You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

KHOA KINH TẾ VÀ QTKD

----------

BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ HỌC

Đề bài: Lợi ích của việc phân tích môi trường kinh doanh đối với nhà
quản trị là gì? Phân tích môi trường kinh doanh của một tổ chức
(doanh nghiệp cụ thể).

Họ Và Tên : Nguyễn Thị Ngọc Mai


Lớp : DCKTKD66F1
Mã Sinh Viên : 2124011246
Nhóm : 05
Gv Hướng Dẫn : Đỗ Đức Ánh
Số Thứ Tự : 65

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2022


PHỤ LỤC

Phần I: Đặt vấn đề...........................................................................................................2

Phần II: Nội dung............................................................................................................3

1. Khái niệm và phân loại môi trường kinh doanh.................................................3

1.1 Khái niệm.................................................................................................3

1.2 Phân loại...................................................................................................3

1.2.1 Căn cứ vào phạm vi cấp độ của môi trường.................................3

a, Môi trường bên ngoài................................................................3

b, Môi trường bên trong................................................................3

1.2.2 Căn cứ vào mức độ phức tạp và mức độ biến động của môi
trường....................................................................................................3

2. Đặc điểm của các loại môi trường......................................................................3

2.1 Môi trường vi mô.....................................................................................3

2.2 Môi trường vĩ mô.....................................................................................4

2.3 Môi trường nội tại....................................................................................4

3. Vai trò của các loại môi trường: Ảnh hưởng đến các hoạt động của tổ chức.....4

4. Mối liên hệ giữa môi trường kinh doanh và doanh nghiệp.................................4

Phần III. Lợi ích của việc phân tích môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp........4

Phần IV. Liên hệ Vinamilk..............................................................................................5

1. Môi trường bên ngoài.........................................................................................5

1.1 Môi trường Vi mô....................................................................................5

1.1.1 Đối thủ cạnh tranh........................................................................5

1.1.2 Nhà cung cấp................................................................................6

1.1.3 Áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế.................................6

1.1.4 Khách hàng...................................................................................7

1.2 Môi trường vĩ mô.....................................................................................7

1.2.1 Kinh tế..........................................................................................7


1.2.2 Yếu tố chính trị - luật pháp...........................................................8

1.2.3 Yếu tố công nghệ..........................................................................9

1.2.4 Yếu tố văn hóa xã hội...................................................................9

1.2.5 Yếu tố tự nhiên...........................................................................10

2. Môi trường nội bộ.............................................................................................10

2.1 Nguồn lực...............................................................................................10

2.2 Marketing...............................................................................................10

2.3 Sản xuất..................................................................................................10

2.4 Tài chính.................................................................................................11

Phần V: Kết luận...........................................................................................................11

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................12


Phần I: Đặt vấn đề

Môi trường toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển, xu thế hội nhập ngày
càng cao đồng thời cũng thúc đẩy sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng
nhiều. Doanh nghiệp có phát triển bền vững và hiệu quả hay không còn phụ
thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh. Hiểu rõ về môi trường kinh doanh
sẽ giúp các doanh nghiệp thấu hiểu và biết được khách hàng thực sự muốn gì.
Đồng thời, việc nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh có thể giúp doanh
nghiệp tìm ra được những điểm nào mạnh, điểm nào yếu, đâu là cơ hội và đâu là
thách thức của mình từ đó phân tích đưa ra các quyết định đúng đắn nhất trong
việc phát triển doanh nghiệp trong kinh doanh. Nhà quản lý là người biết cách
phân tích cũng như tăng cường khả năng của một tổ chức nhằm đảm bảo cho sự
tồn tại và tăng trưởng của tổ chức trong một thế giới phức tạp và luôn thay đổi.
Điều này có nghĩa là nhà quản trị có một bộ công cụ có thể giúp họ hiểu thấu sự
phức tạp của môi trường mà tổ chức hoạt động.
Môi trường kinh doanh này rất ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách
hàng của tổ chức. Công ty cần liên tục theo dõi và tự thích ứng với môi trường
nếu muốn tồn tại và phát triển thịnh vượng. Những xáo trộn trong môi trường có
thể tạo ra những đe dọa sâu sắc hoặc ngược lại, những cơ hội mới cho công ty.
Một công ty thành công là công ty có thể xác định đánh giá và ứng phó với các
cơ hội và thách thức khác nhau trong môi trường hoạt động của mình.
Để làm sáng rõ luận điểm đó, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích về vấn đề “
Lợi ích của việc phân tích môi trường kinh doanh đối với nhà quản trị là gì? ”.
* Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu môi trường ở cả hai trạng thái tĩnh và động
- Trạng thái tĩnh cần xác định
Kết cấu môi trường: xác định môi trường của tổ chức gồm những yếu tố tác
động cụ thể nào.
Tính chất và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó đối với hoạt động của
tổ chức và hiện trạng của môi trường các tổ chức.
- Trạng thái động cần xác định
Dự đoán được xu hướng vận động và biến đổi của từng yếu tố và từng loại
môi trường.
Mối tác động qua lại của các yếu tố và các cấp độ môi trường
Phương diện quốc tế trong nghiên cứu môi trường
Dự báo những xu hướng biến động của từng khu vực và trên thế giới
Nhận định những tác động có tính chất thuận lợi và khó khăn đối với tổ
chức trong thời gian tới.
Phần II: Nội dung

1. Khái niệm và phân loại môi trường kinh doanh


1.1 Khái niệm
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp chính là tổng hợp các yếu tố,
điều kiên chủ quan và khách quan, có mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng gián
tiếp hoặc trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức.
1.2 Phân loại
1.2.1 Căn cứ vào phạm vi cấp độ của môi trường
a) Môi trường bên ngoài
* Môi trường vĩ mô * Môi trường vi mô
- Các yếu tố kinh tế - Khách hàng
- Chính trị và nhà nươc - Đối thủ cạnh tranh
- Xã hội - Nhà cung cấp
- Yếu tố tự nhiên - Các nhóm áp lực
- Dân số
- Kĩ thuật công nghệ
* Môi trường quốc tế
- Hệ thống thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài
- Môi trường kinh tế
- Chính trị - pháp luật
- Văn hóa - xã hội
b) Môi trường bên trong
- Nguồn lực
- Khả năng nghiên cứu và phát triển
- Sản xuất
- Tài chính
- Marketing
- Văn hóa của tổ chức
1.2.2 Căn cứ vào mức độ phức tạp và mức độ biến động của môi trường
- Môi trường đơn giản ổn định
- Môi trường đơn giản năng động
- Môi trường phức tạp ổn định
- Môi trường phức tạp năng động
2. Đặc điểm của các loại môi trường
2.1 Môi trường vi mô
- Ảnh hưởng lâu dài đến tổ chức
- Các tổ chức khó có thể ảnh hưởng hoặc kiểm soát được môi trường này
- Mức độ tác động và tính chất tác động của loại môi trường này khác nhau
theo từng tổ chức
- Sự thay đổi của môi trường vĩ mô có tác động làm thay đổi cục diện môi
trường vi mô và môi trường nội bộ
- Mỗi yếu tố môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc
lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác
2.2 Môi trường vĩ mô
- Được hình thành tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng tổ chức
- Môi trường này có tác động ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên, đe dọa
trực tiếp sự thành bại của tổ chức
- Nhà quản trị cần quan tâm và dành nhiều thời gian để khảo sát kĩ các yếu
tố của môi trường này
2.3 Môi trường nội tại
- Môi trường này thể hiện những điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức
- Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu của tổ
chức
- Khi hoạch định mục tiêu ngắn hạn, tổ chức phải xuất phát từ những điều
kiện nội bộ.
3. Vai trò của các loại môi trường: Ảnh hưởng đến các hoạt động của tổ
chức
- Kết quả của tổ chức
- Phạm vi hoạt động của tổ chức
- Mục tiêu và chiến lược của tổ chức
Việc nghiên cứu môi trường của doanh nghiệp là cần thiết khách quan vì
có tác động đến tổ chức theo hai hướng cơ bản
- Hướng thuận, tạo ra thuận lợi cho hoạt động của tổ chức.
- Hướng nghịch, đe dọa gây thiệt hại cho tổ chức.
4. Mối liên hệ giữa môi trường kinh doanh và doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp có mối quan hệ hai chiều. Nếu
biết tận dụng các cơ hội và phân tích môi trường kinh doanh sẽ tạo điều kiện
cho doanh nghiệp phát triển vượt bậc trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay.
Tuy nhiên nó cũng có những ràng buộc kìm hãm sự phát triển nhất định nếu như
doanh nghiệp không có sự thích ứng phù hợp với môi trường kinh doanh hiện
tại.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có những tác động lên môi trường kinh
doanh trong việc đóng góp ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Nhưng nó
cũng có thể huỷ hoại môi trường kinh doanh bằng sự ô nhiễm, gây ra nạn thất
nghiệp, các tệ nạn xã hội, tham ô tiêu cực.

Phần III. Lợi ích của việc phân tích môi trường kinh doanh đối với doanh
nghiệp
- Nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô là những yếu tố bên ngoài có tác động
gián tiếp đến doanh nghiệp. Mặc dù không tác động trực tiếp đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng mỗi khi có sự biến đổi về nhân khẩu,
về thu nhập dân cư, cơ sở hạ tầng hay sự ra đời của 1 công nghệ mới…đều có
những tác động dây chuyền đến doanh nghiệp. Đồng thời sự khan hiếm hay dồi
dào tài nguyên, sự cởi mở hay bảo thủ của luật pháp đều là những yếu tố mà nhà
quản trị phải quan tâm khi ra quyết định quản trị.
- Nhóm các yếu tố môi trường vi mô luôn có những tác động trực tiếp đến
sự tồn tại của doanh nghiệp, bởi một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại được
nếu không có người tiêu thụ sản phẩm, người cung cấp nguyên vật liệu hay
không duy trì được vị thế cạnh tranh so với đối thủ. Đồng thời thông qua việc
bảo vệ quyền lợi riêng, các nhóm có quyền lợi trong QN luôn tìm cách tác động
trực tiếp đến các quyết định quản trị. Thêm vào đó, sự can thiệp của các cơ quan
Chính phủ nhằm duy trì hiệu lực của luật pháp sẽ có những tác động nhất định,
thậm chí có thể làm cho doanh nghiệp phải đóng cửa.
- Như vậy, tất cả các yếu tố trên tác động vào doanh nghiệp dù dưới hình
thức trực tiếp hay gián tiếp đều đem lại những hệ quả nhất định đối với hoạt
động quản trị. Mặc khác các yếu tố này luôn luôn biến đổi không ngừng, do đó
đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự sáng tạo trong mỗi quyết định quản trị.
Dù là những doanh nghiệp lớn hay nhỏ, thì hoạt động trong môi trường
kinh doanh cũng đều vô cùng quan trọng, nó đem lại cho doanh nghiệp những
lợi ích như:
- Cần thiết cho việc lập kế hoạch
Sự hiểu biết về môi trường kinh doanh sẽ là điều cần thiết để bạn thiết lập
các kế hoạch cho cho tương lai. Khi nhận thức đầy đủ về các vấn đề hiện tại, sẽ
giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về môi trường kinh doanh của mình để từ đó
đưa ra những phương án, cách giải quyết phù hợp.
- Thấu hiểu khách hàng
Khi am hiểu tường tận về môi trường kinh doanh của mình sẽ giúp bạn
thấu hiểu và biết được khách hàng thực sự muốn gì. Thông qua đó, bạn sẽ hiểu
rõ hơn hành vi của người tiêu dùng và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù
hợp đáp ứng nhu cầu của họ.
- Các mối đe dọa và cơ hội
Kiến thức vững chắc về môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp an
toàn trước các mối đe dọa trong tương lai và khai thác các cơ hội trong tương
lai.
- Hiểu các đối thủ cạnh tranh
Hiểu rõ về môi trường kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp biết được
những ưu và nhược điểm của mình cũng như đối thủ cạnh tranh để đưa ra những
chiến lược cụ thể để phát triển.

Phần IV. Liên hệ Vinamilk

1. Môi trường bên ngoài


1.1 Môi trường vi mô
1.1.1 Đối thủ cạnh tranh
Việt Nam hiện có 60 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa với hơn 300
nhãn hàng. Tuy nhiên Vinamilk vẫn là công ty có thị phần lớn nhất tại Việt
Nam chiếm hơn 50% trong ngành sữa, theo sau là FrieslandCampina Việt Nam.
Tiếp đến là các ản phẩm nhập khẩu từ các hãng như Mead Johnson, Abbott,
Nestle… với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột. Cuối cùng là các công ty sữa có
quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì...
- Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản phẩm
trong nước và nhập khẩu... Hiện Vinamilk dẫn đầu thị trường với thị phần
40,6% (năm 2019); Abbott đứng thứ 2 với 17%; tiếp theo là Friesland Campina
với 12% thị phần.
Trong khi thị phần của cả Abbot và Friesland Campania vẫn giữ nguyên hoặc
giảm nhẹ trong 3 năm qua, thì Nutifood nổi lên thành một nguy cơ lớn đối với
Vinamilk ở phân khúc bình dân. Hiện nay, các hãng sữa trong nước còn đang
chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập
theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết
CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với tổ chức Thương mại WTO.
Trong khi thị trường sữa bột chủ yếu do các hãng nước ngoài như Abbot, Mead
Johnson, Nestle, FrieslandCampina nắm thị phần thì thị trường sữa nước có thể
coi là phân khúc tạo cơ hội cho doanh nghiệp nội. Phân khúc sữa nước có tốc độ
tăng trưởng gộp bình quân năm là 14,6% trong 5 năm qua và tăng trưởng 3%
trong năm 2018. Các doanh nghiệp lớn khác trong ngành là Friesland Campina,
TH true Milk, Nestle, IDP và Mộc Châu.
- Sữa chua đóng góp khoảng 14% doanh thu và 16% lợi nhuận gộp của
Vinamilk trong năm 2017. Thị trường sữa chua tăng trưởng với tốc độ gộp bình
quân hàng năm là 13,1% trong 5 năm qua và tăng 16% trong năm ngoái. Áp lực
cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với mảng sữa chua, ngay cả với Vinamilk cho
dù công ty từng áp đảo thị trường này. Thị phần sữa chua của Vinamilk đã giảm
từ 90% trong năm 2012 xuống 84% trong năm 2017. Doanh nghiệp lớn thứ hai
trong mảnh này là Friesland Campina với khoảng 8% - 9% thị phần.
- Trên thị trường chỉ có một vài sản phẩm sữa đặc, trong đó Vinamilk có 2 nhãn
hàng chính là sữa đặc Ông Thọ và Ngôi sao Phương Nam, các sản phẩm này
chiếm tới gần 80% thị phần.
1.1.2 Nhà cung cấp
- Nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn
nguyên liệu nhập khẩu, nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò
và nông trại nuôi bò trong nước.
- Về sữa tươi: Vinamilk tự chủ trong nguồn nguyên liệu sữa tươi, không

phụ thuộc vào nước ngoài. Hiện nay, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại

đang hoạt động, đều có quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ,
và New Zealand. Hệ thống trang trại Vinamilk trải dài khắp Việt Nam tự hào là
những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành
Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.). Trang trại bò sữa organic tại Đà
Lạt vừa khánh thành vào tháng 03/2017 là trang trại bò sữa organic đầu tiên tại
Việt Nam đạt được tiêu chuẩn Organic Châu Âu do Tổ chức Control Union
chứng nhận. Tổn đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của
Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn
120.000 con bò, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra
trên 3.000.000 (3 triệu) ly sữa/ một ngày. Khởi công giai đoạn 1 trang trại bò
sữa tại Lào với quy mô diện tích 5.000 ha và đàn bò 24.000. Sự kiện khánh
thành “Resort” bò sữa Vinamilk Tây Ninh được sử dụng công nghệ 4.0 một
cách toàn diện trong quản lí trang trại và chăn nuôi bò sữa là sự kiện nổi bật
được chú ý nhất năm 2019. Quy mô trang trại: 685 ha, 8000 con và có vốn đầu
tư ban đầu là 1.200 tỷ đồng.
- Về sữa bột: Vinamilk nhập khẩu bột từ các công ty hàng đầu thế giới:
Fonterta là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về
sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua
bán trên toàn thế giới. Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao
cho nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới cũng như Công ty Vinamilk. Hoodwest
International đóng vai trò quan trên thị trường sữa thế giới và được đánh giá là
một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở
Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Với hơn 40 năm kinh
nghiệm, Hogweat có khả năng đưa ra những thông tin đáng tin cậy về lĩnh vực
kinh doanh các sản phẩm sữa và khuynh huớng của thị trưởng sữa ngày nay.
Nhờ đó, mà chất lượng sữa bột của Vinamilk không thua kém nhiều với các nhà
cung cấp nước ngoài khác trên thị trường Vinamilk đã hạn chế được áp lực từ
phía nhà cung cấp. Vinamilk có thể tự chủ được nguồn nguyên liệu sữa tươi, chỉ
phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bột sữa. Hơn nữa, công ty Vinamilk đã tạo
áp lực cho phía nhà cung cấp về chất lượng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng tốt
cho sản phẩm. Vinamilk không chịu áp lực từ nhà cung cấp do quy mô và sự sở
hữu các nguyên liệu chất lượng cao và tạo vị thế cao hơn các nhà cung cấp, đảm
bảo tính cạnh tranh công bằng cho các nhà cung cấp nhỏ lẻ nhưng sản phẩm có
chất lượng cao.

1.1.3 Áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế


Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng
ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi – sữa có tác dụng
hỗ trợ sức khoẻ. Nhưng các sản phẩm thay thế này về chất lượng và độ dinh
dưỡng không hoàn toàn thay thế được sữa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều
sản phẩm cạnh tranh với các sản phảm sữa như: trà xanh,cafe lon, các loại nước
ngọt… Tuy nhiên, do đặc điểm văn hoá và sức khoẻ người Việt Nam, không
sản phẩm nào có thể thay thế được sữa. Mặt khác, đặc điểm từ các sản phẩm
thay thế là bất ngờ và không thể dự báo được, nên mặc dù đang ở vị trí cao
nhưng ngành sữa vẫn phải đối mặt với các áp lực sản phẩm thay thế nên luôn cố
gắng cải tiến những sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng.
Tất cả các doanh nghiêp trong một ngành đang cạnh tranh, theo nghĩa rộng
với các ngành sản xuất các sản phẩm thay thế khác. Sản phâm thay thế hạn chế
tiềm năng lợi nhuận của một ngành bằngd cách áp đặt mức giá trần mà các
doanh nghiệp có thể bán. Sản phẩm thay thế càng có giá càng hấp dẫn, áp lực
lên lợi nhuận của ngành càng lớn.
Sản phẩm thay thế đáng chú ý nhất là những sản phẩm đang có xu hướng
cải thiện đánh đổi giá – chất lượng với sản phẩm của ngành hoặc được các
ngành có lợi nhuận cao sản xuất
Nguy cơ thể hiện ở:
• Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm
• Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng
• Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các sản phẩm thay thế
1.1.4 Khách hàng
Khách hàng của Vinamilk được phân thành 2 thị trường chính: thị trường tiêu
dùng (cá nhân, hộ gia đình mua hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân) và
thị trường đại lý (siêu thị, đại lý mua hàng hoá và dịch vụ để bán lại nhằm thu
lợi nhuận).
- Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe bản thân, gia tăng nhận
thức về các sản phẩm dinh dưỡng. Do đó đã dẫn đến nhu cầu sử dụng các sản
phẩm sữa chua, sữa nước cao cấp (organic, sữa A2) và các loại sữa thay thế từ
thực vật (sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa hạnh nhân,…) đang tăng, đồng thời sản
phẩm sữa nguyên chất có phần giảm. Khả năng chuyển đồi mua hàng của
khách hàng: các dòng sản phẩm của Vinamilk và các đối thủ khác hiện nay rất
đa dạng bao gồm sữa chua, sữa bột, sữa nước, sữa đặc,… Khách hàng có rất
nhiều lựa chọn về dòng sản phẩm như TH True Milk, Ba Vì, Dutch Lady,… để
so sánh các nhà cung cấp với nhau.
- Thị trường đại lý: Các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các siêu thị, các trung tâm dinh
dưỡng,… có khả năng tác động đến hành vi của người mua hàng. Các công ty
sữa trong nước và các đại lý độc quyền của những hãng nước ngoài phải cạnh
tranh để có được những điểm phân phối chiến lược, chủ yếu thông qua chiết
khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ… để có thể giành được sức mạnh đáng kể
trước các đối thủ, vì họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữa nào
của các khách hàng mua lẻ thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm.
1.2 Môi trường vĩ mô
1.2.1 Kinh tế
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển
của thị trường. Các yếu tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm
phát kinh tế, cơ cấu thu nhập và mức tăng trưởng thu nhập, sự thay đổi cơ cấu
chi tiêu trong dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế mà trực tiếp là hệ thống giao thông,
bưu chính và các ngành dịch vụ khác.
Thu nhập bình quân đầu người tháng 11/2020 của Việt Nam ước tính đạt triệu
đồng, tương đương 2.750 USD, tăng gần 35,6 USD so với năm 2019, thấp hơn
mức tăng của năm 2019 khoảng 144 USD, thấp hơn mức tăng của năm 2019
( tăng gần 500.000 tỉ đồng so với năm 2018). Xu hướng tăng lên về thu nhập
trung bình trong dân chúng ngoài việc sẽ tạo ra một sức mua cao hơn trên thị
trường còn dẫn đến những nhu cầu, mong muốn khác biệt hơn từ phía người
tiêu dùng. Họ có thể đòi hỏi nhiều hơn hay sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn
cho các yếu tố chất lượng, sự đa dạng, tính tiện dụng, thẩm mỹ… Ngoài ra, một
xu hướng khác là sự phân bố về thu nhập có nhiều phân hóa trong dân chúng
cũng là một vấn đề mà công ty cần quan tâm. Chính sự phân hóa này làm đa
dạng hơn về nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng và tạo ra trên thị trường
nhiều phân khúc khác biệt.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với
cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn
2011-2020. Dịch Covid- 19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước
hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới nên GDP quý III/2020 tăng
trưởng khởi sắc so với quý II/2020. Theo tạp chí tài chính- cơ quan thông tin
của bộ tài chính GDP 6 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng 1,81%. Riêng GDP
quý II/2020, ước tính tăng 0,36% so ới cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp
nhất của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2020. Nguyên nhân là do quý
II/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 khi Chính phủ chỉ
đạo thực hiện mạnh mẽ các giải pháp nhằm giãn cách xã hội; Thủ tướng Chính
phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và
nhân dân cả nước. Do ảnh hưởng của đại dịch và với biện pháp cách li và giãn
cách xã hội, dẫn đến nhu cầu sử dụng hàng hóa dịch vụ có sẵn tăng
lên.Vì vậy, ngành sữa luôn điều chỉnh các chiến lược kinh doanh trong quy mô
sản xuất, chất lượng và thay đổi sản phẩm cho phù hợp với nền kinh tế thị
trường. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả
nước (CPI) tháng 7/2020 tăng 0,4% so với tháng 6/2020, giảm 0,17% so với
tháng 12 năm 2019 và tăng 3,39% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn giá cả
nhiều mặt hàng sữa ổn định với chỉ số lạm phát duy trì ở mức thấp, tạo điều
kiện cho người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản
xuất. Như vậy ngành sữa là ngành đang trong giai đoạn phát triển, hiện nay nhu
cầu về sữa ngày càng tăng, và sản phẩm sữa trở thành sản phẩm thiết yếu hàng
ngày, với công nghệ ngày càng hiện đại, hệ thống kênh phân phối hiệu quả và
giá cả hợp lý thì ngành sữa sẽ tiếp tục phát triển hơn trong tương lai.
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức mua của thị
trường. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, làm tăng giá sản phẩm, từ đó sản phẩm sẽ giảm tính cạnh tranh trên thị
trường. Một khi dịch vụ phân phối và xúc tiến diễn ra chậm chạp trên thị trường
do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng sẽ làm cho sản phẩm khó tiếp cận hoặc tiếp cận
chậm với sản phẩm của công ty.
2. Luật pháp:
Nhà nước đã thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các
doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép. Điều này dẫn
đến sự cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì phải khôngngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, họat
động hiệu quả hơn.
Có thể nói sữa là một trong những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống hàng
ngày của con người, đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng của các tầng lớp nhân
dân trong xã hội. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất sữa nhìn chung sử dụng
nhiều lao động và các nông sản trong nước như đường, trứng, nguyên liệu
sữa…Vì vậy, ngành sản xuất này được Nhà nước dành nhiều chính sách ưu đãi
nhất định. Cụ thể là những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư trong mước
về tiền thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị.
Trong xu hướng hội nhập vào nên kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã
ban hành và tiếp tục hoàn thiện các Bộ luật như Luật thương mai, Luật doamh
nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế...để đẩy nhanh tiến trình cái cách kinh tế ở Việt
Nam.
Các nhân tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Nó bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các
công cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy điều hành của chính phủ và
các tổ chức chính trị xã hội. Một thể chế chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng,
rộng mở sẽ là cơ sở cho việc đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh
nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả. Ví dụ các luật thuế có ảnh hưởng rất
lớn đến cạnh tranh, đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi

thành phần kinh tế khác nhau và trên mọi lĩnn vực; thuế xuất nhập khẩu cũng
ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc
biệt thuế giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước với sản phẩm nước
ngoài.
3. Văn hoá – Xã hội:
Đối với Việt Nam, thói quen sử dụng các sản phẩm đồ ngọt cũng như các s ản
phẩm đóng hộp hay các sản phẩm liên quan đến sữa. Sự tiếp cận các nguồn
thông tin trở nên dễ dàng, qua loa đài, báo chí, tivi, tranh ảnh, băng rôn… khiến
con người càng cảm thấy có nhu cầu ngày càng cao đối với việc chăm sóc và
thoả mãn các nhu cầu về thể chất.
Một trong những đặc điêm trong quan niệm của người Việt là thường
dùng những gì mà mình cảm thấy yên tâm tin tưởng và ít khi thay đổi. Vì thế
công ty Vinamilk phải tạo được niềm tin về uy tín chất lượng thì rất dễ khiến
khách hàng trung thành sử dụng với sản phẩm của Công ty
Cũng phải nói thêm rằng, một trong những đặc điểm về hình thể của

người Việt là cân nặng cũng chiều cao là thấp so với trên thế giới cộng thêm

tâm lý muốn chứng tỏ bản thân và sự chú ý của người khác. Vì vậy một trong
những điểm nhấn mạnh vào quảng cáo của công ty Vinamilk là hình thành nên

một phong cách đời sống khỏe mạnh, phát triển hoàn toàn về thể chất và trí tuệ,

con người năng động, sáng tạo, một hình mấu lí tưởng dĩ nhiên hiệu quả được là

vô cùng lớn.

Một điều thú vị nữa cũng không kém phần trong quan điểm của người Á Đông,
việc tôn vinh hình ảnh quốc gia thông qua thưong hiệu mạnh trước các dòng sản
phẩm của nước ngoài cũng có một ý nghĩa đối với người tiêu dùng.
4. Công nghệ:
Đây là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội và cũng t ồn tại nhiều thách thức buộc doanh
nghiệp phải tìm hiểu kỹ. Là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất nên đây là yếu tố quan trọng quyết định việc sản xuất của doanh nghiệp có
hiệu quả hay không.
Sự phát triển của thị trường khoa học công nghệ :Công nghệ ngày càng
phát triển đã đem lại cho Vinamilk nhiều cách thức tạo ra sản phẩm mới để

khẳng định thương hiệu cho sản phẩm của mình. Vinamilk đã ứng dụng nhiều
thành tựu mới về các loại máy móc trang bị sản xuất ra các sản phẩm vừa đạt
hiệu quả về chất lượng vừa tiện nghi. Mặt khác khoa học công nghệ tác động tới
khâu quảng cáo và mức độ truyền tin về sản phẩm: Khoa học phát triển đã đáp
ứng được nhu cầu cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng bởi nhu cầu của cung
cấp sản phẩm cho người tiêu dùng bởi nhu cầu của người tiêu dùng gia tăng về
chất lượng và số lượng. Đồng thời khoa học công nghệ còn tạo ra một lực lượng
sản xuất mớt rất hiệu quả cho doanh nghiệp giúp giảm bớt thời gian sản xuất
sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm. Mặt khác Vinamilk cũng
như các doanh nghiệp khác cũng cần phải cảnh giác với việc sa đà đầu tư quá
nhiều chi phí cho quảng cáo dẫn tới tăng giá thành của sản phẩm gây thiệt hại
nhiều cho doanh nghiệp. Một thách thức khác đó là các sản phẩm có chứa nhiều
yếu tố khoa học công nghệ thường rất khó kéo dài chu kỳ sống bởi những đòi
hỏi không nhỏ từ người tiêu dùng, dẫn đến vc lạc hậu vễ kỹ thuật của những
dòng sản phẩm trên thị trường. Chính vì vậy thách thức đặt ra là việc không
ngừng thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm.
Đối với các tổ chức tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và áp
dụng những tiến bộ khoa học công nghệ: đó là những cơ sở hữu ích sẽ tư vấn
cho doanh nghiệp các cách thức chế biến sữa để phù hợp với khẩu vị tiêu dùng
khác nhau. Đây cũng là một trong những thách thức tìm hiểu thị trường nhanh
hơn thông qua các kênh tư vấn về chính sách khoa học công nghệ.
5. Yếu tố tự nhiên xã hội:
Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa, nóng ẩm. Tuy
nhiên, có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La thích hợp trồng cỏ
cho chất lượng cao.
Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng nhìn chung các điều kiện tự nhiên khá

thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở các tỉnh
Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An, Sơn La…
Như vậy công ty sẽ có thể dễ dàng có được nguồn nguyên liệu phục vụ
cho nhu cầu sản xuất như nguyên liệu sữa chưa tươi, đường…với chi phí thấp
hơn rất nhiều so với việc sản xuất các sản phẩm mà phải nhập khẩu nguyên liệu
đầu vào từ nước ngoài. Hơn nữa, các nguyên liệu lại rất đa dạng và luôn trong
tình trạng tươi mới chứ không mất đi chất dinh dưỡng ban đầu nếu phải bảo

quản khi đặt mua từ nơi khác.

2. Môi trường nội bộ


2.1. Thương hiệu
- Vinamilk là thương hiệu quen thuộc và được người tiêu dùng Việt Nam
tin tưởng sự dụng hơn 34 năm qua.
- Thương hiệu Vinamilk gắn liền với các sản phẩm sữa và sản phẩm từ
sữa được người tiêu dùng tín nhiệm. Thương hiệu này được bình chọn là một
“Thương hiệu nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh do Bộ
Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được người tiêu dùng bình
chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 – 2009.
- Vinamilk sở hữu những nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam như: sữa đặc Ông
Thọ, Ngôi sao, Dielac, Yogurt Vinamilk.
2.2. Marketing
Với một tập đoàn lớn, có bề dày thành tích như Vinamilk thì các chương
trình quảng cáo, PR, Marketing đều rất bài bản và chuyên nghiệp, mang tính
nhân văn cao, chạm đến trái tim người dùng, điển hình như các chương trình
Sữa học đường, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, chiến dịch “Quỹ một triệu cây
xanh Việt Nam”…
2.3 Sản xuất
Trong 5 năm vừa qua, Vinamilk đã đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng từ nguồn
vốn tự có để xây dựng nhiều nhà máy có trình độ tự động hóa cao với thiết bị
hiện đại và công nghệ sản xuất hàng đầu trong dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt
trùng hiện nay.
Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc
công nghệ sấy phun được phát triển bởi Niro (Đan Mạch) – thương hiệu dẫn
đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp.
Công ty này đang sở hữu các nhà máy sản xuất sữa ở New Zealand, Mỹ,
Balan và 13 nhà máy sản xuất sữa hiện đại tại Việt Nam, đặc biệt là “siêu nhà
máy” sữa Bình Dương tại KCN Mỹ Phước 2 với diện tích 20 hecta.
Các nhà máy đều hoạt động trên dây chuyền tự động, khép kín từ khâu
nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.
Không chỉ thế, các phòng thí nghiệm của Vinamilk đều đạt chứng nhận
ISO 17025 cho lĩnh vực hóa học và sinh học.
Toàn bộ nhà máy đang hoạt động trong khối sản xuất của Vinamilk đều
có hệ thống quản lý môi trường được chứng nhận đạt chuẩn ISO 14001:2004.
2.4 Tài chính
Trong khi nhiều doanh nghiệp đang khó khăn vì lãi suất vay thì
Vinamilk có cơ cấu vốn khá an toàn, khả năng tự chủ tài chính tốt. Thêm nữa,
việc gián tiếp thâu tóm sữa Mộc Châu cũng góp phần nâng cao và mở rộng vốn
tài chính của hãng.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk công bố BCTC hợp nhất quý
3/2019 với cả chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng với lãi ròng 9
tháng đầu năm gần 8,380 tỷ đồng, thực hiện được 80% kế hoạch năm. Theo số
liệu của Kantar Worldpanel, trong Q2 – 2019, sữa và các sản phẩm từ sữa tiếp
tục là ngành hàng dẫn đầu thị trường FMCG với mức tăng trưởng ấn tượng.
Bên cạch đó mảng xuất khẩu cũng tăng trưởng nhờ mở rộng ASEAN. Vào
tháng 9/2019, Vinamilk cũng đã chính thức xuất khẩu vào thị trường tiềm năng
là Trung Quốc và nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Phần V: Kết luận

Môi trường của một doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố từ bên trong cũng
như từ bên ngoài tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động
và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài gồm môi trường
vĩ mô (môi trường tổng quát) và môi trường vi mô (môi trường đặc thù). Môi
trường vi mô ảnh hưởng và thường xuyên đe dọa trực tiếp đến thành bại của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn, dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực
nào thì việc một trong những việc đầu tiên và quan trọng nhất mà các nhà quản
trị đó chính là phân tích môi trường kinh doanh. Việc phân tích môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp là một việc làm vô cùng cần thiết đối với các nhà quản
trị. Bởi để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì một phần quan trọng phụ
thuộc vào những phương án hiệu quả và kịp thời được đưa ra qua việc phân tích
môi trường kinh doanh của các nhà quản trị.
Môi trường kinh doanh là tập hợp tất cả những yếu tố có liên quan chặt chẽ
đối với các hoạt động của doanh nghiệp, những yếu tố này có ảnh hưởng bên
trong hoặc ảnh hưởng bên ngoài đến kết quả, hiệu suất công việc và sự phát
triển của công ty. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, môi trường kinh doanh
có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả, hiệu suất công việc và sự phát
triển của doanh nghiệp.

You might also like