You are on page 1of 4

Họ và tên: Lưu Thị Bích Ngọc

MSSV: 6082100005
Lớp: Đồng Nai – Hà Tĩnh
Môn: Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp (GV Lê Đình Huy)

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN

Câu 1. Những áp lực chính của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa lên tài
nguyên và môi trường là :
- Tài nguyên đất sẽ bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị và công nghiệp,
tỷ lệ diện tích cây xanh và mặt nước trong đô thị bị giảm, bề mặt đất thấm nước,
thoát nước bị suy giảm; đất nông nghiệp và đất khác sẽ bị chiếm dụng để xây
dựng nhà cửa và công trình đô thị, nhân dân ở vùng đô thị hoá sẽ mất phương
tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống; sẽ bị tác động mạnh mẽ của ô nhiễm
môi trường đô thị;
- Các dòng vật liệu xây dựng, tài nguyên khoáng sản chuyển vào đô thị và
khu công nghiệp rất lớn; nhu cầu tiêu thụ năng lượng và nhiên liệu ngày càng
tăng;
- Làm tăng nhu cầu khai thác tài nguyên nước phục vụ cho sinh hoạt, dịch
vụ và sản xuất; làm suy thoái nguồn tài nguyên nước;
- Dân số đô thị tăng nhanh thường gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị ( hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước, hệ thống giao thông,
hệ thống thu gom xử lý rác), số dân tăng cùng với mức sống được nâng cao sẽ
tăng các chất thải từ sinh hoạt và dịch vụ đô thị, đặc biệt làm tăng nước thải và
rác thải, vệ sinh môi trường suy giảm;
- Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tăng trưởng sẽ phát sinh nhiều
chất thải gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất
và chất thải rắn, trong đó tỷ lệ chất thải nguy hiểm và độc hại ngày sẽ càng tăng
lên
- Phát triện đô thị sẽ làm bùng nổ phương tiện giao thông cơ giới trong đô
thị, thải ra nhiều bụi, khí độc hại và tiếng ồn, sẽ gây ra ô nhiễm thị trường không
khí và ô nhiễm tiếng ồn trầm trọng đối với đô thị.
- Khó lòng đáp ứng được nhu cầu nhà ở, sẽ làm nảy sinh các khu nhà “ổ
chuột”, các “xóm liều”, mà điều kiện môi trường ở các khu nhà này thường rất
thấp kém, rất khó giải quyết.
Các áp lực này có thể vượt quá khả năng “ chịu đựng” của môi trường và
tài nguyên thiên nhiên, vượt quá khả năng “ đáp ứng” bảo vệ môi trường của xã
hội và nhà nước, dẫn đến môi trường ở đô thị ngày càng bị ô nhiễm, đô thị phát
triển sẽ không bền vững.
Nói chung, đô thị hoá và công nghiệp hoá, nếu không có các chính sách,
biện pháp và quản lý môi trường tương xứng sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và
làm suy thoái tài nguyên, đặc biệt là bảo vệ môi trường đối với các thành phố
lớn, thành phố khổng lồ là rất nan giải.
Câu 2: Trình bày mô hình “Áp lực – trạng thái – đáp ứng” trong đánh giá môi
trường đô thị và khu công nghiệp. Giải thích vì sao mô hình này được gọi là mô
hình nhân quả?
Mô hình áp lực – trạng thái – đấp ứng dựa trên khái niệm “ nhân – quả”
trong môi trường.
Các áp lực lên tài nguyên và môi trường đô thị và khu công nghiệp là do
các hoạt động của con người và phát triển kinh tế - xã hội tạo nên. Các áp lực đó
sẽ gây ra hậu quả làm biến đổi trạng thái ( chất lượng) môi trường. Để bảo vệ
môi trường và duy trì sự phát triển bền vững của mình, con người lại phải có
hành động đáp ứng với các áp lực đó bằng cách thực hiện các chính sách bảo vệ
môi trường, sử dụng các biện pháp quản lý môi trường, sử dụng các công nghệ
xử lý – giảm thiểu ô nhiễm, áp dụng các công nghệ sản xuất sạch và xây dựng
nếp sống thân thiện với môi trường ….
Sự lựa chọn tiêu chí môi trường đô thị cần phải dựa trên nguyên tắc thể
hiện được đặc trưng cho ba quá trình “ áp lực – trạng thái – đáp ứng” trên đồng
thời cũng cần xét đến điều kiện thực tế là các tiê chí đó có đủ cơ sở khoa học để
xác định một cách định lượng hay không và có thể dễ thông tin, dễ hiểu hay
không?

ÁP LỰC TRẠNG
THÁI

Hoạt động của con người


Áp lực
Hoạt trạng Môi trường
Sản xuất – thương mại –
Môi trường Không khí
tiêu thụ
tài nguyên Nước
Năng lượng
Đất
Giao thông vận tải
Tài nguyên thiên nhiên
Công nghiệp
Các hệ sinh thái
Nông nghiệp
Đô thị và nông thôn
Lâm nghiệp
Ngành khác

Đáp ứng xã hội


Luật pháp
Chiến lược, chính sách
Công nghệ mới
Kiểm soát ô nhiễm
Thay đổi tiêu thụ
Các công ước quốc tế
Nội dung khác

ĐÁP ỨNG
Hình: Mô hình Áp lực – Trạng thái – Đáp ứng

Câu 3. Giải thích tại sao Công nghiệp hoá là tất yếu trong bối cảnh kinh tế xã
hội Việt Nam hiện nay?
Thực hiện đúng đắn quá trình công nghiệp hóa có những tác dụng to
lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
- Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao
động, tăng sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội, góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
- Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của
Nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất,
tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện
của con người trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt
trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc
phòng, an ninh; bảo đảm đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày
càng được cải thiện. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.
Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa công nghiệp
hóa, với lực lượng sản xuất. Công nghiệp hóa là để thực hiện xã hội hóa sản
xuất về mặt kinh tế - kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có tác dụng,
ý nghĩa quan trọng và toàn diện. Vì vậy, Đảng ta xác định: "Phát triển lực lượng
sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại ... là nhiệm vụ trung
tâm"
Câu 4. Giải thích tại sao Đô thị hoá là tất yếu trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt
Nam hiện nay?
Quy luật đô thị hoá là sự phát triển cùng chiều với sự phát triển kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ:
Công nghiệp hoá là tất yếu trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay:
- Thu hút đầu tư
- Thu hút lao động chất lượng cao
- Tạo việc làm và thu nhập
- Thị trường chính tiêu thụ hàng hoá
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Lợi ích của việc hình thành, phát triển các khu công nghiệp:
Đối với xã hội:
- Hỗ trợ lập kế hoạch và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Đem lại sự cân bằng trong phân phối sản xuất và tuyển dụng lao động
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa
- Rút dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn
- Tăng cường bảo vệ hệ sinh thái thiên nhiên, sử dụng hiệu quả tài nguyên
- Giảm bớt rủi ro đối với sức khỏe con người, an toàn do sự cố công nghiệp
- Cải thiện sức khỏe công nhân, dân cư
Đối với doanh nghiệp:
- Thụ hưởng hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ đồng bộ
- Giảm chi phí vận hành, chi phí xử lý và vận chuyển chất thải
- Thừa hưởng các chính sách ưu đãi phát triển KCN
- Cải thiện hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp
- Những lợi thế của “Buôn có bạn – bán có phường”
Đối với môi trường:
- Giảm thiểu số lượng nguyên, nhiên liệu đầu vào và chất thải công nghiệp
ở đầu ra
- Gia tăng khả năng thu gom và xử lý chất thải
- Gia tăng khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải
- Những biện pháp chống ô nhiễm áp dụng cho các doanh nghiệp riêng lẻ
sẽ trở nên có hiệu quả hơn khi được đem áp dụng trong các khu công
nghiệp.
- Việc phân bổ một cách tối ưu các khu công nghiệp và doanh nghiệp riêng
lẻ có thể làm giảm hoặc loại trừ hẳn những vấn đề môi trường
- Tăng hiệu quả quản lý môi trường

You might also like