You are on page 1of 35

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

TS. Nguyễn Xuân Quỳnh


Điện thoại: 0912.389.622
Email: nxquynh1977@gmail.com
CHƯƠNG 2:
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP
NỘI DUNG

2.1. Khái niệm

2.2. Môi trường vĩ mô

2.3. Môi trường vi mô

2.4. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài EFE
2.1. KHÁI NIỆM
2.1.1. Khái niệm môi trường bên ngoài
2.1.2. Vai trò của môi trường bên ngoài đối với doanh nghiệp
2.1.1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Môi trường bên ngoài


của doanh nghiệp là một tập
hợp các yếu tố, lực lượng,
điều kiện ràng buộc ngoài
doanh nghiệp có ảnh hưởng
tới sự tồn tại, vận hành và
hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
2.1.2. VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Sự tác động qua lại


giữa doanh nghiệp và các
yếu tố của môi trường bên
ngoài giúp doanh nghiệp
nhận biết và khai thác các
nguồn lực một cách hiệu
quả hơn.
2.2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Mục đích nghiên cứu
2.2.3. Các môi trường thành phần
2.2.1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

- Là môi trường bao trùm


lên hoạt động của tất cả các
doanh nghiệp, ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến hoạt động
của tất cả các doanh nghiệp.
- Môi trường này được
xác lập bỡi các yếu tố vĩ mô,
như: các điều kiện kinh tế, chính
trị - pháp luật, văn hóa - xã hội,
kỹ thuật - công nghệ.
2.2.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

- Nhận thấy các yếu tố tác


động và ảnh hưởng đến hoạt động
của doanh nghiệp, ở khía cạnh về
kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa
- xã hội, dân số, tự nhiên, công nghệ
và toàn cầu.
- Phát hiện các xu thế vận động
và phát triển của các yếu tố vĩ mô.
- Đo lường và lượng hóa các
cơ hội và nguy cơ ở tầm vĩ mô.
2.2.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

- Môi trường kinh tế.


- Môi trường chính trị và hệ
thống pháp luật.
- Môi trường văn hóa - xã hội.
- Môi trường dân số.
- Môi trường tự nhiên.
- Môi trường công nghệ.
- Môi trường toàn cầu.
2.2.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN
- Môi trường kinh tế
1- Tốc độ tăng trưởng.
2- Lãi suất và xu hướng của lãi suất.
3- Xu hướng của tỷ giá hối đoái.
4- Mức độ lạm phát.
5- Hoạt động xuất nhập khẩu.
6- Hoạt động thu hút FDI.
7- Xu hướng tăng giảm của thu nhập
thực tế tính bình quân đầu người.
8- Hệ thống thuế và mức thuế.
9- Các biến động trên thị trường
chứng khoán.
2.2.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

- Môi trường chính trị và hệ thống pháp luật


+ Chính trị: Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của
Chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao
của Chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, khu vực và quốc tế.
+ Pháp luật: Là hệ thống các quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật) do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị,
được nhà nước bảo đảm thực hiện, kể cả bằng biện pháp cưỡng chế, để điểu
chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì xã hội trong một trật tự có lợi cho giai cấp
thống trị.
2.2.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

- Môi trường văn hóa - xã hội


Bao gồm những chuẩn mực và
giá trị, mà những chuẩn mực
và giá trị này được chấp nhận
và tôn trọng bởi một xã hội
hoặc một nền văn hóa cụ thể.
2.2.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

- Môi trường dân số


Bao gồm những yếu tố về dân
số, mật độ dân số, tuổi tác, giới
tính, chủng tộc, trình độ học vấn,
nghề nghiệp,...
2.2.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

- Môi trường tự nhiên


Bao gồm những yếu tố về vị
trí địa lý, khí hậu, cảnh quan
thiên nhiên, đất đai, sông biển,
các nguồn tài nguyên khoáng
sản trong lòng đất, tài nguyên
rừng biển, môi trường nước và
không khí,...
2.2.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

- Môi trường công nghệ


Bao gồm sự ra đời những công
nghệ mới; Tốc độ phát minh và
ứng dụng công nghệ; Những
khuyến khích tài trợ cho nghiên
cứu phát triển; Luật sở hữu trí tuệ,
bản quyền, tác quyền; Luật chuyển
giao công nghệ; Các áp lực, chi
phí chuyển giao công nghệ.
2.2.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

- Môi trường toàn cầu


Trong bối cảnh hội nhập của
nền kinh tế, toàn cầu hóa,
không có quốc gia, doanh
nghiệp nào lại không có quan
hệ trực tiếp hay gián tiếp nền
kinh tế thế giới.
2.3. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
2.3.1. Khái niệm
2.3.2. Mục đích nghiên cứu
2.3.3. Các môi trường thành phần
2.3.1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG VI MÔ

- Là môi trường gắn trực tiếp


với từng doanh nghiệp, phần lớn
các hoạt động và cạnh tranh của
doanh nghiệp xảy ra trực tiếp trong
môi trường này.
- Môi trường này có những
yếu tố cạnh tranh như: Khách hàng;
Nhà cung ứng; đối thủ trong ngành;
đối thủ tiềm ẩn; Sản phẩm thay thế.
(Dr. Prof. Michael Porter)
2.3.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VI MÔ

Nghiên cứu môi trường


gắn trực tiếp với từng doanh
nghiệp, phần lớn các hoạt động
và cạnh tranh của doanh
nghiệp đều xảy ra trực tiếp
trong môi trường này.
2.3.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

- Đối thủ cạnh tranh


trong ngành
- Đối thủ tiềm năng
- Khách hàng
- Nhà cung ứng
- Sản phẩm thay thế
2.3.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

- Đối thủ cạnh tranh


trong ngành
Là những doanh nghiệp
kinh doanh cùng ngành,
kinh doanh những mặt
hàng cùng loại với doanh
nghiệp. Vì thế đối thủ sẽ
chia sẻ thị phần, có thể
chiếm thị trường và trở
thành độc tôn.
2.3.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

- Đối thủ tiềm năng


Là những đối thủ cạnh
tranh có thể sẽ tham gia
thị trường của ngành
trong tương lai, hình
thành những đối thủ
cạnh tranh mới.
2.3.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

- Khách hàng
Là đối tượng phục vụ của doanh
nghiệp, là nhân tố tạo nên thị trường.
Vì thế doanh nghiệp cần nghiên cứu
kỹ về khách hàng của mình.
+ Người tiêu dung.
+ Nhà sản xuất.
+ Trung gian phân phối.
+ Các cơ quan chính phủ.
+ Khách hàng quốc tế.
2.3.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

- Nhà cung ứng


Là những cá nhân hoặc tổ
chức (doanh nghiệp) cung
cấp các nguồn lực (sản
phẩm, dịch vụ, nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị,
nguồn tài chính, nguồn nhân
lực,...) cần thiết cho hoạt
động của doanh nghiệp.
2.3.3. CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

- Sản phẩm thay thế


Là các sản phẩm mà khách
hàng có thể dùng thay cho
sản phẩm của ngành kinh
doanh (của doanh nghiệp
sản xuất); Hoặc sản phẩm
thay thế từ các nhà cung
ứng, buộc doanh nghiệp
phải dùng khi khan hiếm.
2.4. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI EFE
2.4.1. Khái niệm
2.4.2. Các bước xây dựng ma trận EFE
2.4.1. KHÁI NIỆM VỀ MA TRẬN EFE
- EFE (External Factor Evaluation Matrix)
là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
hoặc ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi.
- Trợ giúp phân tích môi trường kinh doanh
bên ngoài với các nhân tố thuộc các cấp độ
của môi trường thế giới, môi trường vĩ mô
và môi trường ngành.
- Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp
đánh giá được mức độ phản ứng của doanh
nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra
những nhận định về các yếu tố tác động bên
ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty.
2.4.2. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MA TRẬN EFE

Bước 1: Lập danh mục những yếu


tố bên ngoài
Để xác định được các yếu tố quan
trọng trong ma trận EFE, doanh
nghiệp cần lập danh mục các yếu
tố có vai trò quan trọng, cơ hội, rủi
ro và mối đe dọa ảnh hưởng đến
sự thành bại của doanh nghiệp
(tổng số từ 10 đến 20 yếu tố).
2.4.2. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MA TRẬN EFE

Bước 2: Chỉ định về tầm quan trọng của mỗi yếu tố.
- Sau khi đã có được danh sách các yếu tố quan trọng, doanh nghiệp bắt đầu tiến
hành đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố với trọng số từ 0.0 đến 1.0 đối với sự
thành công trong ngành kinh doanh của công ty (mức độ từ không quan trọng đến
rất quan trọng).
- Do tính quan trọng của bước này, việc đánh giá phải được làm việc theo hội đồng
một cách khách quan thông qua việc dựa trên các số liệu thực tế.
- Mức độ quan trọng của các yếu tố có thể giống hoặc khác nhau. Tuy nhiên tổng
tầm quan trọng của các yếu tố trong danh sách luôn phải bằng 1.
2.4.2. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MA TRẬN EFE
Bước 3: Đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố
- Việc đánh giá này giúp doanh nghiệp có thể đánh
giá mô hình, cách thức kinh doanh, đầu tư hiện tại
có hiệu quả hay không.
- Doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ tác động
theo thang điểm từ 1 đến 4 tương ứng với các mức
tác động như sau:
+ Mức 1: Phản ứng kém.
+ Mức 2: Phản ứng trung bình.
+ Mức 3: Phản ứng trên trung bình.
+ Mức 4: Phản ứng tốt.
2.4.2. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MA TRẬN EFE

Bước 4: Xác định điểm trọng số


Để có thể xác định điểm trọng số
cho từng yếu tố bên ngoài bạn chỉ
cần nhân trọng số của nó với xếp
hạng tương ứng.
2.4.2. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MA TRẬN EFE

Bước 5: Đánh giá mức độ phản


ứng của doanh nghiệp dựa trên
tổng điểm quan trọng
Dù là doanh nghiệp vừa và nhỏ
hay doanh nghiệp lớn, doanh
nghiệp đang phát triển hay đang
gặp khó khăn trong kinh doanh,
tổng điểm quan trọng cũng chỉ
nằm trong khoảng 1 đến 4 điểm.
2.4.2. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MA TRẬN EFE
* Đánh giá mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với từng yếu tố:
- Nếu tổng điểm của doanh nghiệp bằng 1: Các chiến lược, đầu tư kinh doanh của
doanh nghiệp chưa hiệu quả và doanh nghiệp đang đang phản ứng yếu kém với các
cơ hội và thách thức của thị trường.
- Nếu tổng điểm của doanh nghiệp bằng 2,5: Các chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp đang ở mức trung bình, chưa phát huy tối đa trước những cơ hội trong kinh
doanh và phương thức đối phó với các thách thức tồn tại vẫn còn hạn chế.
- Nếu tổng điểm của doanh nghiệp bằng 4: Đây là mức cao nhất trong việc đánh giá
tác động của từng yếu tố, cho thấy doanh nghiệp đang vận hành một chiến lược kinh
doanh hết sức hiệu quả, tận dụng được tối đa các cơ hội, đối phó được nhiều tình
huống, khó khăn gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
* Ví dụ: Phân tích ma trận EFE của Vinamilk

You might also like