You are on page 1of 42

Mục lục

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1

1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………..1

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị kinh doanh và thương hiệu sản phẩm làng
nghề………………………………………………………………………………….3

1.1. Khái niệm quản


trị………………………………………………………….3
1.2. Mục tiêu quản
trị…………………………………………………………....3
1.3. Khái niệm và đặc điểm của nguyên tắc quản
trị…………………………….4
1.4. Khái niệm và đặc điểm của phương pháp quản trị…………………………4
1.5. Các phương pháp quản trị chủ yếu…………………………………………
5
1.6. Quản trị các đối tượng bên trong doanh
nghiệp…………………………….5
1.7. Quản trị các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp……………………………
7
1.8. Thương hiệu sản phẩm địa phương…………………………………………
7
1.9. Đặc trưng và quy trình xây dựng sản phẩm làng nghề
………………….....8

Chương 2: Mô tả cách quản trị kinh doanh sản phẩm làng hoa Sa Đéc ở giai đoạn
hiện nay…………………………………………………………………………….11

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp …………………
9
2.2.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………….....9

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã


hôi…………………………………………….10

2.2. Khái quát về quá trình phát triển làng nghề hoa của tỉnh Đồng
Tháp…….16

2.2.1. Sơ lược về làng hoa Sa


Đéc…………………………………………..16

2.2.2. Quá trình phát triển của làng hoa Sa Đéc……………………………16

2.2.3. Đặc trưng sản phẩm làng hoa Sa


Đéc………………………………..21

Kinh doanh hoa…………………………………………………………..21

Kinh doanh du lịch…………………………………………………….....23

2.3. Mô tả cách quản trị kinh doanh sản phẩm làng hoa Sa Đéc…………………
24

2.3.1. Quy mô………...…………………………………………………….26

2.3.1.1. Kinh doanh hoa…………………………………………………24

2.3.1.2. Du lịch…………………………………………………………..25

2.3.2. Quản trị làng hoa Sa


Đéc…………………………………………….27

2.3.2.1. Quản trị các đối tượng bên trong của làng
hoa………………….27

2.3.2.2. Quản trị các đối tượng bên ngoài của làng
hoa………………….32
PHẦN KẾT LUẬN
Chương 3: Kết luận…………………………………………………………………
35

3.1. Những kết quả đạt


được……………………………………………………..35

3.2. Những tồn tại và hạn


chế………………………………………………….....36

3.3. Định hướng phát triển sản phẩm làng hoa Sa Đéc trong tương
lai…………..37
Lí do chọn đề tài

Làng nghề ở nước ta đã tồn tại và phát triển từ rất lâu, chủ yếu là những làng nghề
thủ công.Ở nước ta, làng nghề thủ công rất đa dạng.Theo thống kê của JICA phối
hợp với Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn thì hiện cả nước có 1450 làng nghề
phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, riêng địa bàn Đồng bằng sông Hồng
có khoảng 800 làng. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông bao gồm: Hà Tây có 280
làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có 59 làng, Hải Dương có 65 làng, Nam
Định có 90 làng, Thanh Hoá có 127 làng... Các loại hình ngành nghề thủ công cũng
rất đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu là các ngành như: Sản xuất mây, tre đan, dệt
vải, thêu ren, sản xuất đồ nội thất, sơn mài, tranh tượng. Những sản phẩm của các
làng nghề truyền thống này đã tạo được chỗ đứng trên thị trường như gốm sứ Bát
Tràng, giấy Yên Hòa, dệt Triều Khúc, khảm gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), mây, tre đan,
chiếu cói (HưngYên, Thái Bình)....

Bên cạnh đó, làng nghề trồng hoa Sa Đéc cũng là một trong những làng nghề mang
nét truyền thống nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung

Sa Đéc- một trong những trung tâm kinh tế, tài chính, giáo dục và văn hóa của
Đồng Tháp. Trải qua gần trăm năm hình thành và phát triển, Sa Đéc đã từng
bước khẳng định là trung tâm kinh tế và đầu mối giao lưu buôn bán ở khu vực
Đồng Bằng sông Cửu Long. Ở đây có nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có nghề
trồng hoa kiểng ở phường Tân Quy Đông, bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió,
màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, là xứ sở của hàng trăm loài kỳ hoa dị thảo.
Làng hoa này được xem là cái nôi của làng hoa kiểng Sa Đéc – vựa hoa kiểng lớn
nhất miền Nam. Thực tế, làng hoa còn có nhiều vấn đề bất cập chưa tháo gỡ được
cho nên sản phẩm làng hoa nơi đây chưa có thể phát triển. Phần đông những hộ gia
đình trồng hoa kiểng ở đây chỉ mang tính tự phát nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
Chủ yếu họ chỉ dùng kinh nghiệm bản thân nên chưa áp dụng biện pháp khoa học
kỹ thuật nên hoa kiểng chưa đạt chất lượng. Với thực trạng trên tôi mong đề tài
“Nghiên cứu về cách quản trị kinh doanh sản phẩm của Làng Hoa Sa Đéc” của tôi
sẽ đóng góp một phần về định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm hay tiềm
năng du lịch của làng hoa Sa Đéc trong tương lai.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ
THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ

1.1. Khái niệm quản trị

Quản trị kinh doanh là việc thực hiện hoặc điều hành hoạt động kinh doanh và ra
quyết định thông qua phối hợp có hiệu quả các nguồn lực, hướng tới mục tiêu
chung của tổ chức. Quản trị kinh doanh còn là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến
nhiều ngành hàng đầu bao gồm tài chính, kinh tế, nguồn nhân lực, tiếp thị, quản lý
hoạt động, hệ thống thông tin, quản lý dịch vụ thực phẩm, quản lý văn phòng và
quản trị chăm sóc sức khỏe.

Hay nói cách khác quản trị là tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo sự
hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác, còn là quá trình các nhà
quản trị hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

1.2. Mục tiêu quản trị

Một trong những mục đích chính của quản trị kinh doanh là chủ trì các hoạt động
hàng ngày của một tổ chức nào đó để đảm bảo tốt nhất mọi thứ đang diễn ra suôn
sẻ, hiệu quả và có lợi nhuận, giúp doanh nghiệp phát triển vững chắc trong môi
trường kinh doanh. Hay nói cách khác là tạo ra giá trị thặng dư, tức tìm ra phương
thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các
nguồn lực ít nhất.

+ Xây dựng môi trường làm việc tích cực

+ Đưa ra chiến lược.

+ Phân bổ và sắp xếp các nguồn lực, nâng cao chất lượng quản trị, nổ lực về tổ chức
tạo ra sự hoàn hảotrong hoạt động và điều hành giúp các nhà quản trịxác định phạm
vi công việc, đặt ra các thứ tự ưu tiên và nhận ra các mối quan hệ quan trọng giữa
chúng.
1.3. Khái niệm và đặc điểm của nguyên tắc quản trị
1.3.1. Khái niệm

Nguyên tắc quản trị là những ràng buộc theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất
định buộc mọi người phải tuân theo trong một tổ chức.

1.3.2. Đặc điểm


-Nguyên tắc mang tính bắt buộc trong quá trinh thực hiện nhiệm vụ, mọi nhà quản
trị phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định thì hoạt động quản trị mới có hiệu quả.

-Hệ thống nguyên tắc quản trị phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống mục tiêu của
doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp, các quy luật kinh tế khách quan , các quy
định của luật pháp và chính sách quản lý vĩ mô, các điều kiện cụ thể của môi trường
kinh doanh…

-Hệ thống nguyên tắc phải là một thể thống nhất, vừa mang tính độc lập lại vừa có
tác động tương hỗ lẫn nhau trong việc điều khiển hành vi quản trị.

1.4. Khái niệm và đặc điểm của phương pháp quản trị

1.4.1. Khái niệm


Phương pháp quản trị là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích
của chủ thể quản trị đối với các đối tượng quản trị để đạt được các mục tiêu kinh tế
đề ra trong điều kiện môi trường kinh doanh thực tế.

1.4.2. Đặc điểm


-Hết sức đa dạng, phong phú: Phương pháp quản trị là biểu hiện cụ thể của mối
quan hệ qua lại giữa chủ thể với đối tượng và khách thể kinh doanh, tức là mối quan
hệ giữa những con người cụ thể, sinh động với tất cả sự phong phú, phức tạp của
đời sống.

-Thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm của
đối tượng cũng như năng lực và kinh nghiệm của của doanh nghiệp.
-Tác động của các phương pháp quản trị luôn là tác động có mục đích, nhằm phối
hợp hoạt động, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống. Trong quá trình quản trị phải
luôn luôn điều chỉnh các phương pháp nhằm đạt mục đích tốt nhất.

1.5. Các Phương pháp quản trị chủ yếu


Có 3 phương pháp quản trị chủ yếu:

 Phương pháp hành chính: các phương pháp tác động dựa vào các mối quan
hệ tổ chức của hệ thống quản lý. Nhóm phương pháp này có vai trò rất to lớn
trong công tác quản lý nhằm xác lập trật tự, kỷ cương trong tổ chức; giải
quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý một cách nhanh chóng và là khâu nối
các phương pháp khác thành một hệ thống.
 Phương pháp kinh tế: là các phương pháp tác động vào đối tượng quản lý
thông qua các lợi ích kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế (tiền
lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, lãi suất…) để cho đối tượng
quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi
hoạt động của họ. Cơ sở khách quan của các phương pháp kinh tế là sự vận
dụng các quy luật kinh tế trong quản lý.
 Phương pháp giáo dục: là các cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm
của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong
việc thực hiện nhiệm vụ.

1.6. Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp

1.6.1. Quản trị sản xuất


Quản trị sản xuất tổng hợp quá trình hợp tác, tổ chức điều khiển và kiểm tra hệ
thống sản xuất của doanh nghiệp trong đó yếu tố trung tâm là quản trị quá trình biến
đổi nhằm chuyển hoá các yếu tố đều vào thành các yếu tố đầu ra để thực hiện những
mục tiêu đã định trước.
1.6.2. Quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực là tất cả những chính sách, hoạt động, quyết định quản lý, ảnh
hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân viên. Bộ
phận quản trị nhân sự bắt buộc phải có tầm nhìn về chiến lược và gắn liền với
những kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.

1.6.3. Quản trị chất lượng


Quản trị chất lượng là việc xây dựng đảm bảo và duy trì mức tất yếu của sản phẩm
khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng ( định nghĩa quốc tế ).

Theo cách định nghĩa khác thì quản trị chất lượng là các hoạt động có phối hợp
nhằm chỉ đạo và kiểm soát một tổ chức về chất lượng.

1.6.4. Quản trị công nghệ


Quản trị công nghệ là tổng hợp các hoạt động nghiên cứu và vận dụng các quy luật
khoa học vào việc xác định và tổ chức thực hiện các mục tiêu và giải pháp kĩ thuật
nhằm thúc đẩy tiến nộ khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ kĩ thuật mới bảo
đảm quá trình sản xuất diễn ra với hiệu quả cao nhất.

1.6.5. Quản trị Maketing


Quản trị Maketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành
các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố, duy trì những cuộc trao đổi có lợi với những
người mua đã được lựa chọn để đạt được những mục tiêu đã định của doanh nghiệp.

1.6.6. Quản trị tài chính


Quản trị tài chính là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực
hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp không ngừng làm tăng giá trị
của doanh nghiệp và khả năng của doanh nghiệp trên thị trường
1.7. Quản trị các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

1.7.1. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu


Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là tổng hợp các hoạt động quản trị, xác định cầu
và chỉ tiêu dự trữa nguyên vật liệu, tổ chức mua sắm, vận chuyển, và dự trữa hợp lý
nhất nhằm đảm bảo luôn cung ứng dịch vụ đúng, đủ các loại nguyên vật liệu theo
tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp với hiệu quả cao nhất.

1.7.2. Quản trị tiêu thụ (quản trị bán hàng)


Thực chất là hoạt động bán hàng cho doanh nghiệp. Quản trị bán hàng là quá trình
hoạch định, tổ chức lãnh đạo điều hành và kiểm soát hoạt động bán hàng nhằm thực
hiện các mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp.

1.7.3. Quản trị tài chính


Quản trị tài chính là quản trị các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình
thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các hình thức liên quan; đảm bảo doanh
nghiệp luôn đủ lượng vốn cần thiết, cơ cấu phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh
doanh, góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp và lợi ích
cho người cung ứng vốn.

1.7.4. Quản trị sự thay đổi


Quản trị sự thay đổi là tổng hợp các hoạt động quản trị nhằm chủ động phát hiện,
thúc đẩy và điều khiển quá trình thay đổi của doanh nghiệp phù hợp với những biến
động của môi trường kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trong môi
trường kinh doanh biến động.

1.8. Thương hiệu sản phẩm


Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp
phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu
dùng. Các dấu hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng (logo), thiết kế (như trường
hợp chai Coca-Cola, phần lưới chắn các khe hút gió ở mũi xe ô tô BMW hay
Mercedes), từ ngữ mang tính khẩu hiệu (slogan),... được gắn vào bao bì sản phẩm,
mác sản phẩm, hay bản thân sản phẩm. Vì để giúp phân biệt các doanh nghiệp,
thương hiệu hay được in trên các tờ giới thiệu doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp,
danh thiếp của cán bộ nhân viên doanh nghiệp, website của doanh nghiệp...

Thương hiệu, cùng với tên thương mại (trade name), nhãn hiệu (brandname), chỉ
dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc quyền sở hữu công nghiệp và được pháp
luật bảo hộ.

Nhưng lại có cách định nghĩa khác rất hay rằng thương hiệu là cách thức mà một
công ty, tổ chức hoặc cá nhân tạo nên và được cảm nhận hữu hình hoặc vô hình bởi
những người đã trải nghiệm nó. Thương hiệu không chỉ đơn giản chỉ là một cái tên,
một câu khẩu hiệu, một biểu tượng, thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản
phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên. Khi đó thương hiệu hiện hữu
trong tâm trí của tất cả những người đã trải nghiệm nó bao gồm: đội ngũ nhân viên,
nhà đầu tư, người làm truyền thông và hơn trên hết đó chính là khách hàng. Nói đơn
giản và ngắn gọn, thương hiệu chính là nhận thức.

1.9. Đặc trưng và quy trình xây dựng cho sản phẩm làng nghề

1.9.1. Đặc trưng của sản phẩm làng nghề


Đặc trưng của sản phẩm làng nghề là điểm nổi bật, các thuộc tính riêng rẽ của sản
phẩm làng nghề . Có tính chất độc đáo, khác biệt, giúp phân biệt giá trị sản phẩm
làng nghề với các sản phẩm khác mà ta có thể đem ra so sánh.

1.9.2. Quy trình xây dựng cho sản phẩm làng nghề
Quy trình xây dựng cho sản phẩm làng nghề là tổng thể của các quá trình bắt nguồn,
hình thành đóng góp vào việc phát triển làng nghề làm nên giá trị sản phẩm như
ngày nay.
Chương 2: MÔ TẢ CÁCH QUẢN TRỊ KINH DOANH SẢN PHẨM

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của làng nghề

2.1.1. Thành phố Sa Đéc

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên


Diện tích đất tự nhiên: 59,9 km2

Dân số: trên 213.000 người (2018)

- Về đơn vị hành chính: gồm 9 xã, phường. Sa Đéc có 6 phường là Phường 1,


phường 2, phường 3, phường 4, phường An Hòa, phường Tân Quy Đông và 3 xã:
Tân Quy Đông, Tân Phú Đông và Tân Khánh Đông

- Vị trí địa lý:

+ Phía Đông giáp sông Tiền

+ Phía Tây giáp huyện Lai Vung

+ Phía Nam giáp huyện Châu Thành

+ Phía Bắc giáp huyện Lấp Vò

Sa Đéc cách thành phố Hồ Chí Minh 140 km, là nơi khởi nguồn của rạch Cần Thơ,
nên dễ dàng giao thông buôn bán với khu vực phía nam sông Hậu. Sa Đéc nằm trên
tuyến đường cao tốc Trung Lương-Cần Thơ và cây cầu Cần Thơ 2 nối Cần Thơ và
Thành phố Hồ Chí Minh. Thị xã có quốc lộ 80 chạy qua, có tỉnh lộ 848 rất thuận lợi
cho trao đổi kinh tế và giao lưu hàng hóa, tạo điều kiện thuận lơi để phát triển kinh
tế.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội


Là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh Đồng Tháp, được hình thành
từ thế kỉ XVII. Nằm ờ phía nam sông Tiền, từ xưa đã là một trung tâm quan trong
với phố, chợ sầm uất. Ngày nay với vị trí thuận lợi, Sa Đéc có nhiều lợi thế trong
liên kết và hợp tác phát triển với các huyện phía Nam, cũng như trung tâm phát
triển của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Sa Đéc còn sở hữu nhiều làng nghề
truyền thống như làm bột, dệt chiếu, trồng hoa kiểng,…, có những biệt thự cổ kính,
lâu đời nép mình bên bờ sông Sa Đéc, những chùa cổ, đình xưa, những công trình
kiến trúc độc đáo như Kiến An Cung, chùa Bà

Ngoài ra, nơi đây còn là nơi diễn ra chuyện tình giữa nhà văn Marquetire Duras và
ông Huỳnh Thủy Lê, để rồi sau này khi trở về Pháp bà đã viết nên quyển tiểu thuyết
nổi tiếng “Người tình” và được dựng thành bộ phim cùng tên nổi tiếng. Đây là lợi
thế tìm năng của thị xã để phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Thị xã đã lập dự
án đầu tư khu vui chơi giải trí công viên Sa Đéc, làng hoa kiểng Tân Quy Đông
cũng được quy hoạch đầu tư, tạo điểm dừng chân cho khách tham quan, du lịch.
Phát huy lợi thế, lấy công nghiệp, thương mại – dịch vụ làm mũi nhọn, đẩy mạnh
quy hoạch phát triển nông nghiệp gắn với phát triển đô thị, thị xã Sa Đéc đã đạt
những thành tựu khả quan. Theo ông Tống Kim Quảng, Chủ tịch UBND thị xã Sa
Đéc, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2006 của thị xã tăng 19,04%. Kết cấu hạ
tầng được tập trung đầu tư phát triển, công tác quy hoạch và chỉnh đốn đô thị được
triển khai đồng bộ, góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa

Từ cuối thế kỉ XI, Sa Đéc đã trở thành trung tâm giao lưu thương mại của khu vực.
Ngày nay vai trò của Sa Đéc vẫn được khẳng định, Sa Đéc vẫn là trung tâm chuyển
hàng hóa từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Lào
Campuchia.

Với tiềm năng kinh tế của thị xã, Nông Đức Mạnh (một chính khách Việt Nam. Ông
từng là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2001 và Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011)
đã nói: “…Thị xã vốn là trung tâm giao lưu hàng hóa cách đây mấy thế kỷ; con
người Sa Đéc có trình độ dân tri văn minh. Nơi đây nằm trong điểm giao lưu đường
bộ lẫn đường thủy, nơi giao thương kinh tế lớn với các vùng, vì vậy người dân tiếp
cận kinh tế nhanh, nhạy bén. Với vai trò, vị trí của Sa Đéc như vậy, sẽ tác động như
thế nào đến kinh tế - xã hội các vùng xung quanh và ngược lại. Bên cạnh đó, Sa Đéc
thu hút sản phẩm hàng hóa của các vùng như thế nào. Sa Đéc sẽ đi lên với tốc độ
như thế nào trong thời gian tới,…”. Vì lẽ đó, đương thời nhà thơ Nguyễn Liên
Phương có bài ca ngợi “Sa Đéc cảnh thi” như sau:

“Sa Đéc nay đã rộng thinh

Dòng sông xanh biếc thật nên tình

Thuyền ngược, thuyền xuôi về tấp nập,

Người Hoa, người Việt sống hòa mình

Dinh thự, công viên nhiều chỗ đẹp,

Chùa chiền, thánh thất lắm nơi xinh”

2.1.2. Phường Tân Quy Đông

2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên


Thôn Tân Quy Đông là một trong những thôn được thành lập từ lâu đời ở Sa Đéc.
[Theo nghị định của Chính Phủ ngày 30/11/2004 số 194/2004/NĐ – CP. Tân Quy
Đông đã được đổi thành phường. Tân Quy Đông là dãy đất mảu mỡ, trù phú, thích
hợp cho trồng trọt và chăn nuôi, nhất là nghề trồng hoa kiểng. Người dân Tân Quy
Đông lao động cần cù, sáng tạo, trong chiến tranh và trong thời bình]]]]]]]]]]

-Diện tích đất tự nhiên là 667.92 ha, trong đó : diện tích đất nông nghiệp là 387 ha:

+ Diện tích trông hoa kiểng: 190,3 ha với 1238 hộ ; 4236 lao động

+ Diện tích trồng rau màu: 5,5 ha

+Diện tích trồng cây ăn trái: 32,4 ha

+ Diện tích trồng lúa: 150 ha

+ Diện tích ao hầm: 8,0 ha


+ Diện tích trồng sen: 0,8 ha [UBND phường Tân Quy Đông]

-Địa giới hành chính của phường

+ Phía Đông giáp sông Tiền và phường 3

+ Phía Tây giáp xã Tân Quy Tây và xã Tân Dương

+ Phía Nam giáp sông Sa Đéc, phường An Hòa và phường 1

+ Phía Bắc giáp xã Tân Khánh Đông

*Địa hình
Nằm trong vùng đông bằng châu thổ, nên có đại hình tương đối bằng phẳng, độ cao
trung bình từ 0,9m-1,2m so với mực nước biển, hàng năm vào mùa lũ có nơi còn bị
ngập, địa hình của phường bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch nên hạn chế cho việc
xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị.

*Khí hậu
Phường Tân Quy Đông có đặc điểm khí hậu chung với thị xã Sa Đéc, nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa thấp, mang
đặc điểm của đồng bằng Nam bộ, có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 11, lượng mưa chiếm 85 – 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa tương đối thấp.

*Gió
Có 2 hướng gió chính

- Gió mùa Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 11, tốc độ bình quân 2,5 – 3m/s, mang
theo nhiều hơi nước nên thường có mưa và giông lớn, trong cơn giông tốc dộ
gió có thể lên tới 22,6 m/s hoặc gió giật mạnh, có thể gây ảnh hưởng đến nhà
cửa, công trình.
- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, khô và lạnh làm tăng tốc
độ bốc hơi nước và lượng mưa giảm rõ rệt.
*Nhiệt độ
Nhiệt độ của phường Tân Quy Đông ổn định, cao đều trong năm, biên độ nhiệt giữa
ngày và đêm tương đối lớn, nhiệt độ cao nhất la 37,2℃ , nhiệt độ trung bình là
27℃, nhiệt độ thấp nhất là 18,5℃. Thời kỳ nóng nhất trong năm kéo dài từ tháng 3
đến tháng 4 và tháng lạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

*Mưa
Lượng mưa bình quân năm: 1499 mm

Lượng mưa cao nhất: 1911 mm

Lượng mưa thấp nhất: 409 mm

*Thủy văn
Chế độ thủy văn trên địa bàn phường Tân Quy Đông chịu sự tác động của chế độ
thủy triều biển Đông, dòng chảy sông Tiền, sông Sa Đéc và mưa tại chỗ, hệ thống
kênh rạch dày đặc, lượng mưa dồi dào, phân thành hai mùa là mùa mưa lũ và mùa
kiệt

+ Mùa nước lên (mùa nước ngập)

Đáng chú ý nhất từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, lũ từ thượng nguồn sông Mê
Kông đổ về cộng với mực nước của đỉnh triều lẫn chân triều đều dâng cao, do biên
độ triều chênh lệch thấp cộng với khả năng thoát lũ kém. Địa bàn của phường Tân
Quy Đông chịu ảnh hưởng chung của thị xã Sa Đéc thuộc vùng ngập lũ của Đồng
bằng sông Cửu Long. Thời gian ngập lũ thuộc vào đỉnh lũ, khả năng nước lụt dâng
cao và thoát lũ, đồng thời chịu tác động của thủy triều và mưa tại chỗ, lũ trường duy
trì trong các tháng 7, 8, 9, 10 và nước lụt rút nhanh sau thời gian ngập.

+ Mùa kiệt: mùa kiệt bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 trùng với mùa khô, mực nước
đỉnh triều gần như thấp hơ mực nước cao trung bình của phường, mực nước thấp
nhất vào khoảng tháng 4.
*Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất :

Qua kết quả khảo sát bản đồ đất của thị xã Sa Đéc thì phường Tân Quy Đông có
một nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, bao gồm ba loại đất: đất phù sa gley, đất
phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng và đất phù sa lập líp. Những loại đất này có độ phì
nhiêu lớn, hàm lượng hữu cơ giảm dần ở các tầng sâu, đạm khá, nghèo lân, kali cao.
Nhóm đất này thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn trái và xây dựng nhà ở, công
trình công cộng, rau màu và đặc biệt là các loại hoa kiểng.

- Tài nguyên khoáng sản : Đến nay, chưa phát hiện các nguồn khoáng sản trên địa
bàn của phường Tân Quy Đông.

- Đất đai được phù sa bồi đắp hàng năm, có nguồn nước ngọt dồi dào tạo điều kiện
thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc hoa kiểng. Bên cạnh đó với hệ thống
kênh rạch chằng chịt, hệ thống thủy lợi thuận lợi cho việc tiếp nhận các nguồn
nguyên vật liệu từ các nơi khác đến phục vụ cho việc trồng hoa, kiểng và vận
chuyển hoa kiểng khi thu hoạch. Thế mạnh của phường la thương mại, dịch vụ và
du lịch .

- Tài nguyên nước: phường Tân Quy Đông có nguồn nước ngọt dồi dào, được cung
cấp từ sông Sa Đéc qua hệ thống kênh rạch lớn, hầu như có nước quanh năm, chất
lượng tốt đảm bảo cho nhu cầu tưới các loại cây trồng, đây là điều rất thuận lợi
trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt của người dân.

- Khí hậu của phường tương đối ôn hòa, nhiệt độ cao đều trong năm thuận lợi cho
việc sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây trồng mà đặc biệt là các loại cây kiểng

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế


Hiện nay diện tích đất lúa phần lớn đã chuyển sang dần trồng rau màu và trồng hoa
kiểng. Bên cạnh đó, phường đang tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trong sản xuất nông nghiệp, củng cố rau màu và cây hoa kiểng
Điều đó cho thấy cơ cấu kinh tế của phường đã và đang dịch chuyển dần theo
hướng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; thương mại – dịch vụ; nông nghiệp –
hoa kiểng.

Với lợi thế của phường có khu công nghiệp, bến cảng, phát huy tiềm năng hiện có,
các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm,
cơ sở gia công , cơ sở mua bán vật tư phục vụ cho sản xuất hoa kiểng, các cơ sở
dịch vụ khách sạn, nhà trọ,… góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
địa phương, đồng thời tạo them nhiều việc làm cho người dân ở phường.

Với nghề sản xuất hoa kiểng đã mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao, tạo cho người
dân có đời sống ổn định, nên nông dân đã chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng các
loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và trồng các loại hoa kiểng.

Ở phường, những nghệ nhân trồng hoa kiểng đã và đang phát huy tinh thần lao
động cần cù, sáng tạo, nhạy bén nắm bắt các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, nhu cầu
của nền kinh tế thị trường để ngày càng phát huy nghành nghề truyền thống của địa
Phương. Tạo nơi đây thành khu du lịch cho khách tham quan trong và ngoài tỉnh.

2.1.2.1. Điều kiện văn hóa – xã hội


Toàn phường có ba điểm trường mẫu giáo, tỷ lệ học sinh khá, giỏi hàng năm đều
tăng và phường đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Công tác giáo
dục và đào tạo được đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, khang trang.

Củng cố mạng lưới y tế, hiện nay trạm y tế phường có 6 cán bộ, trong đó có 6 đồng
chí biên chế, gồm 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 1 hộ sinh, 1 điều dưỡng, 1 trung cấp dược. Số hộ
sử dụng nước sạch trong phường là 85%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 15,09%. Các
chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt và đảm bào đầy đủ.

Phường Tân Quy Đông không chỉ nổi tiếng với làng nghề hoa kiểng mà cùng với
nhân dân Đồng Tháp, cùng với người dân Nam Bộ, người dân Tân Quy Đông đã
viết nên nhưng trang sử hào hung trong hai cuộc đấu tranh giữ nước . Ghi nhận
những chiến công của làng quê Tân Quy Đông ngày 31/07/1998 Chủ tịch nước đã
quyết định phong tặng danh hiệu “ Anh hung lực lượng vũ trang” cho quân và dân
phường Tân Quy Đông.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chính thức công nhận làng hoa kiểng Tân Quy
Đông là làng nghề truyền thống trồng hoa kiểng vào tháng 11/2007, với việc công
nhận này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vốn, góp phần quan trọng trong
việc giải quyết việc làm cho người lao động và thu nhập kinh tế của từng hộ gia
đình, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vững chắc, tạo điều kiện để phát triển các
nghành nghề khác trong địa phương.

2.2. Khái quát về quá trình phát triển làng nghề của tỉnh Đồng Tháp

2.2.1. Sơ lược về làng hoa Sa Đéc


Đồng Tháp là vùng đất nổi tiếng với những di tích lịch sử, văn hóa có giá trị cùng
nghệ thuật ẩm thực độc đáo… và đặc biệt là làng hoa kiểng Sa Đéc – thủ phủ hoa
của miền Tây. Làng hoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) khởi nguyên là Làng hoa Tân
Quy Đông, một làng nghề truyền thống hơn 100 năm tuổi. Nằm bên bờ sông Tiền
quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, và được mệnh danh là xứ
sở của các loài hoa kiểng. Du lịch Đồng Tháp, đến với làng hoa Sa Đéc, bạn sẽ
được chiêm ngưỡng cảnh tượng ngoạn mục với muôn vàn loài hoa khoe sắc, tỏa
ngát hương thơm. Nơi đây luôn cuốn hút khách du lịch bởi vẻ đẹp nên thơ và những
trải nghiệm nên có.

Sa Đéc là một trong ba thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Cùng với thành
phố Cao Lãnh và thành phố Hồng Ngự tạo thành ba trung tâm kinh tế của tỉnh Đồng
Tháp. Thành phố Sa Đéc là trung tâm kinh tế, tài chính, giáo dục và văn hóa, du lịch
ở phía nam. Tân Quy Đông là một trong 9 xã, phường của thị xã Sa Đéc thuộc tỉnh
Đồng Tháp. Hiện nay toàn phường Tân Quy Đông được chia làm 4 nhóm: Tân Huề,
Sa Nhiên, Tân Mỹ, Tân Hiệp
2.2.2. Quá trình phát triển
Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí đặc biệt, môi trường thuận tiện cho việc giao
lưu nên từ lâu đã là một vùng tập trung của nhiều luồng sinh vật. Hệ động vật, thực
vật tự nhiên ở đây phong phú, đa dạng. Làng hoa kiểng Tân Quy Đông được hình
thành từ rất sớm, ban đầu là vùng đất mới do đó nhân dân đi khai hoang để có đất
canh tác. Vì vậy quá trình khai hoang đó phát hiện những cây có dáng đứng đẹp,
nhân dân đã đem về để trong nhà mình trồng ở trước sân chăm sóc và tạo dáng, ban
đầu là như vậy. Những người xung quanh đến thưởng ngoạn và hỏi nài chia mua.
Việc bán chỉ diễn ra ở trong cù lao Tân Quy Đông. Ban đầu là thú chơi tại nhà chưa
phải là hàng hóa, đó là kiểng. Lúc đầu người dân trồng kiểng, sau mới trồng thêm
bông. Bông có sau kiểng vì cây kiểng bản thân nó chỉ có màu xanh của lá, thiếu
màu tím, hồng, vàng, đỏ… mà màu sắc này chỉ có ở bông, vì vậy người ta mới
trồng thêm bông. Vậy bông có sau kiểng, bông cũng như kiểng ban đầu chỉ là sự
thưởng ngoạn của người dân trong làng.

Theo tác giả Lê Kim Hoàng thì trong những năm 1930-1945, có khoảng chừng chục
nhà ở Rạch Dầu, Thông Lưu, Ngã Ba hàng năm đến Tết chở bông sang bán ở chợ
Sa Đéc, hoặc xuống Vĩnh Long, qua Cần Thơ, lên Long Xuyên, Châu Đốc. Gia
đình các ông Võ Văn Phu, Trần Văn Dậu, Phạm Văn Xoài (Hai Xoài), Phạm Văn
Nhạn (Bảy Nhạn)… và một số gia đình khác đã mở đầu cho nghề trồng bông ở Tân
Quy Đông. Buổi đầu là từ phong trào chơi kiểng, ông Bảy Nhạn và một vài ông
khác có ý chọn một số bông của địa phương và bông của các nơi về trồng trước sân
trong vườn để khi chúng có bông cho vui mắt, nhất là các loại bông đúng vào dịp
Tết thì càng quý, vì nó sẽ làm cho nhà cửa sáng sủa, tươi vui trong những ngày Tết.
Dần dần, các nhà khác cũng làm theo ông vì thấy bông trồng ở đây cũng không khó
lắm. Khi số lượng nhà trồng bông đáng kể, những ngày rằm, ba mươi những người
đi chùa đã sang đây để hỏi mua những thứ bông cần thiết như vạn thọ, cúc, hường
hoặc nhánh mai hay thược dược…Ban đầu những nhà này không bán, nhưng dần
dần thấy khách là những người ở chợ, họ buôn bán có tiền, vì vậy sự buôn bán
không có gì là đáng ngại. Nhu cầu có bông kiểng chưng trong nhà cửa vào ba ngày
Tết là nhu cầu thật sự. Vì vậy, các nhà trồng bông ở Rạch Dầu, Ngã Ba (Tân Quy
Đông) đã đáp ứng nhu cầu đó. Nhân dân ta có tín ngưỡng dân gian thờ cúng từ lâu
đời. Cái để thờ cúng là nhang đèn và bông hoa. Lúc đầu là hoa , bông trang và dần
dần về sau này có nhiều loại hoa khác nữa mới màu sắc rực rỡ hơn như hạnh, sứ
Thái Lan và các loại khác.

Người Việt có nhu cầu cúng bái ngày càng nhiều như cúng Đình, cúng chùa,
miễu… nên người ta đã đi tìm hoa để phục vụ cho việc cúng bái hoặc dùng trong
ngày Tết cổ truyền của dân tộc… người cho sẵn sàng biếu tặng. Người nhận cảm
thấy áy náy nên xin trả thù lao và theo lẽ tự nhiên dần dần trở thành mua bán. Từ
một xóm trồng hoa, sau đó mới lan rộng ra nhiều xóm, hình thành nên làng hoa
kiểng mà ngày nay người ta gọi là làng hoa kiểng Tân Quy Đông. Bước chân vào
làng hoa đã chạm mặt hoa, ra khỏi ngõ là được thả hồn mình vào các cây dáng lá,
người dân Tân Quy Đông luôn gắn liền với nghề trồng hoa và chăm sóc kiểng.
Ngoài những loài hoa truyền thống như cúc, vạn thọ, mồng gà đỏ, hướng dương,
thược dược, mai vàng. Nay Tân Quy Đông đã có đủ các loài hoa khoe sắc. Có nhiều
giống mời đem từ nơi khác, có giống mới do chính người dân lai tạo trong vườn.
Cây kiểng của Tân Quy Đông được tạo dáng theo quan niệm khá độc đáo của người
dân địa Phương, kiểng bon sai thường có thế xiêu phong mẫu tử, kiểng tàn tiêu biểu
cho ý nghĩa “tam tòng tứ đức, tam cương ngũ thường”. Đó chính là triết lý sống,
hướng con người vươn tới cái chân thiện mĩ.

Ít ai nghĩ rằng nghề trồng hoa kiểng được hình thành là chuyện tình cờ, thú vị. Đầu
tiên là thú chơi hoa bình thường bởi rung động trước sắc đẹp của thiên nhiên. Sau
đó người dân nảy sinh nhu cầu tâm linh và báo hiếu, rồi khi nhu cầu cuộc sống
khấm khá lên người ta bắt đầu nghĩ đến việc thưởng thức hoa kiểng khi xuân về hay
dịp hội hè đình đám. Thú chơi hoa kiểng càng đam mê hơn để từ việc chơi hoa
kiểng thành trồng hoa kiểng. Dần dần việc trao đổi giản đơn thành kinh tế hàng hóa

Người ta chìm nổi với nghề trồng hoa kiểng, sướng khổ một đời cũng vì hoa kiểng.
Hoa kiểng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của phường Tân Quy Đông
Và cứ thế, nghề trồng hoa kiểng đã trở thành nghề cha truyền con nối, lưu truyền từ
đời này sang đời khác. Ông cha truyền cho con cháu kỹ thuật trồng hoa kiểng như
một kế sinh nhai. Nhưng cũng gian nan hơn khi truyền lại cho đời giá trị của hoa
kiểng, lòng yêu hoa kiểng, biết thưởng thức hoa kiểng với tinh thần bao dung, trân
trọng, góp phần tạo nên một nét đẹp văn hóa độc đáo nơi này.

*Từ đầu thế kỉ XX - 1930


Đây là giai đoạn những người đầu tiên trồng hoa kiểng. Thế hệ thứ nhất có từ
những thế kỉ trước đến năm 1930. Ở giai đoạn này người dân chỉ trồng hoa kiềng
trong gia đình, hoa kiểng chưa trao đổi ra thị trường mà chỉ bán trong xóm, chung
quanh láng giềng. Hoa kiểng chưa trở thành hàng hóa để trao đổi trên thị trường

*Từ 1930 – 1945


Ở giai đoạn này thực dân pháp đang ra sức mở rộng khai thác thuộc địa để vơ vét
của cải về cho chính quốc. Do đó, Pháp đã mở rộng mạng lưới giao thông đường bộ
lẫn đường thủy. Lúc này ta có điều kiện giao lưu hàng hóa dễ dàng, nên có những
lớp người trồng hoa kiểng để đưa đi nơi khác bán và hoa kiểng đã trở thành hàng
hóa giao lưu buôn bán với các vùng lân cận và cả với miền Tây. Hoa kiểng đã thật
sự trở thành hàng hóa trao đổi giữa các vùng, miền.

*Từ 1945 – 1975


Với sự biến động của lịch sử, ở giai đoạn này chủ yếu là giai đoạn kháng chiến
chống kẻ thù, nên có những người đi kháng chiến, có những người ở lại trồng kiểng.
Trong giai đoạn này người dân có điều kiện giao lưu và trồng thêm nhiều giống hoa
kiểng mới, đặc biệt là hoa hồng . Găn liền với nghệ nhân Tư Tôn - người sáng lập
vườn hồng Tư Tôn. Ông đã lai tạo và nhân được 50 giống loài hoa quý này. Khi
ông mất, những cuốn sổ ghi cảm tưởng của du khách, những người bạn xa gần vẫn
được lưu giữ.
Để nhớ về bác Tư Tôn- người sáng lập vườn hồng, nên ngày này vườn hồng đã trở
thàng tên một con đường ở Tân Quy Đông “ đường Vườn Hồng”, đây cũng là thế hệ
thứ ba có công nhất trong việc hình thành và phát triển làng hoa kiểng Tân Quy Đôn

*Từ 1975 – 1985


Là thời kì bao cấp nên người dân đã xếp việc chơi hoa kiểng lại để lo tìm kế sinh
nhai. Là giai đoạn có nhiều khó khăn nhất định nên nhiều chủ vườn hoa kiểng phải
bỏ hoa kiểng để trồng ngô, khoai, sắn, các cây rau màu, lương thực,...đó là nỗi đau
của các nghệ nhân ở làng Tân Quy Đông. Nhưng bên cạnh đó cũng có những người
dân vẫn luôn bám giữ lấy nghề như vườn hồng của bác Tư Tôn, dù là giai đoạn đầy
khó khăn nhưng với lòng yêu nghề, bác Tư Tôn vẫn đem lại cho đời những bông
hoa đẹp nhất.

*Từ 1985 đến nay


Đặc biệt trong thời kì đổi mới, người nông dân trồng hoa kiểng đã áp dụng thành
tựu khoa học kĩ thuật để lai ghép tạo những giống mới và đưa hoa kiểng đi khắp
mọi miền đất nước, hoa kiểng trở thành hàng hoá. Người trồng hoa kiểng đi vào
chuyên canh, đã có sự phân định cụ thể ở vùng nào thì trồng hoa kiểng nào. Tuy
không quá rạch ròi nhưng đã đi từ đơn giản đến phức tạp. Đến giữa thập niên 1990,
gần 400 hộ làm nghề hoa kiểng ở Tân Quy Đông chuyển sang thời kì vừa mở rộng
vừa chuyên sâu với từng loại hoa, cây kiểng. Hoạt động sản xuất kiểng diễn ra
quanh năm.

Ở Tân Quy Đông, nghề trồng hoa kiểng được hình thành và truyền từ đời này sang
đời khác. Hiện nay làng hoa đã trải qua trăm thế hệ, người dân đã và đang giữ gìn,
phát triển hơn nữa nghề trồng hoa kiểng của cha ông để lại. Hiện nay, với nền kinh
tế thị trường, chịu tác động của quy luật cung cầu, một thế hệ nhà vườn mới đã và
đang hình thành với trình độ, kiến thức ngày càng cao, kết hợp với truyền thống
kinh nghiệm quý báu của các thế hệ đi trước làm cho Tân Quy Đông vừa là nơi hội
tụ các loài hoa kiểng và là nơi lan toả ra các xã, phường lân cận.
2.2.3. Đặc trưng sản phẩm làng hoa Sa Đéc

2.2.3.1. Kinh doanh hoa

*Phương thức trồng hoa kiểng


Phương thức sản xuất thủ công, thời vụ gieo trồng tuỳ từng mỗi loại hoa, kiểng mà
quy định thời gian gieo trồng khác nhau như sau:

+ Đối với hoa thời vụ: bắt đầu được trồng khoảng tháng 2-3 âm lịch sau tết nguyên
đán. Thời gian thu hoạch hầu như là quanh năm để phục vụ cho thị trường trong và
ngoài tỉnh hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Nhưng chủ yếu là phục vụ cho thị trường
tết nguyên đán của dân tộc

+ Đối với cây công trình và trang trí nội thất: được trồng quanh năm phục vụ cho thị
trường trong và ngoài nước

+ Đối với cây kiểng: ( bon sai, kiểng gốc, mai vàng) được trồng quanh năm không
quy định thời gian, vì đó là một loại cây cần nhiều thời gian bởi phải uốn và tạo
dáng. Những cây ngắn hạn như kiểng, bon sai cũng cần có thời gian

Vì vậy ở Tân Quy Đông bây giờ đang manh nha một thị trường khu vực cho
nghành trồng hoa kiểng. Vàm Rạch Dầu, Thông Lưu từ xưa đến nay luôn tấp nập
ghe, thuyền chở hoa kiểng thành phẩm, và những chiếc ghe chở lau, sậy, nguyên
liệu trồng hoa đến bán cho nhà vườn. Việc mua bán diễn ra hàng ngày trên các bến
sông. Đây là nét văn hoá gần gũi với người dân sông nước. Một cách khá tự nhiên
như quy luật, ở đây đang dần phát triển nền kinh tế thương hồ, tất cả dáng vóc đặc
trưng của vùng sông nước Nam bộ

*Tay nghề và nguồn lao động


Tay nghề và nguồn lao động

Tay nghề của người trồng hoa kiểng chủ yếu là kinh nghiệm được truyền từ đời này
sang đời khác. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các hộ trồng hoa kiểng
với tay nghề và kinh nghiệm đã từng bước đầu tư trồng hoa, kiểng tập trung với quy
mô càng ngày càng mở rộng và sản xuất quanh năm. Bên cạnh những kinh nghiệm
vốn có, nông dân còn áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất như sử dụng nhà
lưới, hệ thống tưới tiêu tự động làm cho năng suất sản phẩm càng tăng lên

Nguồn lao động chủ yếu là người dân trong phường và còn thu hút một số người
dân ở các vùng lân cận trong những thời gian nông nhàn như phường An Hoà, Lấp
Vò, Lai Vung...

*Các loại hoa kiểng


+ Hoa thời vụ: huệ, cúc, vạn thọ, thược dược... là các loại hoa phục vụ thị trường
Tết

+ Kiểng công trình: cau kiểng, mai vàng, bò cạp nước, bằng lăng nước, muống hoa
vàng, trúc Nhật, dạ lan thanh, si trắng...

+ Cây trang trí nội thất: hồng, huệ đỏ, thiên tuế, sứ Thái, phát tài, trầu bà...

+ Kiểng bon sai: mai chiếu thuỷ, cần thăng, nguyệt quế, bông giấy, vạn niên tùng,
ngoạ tùng...

+ Hoa thời vụ: huệ, cúc, vạn thọ, thược dược... là các loại hoa phục vụ thị trường
Tết

+ Kiểng công trình: cau kiểng, mai vàng, bò cạp nước, bằng lăng nước, muống hoa
vàng, trúc Nhật, dạ lan thanh, si trắng...

+ Cây trang trí nội thất: hồng, huệ đỏ, thiên tuế, sứ Thái, phát tài, trầu bà...

+ Kiểng bon sai: mai chiếu thuỷ, cần thăng, nguyệt quế, bông giấy, vạn niên tùng,
ngoạ tùng...được các nghệ nhân đã không ngừng sáng tạo, hình thành nên các thế
phu thê, mẹ bồng con, thác đổ, nghinh phong… hàm chứa nghệ thuật và triết lý sâu
xa.

Hoa kiểng tại đây chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nông nghiêp. Bên cạnh
những giống quý được lưu trồng nhiều năm tại địa phương như mai vàng, mai chiếu
thuỷ, tùng, vạn niên tùng, nguyệt quế, hồng, cúc mâm xôi, sứ Thái .... thì những
năm gần đây nhiều giống hoa kiểng của nhiều nước trên thế giới được người dân địa
phương thu nhập, thuần hoá, lai tạo, nhân giống, đặt tên và phục vụ cho thị trường
khu vực như: xương rồng, danh dự, oai hùng, tỉ phú, hoàng phú, hoàng tử, cầu
vòng, trang hồng phấn, cúc tiger...

2.2.3.2. Du lịch
Đến tham quan làng hoa Tân Quy Đông Sa Đéc, dù bất cứ tháng nào trong năm bạn
cũng có thể ngắm hoa và chụp ảnh thỏa thích. Đặc biệt, khi vào xuân, khí trời mát
mẻ, muôn hoa bắt đầu đua nở. Cả làng hoa như ngập tràn trong muôn sắc thắm của
nghìn hoa khoe sắc. Đây là điểm du lịch bạn không thể bỏ qua ở Sa Đéc Đồng Tháp
mỗi dịp Tết đến.

Nơi đây còn hấp dẫn du khách với những quán cà phê làng hoa Sa Đéc có không
gian rộng mở, được bài trí rất bắt mắt với những chiếc xuồng ba lá, xe lôi, cầu khỉ,
lều tranh… chất đầy hoa xinh xắn.

Phía đầu đường là Hội quán làng hoa, có quầy tư vấn, thuyết minh về làng hoa Sa
Đéc, giới thiệu sản phẩm đặc sản, quà lưu niệm…

Người dân đến tham quan ở Làng hoa cũng khá đông đúc. Trục chính là đường hoa
Sa Nhiên – Cai Dao dài hơn 2km với bạt ngàn hoa kiểng, đủ chủng loài, màu sắc,
hương thơm. Khách có thể chọn đi bộ, đi xe điện hoặc thuê xe ôm, thuê xe máy để
tham quan. . Chủ yếu đi ngắm hoa, thưởng hoa, chụp hình cùng hoa và cả mua
những chậu hoa về chưng bày Tết Ngoài ra ở giữa trung tâm làng hoa Sa Đéc có
một tháp quan sát cao 18m khá hấp dẫn. Giá vé 10.000đ để ngắm nhìn, chụp ảnh và
check in toàn bộ làng hoa Sa Đéc.

Ẩm thực ở đây cũng có nhiều món hấp dẫn vô cùng như: Cá lóc nướng trui, gà
nướng thố đất, cá lóc hấp bầu, bánh xèo Nam bộ, lẩu gà lá giang, lẩu cá lóc,… Mức
giá từ 100.000đ – 300.000đ/phần.
Đặc biệt, khi vào xuân, khí trời mát mẻ, muôn hoa bắt đầu đua nở. Cả làng hoa như
ngập tràn trong muôn sắc thắm của nghìn hoa khoe sắc. Đây là điểm du lịch bạn
không thể bỏ qua ở Sa Đéc Đồng Tháp mỗi dịp Tết đến. Theo người dân địa
phương, từ rằm tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), các vườn hoa Sa Đéc bắt đầu vào
mùa thu hoạch cho dịp Tết cổ truyền. Không khí nhộn nhịp khắp vùng, từng đoàn
xe tấp lập đổ về vận chuyển hoa kiểng, rồi hối hả tỏa đi khắp nơi. Dọc bờ sông, trên
bến dưới thuyền cũng tất bật chợ hoa những ngày giáp Tết. Những ngõ nhỏ quanh
làng cũng được tận dụng xắp đầy hoa kiểng. Trong vườn, các chậu hoa đua nhau nở
rộ, xếp thành từng hàng dài đều tắp trên giàn tre, kết thành những thảm màu rực rỡ.
Những người nông dân bận rộn cắt cành, tỉa lá, chăm chút cho từng chậu hoa, chuẩn
bị đưa ra chợ… Và những ngày này, rất đông du khách từ khắp nơi đến tham quan
làng hoa Sa Đéc vào xuân, khiến bức tranh du lịch Đồng Tháp thêm bừng sáng. Có
thể nói rằng, làng hoa kiểng Sa Đéc đã trở thành hội hoa xuân thơ mộng của miền
Tây Nam Bộ vào dịp cuối năm.

2.3. Mô tả cách quản trị kinh doanh sản phẩm làng hoa Sa Đéc của Đồng Tháp

2.3.1. Quy mô

2.3.1.1. Kinh doanh hoa


- quy mô sản xuất

Quy mô <1000m2 : 350 hộ, chiếm 29,16%

Từ 1000-2000m2: 600 hộ chiếm 50%

Từ 2000-5000m2: 250 hộ chiếm 10,75%

Từ 5000-10.000m2: 1 hộ chiếm 0,083%

Bình quân mỗi hộ có 1.500 m2 hoa kiểng, chủ yếu từ 500-700m2/ hộ.

Qua số liệu trên, cũng như số liệu điều tra 5 hộ trồng hoa kiểng (tháng 12/2009):
Võ Minh Thông (sinh năm 1996, số nhà 456, khóm Sa Nhiên, phường Tân Quy
Đông), Trần Văn Hoà (sinh năm 1945 số nhà 45, khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy
Đông), Nguyễn Thanh Hùng (sinh năm 1961, số nhà 186, khóm Tân Mỹ, phường
Tân Quy Đông), Tống Tấn Nghiệp (sinh năm 1939, khóm Tân Mỹ, phường Tân
Quy Đông, Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1981, số nhà 229, khóm Tân Huề,
phường Tân Quy Đông). Kết quả chỉ có một hộ có diện tích trên 5.000 m 2 là gia
đình bác Tống Tấn Nghiệp cho thấy hầu hết các hộ đều có quy mô sản xuất nhỏ,
dưới 1 ha, chủ yếu dưới 5.000 m 2. Điều đó cho thấy số hộ sản xuất hoa kiểng khá
đông nhưng diện tích dành để sản xuất hoa kiểng thì chưa tương xứng với tiềm năng
lao động và tay nghề của dân địa phương. Nhưng diện tích và sản lượng trồng hoa
kiểng đang không ngừng tăng lên.

Hoa kiểng ở phường Tân Quy Đông sản xuất ở hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân.
Nhưng chủ yếu là sản theo hộ gia đình với tổng số hộ sản xuất hoa kiểng toàn
phường ( năm 2009) là 1238 hộ, chiếm 72,8% số hộ sản xuất nông nghiệp (1700 hộ)
riêng từng khóm như sau:

- Khóm Tân Mỹ, làng hoa có 457 hộ sản xuất hoa kiểng, với 1217 lao động tham
gia vào làng ngề/2410 người trong khóm.

- Khóm Sa Nhiên, làng hoa có 291 hộ sản xuất hoa kiểng, với 954 số lao động tham
gia vào làng nghề/2032 người trong khóm.

- Khóm Tân Hiệp, làng hoa có 297 hộ sản xuất hoa kiểng, với 1298 số hộ lao động
tham gia vào làng nghề/2467 người trong khóm.

Ở Tân Quy Đông có hai khóm là Tân Mỹ và Sa Nhiên là sản xuất hoa kiểng với quy
mô lớn nhất. Hiện nay toàn phường có 11 doanh nghiệp tư nhân và 4 câu kiểng trên
địa bàn.

2.3.1.2. Du lịch
-Từng bước hình thành “thành phố hoa”

Để tạo đà cho thành phố hoa tương lai, chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư
xây dựng hạ tầng. Ngay từ đầu năm 2014, địa phương xây dựng con đường hoa và
công viên hoa phối hợp với làng hoa, chợ hoa tạo điểm nhấn cho thành phố. Đường
hoa Sa Nhiên – Cai Dao (thuộc phường Tân Quy Đông) trưng bày hoa tươi quanh
năm, có chiều dài hơn 2,3km, mặt đường rộng 5,5m, vỉa hè dành cho khách đi bộ
tham quan mỗi bên rộng 1m đã hoàn thành vào tháng 2-2015. Công viên hoa ở Sa
Đéc là công viên hoa lớn nhất Việt Nam với diện tích trên 23 ha, được thiết kế trên
hiện trạng một phần công viên Sa Đéc cũ. Đây là điểm nhấn thu hút du khách tham
quan, các nhà đầu tư, góp phần hiện thực hóa chủ trương xây dựng thành phố hoa
Sa Đéc.

Thành phố đã được các đơn vị tư vấn về Du lịch cộng đồng theo hướng chuyên
nghiệp, do đó đến nay trên địa bàn đã có 4 điểm du lịch homestay (trong đó 2
homestay đạt chuẩn được hỗ trợ theo Nghị quyết 210 của Hội đồng nhân dân tỉnh là
Hoa Ếch và Phong Le vent) thu hút nhiều du khách... Quan tâm đến vấn đề môi
trường, thành phố Sa Đéc đã từng bước vận động người dân hạn chế sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc hóa học, chuyển sang dùng các loại sản phẩm hữu cơ, thân
thiện với môi trường. Đồng thời vận động người dân thu gom rác, vỏ chai thuốc trừ
sâu, phát quang bụi rậm,... tạo môi trường cảnh quan hấp dẫn du khách. UBND
TP.Sa Đéc cũng chỉ đạo các ngành chức năng thành phố phối hợp với Trung tâm
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh (trụ sở tại xã Tân Khánh Đông) để
thuần dưỡng, bảo dưỡng các giống hoa truyền thống; lai tạo, cấy ghép các giống
hoa mới đáp ứng nhu cầu phát triển Du Lịch của làng hoa..

Thành phố cũng có chủ trương xây dựng các Hội quán như: Hội quán cùng nhau
làm du lịch, Hội quán Làng hoa, Hội quán Tôi yêu màu tím, Tân Tây Hội quán, Hội
quán Bonsai, Hội quán Làng Bột... Đó là những Hội quán góp phần quan trọng vào
phục vụ mục tiêu phát triển Du Lịch của thành phố. Đầu tư của doanh nghiệp và
người dân cho lĩnh vực Du Lịch cũng tăng hơn những năm trước. Hệ thống nhà
hàng, khách sạn cũng phát triển theo để phục vụ du khách, hiện toàn thành phố có
22 khách sạn, 60 nhà nghỉ, hàng trăm nhà trọ. Sản phẩm Du Lịch mọc lên ngày
càng nhiều. Tiêu biểu như: Khu vui chơi giải trí miệt vườn Happyland Hùng Thy,
Cánh đồng Hoa hồng, Đài ngắm hoa, Công viên hoa Sa Đéc, Ngôi nhà úp ngược...
đã đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách. Bên cạnh đó, các cấp,
ngành liên quan hướng dẫn cho người dân nhận thức và hành động về việc trồng
hoa kết hợp với làm Du Lịch; tập huấn phổ biến kiến thức về phát triển Du Lịch; tổ
chức các buổi giới thiệu sản phẩm Du Lịch của địa phương... Qua đó, người dân đã
dần dần chuyển đổi từ trồng hoa để bán sang trồng hoa để làm Du lịch.

2.3.2. Quản trị làng hoa Sa-Đéc

2.3.2.1. Quản trị các đối tượng bên trong của làng hoa

*Quản trị sản xuất:


- Dự báo nhu cầu sản xuất của sản phẩm: Làng hoa Sa Đéc chủ yếu là kinh
doanh theo từng hộ gia đình nên mỗi hộ gia đình sẽ có cách dự báo nhu cầu số
lượng trồng hoa kiểng khác nhau, nhưng đa phần là thuận theo thời tiết, loại hoa
kiểng nào được chuộng nhiều vào dịp Tết thì sẽ được trồng nhiều hơn . Như hoa
hồng xanh là sản phẩm dự kiến trình làng trong dịp Tết Nguyên đán 2020, được
nông dân làng hoa Sa Đéc thuần dưỡng thành công nên theo dự kiến, vườn hồng
Hai Lâm (thuộc ấp An Nhơn, xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc) đã cung ứng
khoảng 1.000 giỏ hoa hồng xanh cho thị trường Tết. Theo Phòng Kinh tế TP.Sa
Đéc, ngay từ đầu năm, đơn vị cùng với Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công
nghệ cao tỉnh Đồng Tháp và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP.Sa Đéc xem xét,
chuyển giao giống, kỹ thuật canh tác hoa, kiểng cho nông dân. Điều này góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất vụ hoa Tết. Ở đây người ta cũng thường trồng, chăm sóc
cây quanh năm với các loại cây kiểng.

- Thiết kế sản phẩm và dịch vụ: Dựa trên những dự báo trước đó người nông dân
sẽ bước vào trồng hoa kiểng theo số lượng đã dự tính hoặc đối với những nghệ nhân
trồng bonsai họ sẽ suy nghĩ, phác thảo trong đầu hình thù nghệ thuật muốn tạo cho
cây hoặc sẽ tạo hình bonsai sao cho phù hợp với gốc cây, hoa sẵn có hoặc sẽ tạo
hình bonsai theo yêu cầu riêng của khách hàng.
- Quản trị công suất của doanh nghiệp: người nông dân trồng hoa kiểng cũng sẽ
dựa theo số lượng hoa dự tính trước đó, rồi xác định qui mô, tính toán công suất của
dây chuyền sản xuất của sao cho có hiệu quả nhất.

- Định vị doanh nghiệp: Những hộ gia đình trồng hoa thường nằm ở những vị trí
có điều kiện thuận lợi về nguồn nước, phân,… (vì phải trồng hoa trên giàn sắt và
phía dưới bề mặt là nước) hay những nơi tập trung nhiều hộ cùng trồng, sản xuất,
chơi hoa kiểng ở phường Tân Quy Đông nói riêng và TP.Sa Đéc, Đồng Tháp nói
chung. Người dân thấy những hộ gia đình xung quanh trồng hoa kiểng cũng có thu
nhập dần dần họ cũng bắt đầu trồng hoa, về sau lan rộng ra các vùng như rạch Sa
Nhiên, phường An Hòa, xã Tân Khánh Đông, và phường 3 thuộc TP Sa Đéc.

Đa số những hộ trồng hoa ở vùng thì thường lấy phần đất còn lại sau nhà mà tận
dụng để trồng hoa, có những hộ gia đình thì đăng kí một phần đất trong khuông
viên của làng hoa trồng để thuận lợi cho việc bán ra sẽ dễ dàng hơn

- Bố trí mặt bằng sản xuất: Người nông dân sẽ tiến hành gieo giống, trồng cây ở
các khu vực đã được sắp xếp cho từng loại cây kiểng.

- Lập kế hoạch các nguồn lực: Người nông dân sẽ xác định yêu cầu về các nguyên
vật liệu ( do kinh nghiệm lâu năm nên họ có thề ướm chừng được số lượng phân
rơm, giỏ chậu trồng hoa cần thiết cho mỗi tháng/năm), nhân công,…

- Điều độ sản xuất: Là bước thực hiện các kế hoạch đã đề ra, người chủ vườn sẽ
giao việc cho từng người thực hiện, mỗi người một công việc, hoặc thường thì theo
hộ gia đình nhỏ chỉ có một người đứng đầu trong gia đình là ông hay chú-người có
đam mê cây kiểng, đứng ra một mình làm việc, chăm sóc cây kiểng.

- Kiểm soát hệ thống sản xuất: Mỗi ngày hoa kiểng đều được tưới nước, chăm
sóc, nên mỗi ngày đều được kiểm tra chất lượng, đến thời điểm hoa nở thích hợp thì
có thể đem bán. Nếu hoa hư một vài chậu thì thì sẽ đem bỏ, còn nhiều quá thì những
người làm vườn sẽ cắt bỏ đi phần hư của chậu hoa rồi dùng phân hoá học và
phương pháp ghép cành để cải tạo lại chậu hoa đó
Người nông dân rất ít dự trữ hoa ở làng hoa Sa Đéc vì đa phần chỉ bán vào dịp lễ
tết. Để dự trữ: Một là chăm sóc ngoài trời dành cho những loài hoa thích nghi với
môi trường ánh sáng. Hai là chăm sóc trong nhà kín, dành cho những loài hoa quý
hoặc được mang từ nơi xa về vẫn chưa thích nghi được môi trường ánh sáng và khí
hậu ở Sa Đéc chẳng hạn như là những loài hoa được mang từ xứ lạnh về như Đà
Lạt.

* Quản trị nhân lực


- Thu hút nhân lực: Để thu hút nhân lực, chủ trại hoa phải phát triển vườn hoa,
chăm sóc hoa tốt, bán được nhiều sản phẩm để có tiếng tăm thu hút được những
nhân lực ở gần đó. Nguồn nhân lực ở đó chủ yếu là các hộ nông dân những người
không có việc làm những hộ nông dân xa quê tìm việc những người phụ nữ nội trợ
những thanh niên đang thất nghiệp nên việc thu hút nhân lực không phải là vấn đề
phức tạp, thậm chí nhân lực còn có thể là những thanh niên, phụ nữ trong hộ gia
đình.

- Đào tạo và phát triển nhân lực: Vì hình thức trồng hoa ở Sa Đéc là do tự phát,
các hộ gia đình còn trồng theo cách truyền thống dựa trên kinh nghiệm lâu năm nên
cứ như vậy truyền từ người này qua người khác, chứ không được dạy một cách bài
bản.

Về chính quyền địa phương: cũng đã chỉ đạo các chuyên gia có chuyên môn tới nhà
và đào tạo cách trồng hoa một cách chuyên sâu hơn và dạy nông dân cách áp dụng
công nghệ mới để trồng hoa sử dụng phân bón hoá học sao cho hợp lí; Hướng dẫn
cách trồng hoa trong nhà kính cho người dân các kỹ thuật lại tạo giống để người dân
có thể sáng tạo thoải mái và tạo ra các loại hoa mới nhầm hấp dẫn các tín đồ yêu
hoa tới và cũng làm cho làng hoa ngày càng phong phú về loài hoa và đa dạng về
màu sắc; Mở các lớp dạy nghề cho các thanh niên để đào tạo về các kỹ năng chăm
sóc hoa và các lớp hướng nghiệp cho các hộ gia đình

- Duy trì nhân lực: để duy trì, giữ lại được nguồn nhân lượng chất lượng chủ
trại/vườn đã phải đáp ứng những mong muốn phù hợp của người làm, phân chia
tiền đúng theo giao ước, hợp đồng, môi trường làm việc thoải mái, không bị bắt ép
sức lao động, tạo ra những khuyến đặc biệt sẽ thích người làm vườn thích thú ( như
tạo các bữa tiệc, bữa nhậu ăn mừng khi đạt doanh thu cao) …

* Quản trị chất lượng


- Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế: những chủ hộ trồng cây kiểng khi
trồng hoa, tạo hình nghệ thuật bonsai thì không cần phải xem loại hoa đó có phù
hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng chỉ cần thích hợp với khả năng, đảm bảo tính cạnh
tranh. Vì đây là bô môn mang tính nghệ thuật, với cây bonsai tùy vào mắt thẩm mỹ
của mỗi người mà có nhu cầu, lựa chọn mua khác nhau.

- Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng: chủ hộ trồng cây kiểng đa phần
thường lấy nguyên vật liệu từ những thương lái (là người quen) hoặc từ những
người chuyên cung cấp nguyên vật liệu cho những hộ làm vườn khác trong khu vực
hay vùng lân cận, do bà con chia sẻ, cùng mách nhau nơi cung cấp. Tạo lập hệ
thống thông tin phản hồi qua việc trao đổi số điện thoại, địa chỉ cho nhau, thỏa
thuận về việc đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu. Phương án giao nhận là nhà cung
ứng sẽ chở phân rơm, vỏ dừa khô phân phối đến hộ gia đình cần mua, đối với sản
phẩm là giỏ/chậu hoa ở gần đó thì chủ hộ phải đến đó mua rồi thuê xe chở về,…

- Quản trị chất lượng trong sản xuất: Nhân viên làm vườn sẽ kiểm tra định kì
mỗi tuần số lượng, chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất trồng hoa. Trong
những lúc chăm sóc cây cảnh thì kiểm tra xem hoa có phát triển tốt không, có thể
nở được đúng vào dịp Tết không, canh lặt lá tỉa nụ hoa mai trước dịp Tết khoảng 15
ngày (cho hoa Mai 5 cánh), trước 16 - 17 ngày trước Tết ( cho hoa Mai 8-10 cánh).
Nếu hoa nở sớm quá thì bón thúc phân NPK,…

- Quản trị chất lượng trong và sau khi bán hàng:


Tổ chức mạng lưới đại lý phân phối bằng cách đem đến khuông viên làng hoa để
bán vào dịp Tết (nơi có nhiều du khách tập trung) hoặc bán tại hộ nhà trồng hoặc
đem đến Hội quán đối với những cây bonsai. Một vài dịch vụ thuận lợi, nhanh
chóng là một số hộ gia đình lớn sẽ sử dụng xe tải để chở cây hoa đến tận nhà của
khách hàng nếu khách hàng cần mua với số lượng cây nhiều (hoặc cho thuê xe tải
để chở hoa kiểng)

Chủ làm vườn thường mang theo một vài loại mẫu chậu/giỏ hoa thay thế, để đáp
ứng nhu cầu lỡ khi xảy ra sự cố cây/giỏ hoa hư khi đến nơi bán, khuông viên làng
hoa thì có cái để thay thế vào.

Chủ làm vườn khi bán hoa kiểng luôn nghiên cứu, tìm ra những phương án bao gói
vận chuyển, bảo quản bốc dỡ hợp lý nhằm tăng năng suất, hạ giá thành, nhưng
thường bà con nông dân hay học hỏi, bắt chước nhau cách đóng gói như lấy các bao
tải để bọc xung quanh chậu cây và tiếp tục bọc tiếp xung quanh bằng giấy báo cũ
xung quanh thân cây, cành cây, chậu cây và kết thúc bằng dây nilon nhựa cột vòng
thân cây cho gọn gàng. Sau đó là một cái thùng bìa carton lớn hơn để đặt chậu cây
cảnh vào, tạo nên các lỗ thoáng ở thùng carton để cây có thể trao đổi khí một cách
tốt nhất.

Khi buôn bán cây kiểng thì người bán kêu gọi khách để các vị khách dừng chân lại
gian hàng của mình, sau đó thì sẽ giới thiệu, quảng cáo chất lượng hoa kiểng để
khách hàng sẽ mua, hoặc tưới nước thật tốt để giữ cho hoa được tươi để thu hút
khách hàng, sẽ không có tổ chức bảo hành hay tổ chức dịch vụ kỹ thuật sau bán
hàng.

* Quản trị công nghệ


Trung tâm nghiên cứu nhân giống đưa ra hộ dân sản xuất như các loại hoa mới, chứ
bà con nông dân không được sử dụng nhiều máy móc công nghệ. Việc sản xuất hoa
ở Làng hoa Sa Đéc mới phát triển ở phạm vi gia đình, quy mô chưa lớn, chưa xây
dựng được nhiều tổ chức kinh tế hợp tác sản xuất tập trung, để phân công trồng theo
từng chủng loại, số lượng sản phẩm lớn. Đồng thời, đa số các hộ trồng hoa thiếu
vốn dài hạn để mở rộng đầu tư, nhất là đầu tư công nghệ mới, công nghệ sinh học
về lai tạo, nhân giống, công nghệ bảo quản, đóng gói…
Bên cạnh đó người dân cũng tự nghiên cứu rồi dần thay đổi, áp dụng công nghệ cho
phù hợp với nhu cầu, để đỡ cực: từ trồng ngoài trời sang trồng cây trong nhà kính,
thay vì gánh nước thì dung máy tưới tự động.

Tìm hướng đi lâu dài và phát triển bền vững Làng hoa Sa Đéc là vấn đề được chính
quyền địa phương và các nhà chuyên môn quan tâm. Chính quyền cũng đang lên kế
hoạch tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển, lựa chọn và đổi mới công nghệ.

* Quản trị Maketing


Thông qua Hội quán trồng cây (Hội quán là nơi tổ chức tập trung cây kiểng để buôn
bán vào hai thứ bảy, chủ nhật tuần đầu tiên của mỗi tháng) bà con nông dân có cơ
hội gặp gỡ nhiều vị khách đam mê hoa kiểng, tìm những người thương lái (để phân
phối cây, vận chuyển đi các tỉnh khác) hoặc là thông qua các thông tin qua mạng,
internet do chủ vườn đăng lên (nhưng hình thức này thì ít). Mỗi năm, như dần trở
thành truyền thống, bà con đều tự đem sản phẩm hoa kiểng đến làng hoa để bán, nơi
mỗi dịp Tết đều thu hút khách tập trung khách du lịch nên cũng không cần quá chú
tâm phân tích, lập kế hoạch cho việc tạo lập cuộc trao đổi… UBND TP.Sa Đéc
cũng luôn vận động, quảng bá hình ảnh làng hoa để càng thu hút được nhiều khách
du lịch hơn nữa.

* Quản trị tài chính


Việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính thì chỉ có một mình chủ hộ trồng
hoa kiểng được nắm quyền quyết định. Chủ hộ sẽ trực tiếp quản lý tài chính, bỏ tiền
mua nguyên vật liệu hay đầu tư vào các thứ khác chứ không phải thông qua ai, vì
mô hình trồng hoa ở Sa Đéc chủ yếu là quy mô nhỏ.

2.3.2.2. Quản trị các đối tượng bên ngoài của làng hoa

* Quản trị cung ứng nguyên vật liệu


Cứ vào dịp gần Tết, chủ hộ trồng hoa kiểng sẽ lên kế hoạch cho những thứ cần mua
sắm, sắp xếp vận chuyển hợp lý, tính toán, xác định số lượng và chất lượng mỗi loại
nguyên vật liệu (phân trấu, chậu/giỏ hoa, giống,…) cần thiết và số dự trữ nhưng dự
trữ không nhiều vì chỉ nhắm chừng phục vụ vừa đủ cho dịp Tết. Nhưng đối với
những hộ buôn bán cây kiểng quanh năm thì sẽ kiểm tra nguyên vật liệu định kì
mỗi tuần để tránh thiếu hụt trong lúc sản xuất.

Người cung ứng được lựa chọn bằng cách đó là những người quen của chủ hộ sản
xuất hoa kiểng, hoặc do bà con truyền tai, giới thiệu cho nhau.

Hoạt động vận chuyển do chủ hộ trồng cây tổ chức, người chủ hộ sẽ thuê xe tải hay
sử dụng xe của nhà để đến đó lấy nguyên vật liệu hoặc chỉ cần liên hệ với người chủ
bán nguyên vật liệu thông qua số điện thoài, sau đó sẽ cho người cung cấp nguyên
vật liệu đến tận nơi cho chủ sản xuất.

* Quản trị tiêu thụ (quản trị bán hàng)


Trước khi bán hoa kiểng vào dịp Tết thì bà con nông dân cũng thường đi nghiên
cứu thị trường, hỏi thăm giá cả của những nơi bán khác để có thể đưa ra mức giá
bán phù hợp với thị trường.

Vì còn là vùng sản xuất với công nghệ chưa cao nên để xúc tiến, thúc đẩy hoạt động
bán hàng bà con thường chào mời, rao gọi lớn tiếng các loại hoa mình bán một cách
hài hước để thu hút khách, quảng cáo cho hoa kiểng của mình

Bà con nông dân tư tổ chức buôn bán hoa kiểng tại nhà hoặc thuê một phần khuông
viên của làng hoa để bán vì nơi đó thường tập trung đông khách du lịch. Cứ bày hoa
kiểng ra nơi bán, phân chia từng khu vực cho mỗi loại hoa kiểng là có thể bán được
rồi.

Sau khi khách hàng mua hoa kiểng thì sẽ đóng gói hoa kiểng/ giúp cố định hoa
kiểng trên xe máy để khách hàng yên tâm chở về nhà, còn nếu với số lượng nhiều
thì bà con sẽ cho xe tải chở về giúp người mua, hoặc dịch vụ cho thuê xe tải (tùy
người bán).
* Quản trị tài chính
Chủ hộ trồng hoa kiểng sẽ là người phân tích tài chính và hoạch định tài chính hoặc
thuê một người kế toán ( đối với những cơ sở lớn hơn hộ gia đình). Người đó sẽ
phải thường xuyên nắm bắt, tính các số tiền chi tiêu, đầu ra đầu vào của mỗi tháng
và cập nhật lên với chủ sản xuất. Thường xuyên kiểm kê lại ngân sách để biết khi
nào cần huy động vốn. Để vay vốn thì bà con nông dân thường sẽ vay ở những
người thân trong gia đình, bà con xóm giềng hay vay ngân hàng (với số tiền lớn)
những nơi đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

* Quản trị sự thay đổi


Khi phát hiện ra những biến động của môi trường kinh doanh thì chủ sản xuất mau
chóng phát hiện, đưa ra kế hoạch tổ chức thay đổi, không phải cứ cần là thay đổi mà
là nghiên cứu thấu đáo trước khi đưa ra thay đổi. Như năm 2014 giá cả nguyên vật
liệu trồng hoa có khá nhiều biến động, nhất là giá phân rơm - nguyên vật liệu chính
để trồng hoa tăng khá mạnh, người dân trồng hoa đã có những động thái là cập nhật,
bàn bạc lẫn nhau, thay đổi, đẩy giá sản phẩm cho phù hợp với giá thành nguyên vật
liệu.
Chương 3: KẾT LUẬN

3.1. Những kết quả đạt được


-Kinh tế

Trồng hoa kiểng là một loại hình sản xuất có giá trị kinh tế cao, thị trường ngày
càng mở rộng, có các tiến bộ khoa học - kĩ thuật, góp phần vào việc tăng trưởng
kinh tế giúp nông dân làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê,sản lượng mỗi
năm trên

tổng doanh số 170 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Hùng - chủ tich phường Tân Quy Đông cho biết: thới gian gần
đây, diện tích và sản lượng hoa kiểng không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất
lượng, thu hút nhiều hộ tham gia làng nghề, giải quyết được hơn 4200 lao động. Vì
vậy, không ít người đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu

Theo anh Nguyễn Khoa Nam - chủ tịch hội Nông dân Việt Nam của phường: Nhờ
phát triển nghề hoa kiểng nên những năm qua tỷ lệ hộ nghèo trong phường giảm
xuống đáng kể, hiện toàn phường chỉ còn 38 hộ nghèo.

- Văn hoá - xã hội

Trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì nghề trồng hoa kiểng đã thu hút và
tạo công ăn việc làm cho thanh niên trẻ tuổi ở vùng ven đô thị, góp phần làm giảm
tỷ lệ thất nghiệp, giảm thời gian nhàn rỗi và các tệ nạn xã hội ở địa phương

Đoàn công tác TP Emmen, Hà Lan đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc phát triển TP
hoa Sa Đéc. Theo đó, TP Emmen sẽ hỗ trợ TP Sa Đéc thành lập trung tâm ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất hoa kiểng, tập huấn nông dân trồng hoa, giúp liên kết
các vùng trồng hoa tại Hà Lan với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hoa kiểng
tại TP Sa Đéc. Ngoài ra, phía Hà Lan cũng sẽ hỗ trợ các giống hoa mới và tìm
hướng liên kết tiêu thụ cho thị trường hoa kiểng đầy tiềm năng tại Đồng Tháp Đây
là cơ hội để hoa kiểng Sa Đéc vươn ra thế giới…
3.2. Những tồn tại và hạn chế
- Hệ thống sản xuất lạc hậu với trình độ canh tác chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm
và mang tính thủ công, thiết bị và công nghệ hầu hết lỗi thời

- Các nhà vườn chưa tìm được đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, dễ dẫn đến tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh, dễ bị ép giá ( thà đập hoa bỏ chứ không bán) ...

- Vốn đầu tư sản xuất hoa kiểng cao và chu trình sản xuất dài, trong khi đó vốn vay
ngân hàng thường lag ngắn hạn không đáp ứng được nhu cầu sản xuất

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, mang mún, tự phát là khá phổ biến, sản xuất tự cung tự
cấp, chưa thật sự là sản xuất hàng hoá

- Các nghành công nghệ liên quan và hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu như nguồn
giống và lai tạo giống còn chậm, công nghệ bảo quản đóng gói còn yếu

- Cơ sở hạ tầng ( giao thông, thuỷ lợi...) còn thiếu và yếu, chưa tương xứng với nbu
cầu phát triển

- Tổ chức sản xuất chưa có sự liên kết chặt chẽ, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội
chuyên nghành hỗ trợ việc định hướng và tổ chức thực hiện

- Thiếu dự báo về nhu cầu tiêu thụ và khuynh hướng sử dụng hoa kiểng, nhất là thị
trường ngoài nước

- Hệ thống thông tin còn yếu, nên các hộ nông dân còn tự mày mò sản xuất và tự
tiêu thụ, đôi lúc bị tư thương ép giá

- Hiện nay hoa kiểng ở nước ngoài tràn vào nước ta ồ ạt với nhiều giống mới lạ,
chất lượng cao. Đó cũng là một áp lực đối với những người sản xuất hoa kiểng

- Tình trạng đô thị hoá, mở rộng các khu công nghiệp lớn ra ngoại thành làm diện
tích đất trồng hoa bị thu hẹp và trở nên đắt đỏ. Các chất ô nhiễm từ sinh hoạt và
công nghiệp đang đe doạ tính bền vững của làng hoa
3.3. Định hướng phát triển sản phẩm làng hoa Sa Đéc trong tương lai
- Đồng Tháp đang nghiên cứu phát triển làng hoa kiểng kết hợp với tham quan du
lịch nhằm khai thác và phát huy lợi thế sẵn có làng hoa này.

- Trong 5 năm qua, Du Lịch TP.Sa Đéc đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, nhiều
người biết đến Sa Đéc và thông qua Sa Đéc góp phần quảng bá hình ảnh tỉnh Đồng
Tháp. Sắp tới, để du lịch TP.Sa Đéc tiếp tục phát triển, thành phố tiếp tục thực hiện
quy hoạch các phân khu theo Đồ án quy hoạch chung của TP.Sa Đéc từ nay đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng xây dựng thành phố hoa, thành phố
trung tâm kinh tế - Xã hội phía Nam sông tiền của tỉnh và khu vực. Thực hiện tốt
việc quản lý quy hoạch, tránh để người dân đầu tư tự phát làm phá vỡ quy hoạch
chung của thành phố. Do vậy, việc phát triển Du Lịch trên địa bàn phải được chú
trọng và nâng tầm. Thời gian tới, UBND TP.Sa Đéc vẫn sẽ xem Làng hoa là điểm
nhấn quan trọng của hình ảnh địa phương. Vì vậy, TP.Sa Đéc tiếp tục đề ra nghị
quyết về phát triển Du Lịch cộng đồng và xem Du Lịch là mũi nhọn đột phá về mặt
thương mại, dịch vụ; là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy các ngành dịch vụ khác
phát triển (thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 58% cơ cấu ngành kinh tế của thành
phố).

- Thành phố tập trung phối hợp với các ngành tỉnh chuyển giao, ứng dụng các khoa
học công nghệ trong vấn đề nuôi trồng, cấy ghép các loại hoa, giống hoa mới đáp
ứng nhu cầu thị hiếu của du khách. Thúc đẩy các doanh nghiệp, đẩy mạnh việc hình
thành và đưa vào vận hành Trung tâm Dịch vụ hoa kiểng Đồng Tháp ở tại TP.Sa
Đéc. Phát triển thêm các điểm du lịch, sản phẩm du lịch mới; du lịch sông nước. Đề
nghị tỉnh sớm phê duyệt Đề án Làng văn hóa Du Lịch Sa Đéc, để trình Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Làng hoa Sa
Đéc là một trong những Làng văn hóa Du Lịch quan trọng của Việt Nam. Từ đó
nâng tầm Làng hoa Sa Đéc, thu hút du khách, doanh nghiệp lữ hành tìm đến Sa Đéc
nhiều hơn.
- Đồng thời, thành phố cũng thường xuyên đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa
cấp Quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn để cùng với làng hoa, làng gạo, làng bột kết hợp
phát triển du lịch tham quan, trải nghiệm, thăm làng nghề gắn với du lịch tâm linh,
thưởng thức ẩm thực, món ăn đặc sản của thành phố... Đầu tư Công viên Sa Đéc
biến nơi đây thành một điểm đến hấp dẫn, sản phẩm du lịch quan trọng của thành
phố, thu hút du khách...

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư, ưu tiên cho thuê đất... để kêu gọi các
doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, có kinh nghiệm trong việc sản xuất, liên
doanh trên địa bàn.

- Tạo điều kiện cho cán bộ cho cán bộ chuyên môn đào tạo ở các viện trường dài
hạn, trung hạn về tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin mới về thị trường sau đó triển
khai xuống các khóm, đến từng hộ gia đình cho bà con nông dân nắm rõ về tình
hình, nhu cầu thị trường... Hướng dẫn cho một số nhà vườn có tâm huyết trong nghề
trồng hoa kiểng đi tham quan lớp học ngắn hạn, dài hạn về kỹ thuật trồng và chăm
sóc hoa kiểng cũng như các phương pháp nhân giống nhanh.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Anh (2000), Đồng bằng sông Cửu Long – đón chào thế kỉ
XXI, Nxb Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh
2. Minh Anh – Hải Yến (2008), Cẩm nang du lịch Việt Nam, Nxb Hồng Đức
3. Ban chỉ huy lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa phường Tân Quy Đông
(2008), Đề án xây dựng đời sống văn hóa phường Tân Quy Đông
4. Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy và Hội khoa học lịch sử Đồng Tháp (2005), Đồng
Tháp nhân vật chí, Nxb Trẻ
5. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2008), Khía cạnh văn hóa của đại danh ở tỉnh Đồng
Tháp, luận văn Thạc sĩ, Trường đại học khoa xã hội và nhân văn, bộ môn
văn hóa học

You might also like