm bảo tính linh hoạt
hơn so với tiêu chuẩn dựa trên công nghệ.
 Chuẩn mức thải cho phép xác định những mục tiêu của chất lượng môi trường,
ví dụ mức độ chấp nhận được của mức phát thải CO2 của phương tiện xe…
 Ví dụ, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
 https://drive.google.com/file/d/1AjNs3Y2ilzPWkMDHOgPSsRn8FiPTjQA-/view
(1) Sử dụng các tiêu chuẩn trong chính
sách môi trường (tiếp)

 Cơ sở lý luận để xác định chuẩn mức thải:


 Chuẩn mức thải được xác định tại mức gây ô nhiễm tối
ưu W*
 Khi đó, chi phí môi trường của doanh nghiệp sẽ chính
là chi phí để làm giảm lượng thải từ Wm về W*, là diện
tích tam giác W*EWm.
 Nhà nước có thể kết hợp sử dung công cụ chuẩn mức
thải với các công cụ khác như phạt, phí xả thải.
(2) Thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou)

 Arthur Pigou (1877 – 1959), nhà kinh tế học người Anh, giảng dạy ở Trường
Kinh tế thuộc Đại học Cambridge.
 Để người gây ô nhiễm giảm sản lượng về mức tối ưu xã hội Q*, cần tạo một
động cơ kinh tế cho người gây ô nhiễm thay đổi mức sản lượng của mình,
chính là buộc họ phải chịu đầy đủ chi phí xã hội của việc sản xuất, MSC = MPC
+ MEC.
 Ai gây ô nhiễm người đó nộp thuế.
 Thuế Pigou tính trên từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm.
(2) Thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou) (tiếp)

 Nguyên tắc Pigou: Mức thuế ô nhiễm tính cho mỗi đơn vị
sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí ngoại ứng do
đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối
ưu xã hội Q*
t* = MEC tại Q*
 Loại thuế này nhằm mục đích buộc nhà sản xuất phải “nội
hoá các ngoại ứng” và điều chỉnh mức hoạt động của mình
về sản lượng tối ưu xã hội.
 Chi phí môi trường trở thành một loại chi phí đầu vào như
các loại chi phí khác, mà DN cần phải trả.
(2) Thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou) (tiếp)

 Một số vấn đề liên quan đến áp dụng thuế ô


nhiễm tối ưu MNPB MEC
 Việc xác định mức thuế t* cần thiết là rất khó
khăn vì chúng ta không có đủ thông tin về
MNBP và MEC. E
a
 Tranh cãi: Việc áp thuế Pigou có công bằng
đối với người gây ô nhiễm không khi mà họ
phải trả nhiều hơn mức chi phí ngoại ứng
b
t*
môi trường mà họ gây ra cho xã hội (b + c > c d
c) ?
0
Q* Qm
 Thuế ô nhiễm đánh vào từng đơn vị sản
phẩm được sản xuát ra mà không căn cứ
vào lượng chất thải gây ô nhiễm thực tế W* Wm
được thai ra môi trường → không tạo được
động cơ khuyền thích các DN sản xuất sạch
hơn.
Bài tập vận dụng

1. Giả sử hoạt động sản xuất xi măng trên thị trường có hàm chi phí cận biên MC
= 16 + 0.04Q, hàm lợi ích cận biên MB = 40 – 0.08Q và hàm chi phí ngoại ứng cận
biên MEC = 8 + 0.04Q (Q là lượng sản phẩm tính bằng tấn, P là giá một sản phẩm
tính bằng $)
a. Đây là loại ngoại ứng gì?
b. Xác định mức sản xuất hiệu quả cá nhân và mức giá sản phẩm tương ứng
c. Xác định mức sản xuất hiệu quả xã hội và giá tương ứng
d. So sánh PLXH tại mức hoạt động tối ưu cá nhân và xã hội để thấy được thiệt
hại do hoạt động sản xuất này gây ra cho xã hội?
e. Để điều chỉnh hoạt động về mức tối ưu xã hội, cần áp dụng mức thuế là bao
nhiều? Tính tổng doanh thu thuế?
f. Thể hiện kết quả trên đồ thị

Trang 244, Giáo trình KT&QL Môi trường, ĐHKTQD


Bài tập vận dụng (tiếp)

2. Giả sử hoạt động khai thác than trên thị trường có hàm lợi ích cận biên là MB = 20 –
Q, hàm chi phí cận biên là MC = 14 + Q và hàm chi phí cận biên ngoại ứng là MEC = Q
(Q là sản lượng tính bằng nghìn tấn, P là mức giá sản phẩm tính bằng triệu đồng)
a. Tính mức khai thác than hiệu quả cá nhân? Ở mức đó giá sản phẩm là bao nhiêu?
b. Tính mức khai thác than hiệu quả xã hội? Ở mức đó giá sản phẩm là bao nhiêu?
c. Tính phần thiệt hại mà hoạt động khai thác đó gây ra cho xã hội?
d. Để đưa hoạt động khai thác than về mức hiệu quả xã hội, cần áp dụng mức thuế
môi trường (thuế Pigou tối ưu) là bao nhiều?
e. So sánh tổng số thuế mà hoạt động khai thác than phải nộp với tổng chi phí ngoại
ứng do hoạt động đó gây ra khi khai thác ở mức hiệu quả xã hội (chỉ rõ trên đồ thị).

Trang 245, Giáo trình KT&QL Môi trường, ĐHKTQD


(3) Phí xả thải
 Phí xả thải là một loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế của người sản xuất.
 Đây cũng là một dạng thuế Pigou, chúng ta có thể gọi là phí Pigou.
 Phí xả thải = chi phí cần thiết để làm giảm đơn vị ô nhiễm đó (tức là MAC)

Số TT Thông số ô nhiễm tính phí Mức phí (đồng/kg)

1 Nhu cầu ô xy hóa học (COD) 2.000

2 Chất rắn lơ lửng (TSS) 2.400

3 Thủy ngân (Hg) 20.000.000

4 Chì (Pb) 1.000.000

5 Arsenic (As) 2.000.000

6 Cadmium (Cd) 2.000.000


Theo Nghị định số 154/2016/NĐ-CP
(4) Sự lựa chọn giữa chuẩn mức thải và phí
xả thải

 Thực tế áp dụng các công cụ chuẩn mức thải và phí xả thải cho thấy, ở một số quốc
gia, một số trường hợp các nhà quản lý dựa nhiều hơn vào chuẩn mức thải trong
khi một số quốc gia khác lại sử dụng rất thành công các loại phí thải để điều tiết
mức thải. Vậy lý do kinh tế gì đã làm cho người ta ưu thích cách này hay cách
khác?
 Phụ thuộc và 2 trường hợp:
 Thông tin hoàn hảo
 Không tin không hoàn hảo
 Các nhà quản lý ưa thích sử dụng phí thải khi có thông tin hoàn hảo và sử dụng
mức chuẩn thải khi thông tin không hoàn hảo
(5) Giấy phép xả thải có thể chuyển
nhượng

 Năm 1968, nhà KTH người Canada là Dales đề xuất cơ chế “quyền gây ô nhiễm”
(bằng với mức ô nhiễm mà xã hội mong muốn) có thể được mua bán lại giữa
những người gây ô nhiễm.
 Quyền gây ô nhiễm của DN sẽ được ghi nhận bằng các “giấy phép xả thải” do cơ
quan quản lý môi trường ban hành. Ví dụ, phát hành 100 giấy phép, mỗi giấy phép
tương đường quyền được thải 1 đơn vị ô nhiễm.
 DN chỉ được phép thải trong phạm vi số lượng giấy phép mình có. Nhưng có thể
mua bán giấy phép.
 Nói chung DN nên bán giấy phép khi chi phí giảm ô nhiễm cận biên của họ (MAC)
thấp hơn giá giấy phép và ngược lại. Như vậy đường MAC thực tế trở thành
đường cầu đối với giấy phép gây ô nhiễm
 Động lực của thị trường giấy phép chính là cả người mua và người bán giấy phép
đều có lợi; đồng thời tổng chi phí giảm thải của toàn xã hội sẽ giảm xuống.
(5) Giấy phép xả thải có thể chuyển
nhượng

• Ví dụ, có 2 DN A và B thải ra SO2 gây ô nhiễm


môi trường.
• Mức thải hiện tại của mỗi DN là 60 tấn → tổng
thải ra môi trường là 120 tấn.
• NN quyết định phân phối cho mỗi DN 30 giấy
phép → tổng thải ra môi trường 60 tấn.
• Các DN được phép trao đổi mua bán giấy phép.
Giao dịch trên thị trường có thể dẫn đến quyết
định về một mức giá giấy phép là 20$/tấn.
• DN A – mua giấy phép (phần có MAC > giá giấy
phép)
• DN B – bán giấy phép (phần có MAC > giá giấy
phép))
Tóm lược chương 3 – Kinh tế ô nhiễm

 Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, điểm cân bằng thị trường đạt hiệu quả
Pareto, tổng PLXH lớn nhất. Điều kiện biên đạt hiệu quả: MB = MC
 Ngoại ứng là một dạng thất bại thị trường, gồm ngoại ứng tiêu cực và ngoại
ứng tích cực
 Ô nhiễm môi trường là ngoại ứng tiêu cực (tác động vật lý + tác động kinh tế)
 Mức ô nhiễm tối ưu có thể được xác định dựa trên mức sản lượng tối ưu xã hội
Q* hoặc mức ô nhiễm tối ưu W*
 Q* tại P = MSC = MB (theo ngành), hoặc tại MNPB = MEC (đối với DN)
 W* tại MAC = MDC
 Giải pháp thị trường để đạt ô nhiễm tối ưu – 4 gp
 Giải pháp NN để ô nhiễm tối ưu – 4 gp

You might also like